Hỏi đáp Làm thế nào để chống rét cho cá vược vào mùa đông

  • Thread starter quyetdd
  • Ngày gửi
Như mọi người đã biết thì các vược bán được giá, chăn nuôi cũng nhẹ nhàng, tuy rằng có tốn thức ăn một chút hơn so với các loại cá hay thủy sản khác nhưng bù lại thì cũng nhanh lớn. Nhưng điều mà em trăn trở rằng nếu cứ để cá đến mùa đông là có hiện tượng chết rét hàng loạt mà không có cách nào điều chỉnh được lượng nước trong đầm ấm lên được. Mọi người biết thì chia sẻ thông tin để chúng ta cùng học tập và phát triển. Rất cảm ơn mọi người.
Hiện nay em cũng có khoảng 60-70 tấn cá vược khoảng 2-3kg/con đang được nuôi đầm tại Quảng Ninh, các bác có nhu cầu thu mua thì liên hệ với em nhé. Em Quyết: 0904632212
 


Có nhiều cách chống rét cho cá.

Cách thứ nhất đã được chứng thực là đào hố sâu, ít nhất 2 mét nước.

Cách thứ hai cũng tốt, nhưng hiệu quả không nổi bật, là thả bèo 1/2 đến 2/3 mặt nước.

Cách thứ ba chưa được chứng thực, và cũng tốn kém, là làm mái màng che phủ mặt nước, kết hợp với ngăn mặt nước không cho lưu thông. Mái màng là một khung gỗ như mái nhà để nước mưa không đọng trên mái, và riềm mái là nơi thấp nhất thì chìm dưới mặt nước chừng 10cm. Mái cũng có vài chỗ hở để thoáng khí, cho Oxy vào cho cá thở. Ngăn mặt nước là những khung có phao nổi sát mặt nước, và có đeo đá để cho khung luôn luôn đứng thẳng. Chiều cao của khung chừng 30-40cm, rồi đóng liếp hay cót vào khung, mục đích cho tầng nước mặt 30cm không bị gió mùa đông bắc thổi đi, mà đứng yên, thì nước dưới mái màng mới ấm.

Cách thứ tư thì tốn kém hơn nữa, là đun nấu nước nóng ở dưới đáy ao bằng điện, hay bằng than đá than cám Cửa Ông. Cách này vẫn được làm với các bể bơi cho người vui chơi mùa đông, nhưng áp dụng vào nuôi cá, có lẽ lỗ vốn. Dù sao, cũng nêu lên cho bạn tham khảo. Nếu đun nước nóng bằng điện, thì cứ mua máy sưởi nước về mà xài. Nếu đun nước nóng bằng than cám, than bùn, đã đúc, gọi là than tổ ong, vì có những lỗ như tổ ong, thì phải có bếp đặc biệt. Bếp này làm bằng thép không gỉ, khá dày, có 2 ống thông lên trên. Một ống lớn, để thông khói, và một ống nhỏ, để dẫn khí trời vào đáy lò. Bếp này treo lên một cái phao, để nước khỏi trào vào 2 ống của bếp. Cái phao này lại được giữ bởi một cái neo, cho nó khỏi bị trôi ra khỏi khu vực đã định.
 
Anh đúng là chuyên gia rồi, em thấy cách thứ nhất là đào hố sâu để cá trú mà không nghĩ ra. Bởi vì đầm nuôi rất rộng nên để mà áp dụng các cách còn lại em cảm thấy không khả thi, còn nếu đào sâu 1 khoảng thì phù hợp hơn cả. Cảm ơn bác nhiều lắm :D
 
Mình dân miền nam, không rành lắm việc nuôi cá mùa đông.
Nhưng nghĩ đơn giản, ban đầu cả ao nước ấm gặp không khí lạnh, lớp nước bên trên lạnh, nước lạnh chìm xuống đáy, lớp đáy cũng lạnh theo. Bạn có đào hố chống lạnh thì hố đó ấm được vài ngày, sau đó thì cái hố đó còn lạnh nhất đầm.
Hồi mình sống bên nga thì thấy cách đào hố cực kỳ hiệu quả cho nhiệt độ dưới không độ, mặt đầm đóng băng nhưng cá dưới hố vẫn sống, vì nước ở 4 độ C chìm xuống đáy hố. Tuy vậy gặp mùa đông băng giá quá mức, thì cả cái hố cũng đóng băng, nông dân đành xúc cá ra chợ bán, 1/4 giá thường ngày.

Trong nam mình hay sử dụng máy nén khí để cấp oxy cho đầm tôm, một cái máy nén khí 10 HP khi vận hành làm nóng khí lên đến 60-70º. Nếu bạn dùng ống inox và gia nhiệt nhẹ thêm lần nữa bằng than củi, khí có thể nóng lên 100-150ºC rồi cấp xuống 1 góc đầm cho cá vào đó trú, chỗ góc đầm đó chắc cao hơn nhiệt độ môi trường trên dưới 10ºC.
 
Last edited by a moderator:
Bạn nói đúng rằng nước dưới đáy lạnh nhất. Tuy thế, hồ sâu thì mùa hè nước mát hơn, mùa đông nước ấm hơn hồ cạn. Vì thế, cá ở hồ sâu không bị rét như cá ở hồ cạn. Hơn nữa, trong mùa đông, có những ngày rét và có những ngày ấm. Những ngày ấm đó sẽ làm cho những ngày rét đỡ rét hơn nếu hồ nước sâu.

Nói một cách khác, hồ nước sâu là hồ giữ nhiệt những ngày ấm để cho những ngày rét khỏi rét.
 
Mình dân miền nam, không rành lắm việc nuôi cá mùa đông.
Nhưng nghĩ đơn giản, ban đầu cả ao nước ấm gặp không khí lạnh, lớp nước bên trên lạnh, nước lạnh chìm xuống đáy, lớp đáy cũng lạnh theo. Bạn có đào hố chống lạnh thì hố đó ấm được vài ngày, sau đó thì cái hố đó còn lạnh nhất đầm.
Hồi mình sống bên nga thì thấy cách đào hố cực kỳ hiệu quả cho nhiệt độ dưới không độ, mặt đầm đóng băng nhưng cá dưới hố vẫn sống, vì nước ở 4 độ C chìm xuống đáy hố. Tuy vậy gặp mùa đông băng giá quá mức, thì cả cái hố cũng đóng băng, nông dân đành xúc cá ra chợ bán, 1/4 giá thường ngày.

Trong nam mình hay sử dụng máy nén khí để cấp oxy cho đầm tôm, một cái máy nén khí 10 HP khi vận hành làm nóng khí lên đến 60-70º. Nếu bạn dùng ống inox và gia nhiệt nhẹ thêm lần nữa bằng than củi, khí có thể nóng lên 100-150ºC rồi cấp xuống 1 góc đầm cho cá vào đó trú, chỗ góc đầm đó chắc cao hơn nhiệt độ môi trường trên dưới 10ºC.
Cảm ơn bác vì kinh nghiệm tuyệt vời. Nếu bác có hình ảnh hoặc mô tả nào bằng hình ảnh cụ thể thì bác up lên đây cho em và mọi người tham khảo nhé.
Bạn nói đúng rằng nước dưới đáy lạnh nhất. Tuy thế, hồ sâu thì mùa hè nước mát hơn, mùa đông nước ấm hơn hồ cạn. Vì thế, cá ở hồ sâu không bị rét như cá ở hồ cạn. Hơn nữa, trong mùa đông, có những ngày rét và có những ngày ấm. Những ngày ấm đó sẽ làm cho những ngày rét đỡ rét hơn nếu hồ nước sâu.

Nói một cách khác, hồ nước sâu là hồ giữ nhiệt những ngày ấm để cho những ngày rét khỏi rét.
Cảm ơn bác nhiều nhé. Phân tích như bác em thấy là rất hợp lý, tuy nhiên có những ngày rét đậm, rét hại của miền bắc thì lạnh như cắt da cắt thịt, người còn không chịu nổi chứ nói gì đến cá. Mà đầm thì cũng không thể đào quá sâu được, em nghĩ có khi phải kết hợp cả đào sâu và cả sục đường ống nóng xuống dưới đầm ở 1 khu vực cụ thể để cá tránh rét trong thời gian mà lạnh nhất nhưng không biết là sẽ triển khai như nào.
 
Miền Bắc, cách đây mấy chục năm, tôi còn ở nhà, thì trung bình 10 năm mới có 1 ngày xuống 7 độ C. Vậy thì nước cạn như ruộng lúa, nhiệt độ nước có thể 7 độ C. Thế nhưng các ao hồ, thường sâu hơn 1 mét, thì nhiệt độ nước không xuống dưới 10 độ C. Các ao cạn, một số cá bị chết, nhất là cá rô phi. Thế nhưng ao hồ thường, thì các giống cá trắng như Mè, Trôi, Trắm, Chép, và các giống cá đen như Trê, Rô, Chạch, không con nào bị sao cả.

Về chuyện sục nước nóng, ở Mỹ có bán máy sưởi điện công suất lớn, làm bể bơi ấm tới trên 15 độ, khiến cho người có thể bơi vào mùa đông, bên ngoài có tuyết rơi, nhiệt độ xuống tới âm 10 độ. Nó chỉ là một cái cục như bếp điện, hay bàn ủi điện thôi. Bên ngoài có hàng rào chắn, như cái rổ của máy quạt vậy. Khi chạy, quẳng nó xuống nước và bật điện. Nước chạm vào máy thì nóng và tự động nổi lên, và nước lạnh ùa đến.

Như tôi đã nói, có thể làm lò đốt than. Lò này có một ống khói, và một ống dẫn khí trời xuống đáy lò. Khi chạy, thì phải nhóm bếp đốt cho than cháy đã, rồi đóng cửa lò thật kỹ, cho nước không rò vào được, rồi thả bếp xuống đáy ao hồ, cho 2 ống thò lên khỏi mặt nước. Than âm ỷ cháy, và ở dưới đáy hồ, thì không thể nóng quá được. Nước chạm vào bếp lò, và vào 2 ống thông khí, thì nóng lên, nổi lên mặt hồ. Vì thế không cần phải bơm hay quạt nước. Để tiện lợi, hai ống thông khí mắc vào một cái phao và một cái neo để cố định trong hồ, và không bị nước lọt vào ống. Khi nào than cháy hết, vẫn phải một lúc nữa thì bếp mới nguội lạnh. Sau đó, lôi lò lên, thay than mới, đốt than lên, đậy lò lại, rồi thả xuống. Chỉ cần tốn tiền đặt làm lò đốt than thôi.
 

Kinh nghiệm của anhmytran rất đáng quý nhưng đó là cách làm dân gian phù hợp với quy mô nhỏ.
Đầm cá của bạn trị giá nhiều tỷ đồng, xứng đáng được đầu tư khá hơn để an toàn trong mùa đông, khi mà hiện nay, năm nào cũng cũng có vài ba đợt rét hại kéo dài 1-2 tuần.

Thông thường ao tôm của mình dùng máy nén khí bánh răng 10 HP ứng với 200 đĩa khí cho 5000 m² đầm.
https://www.2lua.vn/specs/may-thoi-khi-trundean.html
Máy mới giá khoảng 50-60 triệu, máy hàng bãi (bạn xuống hải phòng chắc nhiều) khoảng 15 triệu.
Đĩa khí thì mình sử dụng bằng nhựa xốp : https://www.2lua.vn/project/vi-hoa-mai.html
nhưng bạn làm khí nóng thì phải sử dụng đĩa đá bọt : http://kienhungvn.com/san-pham/DIA-DA-BOT-D360.html

Đốt nóng khí 2 cách :
1.- Dùng ống inox phi 60 mm dẫn khí ra, uốn ống thành 5-10 vòng lò xo đường kính 80-100 cm, đặt vòng lò xo này vào 1 cái thùng vỏ thép dày 1 mm, 2 ngăn, ngăn trên vòng lò xo dẫn khí, ngăn dưới than tổ ong. Hoặc không dùng than mà dùng vài ống điện trở 1 KW, dễ điều khiển, không phải chăm sóc lửa củi, vào lúc đêm hôm.

2.- Dùng 1 bình nén khí của máy bơm hơi ôtô, đưa khí vào đó và dùng than hoặc điện trở đốt nóng bình nén này.

Khí sau khi được đốt nóng dẫn thẳng xuống hệ thống đĩa khí dưới đầm.

Chi phí đầu tư cỡ 30-40 triệu.
Tiền điện 200.000 đ/24 tiếng, tiền than 50.000 đ/24 tiếng.

Đổi lại bạn mua được sự an toàn cho đầm cá, cá vừa được ấm, lại vừa được cung cấp nhiều oxy hoà tan.

* chú ý : không dùng máy nén khí con sò : http://dopa.vn/may-thoi-khi-con-so-cung-cap-oxy-cho-ca-tom-tao-oxy-day-166155.html
Máy này rất rẻ nhưng chỉ đẩy khí xuống được độ sâu 0.5m. Sâu hơn nữa là nó tắc tị.
 
Last edited by a moderator:
Miền Bắc, cách đây mấy chục năm, tôi còn ở nhà, thì trung bình 10 năm mới có 1 ngày xuống 7 độ C. Vậy thì nước cạn như ruộng lúa, nhiệt độ nước có thể 7 độ C. Thế nhưng các ao hồ, thường sâu hơn 1 mét, thì nhiệt độ nước không xuống dưới 10 độ C. Các ao cạn, một số cá bị chết, nhất là cá rô phi. Thế nhưng ao hồ thường, thì các giống cá trắng như Mè, Trôi, Trắm, Chép, và các giống cá đen như Trê, Rô, Chạch, không con nào bị sao cả.

Về chuyện sục nước nóng, ở Mỹ có bán máy sưởi điện công suất lớn, làm bể bơi ấm tới trên 15 độ, khiến cho người có thể bơi vào mùa đông, bên ngoài có tuyết rơi, nhiệt độ xuống tới âm 10 độ. Nó chỉ là một cái cục như bếp điện, hay bàn ủi điện thôi. Bên ngoài có hàng rào chắn, như cái rổ của máy quạt vậy. Khi chạy, quẳng nó xuống nước và bật điện. Nước chạm vào máy thì nóng và tự động nổi lên, và nước lạnh ùa đến.

Như tôi đã nói, có thể làm lò đốt than. Lò này có một ống khói, và một ống dẫn khí trời xuống đáy lò. Khi chạy, thì phải nhóm bếp đốt cho than cháy đã, rồi đóng cửa lò thật kỹ, cho nước không rò vào được, rồi thả bếp xuống đáy ao hồ, cho 2 ống thò lên khỏi mặt nước. Than âm ỷ cháy, và ở dưới đáy hồ, thì không thể nóng quá được. Nước chạm vào bếp lò, và vào 2 ống thông khí, thì nóng lên, nổi lên mặt hồ. Vì thế không cần phải bơm hay quạt nước. Để tiện lợi, hai ống thông khí mắc vào một cái phao và một cái neo để cố định trong hồ, và không bị nước lọt vào ống. Khi nào than cháy hết, vẫn phải một lúc nữa thì bếp mới nguội lạnh. Sau đó, lôi lò lên, thay than mới, đốt than lên, đậy lò lại, rồi thả xuống. Chỉ cần tốn tiền đặt làm lò đốt than thôi.
Em nghĩ là các loại cá sống ở ao hồ sông suối ở mình đã quen và thích nghi với môi trường rồi, còn con cá vược vốn dĩ nó sống ở biển nước sâu 1 chút mà mình lại nuôi đầm nông nên chưa phù hợp với bản thân con cá. Khi nào bác có hình ảnh của lò than hoặc máy sưởi điện thì bác up lên cho em và mọi người học tập và tham khảo nhé. Cảm ơn bác nhiều, chúc bác và gia đình sức khỏe.
Kinh nghiệm của anhmytran rất đáng quý nhưng đó là cách làm dân gian phù hợp với quy mô nhỏ.
Đầm cá của bạn trị giá nhiều tỷ đồng, xứng đáng được đầu tư khá hơn để an toàn trong mùa đông, khi mà hiện nay, năm nào cũng cũng có vài ba đợt rét hại kéo dài 1-2 tuần.

Thông thường ao tôm của mình dùng máy nén khí bánh răng 10 HP ứng với 200 đĩa khí cho 5000 m² đầm.
https://www.2lua.vn/specs/may-thoi-khi-trundean.html
Máy mới giá khoảng 50-60 triệu, máy hàng bãi (bạn xuống hải phòng chắc nhiều) khoảng 15 triệu.
Đĩa khí thì mình sử dụng bằng nhựa xốp : https://www.2lua.vn/project/vi-hoa-mai.html
nhưng bạn làm khí nóng thì phải sử dụng đĩa đá bọt : http://kienhungvn.com/san-pham/DIA-DA-BOT-D360.html

Đốt nóng khí 2 cách :
1.- Dùng ống inox phi 60 mm dẫn khí ra, uốn ống thành 5-10 vòng lò xo đường kính 80-100 cm, đặt vòng lò xo này vào 1 cái thùng vỏ thép dày 1 mm, 2 ngăn, ngăn trên vòng lò xo dẫn khí, ngăn dưới than tổ ong. Hoặc không dùng than mà dùng vài ống điện trở 1 KW, dễ điều khiển, không phải chăm sóc lửa củi, vào lúc đêm hôm.

2.- Dùng 1 bình nén khí của máy bơm hơi ôtô, đưa khí vào đó và dùng than hoặc điện trở đốt nóng bình nén này.

Khí sau khi được đốt nóng dẫn thẳng xuống hệ thống đĩa khí dưới đầm.

Chi phí đầu tư cỡ 30-40 triệu.
Tiền điện 200.000 đ/24 tiếng, tiền than 50.000 đ/24 tiếng.

Đổi lại bạn mua được sự an toàn cho đầm cá, cá vừa được ấm, lại vừa được cung cấp nhiều oxy hoà tan.

* chú ý : không dùng máy nén khí con sò : http://dopa.vn/may-thoi-khi-con-so-cung-cap-oxy-cho-ca-tom-tao-oxy-day-166155.html
Máy này rất rẻ nhưng chỉ đẩy khí xuống được độ sâu 0.5m. Sâu hơn nữa là nó tắc tị.
Cá nhân em rất thích những đóng góp mang tính kinh nghiệm và chi tiết, cảm ơn bác đã rất tâm huyết trả lời bài của em, có cả link để mua sản phẩm nữa rất chi tiết. Đợt mùa đông này em nghĩ là thời tiết cũng sẽ có những hôm rất lạnh vì thời tiết ngày càng khắc nghiệt, có lẽ em cũng phải sớm đưa ra lựa chọn tránh rét cho cá vào vụ này thôi. Chúc bác sức khỏe nhé.
 
Cá vược miền nam gọi là cá chẽm. Cá này rất hung dữ, ngạnh sắc,ngư dân mà lưới nó thì chỉ có rách lưới. Do định lượng cá chẽm phải ăn 7-8 kg cá nhỏ mới được 1 kg cá thịt, nên hầu như trong nam mình người ta không nuôi vì không có lãi. Ngoài trừ những ao thả lang, không cần cho ăn : mở cống cho nước sông ra vào, nhưng cá thì chỉ có vào, không có ra. Một năm 1 ao thu được một hai chục con cá chẽm lớn (mười mấy kg một con).
Bạn nuôi cá vược thế nào mà có lãi, chia sẻ kinh nghiệm về thức ăn cá vược đi?
 
Last edited by a moderator:
Cá vược miền nam gọi là cá chẽm. Cá này rất hung dữ, ngạnh sắc,ngư dân mà lưới nó thì chỉ có rách lưới. Do định lượng cá chẽm phải ăn 7-8 kg cá nhỏ mới được 1 kg cá thịt, nên hầu như trong nam mình người ta không nuôi vì không có lãi. Ngoài trừ những ao thả lang, không cần cho ăn : mở cống cho nước sông ra vào, nhưng cá thì chỉ có vào, không có ra. Một năm 1 ao thu được một hai chục con cá chẽm lớn (mười mấy kg một con).
Bạn nuôi cá vược thế nào mà có lãi, chia sẻ kinh nghiệm về thức ăn cá vược đi?
Cảm ơn bác đã chia sẻ và đặt câu hỏi. Trước hết là cảm ơn bác đã chỉ ra 1 cách mà em thấy rất hay là nuôi thả lang mà để cho cá ngoài vào rồi cá vược ở trong ăn hết bọn đấy, cách này cực kỳ hợp lý và rất hay. Bây giờ em sẽ chia sẻ cách nuôi cá vược của đầm chỗ em. Đầu tiên khi cá nhỏ thì mua cá nhỏ, khi cá lớn thì thu mua cá lớn hơn 1 chút. Cá được trữ trong tủ đông, loại tủ lớn giữ được cá luôn tươi. Ở chỗ em có đặc điểm vùng miền là lượng cá đánh bắt hàng ngày thì nhiều mà lượng tiêu thụ thì thấp nên cá cực rẻ, có những lúc rẻ như cho, đó là lúc em mua gom về trữ trong tủ (bác cứ tưởng tượng là có lúc giá mực nhỏ chỉ khoảng 20 nghìn/kg thì giá cá con nó chỉ rơi vào tầm vài nghìn/kg thôi, khoảng 3-5 nghìn/kg), hoặc có cách gom cá nhỏ nữa là liên hệ với các đầu nậu thu mua cá của thuyền xong mình mua lại cá con của họ, bật mí chút là trong lượng cá con lớn như thế mà vẫn tươi còn có thể chọn ra 1 lượng cá ngon để phơi ăn hoặc bán cũng được nữa. Như bác đã biết và như em đã nói thì rõ ràng là nếu muốn có lãi chỉ cần tối ưu giá cả thức ăn là ok, hiện nay em đang lo là mùa đông cá bị lạnh mà chết nên hỏi mọi người cách chống rét cho cá.
 


Back
Top