Lần đầu trồng đu đủ, một bài học đáng giá...

  • Thread starter iceman
  • Ngày gửi
Thân chào các bạn trong diễn đàn Agriviet,
Mình 33 tuổi, gia nhập diễn đàn gần một năm nay và thấy diễn đàn rất hay và hữu ích, là nơi bà con có thể chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận những vấn đề kỹ thuật trong nông nghiệp.
Mình rất yêu thích nông nghiệp. Nó như ăn vào máu của mình. Mặc dù làm trong ngành y tế, sống trong một đô thị phát triển và năng động như TPHCM nhưng mình không lúc nào nguôi ý định làm nông nghiệp. Ông bà và bố mẹ mình đã từng là nông dân, và mình tự hào về điều đó...
Thế rồi cách đây hai năm,sau một thời gian dài tích lũy mình cũng để dành đủ tiền mua một miếng đất nhỏ 1500 m2 ở Củ Chi. Miếng đất tuy nhỏ nhưng mình tính sẽ thử trồng rau sạch trong nhà lưới ở đó. Tuy nhiên, chưa kịp triển khai thì người hàng xóm xấu bụng nhân đêm hôm nhổ trụ bê tông phân ranh giới và lấn qua đất mình đến hơn 2 mét. Mình mấy tháng mới lên thăm đất một lần và khi phát hiện ra thì hắn đã làm luôn hàng rào kiên cố. Thưa kiện, đàm phán, thương lượng mệt mỏi, cuối cùng mình đành chào thua bán rẻ đất đi chỗ khác mua đất mới.
Mua một miếng đất hơn 2 công, rút kinh nghiệm mình liền tiến hành làm luôn cổng và hàng rào kiên cố. Sau đó mua giống đu đủ ruột vàng cao sản về ươm. Nói chung lần đầu tiên trồng nên mình chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu nghiên cứu tài liệu và học hỏi bà con trong diễn đàn agriviet. Mình cũng ươm hạt trong bầu, làm đất, vô phân, lên liếp...nói chung là khá bài bản.
Do mình bận công việc ở cơ quan nên một tuần mình mới về Củ Chi một lần. Mình thuê hai vợ chồng người hàng xóm sát bên miếng đất để chăm sóc đu đủ. Và sai lầm bắt đầu từ đây.
Mới đầu thấy họ không có công ăn việc làm, chỉ làm phụ hồ và bẻ bắp thuê mình thấy tội nghiệp nên mới thuê họ. Lương hàng tháng trả 1.6 triệu/một người. Đồng thời giao cho họ thầu làm hàng rào, làm cổng và liên hệ mua vật tư, phân bón.
Thoạt đầu cũng tạm chấp nhận được. Nhưng càng về sau họ càng lười. Trả 3.2 triệu cho 2 vợ chồng mà họ hầu như chỉ tưới nước hàng ngày. Họ không chịu làm cỏ, vô phân, phun thuốc sâu, thuốc dưỡng...Mấy việc đó họ nói độc hại nên không chịu làm. Họ giới thiệu người khác làm mấy công việc đó và mình phải tốn thêm tiền nhân công. Sau này mới biết họ ăn tiền "cò" cho việc giới thiệu này.
Khi đu đủ bắt đầu thu hoạch thì mình nhận thấy trái bị trộm rất nhiều. Hỏi thì hai vợ chồng này nói ăn trộm leo rào vào hái. Tuy nhiên, điều tra kỹ thì mới biết kẻ trộm nhiều nhất lại là người làm thuê của mình. Mình ra tận chợ hỏi và người bán trái cây ngoài đó xác nhận việc này. Thật là đau lòng. Chưa hết, vài tháng họ lại đòi tăng lương một lần. Sau đó thì máy bơm nước 2 HP trong vườn không cánh mà bay. Hỏi thì họ lại nói ăn trộm trèo vào lấy. Nhưng nhiều người nói với mình là chính họ lấy bán chứ không ai khác. Mình tức quá điều tra kỹ thì thấy nhiều chuyện đau lòng khác. Họ ăn chặn và biển thủ từ vật tư xây dựng, phân bón cho đến thuốc trừ sâu. Do mình tin tưởng và cũng không rành nên mới giao tiền cho họ mua. Kết quả là họ thỏa thuận với dân địa phương kê khống để móc túi mình.
Sự tin tưởng bị đền đáp bằng sự dối trá, phản bội của người đời...Đau lòng thay...
Mình sa thải họ, khóa luôn vườn đu đủ 400 cây đang đổ bệnh vì không ai chăm sóc. May mắn cũng thu hoạch được 4 đợt. Mình không bán mà đem về SG cho bà con, họ hàng và bạn bè. Mình quyết định không mướn người nữa,bỏ hoang luôn vườn đu đủ.
4 tháng sau, mình lên lại thì tất cả đu đủ đã chết. Thấy có 2 con bò và một bầy gà đang nhơn nhơ trên đất của mình. Lưới B40 rào quanh đất thì bị người nào cắt nham nhở. Hỏi ra thì lại là người làm thuê cũ của mình. Nhưng giờ họ trở mặt tráo trở, côn đồ. Họ nói đất bỏ không thì họ có quyền cho bò, gà của họ vào. Họ còn thách mình thưa ra chính quyền. Cả nhà vợ chồng, con cái, anh em kéo nhau ra 7-8 người hùng hổ như muốn ăn tươi nuốt sống một người thân cô thế cô như mình. Đau xót thay cho sự đời và lòng người...
Tổng kết sau 1 năm trồng đu đủ:
-Thành công: rất ít, có thể là kinh nghiệm bước đầu trong nông nghiệp và bài học về quản lý nhân sự. Ngoài ra còn thu được gần 1 tấn đu đủ về ăn và biếu mệt xỉu. hihihi
-Thất bại: ê chề. Thiệt hại nặng về tài chính. Lỗ hơn 5o triệu, chưa kể tiền đầu tư hạ tầng.
Cuối cùng, cái mình muốn nói cho những ai làm văn phòng, công chức mà nuôi mộng làm trang trại nhỏ. Các bạn phải suy nghĩ thật kỹ. Bài học thất bại của mình là khâu tuyển dụng nhân sự và công tác quản lý. Mình không thể giao cơ ngơi của mình cho bất kỳ người nào khác. Bởi vì người làm thuê hầu như không thể sống chết với trang trại như bản thân mình được. Mình chỉ tập trung đầu tư vào nó khi mình có thể toàn tâm toàn ý cho nó, không nên giao cho ai khác...
Chúc các bạn năm mới thành công và nhiều sức khỏe
Thân ái
 


Xin chia buồn cùng chủ topic!
Tôi cũng giống bạn,làm việc dành dụm được ít tiền,thế là hùn hạp với người quen mở Coffee shop trên đường NTMK -Q1.Khi bàn tính với nhau thì là một chuyện nhưng bắt tay vô làm là một chuyện.Người làm chung tuy vốn nhiều hơn tôi nhưng luôn tìm cách kê khống các khoản đầu tư.Từ nhân công,trang trí,trang thiết bị ...tất cả đều do họ quyết định để như vậy quán sẽ có một phong cách riêng nhưng đó cũng chính là những lý do khiến hai bên bất hoà.Thu nhập hàng tháng từ coffee buổi sáng,cơm trưa văn phòng,ban đêm có bar rượu nên rất cao,nhưng cuối tháng cộng sổ,tra tiền nhân công,mặt bằng,nguyên vật liệu...lại âm,đầu bếp thì kê khống tiền đi chợ,...Vì làm nhà nước ban ngày,chiều về tranh thủ chạy ra quán nhưng vẫn không thể nào quản lý hết được...Cuối cùng thì tôi đành rút vốn.Quả đúng là việc quản lý quan trọng cũng giống như việc muốn làm một dự án nào và tìm được người tin tưởng giao phó thì hiếm như mò kim đáy bể.
Theo tôi trường hợp của iceman và trường hợp của bác cùng có một vấn đề chung là chưa đầu tư đúng mức vào hệ thống quản lý. Các bác đầu tư vào kinh doanh (nông nghiệp, quán cafe...), nhưng không trực tiếp quản lý thì các bác phải đầu tư vào hệ thống quản lý. Và hệ thống quản lý thì bao gồm người quản lý và công nghệ quản lý. Cả hai cái này đều không rẻ và không dễ để thiết lập, vận hành trơn tru. Nhưng có làm được như vậy thì các bác mới có thể dành thời gian cho việc khác mà các bác muốn làm. Còn nếu không thì các bác phải trực tiếp tự quản lý lấy. Những ai đã trải qua những câu chuyện này chắc sẽ hiểu rất rõ ý nghĩa của câu "thời gian là tiền bạc".
 


Theo tôi trường hợp của iceman và trường hợp của bác cùng có một vấn đề chung là chưa đầu tư đúng mức vào hệ thống quản lý. Các bác đầu tư vào kinh doanh (nông nghiệp, quán cafe...), nhưng không trực tiếp quản lý thì các bác phải đầu tư vào hệ thống quản lý. Và hệ thống quản lý thì bao gồm người quản lý và công nghệ quản lý. Cả hai cái này đều không rẻ và không dễ để thiết lập, vận hành trơn tru. Nhưng có làm được như vậy thì các bác mới có thể dành thời gian cho việc khác mà các bác muốn làm. Còn nếu không thì các bác phải trực tiếp tự quản lý lấy. Những ai đã trải qua những câu chuyện này chắc sẽ hiểu rất rõ ý nghĩa của câu "thời gian là tiền bạc".

Ý kiến này rất đúng. Tôi vẫn thấy là chủ topic chưa chú ý nhiều vào hệ thống quản lý nên xảy ra sự cố đáng tiếc như đã kể trên. Nông hay Công thì bản chất đều giống nhau về quản lý. Mô hình chủ topic đưa ra rõ ràng mang hơi hướm của 1 vụ đầu tư chứ không phải là công việc làm trực tiếp nên vì thế cần phải xây dựng 1 hệ thống quản lý tốt để mình có thể kiểm soát từ xa. Đơn giản là phải có sự kiểm tra chéo trong nhân sự và phải làm sao cập nhật thông tin về tình hình sản xuất liên tục. Như thế mới mong là sẽ duy trì và phát triển được.
 
Em có cảm giác dường như cuộc sống này là một chuổi khổ đau thì phải, hết đau khổ này đến đau khổ khác mà cũng do con người tự làm khổ chính đồng loại của mình, lừa gạt lẫn nhau để sống. Xin bác đừng buồn vì khi mình vấp ngã từ việc nhỏ là cơ sở để mình thành công trong việc lớn............Hình như em là người hay bi quan.
 
Em có cảm giác dường như cuộc sống này là một chuổi khổ đau thì phải, hết đau khổ này đến đau khổ khác mà cũng do con người tự làm khổ chính đồng loại của mình, lừa gạt lẫn nhau để sống. Xin bác đừng buồn vì khi mình vấp ngã từ việc nhỏ là cơ sở để mình thành công trong việc lớn............Hình như em là người hay bi quan.
Trời, nghe sao mà bi lụy như cải lương Đời cô Lựu vậy bạn? Nếu không gặp những trường hợp như vậy thì làm sao cảm được cái sự sung sướng khi mình có một đối tác tốt tin cậy được và cùng hợp tác thành công, phải không bà con?
 
Qua vụ trồng đu đủ vừa rồi tuy thất bại thảm hại nhưng mình cũng thấy được một số điểm quan trọng sau, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn sắp và sẽ trồng giống cây này:
1/Giống đu đủ ruột vàng F1 của Đài Loan (hồi trước mình mua của cty Phú Nông ở khu đô thị mới An Khánh, An Phú, Q.2, tuy nhiên dạo gần đây mình và nhiều bạn khác gọi đến nhưng ko được, hình như cty này dẹp luôn thì phải) cho chất lượng trái khá tốt. Trái cỡ 1 kg-1.5 kg, ruột vàng, thơm nhẹ, không quá nặng mùi như giống đu đủ ruột đỏ. Qủa xanh làm gỏi cũng ngon lắm. Loại này ăn rất ngon (mình cho nhiều người và ai cũng khen, ko biết có khen xã giao không nữa hihihi) và có vẻ dễ bán (bằng chứng là đu đủ của mình bị người làm trộm mang ra chợ Phước Thạnh bán mấy bà bán trái cây mua sạch haha). Tuy nhiên không biết trồng số lượng lớn thì tiêu thụ liệu có dễ hơn không. Trước khi trồng, mình đã tham khảo một số chủ vựa tại chợ đầu mối Bình Điền và họ nói cứ chở đến họ sẽ mua. Cái này là họ nói, mình chưa kiểm chứng nên không biết họ có nói thiệt hay không.
Mình có thằng bạn làm chung cơ quan cũ, trồng khoảng 500 cây giống này ở Hòa Phú. Mỗi ngày mẹ của bạn mang ra mấy cái chợ vòng vòng khu đó bán thấy cũng có đồng ra đồng vô.
2/Đu đủ tưởng dễ mà khó trồng. Đặc biệt là chịu úng cực dở. Mấy cây lỡ trồng trực tiếp lên mặt vườn, ko trồng trên liếp, qua vài cây mưa lớn là vàng là liền.
Nghe quảng cáo giống này kháng được bệnh đốm vòng do virus. Tuy nhiên, trồng thử mới thấy bệnh cũng không tha vườn nhà mình. Có lẽ người làm không làm cỏ kỹ nên tạo môi trường cho côn trùng chích hút ẩn trú và truyền bệnh cho cây. Ngoài ra bệnh xoắn đầu ngọn đu đủ cũng là một vấn đề đau đầu và ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của cây. Mình thật sự cũng ko biết làm cách nào để phòng ngừa bệnh này.
Vào mùa khô thì nhện đỏ hoành hoành ghê lắm, chích hút mặt dưới là và trái non, gây vàng lá và rụng trái. Phun thuốc diệt loại này cực lắm, mình phải tự tay phun thuốc đặc trị toàn bộ mặt dưới lá và các khe kẽ. Tuy nhiên cũng không xuể. Ngoài ra rệp sáp cũng là một mối nguy đáng quan tâm. rệp sáp bám trên trái, trên lá và thân cây, làm cây giảm sức đề kháng và dễ bị các bệnh khác tấn công. Mới đầu mình cũng mua thuốc về phun, nhưng cực quá và cũng ko hết. Thế là mình bèn đầu tư một bộ máy phun cao áp của Honda 6 triệu + súng phun và dây chịu áp lực 100 m. Công nhận rất hiệu quả. Phun trực tiếp nước áp lực cao lên thân, lá và trái làm mấy em rệp rớt lả chả như sung. Phun hết khu vườn mà chỉ tốn chưa đến 1 lít xăng chạy máy. Người làm không chịu làm mấy việc này, thế là mình phải nai lưng ra làm từ A-Z...
3/Đất Củ Chi với thổ nhưỡng là đất cát pha nghèo dinh dưỡng nên có vẻ không thích hợp lắm với cây ăn trái nói chung và đu đủ nói riêng. Năng suất đu đủ trồng không cao như dự kiến (do chăm sóc không tốt, tuy nhiên bên bạn mình ở Hòa Phú chăm sóc kỹ lắm nhưng năng suất cũng ko đạt yêu cầu).
4/Thuê mướn công lao động hiện nay ở Củ Chi, một xã đang bị đô thị hóa hàng ngày, quả là không hề dễ. Thanh niên đa số thích làm công nhân nhà máy hơn là làm ruộng. Năng suất lao động thấp cũng là một vấn đề. Mình nghĩ thật khó để tìm người địa phương tâm huyết và thiệt tình.
Thân chào.
 
Xin chia sẻ với bác IceMan một số kinh nghiệm quản lý nông nghiệp mà mình tích góp được và cũng thấy có hiệu quả cho đến giờ phút này. Nếu có gì các bác đóng góp ý kiến để mình khắc phục; vì mình ko phải dân quản lý nhân sự nên cũng chỉ học hỏi kinh nghiệm của người đi trước thôi. Xin kể ngắn gọn công tác của mình
1. Lựa chọn nhân sự để gửi hết tâm tư nguyện vọng là điều quan trọng nhất, nên chọn những người làm thuê mướn có lý lịch tốt (cái này phải ngồi quán cafe hàng tháng trời mới dc...)
2. Thường xuyên thăm hỏi sức khoẻ người làm vườn bằng nhiều cách: trực tiếp, điện thoại, hỏi thăm hàng xóm của mình...
3. Mức lương cố định thì chỉ là phần cứng thôi (khoảng 1 triệu là dc) song song đó mình phải tạo nhiều công việc cho người làm vườn như: hưởng phần trăm từ lợi nhuận, được trồng một số cây rau kiếm thêm thu nhập (rau muống dưới mương, rau xà lách...); được nuôi một số loại gia cầm... Như thế họ sẽ cố gắng chăm sóc vườn của mình; thí dụ: khi họ trồng mồng tơi giữa liếp đu đủ thì khi họ tưới rau thì họ đã tưới cho đu đủ rồi...
4. Phải thành lập hợp đồng rõ ràng chặt chẽ những công việc phải làm, được làm và ko được làm càng rõ ràng càng tốt theo phương châm "mất lòng trước, đặng lòng sau" "tin người thì dùng, ko tin thì ko dùng"
5. Phải cầu nguyện cho mình gửi lòng tin đừng phản bội mình (nói chơi thôi)
Mong các bác đóng góp...
 
Đang lo vụ này nè bác ơi!
Nhưng tôi thì chuẩn bị trồng cây Kè nên có thể ít lo hơn.
Hình như tôi cũng giống bác chủ Topic,tôi cũng làm trong ngành Y và không có đủ thời gian chuyên tâm và lĩnh vực nông nghiệp mặc dù tình yêu nông nghiệp rất lớn.Chỉ tranh thủ thời gian ra trực thì chạy lên chăm sóc và đôn đốc người làm thôi.
Hy vọng vừa thử sức vừa học hỏi thêm.
 

Kinh nghiệm để đời! Mình cũng là dân văn phòng, đang có ý tưởng đầu tư vào nông nghiệp, đọc xong bài rồi, thấy phải cẩn thận hơn mới được.
 
Từ từ sẽ có học được nhiều: nói theo kinh tế thì cần có: khả năng lãnh đạo, khả năng quản lý nguồn nhân lực, ... theo em khi đi đầu tư thì kiểm soát được con người thì tất cả sẽ ổn hết!
 
Chào bạn.
Mình cũng bị tương tự nhưng mà mình trả lương cho ông người làm tới 3tr5/ tháng. Ba mình cứ nói tội người ta thôi để lương cho người ta nuôi vợ con. Cũng là dân thợ hồ đi lên, lúc mình xây trại thấy ổng làm được ba mình thuê ổng làm luôn. Mà ôi thôi, làm được mấy bữa đầu, mấy bữa sau cứ canh đi vắng là lại chạy sang nhà hàng xóm nhậu nhẹc, còn mang đồ ăn của mình sang nhà người ta nhậu, bữa người ta hỏi " nhà mày hôm wa đãi cua hay sao thằng đó mang sang nhậu?" . Tức điên người.
Thế là mình cho nghỉ thẳng cổ, trước khi nghỉ nó còn canh vào lấy đồ của mình. mất 5 cái quạt, mấy đồ dùng trong nhà. Do đang chuyển nhà nên đồ đạc lung tung chưa sắp xếp dc, mấy cái chén cái tô ngày xưa mua hàng nhập từ mỹ về cái nào cái đó hơn 400k/ cái nó lấy gần sạch sẽ. Bởi rút kinh nghiệm ko bao giờ thuê phụ hồ làm việc. Còn vấn đề người làm bây giờ khó khăn thật, ai cũng có tính lười, mình mà ko quản lý kỹ là tiêu ngay. Chia sẻ nỗi đau cùng bạn
 


Back
Top