Làm thế nào để tách bò con khỏi Bò mẹ

  • Thread starter Bomcon
  • Ngày gửi
Xin chào ACE trên diễn đàn,

Xin chỉ giúp cách tách Bò con ra khỏi bò mẹ như thế nào, có ACE nào có kinh nghiệm về việc này xin tư vấn giúp mình.
 


Thường thi tôi thấy khi bò mẹ có bầu trở lại là nó không cho con nó bú nữa,con có đến bú thì nó húc.Không biết bạn tách để làm gì,chứ theo tôi cứ để nghé con bú đủ tháng để tránh còi cọc về sau.
 
chào các bác ,nhân tiện các bác cho em hỏi làm thế nao để sỏ mũi bê con được,để buộc thừng cho dễ chăn dắt ấy ạ. em xin cảm ơn
 
Xỏ mũi bê con rất dễ. Cần một hay hai người khoẻ ôm chắc lấy nó.
Một người cầm mõm, tay kia cầm dùi sắt nhọn chọc xuyên qua mũi.
Sau đó đưa một đoạn ống nhựa cỡ cây đũa ăn cơm vào lỗ thủng đó
để vết thương khỏi liền lại. Hai đầu đoạn ống nhựa đó gắn hai
miếng nhựa đường kính 10cm để giữ ống nhựa khỏi tuột khỏi mũi bê.
Chừng 1 tuần thì vết thương lành, có một lỗ thủng ở mũi bê để xỏ
dây. Tốt nhất thì đóng 4 cái cọc rồi đóng cũi rồi buộc bê con
vào, sao cho 4 chân không chạm đất. Nếu có người khoẻ, thì ôm
chắc lấy bê, đè xuống đất, 4 chân bê không đạp vào đâu cả. Nếu
chân nó đạp được xuống đất, hay vào người, thì không được việc.
Chuẩn bị sẵn ống nhựa, 2 miếng nhựa 2 bên, thì chỉ mất 2 phút
là xỏ mũi xong. Đâm dùi mấy mấy giây. Thời gian tốn nhất là buộc
2 miếng nhựa 2 bên, rồi cắt ngắn đoạn ống nhựa sau khi buộc. Nhơ
đục lỗ 2 miếng nhựa trước đã nhé. Ngày xưa thì là 2 mảnh gáo dừa.
*
Nếu xỏ mũi bê vào lúc cai sữa thì một công đôi việc.
Thay cho hai miếng nhựa hai bên má bê, thì là 2 thanh tre dài suốt
má bê, rộng bản 2cm. Đầu trên buộc cố định vào một vòng dây buộc
vòng quanh gáy bê, sau tai bê. Đầu dưới buộc cố định vào ống nhựa
xuyên qua mũi bê. Nơi tận cùng đầu dưới phải vót nhọn, và không
quá dài, để bê có thể vục mõm xuống đất gặm cỏ ngắn. Mỗi khi bê
đòi bú, nó húc mõm vào vú mẹ, và hai đầu nhọn này chọc vào vú mẹ.
Từ đó, mỗi khi bê con chạy đến mẹ, thì mẹ nó chạy, đá và húc bê con
chứ không đứng yên cho bú nữa. Đó là công việc người Bắc phải làm
để cai sữa cho bê con. Trẻ con cũng biết điều này, nhưng không đủ
tay nghề và sức lực để làm. Người lớn làm việc này cũng phải là
người khéo tay và có đủ đồ nghề để làm. Dễ ẹt thôi mà.
*

--------

Đây là hình tôi vẽ, không đẹp lắm, nhưng có thể hiểu ý:
*
Cab_zps2487becb.jpg

*
Bánh xe màu xanh là miếng nhựa 2 bên mũi bê
Thanh thẳng màu trắng là 2 thanh nứa nhọn mũi 2 bên má bê
Đường cong nâu sẫm là dây buộc giữ 2 thanh nứa vào chỗ
 
Last edited:
Xỏ mũi bê con rất dễ. Cần một hay hai người khoẻ ôm chắc lấy nó.
Một người cầm mõm, tay kia cầm dùi sắt nhọn chọc xuyên qua mũi.
Sau đó đưa một đoạn ống nhựa cỡ cây đũa ăn cơm vào lỗ thủng đó
để vết thương khỏi liền lại. Hai đầu đoạn ống nhựa đó gắn hai
miếng nhựa đường kính 10cm để giữ ống nhựa khỏi tuột khỏi mũi bê.
Chừng 1 tuần thì vết thương lành, có một lỗ thủng ở mũi bê để xỏ
dây. Tốt nhất thì đóng 4 cái cọc rồi đóng cũi rồi buộc bê con
vào, sao cho 4 chân không chạm đất. Nếu có người khoẻ, thì ôm
chắc lấy bê, đè xuống đất, 4 chân bê không đạp vào đâu cả. Nếu
chân nó đạp được xuống đất, hay vào người, thì không được việc.
Chuẩn bị sẵn ống nhựa, 2 miếng nhựa 2 bên, thì chỉ mất 2 phút
là xỏ mũi xong. Đâm dùi mấy mấy giây. Thời gian tốn nhất là buộc
2 miếng nhựa 2 bên, rồi cắt ngắn đoạn ống nhựa sau khi buộc. Nhơ
đục lỗ 2 miếng nhựa trước đã nhé. Ngày xưa thì là 2 mảnh gáo dừa.
*
Nếu xỏ mũi bê vào lúc cai sữa thì một công đôi việc.
Thay cho hai miếng nhựa hai bên má bê, thì là 2 thanh tre dài suốt
má bê, rộng bản 2cm. Đầu trên buộc cố định vào một vòng dây buộc
vòng quanh gáy bê, sau tai bê. Đầu dưới buộc cố định vào ống nhựa
xuyên qua mũi bê. Nơi tận cùng đầu dưới phải vót nhọn, và không
quá dài, để bê có thể vục mõm xuống đất gặm cỏ ngắn. Mỗi khi bê
đòi bú, nó húc mõm vào vú mẹ, và hai đầu nhọn này chọc vào vú mẹ.
Từ đó, mỗi khi bê con chạy đến mẹ, thì mẹ nó chạy, đá và húc bê con
chứ không đứng yên cho bú nữa. Đó là công việc người Bắc phải làm
để cai sữa cho bê con. Trẻ con cũng biết điều này, nhưng không đủ
tay nghề và sức lực để làm. Người lớn làm việc này cũng phải là
người khéo tay và có đủ đồ nghề để làm. Dễ ẹt thôi mà.
*
cám ơn bác chỗ xỏ mũi có phai bôi thuốc sát trùng ko .và mọi người đều dùng cách này hả bác, ko sợ nó đau rồi chột hả bác
 
Chẳng thuốc men gì cả.
Chắc nó có chột, nhưng không có thí nghiệm đối chứng
không biết nó chột vì đau, hay vì không được bú.
Ngày xưa hàng vạn con bê miền bắc đều làm thế cả.
Ngày nay tân tiến hơn, thì tôi không còn ở đó nữa rồi.
*
 
bác cẩn thận quá bác vẽ nhu này em hiểu ngay ,xin cảm ơn bác lần nữa
 

muốn tách bò con ra khỏi bò mẹ:bạn mua khoảng 3 mét dây buộc choàng qua cổ (nhớ buộc thắt nút cho vòng cổ không bị siết lại)rồi đem buộc riêng ra.Nếu bò con còn bú thì khoảng 6 giờ thả ra cho bú rồi buộc lại.Cứ như thế khoảng 4-5 ngày thì nó quen thôi
 
để sỏ được mũi bê con thì vừa khó vừa dễ. bác mà làm như trên là hỏng 1 con bò đó. như thế này nhé:
ở mũi con bò nó có 1 chỗ gọi là huyệt. bạn phải sỏ đúng nơi đó thì sau này cái lỗ đó nó ko bị dãn to ra. tốt nhất ta lên nhờ người có kinh nghiệm họ sỏ cho bạn. bạn đừng có nghe lời người thành phố về sỏ mũi cho bò nhà mình nhé.
 
Xỏ mũi bê con rất dễ. Cần một hay hai người khoẻ ôm chắc lấy nó.
Một người cầm mõm, tay kia cầm dùi sắt nhọn chọc xuyên qua mũi.
Sau đó đưa một đoạn ống nhựa cỡ cây đũa ăn cơm vào lỗ thủng đó
để vết thương khỏi liền lại. Hai đầu đoạn ống nhựa đó gắn hai
miếng nhựa đường kính 10cm để giữ ống nhựa khỏi tuột khỏi mũi bê.
Chừng 1 tuần thì vết thương lành, có một lỗ thủng ở mũi bê để xỏ
dây. Tốt nhất thì đóng 4 cái cọc rồi đóng cũi rồi buộc bê con
vào, sao cho 4 chân không chạm đất. Nếu có người khoẻ, thì ôm
chắc lấy bê, đè xuống đất, 4 chân bê không đạp vào đâu cả. Nếu
chân nó đạp được xuống đất, hay vào người, thì không được việc.
Chuẩn bị sẵn ống nhựa, 2 miếng nhựa 2 bên, thì chỉ mất 2 phút
là xỏ mũi xong. Đâm dùi mấy mấy giây. Thời gian tốn nhất là buộc
2 miếng nhựa 2 bên, rồi cắt ngắn đoạn ống nhựa sau khi buộc. Nhơ
đục lỗ 2 miếng nhựa trước đã nhé. Ngày xưa thì là 2 mảnh gáo dừa.
*
Nếu xỏ mũi bê vào lúc cai sữa thì một công đôi việc.
Thay cho hai miếng nhựa hai bên má bê, thì là 2 thanh tre dài suốt
má bê, rộng bản 2cm. Đầu trên buộc cố định vào một vòng dây buộc
vòng quanh gáy bê, sau tai bê. Đầu dưới buộc cố định vào ống nhựa
xuyên qua mũi bê. Nơi tận cùng đầu dưới phải vót nhọn, và không
quá dài, để bê có thể vục mõm xuống đất gặm cỏ ngắn. Mỗi khi bê
đòi bú, nó húc mõm vào vú mẹ, và hai đầu nhọn này chọc vào vú mẹ.
Từ đó, mỗi khi bê con chạy đến mẹ, thì mẹ nó chạy, đá và húc bê con
chứ không đứng yên cho bú nữa. Đó là công việc người Bắc phải làm
để cai sữa cho bê con. Trẻ con cũng biết điều này, nhưng không đủ
tay nghề và sức lực để làm. Người lớn làm việc này cũng phải là
người khéo tay và có đủ đồ nghề để làm. Dễ ẹt thôi mà.
*

--------

Đây là hình tôi vẽ, không đẹp lắm, nhưng có thể hiểu ý:
*
Cab_zps2487becb.jpg

*
Bánh xe màu xanh là miếng nhựa 2 bên mũi bê
Thanh thẳng màu trắng là 2 thanh nứa nhọn mũi 2 bên má bê
Đường cong nâu sẫm là dây buộc giữ 2 thanh nứa vào chỗ


Bài viết thật hay, Bác vẽ đẹp lắm...cảm ơn bài viết của Bác..
 
Bà con nhà quê miền Bắc ai nấy tự xỏ mũi bê nhà mình.
Chẳng biết huyệt ở đâu, vì chỉ có một chỗ đó thôi,
làm sao mà xỏ ra chỗ khác?
*
Hình vẽ của tôi vẽ chung cả 2 thứ vào nhau, làm bà con
dễ hiểu nhầm, nhưng đọc bài, tôi đã nói rõ: Buộc 2 miếng
nhựa 2 bên ống nhựa xỏ mũi để khỏi tuột ống nhựa, với
mục đích không cho liền sẹo vết dùi thủng mũi. Khi buộc
2 miếng nhựa, thì không có 2 thanh tre nứa 2 bên má. Khi
có 2 thanh tre nứa 2 bên má, thì không cần 2 miếng nhựa
2 bên lỗ mũi nữa. Khi bê lớn, xỏ dây mũi, thì chỉ một bên
mũi, thường là bên phải của bê, có xỏ một miếng gáo dưa
để dây khỏi tuột. Bên kia thì không có miếng chặn gì cả.
*
Tôi vừa nghĩ ra một cách hay hơn cách cổ truyền:
Ống nhựa xỏ mũi bê được buộc vòng lên trên. Vòng này
được buộc vào một sợi dây dài lên đỉnh đầu, ra sau gáy,
mục đích để giữ vòng xỏ mũi khỏi tuột ra.
*
Cab2_zps9650b126.jpg

*
Hình vẽ nhìn từ trên xuống, thẳng lên trán và mặt bê.
Màu Xanh lá cây là nền đất có cỏ tốt.
Màu da bò là hình vẽ đàu, trán, tai, cổ và vai bê.
Màu nâu đỏ sẫm ở trên là dây buộc quanh cổ bê.
Màu nâu đỏ sẫm ở dưới là dây buộc giữ ống nhựa xỏ mũi bê.
Màu nâu đỏ sẫm giọc mặt bê là dây giữ cho ống nhựa ở đó
cho đến khi vết thương lành.
*
 
Tôi tưởng vấn đề xỏ mũi bò các bác đã tận tay làm để bây giờ trả lời cho bác Vuvanmanh chứ.Hoá ra toàn suy diễn mà chưa trực tiếp làm bao giờ.
Nói như bạn Khuhuongtb đúng đấy.
Khi ta đã trực tiếp làm rồi,biết rõ rồi hãy tư vấn cho người khác.
- CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI XỎ MŨI BÒ LÀ:
-Chuyển bị 1 cây đũa gỗ vót nhọn 1 đầu.
-1 đoạn dây cước(loại người miền biển dùng đánh bắt cá) to bằng ngón tay út,dài 70cm,1 đầu hơ vào lửa rồi bóp cho nhọn như đầu cây đũa.
-Kiếm trong vườn nhà một cây nào đó có trạng hình chữ V,chữ V sao cho khi đưa cổ bò vào, mõm nó ngốc lên cao ngang ngực mình là được.
-Trước khi kéo bò vào gốc cây có hình chữ V nên kiếm một đoạn dây thừng buộc vào cổ bò để kéo nó vào,kiếm ít cỏ dụ nó ăn cột cho dễ.
-Cần khoảng 3 người,1 người xỏ mũi,2 người nắm dây để ổn định bò vào chữ V của cành cây
Lưu ý là cả 3 người đều đứng về phía trước,(đứng ngang nó đôi khi nó đá vào cái''cần tăng dân số'' dẫn đến vô sinh lại khổ.Và khi đứng về phía trước ta mới có lực để kéo nó)
-Sau khi đã ổn định cổ nó vào chữ V thì:
-Người trực tiếp xỏ đứng đối diện với mõm bò
-Lấy 2 ngón tay Cái và ngón Trỏ của tay trái bấm vào mũi bò để tìm khe,mũi bò có 1 chỗ giao nhau rất mỏng,sát với phía mõm.Khi bấm 2 ngón tay vào 2 bên mũi,thấy cảm giác 2 ngón tay như đụng vào nhau là chính chỗ đó để xỏ.
-Khi đã định vị được vị trí cần xỏ, thì tay phải ta đã cầm sẵn cây đũa đã được vót nhọn để đưa vào.
-Đưa cây đũa vào đúng chỗ phía bên ngón tay Cái,rồi xuyên nhanh 1 phát dứt khoát cho thủng vách ngăn mũi bò.
-Sau khi đã tạo được lỗ thủng,ta rút cây đũa ra,lấy đoạn dây Cước đã chuyển bị sẵn,xỏ đầu dây cước đã được làm nhọn vào mũi bò cho thông qua bên kia là đã thành công.
-Phần còn thừa lại của dây cước thì chia đều ra 2 bên,rồi cột ngược lên đỉnh đầu bò( Cái này cố định cả đời con bò luôn)
Dây Cước là loại dây cứng,trơn,nên khi sử dụng xỏ mũi bò dễ hơn các loại dây khác.Nhờ dây trơn nên mấy ngày sau giảm được đau đớn cho bò.
Phải tìm đúng chỗ khe,vách mũi bò để hạn chế chảy máu cho bò và chánh đau khi xỏ.
Đạt được như vậy là thành công.
Tôi có gần 30 con bò người nhà đang chăm ở Hàm tân-Bình thuận,thì hết hơn 10 con là tự tay tôi xỏ mũi theo phương pháp này,lúc đầu hơi bở ngỡ nhưng làm vài con thấy quen.
Tốt nhất là bác Vuvanmanh nên nhờ người đã từng xỏ làm cho lần đầu,rồi mình quan sát cho kỹ để tự tay áp dụng lần sau.
Việc tuy dễ, nhưng phải đúng và theo quy trình
.

-
 
Last edited by a moderator:
cám ơn bác giaman đã tư vấn cho em, em đang trong quá trình đi tim mua đất làm trang trại lên chưa có bò .em lên đây học hoi kinh ngiệm là chính khi nào làm em sẽ theo lời bác.cám ơn các bác đã nhiệt tình tư vấn cho em
 
thank bac GIAMAN
Bác chỉ mọi người rất rõ và tỉ mỉ,
Lấy 2 ngón tay Cái và ngón Trỏ của tay trái bấm vào mũi bò để tìm khe,mũi bò có 1 chỗ giao nhau rất mỏng,sát với phía mõm.Khi bấm 2 ngón tay vào 2 bên mũi,thấy cảm giác 2 ngón tay như đụng vào nhau là chính chỗ đó để xỏ.

em ở ngoài Bắc lên hay gọi là 'huyệt mũi' phải xỏ đúng chỗ đó.Nếu bạn xỏ chỗ khác , sau này khi chúng ta kéo mạnh con bò hoặc làm việc gì liên quan tới dây muĩ có tác động mạnh sẽ làm lỗ dây rộng ra hoặc 'đứt mũi' con bò của bạn.
Em thấy bác anhmytra có kiến thức rất rộng trong các lĩnh vực nhưng ko đồng tình khi bác viết:Bà con nhà quê miền Bắc ai nấy tự xỏ mũi bê nhà mình.
Chẳng biết huyệt ở đâu, vì chỉ có một chỗ đó thôi,
làm sao mà xỏ ra chỗ khác?

Em mong bác nghiên cứu lại rồi cho mọi người ý kiến nhé!
 
Tôi không thể nghiên cứu lại được, vì bây giờ tôi không
còn ở Việt Nam nữa. Khi tôi ở Việt Nam, bà con nhà quê
làm rất tuỳ tiện, không mấy khi tìm thày thợ hay sách vở
gì. Cứ thấy người nọ làm, thì mình về nhà cũng làm. Người
ta nói dễ thì dám làm. Nghe nói khó (chết bê, còi bê, hay
cái gì đó vân vân) lúc ấy mới e dè mà thuê thày thợ.
*
Cách làm của bác GIAMAN cũng hay. Cũng không hẳn là làm
khác đi thì hỏng, hay kém hơn. Ví dụ, tôi nói dùi bằng
một cái dùi sắt, thì cũng chẳng kém một cái đũa vót nhọn.
*
Tôi không hề nói tôi đã từng làm qua, nhưng trong làng xóm
không phải chỉ một hay 2 con bê đã xỏ mũi, mà hàng trăm,
nhưng tôi chỉ biết một vài con thôi. Mỗi người làm một khác
chắc có con khoẻ mạnh, có con chột đi đôi chút. Nhưng ắt
hẳn ngưòi nhà quê ngoài bắc không thể làm y chang như bác
GIAMAN làm ở Hàm Tân Bình Thuận được.
*
Chúng ta mỗi người một khác, không cần bắt buộc phải giống
y chang như nhau. Khi nào tôi về Việt Nam nuôi bò, lúc ấy
có lẽ phải tìm thày thợ để theo học rồi tự mình làm. Bây giờ
thì xin đồng ý với tất cả những gì các bác đã phổ biến kinh
nghiệm.
*
 
chào các bác cùng bác anhmytran!
cách xỏ mũi bò thì mọi người đã nói rõ ở trên rồi . Em chỉ lưu ý với các bác cách xác định 'huyệt mũi' thôi.Các bác ko xác định chính xác thì sau này chắc chắn có vấn đề tại nơi mình vừa sỏ.
 
cái vụ xỏ mũi bò này 2 cha con mình đã làm rồi lấy dây đồng loại nhỏ hơn đầu đua ăn mài nhọn rồi tim lổ huyêt như GIAMAN nói là ok.dể thôi
 
Tôi thấy Topic này muốn hỏi: "Cách tách bê con ra khỏi bò me..." là có chủ ý khác, chứ không phải cách xỏ (xâu) mũi bê con các bạn ah...!
Nếu cách giúp bạn mình như thế là không đi vào trọng tâm câu hỏi..!
* Nhất là cụ Anhmytran tham gia hăng hái nhât..! (mâm nào cũng có) lấy kiến thức từ thời Pháp đô hộ áp dụng cho thời @nongdan.com.vn ...thật là tội nghiêp...!
*
Cho quân sư quạt máy thời @nongdan.com.vn này tham gia xíu thử xem có đúng trọng tâm câu hỏi không nhé bạn Bomcon Bomcon.
*
Điều bạn hỏi: "muốn tách bê con ra khỏi bò me...". Có những nguyên nhân sau:
_ Giúp cho bò mẹ khỏi suy dinh dưỡng, vì bò mẹ cho sữa lâu ngày sẽ "gầy ốm" không đủ sức khỏe để lên giống (chậm lên giống), kéo dài thời gian giữa 2 lần sinh sản...! (hiện tượng vô sinh) dễ xảy rạ
_ Tách bê con ra khỏi bò mẹ, khi bò mẹ mang thai đến gần ngày sinh, mà bê con vẫn theo bú, hiện tượng này bò mẹ rất gầy không đủ sức sinh con và ảnh hưởng đến lượng "sữa đầu" cho bê con lần sinh kế theo..!
*
1/Cách tạm thời:
Nếu là bê con mới chỉ là 2-3 tháng, muốn tách ra để bò mẹ gây hiện tượng "sốc sữa"...trong 3-9 ngày lượng sữa tự căng lên và từ từ xẹp xuống và mất hẳn sữa...
_ Theo quy trình này, thì lưỡng Protein có trong sữa sẽ quay ngược lại kích thích các Hooc mon sinh dục cái hoạt động, giúp cho bò mẹ sẽ lên gống trong khoảng 18 đến 25 ngày (sẽ xảy ra khoảng < 70%)
* Nhưng chăm sóc bê con rất khó (đây là quy trình tôi đã thực nghiệm thành công)...chú ý thức ăn bổ sung sữa bột, cám sữa..cho bê. Sau khi bò mẹ lên giống thành công (mang bầu), ta có thể thả bê con trở lại với mẹ bình thương... Không cần phải xâu mũi, nó tổn thương chậm lợn
Phương pháp này phải có chuồng riêng nuôi bê con riêng, với chế độ dinh dưỡng đặt biêt...! Trong thời gian này ko cho bê con vào bú bò mẹ dù chỉ 1 lần. Nếu bê con (lẻn) vào bú 1 lần thì việc tách ko có ý nghĩa...!
#

2/ Cách tách vĩnh viễn:
_ Chia ra nuôi hẳn ở ô chuồng khác, cách li hẳn với bò me. Vì đây là bê con đã trên 8 tháng tuổi không cần phải bú sữa trực tiếp của bò mẹ nũa ...để bò mẹ đủ dinh dưỡng sinh con tiếp theo. Có thể xâu (xỏ) mũi, nhưng hạn chế xâu mũi..vì tổn thương nuôi chậm lowns hơn..! Thời buổi nuôi bò @ ta nên chia nhốt ở ô chuồng bê tách mẹ để tiện chăm sóc hơn...
Mong độc giả ủng hộ cho ...."Quân sư quạt máy này"

Xin cám ơn quý độc giả.
 
Last edited by a moderator:
* Nhất là cụ Anhmytran tham gia hăng hái nhât..! (mâm nào cũng có) lấy kiến thức từ thời Pháp đô hộ áp dụng cho thời @nongdan.com.vn ...thật là tội nghiêp...!
*
Bà con thảo luận ở đây chẳng thấy tôi đáng "tội nghiệp" gì cả.
Chỉ tội nghiệp cho bạn bị tôi nói vài câu phải xin đóng hẳn
cả một chủ đề tự biên tự diễn chẳng giống ái, đến giờ còn hận.
*
Có góp ý cho chủ đề thì góp, đừng tiết hận của mình lung tung
nữa nhé.
*
 


Back
Top