Mô hình nuôi ốc hương trong ao đất ở Cam Ranh-Khánh Hòa

  • Thread starter exciter_1827
  • Ngày gửi
Đây là mô hình của đa số người nuôi ốc hương ở Cam Ranh,trong đó có em...vì chỉ là nông dân nên kiến thức còn hạn chế khi giới thiệu cái mô hình này...tuy chẳng có gì hay ho nhưng chắc cũng phần nào giúp 1 số người hiểu được thế nào là nuôi ốc hương trong ao đất có giai...có gì sai xót mong các bác bỏ qua cho....thân...



Lưu ý : cái mô hình nuôi ốc này chỉ để xem cho vui chứ không khuyến khích mọi người học hỏi và áp dụng...


28017553.jpg
70406316.jpg
28017553.jpg
Đầu tiên,chủ mô hình tiến hành cải tạo đìa bằng biện pháp bơm cạn nước, vét bùn đáy, phơi khô. Sau đó tiến hành cắm giai trong đìa, dùng cọc dài 2m cắm thành một ô hình chữ nhật có diện tích theo ý muốn... giai làm bằng lưới trũ với chiều cao 2m... Sau khi buộc giai vào các cọc tre chủ mô hình sẽ đổ một lớp cát dày khoảng 8-10cm để ốc vùi thân...sau đó lấy nước vào,cấy vi sinh đồng thời cho chạy máy quạt nước rồi chờ ngày thả ốc giống...


Cát này được ghe hút từ những bãi cát bồi ven biển rồi bơm vào ao







Trước đây,size ốc giống được thả khá lớn(khoảng 6-9000con/kg...nhưng do sau này lượng ốc giống không đủ cung cho người nuôi nên size ốc giống được suất bán nhỏ dần...hiện tại size hợp lý khoảng 10-15000con/kg...mật độ tối đa có thể khoảng 600con/m2...ốc giống trước khi thả xuống ao cần cho làm quen với môi trường nước khoảng 30phut và sau đó được rải đều khắp ao...

Sau khi thả ốc giống không nên cho ốc ăn liền mà chỉ cần chạy máy quạt nước để tăng oxy cho ốc khỏe và dần thích nghi với môi trường mới...Chú ý,ốc giống sau khi thả càng đùn xuống cát nhanh thì ốc càng khỏe mạnh...

Mỗi sang,chủ mô hình phải lặn khắp ao để vớt thức ăn thừa và các phế phẩm để làm sạch đáy ao,đồng thời theo dõi lượng thức ăn thừa thiếu để điều chỉnh cho phù hợp...nước trong ao được thay hàng ngày theo thủy triều...





Thức ăn thừa cùng các phế phểm sau khi đuọc vớt từ ao lên đuọc người nuôi sàng sạch cát rồi nhặt những con ốc còn sống lẫn trong ấy để thả lại xuống ao...











Sau khi vệ sinh sạch sẽ có thể tiến hành cho ốc ăn...thường thì cho ăn 1 lần vào buổi chiều vì tập tính của con ốc là ăn đêm...thức ăn chủ yếu là tôm,cua hoặc cá tạp...




Ốc nuôi khoảng 4-6 tháng tùy theo mật độ và tỷ lệ hao hụt(thường khoảng 20-30%),khi ốc đạt trọng lượng khoảng 140con/kg thì có thể tiến hành xuất bán...







Nuôi ốc hương trong giai lưới đặt trong đìa có ưu điểm quản lý được ốc tránh bò đi gây thất thoát, dễ dàng quản lý chăm sóc, kiểm soát được lượng thức ăn hàng ngày. Khi có sự cố về môi trường ví dụ như đáy cát trong giai bị ô nhiễm có màu đen, có mùi hôi có thể xử lý bằng cách chuyển ốc nuôi sang một giai mới, phủ một lớp cát sạch mới, đặt trong một đìa nuôi mới, ốc sẽ tăng trưởng nhanh không bị dịch bệnh.
Theo Exciter
 


Last edited by a moderator:
xin lổi bạn exciter_1827 mượn trang của bạn nói chuyện phiếm chút.
gởi anh bạn tám lúa miền trên tôi chưa kịp đọc hết nhiều bài anh viết,làm anh nông dân tập tành @đọc bài nầy tôi thấy nó gần gủi và dể thương,mong là anh sẻ viết nhiều bài như thế nầy.dù biết thời gian của anh là quý,bỏ ra giúp ích cho đời,đời thêm ý nghĩa
cảm ơn bài viết .thân

VÀ 1 FAN KHÁC ĐÃ VIẾT
Tâm tình cùng anh (Tám Lúa)​

Cách dùng từ và kiểu hành văn của anh nói thật em rất khoái đọc. Còn đối với người khác, nhất là đối với những người có bằng này cấp nọ em đoan chắc với anh rằng họ không thích, có thể đôi khi còn bị phản đối nữa.

Vì lời lẽ anh dùng thể hiện qua một số bài viết kiểu như vậy theo em nghĩ người ta sẽ cho là nặng lời, là xúc phạm đến quyền nhân thân của người khác.

Nên em chân thành xin được trao đổi cùng anh đôi điều, nếu có gì không phải mong anh bỏ qua cho:

- Cho đến thời điểm này, theo nghiên cứu của riêng em qua rất nhiều nguồn tài liệu ở trong và ngoài nước dạy về cách nuôi tôm sú, qua đó em đã so sánh đối chiếu và nhận thấy chỉ có qui trình về kỷ thuật nuôi trồng tôm sú của anh thôi mới mong mang tính hiệu quả, bền vững của nó cho người nông dân. Bởi vì, mô hình này có nhiều ý tưởng rất mới mẻ mang tính đột phá mà chẳng có một mô hình nào trước đó có được, xin được lượt trích một số ý để minh họa:

+ Phải năng chặn từ lúc ban sơ, từ thuở ban đầu.

+ Mực nước tối thiểu phải từ 1,2 mét và còn tùy thuộc vào từng mô hình và mật độ thả cụ thể nữa.

+ Phải dùng sàng cho tôm ăn, nhầm tránh để thức ăn dư thừa.

+ Phải đánh men vi sinh định kỳ.

+ Phải có ao lắng đàng hoàng và cân đối với diện tích ao nuôi tôm thịt.

+ Tôm giống phải qua xét nghiệm và sạch bệnh,v.v.

- Anh có mô hình và kỷ thuật nuôi hay, tốt như vậy mà không được phổ biến rộng rải cho nhiều người biết để cùng nuôi thì quả thật là điều đáng tiếc và thiệt thòi cho người nuôi tôm sú quá. Chỉ gì tính anh quá cương trực, thẳng thắn không kềm chế được trước những sự sai lầm, sai trái của những người có trách nhiệm chỉ dạy cho người nông dân nuôi tôm dẫn đến quá nhiều thất bại, buột anh đã không nhẹ lời chỉ trích về kỷ thuật nuôi trồng tôm sú mà họ đã đưa ra và cũng tại sự chỉ trích này mà các diễn đàn đã cấm không cho đăng bài của anh, cuối cùng người nuôi tôm lảnh đủ.

Xin anh nhớ cho điều này việc khen người thì dễ chứ chê người sẽ dẫn đến nhiều điều phiền toái lắm. Vì bản chất của loài người số đông không ai chịu cho mình là kém cõi, là sai lầm, là sai trái cả..., và họ luôn tự cho mình là trung tâm của trời đất này cả thôi.
 


Last edited by a moderator:
đúng là "cân bằng hệ sinh thái" là điều cốt lõi trong nuôi trồng thủy sản...nhiều người vẫn biết thế nhưng vẫn phải mạo hiểm đi con đường riêng của họ vì nhiều nguyên nhân khác nhau...cảm ơn những góp ý chân tình của bác Tám...
 
đúng là "cân bằng hệ sinh thái" là điều cốt lõi trong nuôi trồng thủy sản...nhiều người vẫn biết thế nhưng vẫn phải mạo hiểm đi con đường riêng của họ vì nhiều nguyên nhân khác nhau...cảm ơn những góp ý chân tình của bác Tám...

"đi con đường riêng của họ vì nhiều nguyên nhân khác nhau"

Con đường riêng của họ ...con đường ăn xổi ở thì ...một mặt khi mua hàng thì đòi Made in USA ...England, Germany, France, Italy, Japan, Korea ....


Khi nói đến người VN làm ăn ..cẩu thả ..không chất lượng ...thì dùng đủ lí do để bào chữa ... đôi khi nóng cấy lên....tự ái đùng đùng (tự ái không đúng chổ) ...cho rằng người khác miệt thị ...anh là người VN tại sao anh chữi VN ....


Dạ thưa người VN có đủ Thông Minh để tiếp thu kỉ thuật tiên tiến cũng như phát minh sáng chế để sản phẩm của nước Việt Nam mình hội nhập với 5 Châu ...ở đây tôi muốn nói ...khi người Tây người Mỹ cầm sản phẩm của VN lên xem...họ muốn mua nữa trong tương lai hay là họ mua 1 lần rồi tởn tới già ...

Vậy có bạn nào muốn mua hàng Trung Quốc hay hàng của Mỹ (nếu có đủ tiền để mua)?

Trong khi đó, hàng quần áo ...áo lạnh áo khoát và 1 vài sản phẩm khác Made in VN ...bán đầy ở các cửa hàng xịn ở Mỹ ...về chất lượng không chổ nào chê ...tại sao chất lượng siêu như vậy ...mà các sản phẩm khác lại không đúng tiêu chuẩn chất lượng.

Tại vì người VN có tinh thần tự giác rất thấp ...tự làm thì xén bớt gốc nầy cắt bớt cạnh nọ để lãi cho nhiều .....

Còn sản phẩm quần áo giầy dép lại có chất lượng cao.
Tại sao chất lượng cao? Bởi vì để cho hãng xưởng nước ngoài vào VN cầm đầu ...làm không đúng tiêu chuẩn thì bị người nước ngoài nói nặng nói nhẹ ..thì nghe theo ...(người mình với người mình thì nói không nghe)

Tại sao VN mình không làm chủ lấy mình về mọi mặt, nhất là trong nuôi trồng thuỷ sản ...diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng lại đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan ...đáng lẽ ra với diện tích ngần ấy thì sản lượng phải gấp 3-4 lần của Trung Quốc hoặc Thái Lan.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn anh Tám đã đổi giọng. H ìhhiì...
Phải như vầy, mới thoải-mái đọc từ đâu tới cuối chứ!
Tui với anh hiểu biết rất kém so với nhiều người trên Diễn-đàn, nhưng chỉ vì chúng ta có dịp "đúng ở xa", nên nhìn được toàn cảnh, rồi hết lòng nhắc-nhở bà con. Có khi chúng tôi (tui với anh Tám) hơi nóng nảy... Xin bỏ qua!
Bài viết của anh một lần nữa, nhắc nhở : - Các nước chung quanh người ta đã đi xa lắc xa lơ rùi...
Hoan-hô anh Tám!
 
hiện tại cái mô hình này đã bắt đầu giúp 1 số người dân tán gia bại sản.....hichic....
 
hiện tại cái mô hình này đã bắt đầu giúp 1 số người dân tán gia bại sản.....hichic....


Ko nuôi được cũng chết . mà nuôi được ko bán được cũng chết . Thà cứ ko nuôi được, chết từ đầu còn đỡ tốn kém ....:confused:
 
hiện tại con ốc hương đang khiến nhiều người lên hương....lên hương hàng ngày....khói hương thì tỏa nghi ngút....hichic....cũng vì dịch bệnh tràn lan.....
 
hiện tại con ốc hương đang khiến nhiều người lên hương....lên hương hàng ngày....khói hương thì tỏa nghi ngút....hichic....cũng vì dịch bệnh tràn lan.....

Tám Lúa xin chia buồn và thắp nén hương cùng người nuôi ốc...hichic ..., ủa nếu tui thắp nén hương là tui đồng tình với người nuôi theo qui trình Tán Gia bại Sản rồi ...thôi thôi, cho tui xin rút lại lời nói ...

Người nuôi có chết thì đừng có than ...muốn lãi nhiều 700-800 triệu 1 năm ...có bị bể, có bị banh thì tự mình mà ôm đạn, đừng kêu trời, than thân trách phận ...đã dám mở canh bạc "Nuôi tôm, nuôi cá, nuôi ốc, nuôi thuỷ sản đánh bạc với ông trời" thì "sức chơi, sức chịu, sức liệu mà chơi".

Thôi cho tui xin rút lời, dù cho ai đó nói tui là người vô tình vô nghĩa, tui không dám đánh bạc với ông trời đâu ..thà tui đánh men Vi Sinh thì tui đánh, có tốn hao thêm chút đỉnh theo qui trình CÂN BĂNG HỆ SINH THÁI cho chắc ăn, ai nói tui dại thì tui chịu ...và tui còn cám ơn người nói tui dại, tui cám ơn, cám ơn thật nhiều.
 
con men vi sinh trong mô hình nuôi ốc hương trong ao đất rất khó phát huy được hiệu quả tối đa,có lúc chẳng có tác dụng gì luôn dù có đánh vi sinh xuống ao hàng ngày....không phải người nuôi không biết tác dụng của nó nhưng khó khăn ở đây là việc buộc phải tháo và lấy nước hàng ngày cho ao nuôi...vì khi làm vệ sinh đáy ao thì buộc người nuôi phải tháo cạn nước(tùy điều kiện mà mực nước trong ao còn 0.8-1m) và sau đó lấy nước vào hết cỡ(có khi hơn 2m) trong ao theo thủy triều chứ không thể để nước quá cạn,nắng nóng làm ảnh hưởng đến ốc trong ao....vì tháo và lấy nước hàng ngày nên dù có đánh vi sinh cũng chẳng hiệu quả gì mấy...

tác nhân gây bệnh chính cho ốc hương là con trùng lông (Ciliophora)...chúng tấn công vào cơ quan tiêu hoá (ống lấy thức ăn) và cơ quan hô hấp (ống si phông) làm cho ốc bỏ ăn trong thời gian dài mà nghiêm trọng hơn là làm cho ốc khó thở và chết(cái này người nuôi gọi là bệnh sưng vòi) và hiện tại thì không có thuốc đặc trị(người nuôi cũng đỡ tốn 1 phần nào tiền điều trị )....nguyên nhân chính là do người nuôi quản lí lượng thức ăn không tốt,thức ăn dư thừa lâu ngày được tích tụ và tạo điều kiện cho con trùng lông phát triển mạnh....hơn 90% ốc bị bệnh khi thời gian nuôi tầm 4 tháng trở lên....

dẫu biết dịch bệnh luôn rình rập nhưng người nông dân vẫn chấp nhận phó mặc cho trời vì nhiều nguyên do...có thể do thiếu hiểu biết hoặc điều kiện không cho phép do nhiều nguyên nhân khách quan,và đặc biệt là do cái "siêu lợi nhuận" đã làm mờ mắt họ....

còn về sử dụng ao lắng trong nuôi ốc hương thì 100% chưa thấy ai sử dụng ở chỗ em....
 
nuoiochuong

:5^:Chào bạn EX,cùng mọi nguòi.
Cho e hỏi,có bác nào nuôi ốc huong trong lồng săt ko?
Em o Cam lâm,hiện tại đang nuôi Ngao.Tói đây em tính nuôi Cua biển trong đầm,ko biết có bác nào đi truóc ,có kinh nghiệm xin giúp đõ.Cảm on,chúc mọi nguòi thành công
 
lồng sắt thường dùng trong nuôi tôm hùm và 1 số loại cá thôi,không ai nuôi ốc hương trong lồng sắt cả....vì lồng sắt thường treo lơ lửng giữa mực nước chứ rất ít khi thả sát mặt đất....mà đặc tính của con ốc hương là vùi mình trong cát nên chẳng ai nuôi trong lồng sắt cả(cát bỏ vào lồng sẽ bị rơi ra ngoài)....ốc hương thì em chỉ thấy nuôi ven các bãi bồi ven biển và trong ao đất thôi.....
còn về nuôi cua biển thì em chẳng có chút kinh nghiệm nào,chờ người khác giúp bạn thôi...thân....
 
con men vi sinh trong mô hình nuôi ốc hương trong ao đất rất khó phát huy được hiệu quả tối đa,có lúc chẳng có tác dụng gì luôn dù có đánh vi sinh xuống ao hàng ngày....không phải người nuôi không biết tác dụng của nó nhưng khó khăn ở đây là việc buộc phải tháo và lấy nước hàng ngày cho ao nuôi...vì khi làm vệ sinh đáy ao thì buộc người nuôi phải tháo cạn nước(tùy điều kiện mà mực nước trong ao còn 0.8-1m) và sau đó lấy nước vào hết cỡ(có khi hơn 2m) trong ao theo thủy triều chứ không thể để nước quá cạn,nắng nóng làm ảnh hưởng đến ốc trong ao....vì tháo và lấy nước hàng ngày nên dù có đánh vi sinh cũng chẳng hiệu quả gì mấy...

tác nhân gây bệnh chính cho ốc hương là con trùng lông (Ciliophora)...chúng tấn công vào cơ quan tiêu hoá (ống lấy thức ăn) và cơ quan hô hấp (ống si phông) làm cho ốc bỏ ăn trong thời gian dài mà nghiêm trọng hơn là làm cho ốc khó thở và chết(cái này người nuôi gọi là bệnh sưng vòi) và hiện tại thì không có thuốc đặc trị(người nuôi cũng đỡ tốn 1 phần nào tiền điều trị )....nguyên nhân chính là do người nuôi quản lí lượng thức ăn không tốt,thức ăn dư thừa lâu ngày được tích tụ và tạo điều kiện cho con trùng lông phát triển mạnh....hơn 90% ốc bị bệnh khi thời gian nuôi tầm 4 tháng trở lên....

dẫu biết dịch bệnh luôn rình rập nhưng người nông dân vẫn chấp nhận phó mặc cho trời vì nhiều nguyên do...có thể do thiếu hiểu biết hoặc điều kiện không cho phép do nhiều nguyên nhân khách quan,và đặc biệt là do cái "siêu lợi nhuận" đã làm mờ mắt họ....

còn về sử dụng ao lắng trong nuôi ốc hương thì 100% chưa thấy ai sử dụng ở chỗ em....


Trên đời nầy những câu mà dân gian thường nói:

- Xe "CHỞ" trọng lượng tối đa .....

- Tàu "CHỞ" trọng lượng tối đa .....

- Ao nuôi "MẬT ĐỘ" tối đa ....

Chuyện nuôi mật độ quá tải thì có 2-3 đường binh:

- Theo kiểu "Hên", nói theo kiểu dân gian "Ông bà phù hộ, có ông trên độ", thì trúng đậm ....mầm bệnh chưa phát triển kịp ...bà cậu.

- Theo kiểu "Xui", nói theo kiểu dân gian "Ông bà không cho, đành phải chịu thôi"

Nói theo kiểu trên để tự bào chửa:

- Một là lòng tham không đáy, biết mà vẫn làm ....

- Hai là điếc không sợ súng, không biết kỉ thuật qui trình nuôi như thế nào, thế nào là quá tải, thế nào là cân bằng hệ sinh thái.

Kết luận:

Từ lòng tham không đáy hay điếc không sợ súng đều có cùng một điểm giống nhau ...đó là vô tình họ đang âm thầm gầy sòng, mở canh bạc "Nuôi tôm, nuôi thuỷ sản, đánh bạc với ông trời".


==========
==========

- Dạ thưa anh Tám, tui nuôi được 2-3 mùa rồi có sao đâu!!!

- Dạ thưa anh Chín Cò Ke, anh nói đúng đó, ông bà phù hộ cho anh đó ...nhưng mà anh hãy coi chừng câu nói "Rồi có sao đâu" của anh đó.

Rồi sẽ có ngày trăng sao sẽ xuống đến tận nhà anh, những ngôi sao sáng rực trong gia đình của anh, những ngôi sao nầy sẽ đổ hào quang sáng chói trên cái trán láng vo của anh ...anh sẽ được tin Ngân Hàng cất giữ "Hộ, Dùm" cuốn sổ đỏ cho anh đó.

Tui nói cho anh biết, ở bên trời Tây, mà Tám tui đọc được 1-2 câu trên mạng gì đó, mà dân gian ở VN "Hiện Tại" đang dùng "Cuốn sổ đỏ đội nón ra đi", vậy Tám tui nói có đúng không anh?

Tới chừng đó ngân hàng giừ hộ dùm anh, thì anh đừng có dùng sợi dây thòng lọng nghe anh, mặc dù anh với tui nói đến chuyện con tôm con tép thì 2 đứa mình thường hay caỉ vả.

- Nếu anh đi rồi, buồn lắm anh ơi
- Li rượu nồng, rồi ai cạn ai vơi
- Dù tôi có khích, dù anh có bác
- Chỉ mong sao con cháu được đổi đời

P/S: Bà con nên nhớ cái gì nó cũng vừa vừa, phải phải, xin đừng quá tải ...quá tải là không có thuốc chữa, cho dù thuốc tiên cũng không chữa được ....

Ở đây nuôi trồng thuỷ sản, con men vi sinh là thuốc tiên đó, phải biết dùng đúng cách, dùng đúng qui trình thì nó mới hiệu quả ...còn bằng không chỉ là 1 nắm cát đem đi rãi ở Sa Mạc, hay là 1 giọt nước đổ xuống Đại Dương.

Và bà con cũng đừng quên cụm từ "Cân Bằng hệ sinh thái" và bỏ cái cụm từ "Quá Tải" qua một bên.
 
Last edited by a moderator:
hiện tại dich bệnh đã hết hoành hành...đã có lưa thưa người thả ốc giống với hy vọng lên hương....mà không hy vọng sao được...dịch bệnh tràn lan thế mà vẫn có người lên hương đó thôi(lời gần cả tỷ đồng cho 1 ao được khoanh nuôi có 1800m2 cơ mà)...hy vọng lại có 1 mùa ốc bội thu để em còn có dịp trở lại làm con buôn....hichic....
 
cảm ơn các bác các chú!

đi lang thang một hồi trên mạng tự nhiên thấy nhà mình rôm rã nên ghé vào chơi.
không ngờ đề tài này lại cuốn hút con đến như vậy mặc dù chưa tận mắt thấy mô hình nuôi ốc hương bao giờ
trước giờ cứ nghĩ các bác nông dân sẽ nuôi ốc hương trong môi trường tự nhiên ngoài biển chứ không nghĩ là nuôi bằng cách nạo vét ao đìa rồi thả giống
thật ngưỡng mộ quá đi
nhưng sao sau khi đào ao rồi sao không phủ bạt trên 1200m2 ấy rồi mới cho cát phủ vào ạ? như vậy con thấy sau mỗi lần thu hoạch thì vệ sinh đìa cũng dễ dàng hơn đấy ạ! tránh tình trạng hút lớp bùn dơ dày cợm rồi phủ lớp cát mỏng mới, làm như thế sau mỗi vụ thu hoạch là ao lại càng sâu sâu sâu sâu thêm, nếu có bạt ở dưới thì giảm ô nhiễm lớp cát phía dưới bạt rất nhiều.
con không biết gì, nhưng khi nghĩ đến sự ô nhiễm môi trường nên con mạo muội nói ra suy nghĩ của mình, xin cả nhà thứ lỗi bỏ qua cho nếu những lời này là sai
thân
 
thường thì sau mỗi vụ nuôi,lượng cát cho vào ao thường bị nén chặt và công đoạn cải tạo ao chủ yếu bằng sức người nên ao chỉ càng ngày càng nông chứ không thể sâu hơn được....khi nào chủ ao cảm thấy quá nông hoặc đáy ao quá bẩn thì họ mới thuê xe ủi lớp cát này lên thôi....
còn cái vụ lót bạt thì mình cũng đã nghe có người làm rồi,nhưng chẳng nghe thấy ai thành công cả...nông dân mà,cứ đơn giản mà thành công là họ quất tới,không cần phải cầu kỳ....
năm rồi dân nuôi ốc trúng to lắm,nhưng xen vào đó cũng có nhiều kẻ trắng tay....đầu năm nay gần nơi mình ở có khá nhiều hộ bị trắng tay vì con ốc này lắm...ốc chưa đủ tháng đã ngủm củ tỏi hết trơn,có người mới thả có mấy ngày cũng toi luôn...đa số đều cho rằng do con giống kém chất lượng,chẳng biết đâu mà lần....ngay cả như "hội chứng tôm chết sớm" được nhiều GS,TS quan tâm,xét nghiệm này nọ còn bó tay chưa biết nguyên nhân thì việc con ốc hương chết sớm người nuôi chỉ còn biết đổ thừa do con giống mà thôi....
 
Chất lượng con giống tốt nắm 50% thành công

năm rồi dân nuôi ốc trúng to lắm,nhưng xen vào đó cũng có nhiều kẻ trắng tay....đầu năm nay gần nơi mình ở có khá nhiều hộ bị trắng tay vì con ốc này lắm...ốc chưa đủ tháng đã ngủm củ tỏi hết trơn,có người mới thả có mấy ngày cũng toi luôn...đa số đều cho rằng do con giống kém chất lượng,chẳng biết đâu mà lần....ngay cả như "hội chứng tôm chết sớm" được nhiều GS,TS quan tâm,xét nghiệm này nọ còn bó tay chưa biết nguyên nhân thì việc con ốc hương chết sớm người nuôi chỉ còn biết đổ thừa do con giống mà thôi....

Bạn dùng từ khóa "Ốc hương giống yêu cầu kĩ thuật" và google bạn sẽ tìm thấy tiêu chuẩn để chọn con giống của Tổng cục Thuỷ sản biên soạn . Chất lượng con giống rất quan trọng cho việc nuôi thành công ốc hương thành phẩm . Nói đến chất lượng thì phải áp dụng khoa học kĩ thuật kiểm định , tạo được con giống chất lượng phải qua khâu chọn lọc ốc bố mẹ từ thiên nhiên , liên qua đến độ tuổi , số lần sinh sản , cách nuôi vỗ béo ốc bố mẹ , quản lí chất lượng nước , chăm sóc ấu trùng ... thì mới có được con giống khẻo mạnh .

Khi có con giống khỏe mạnh đem nuôi vỗ để thành ốc thành phẩm cũng phải trãi qua một quá trình khoa học thì mới mong đạt tỉ lệ sống cao và cho ra những thành phẩm có chất lượng . Tại sao bà con nuôi ốc hương ở các miền lúc được lúc không ? Ngoài yếu tố chất lượng con giống , thì còn phụ thuộc vào cách nuôi . Bà con nuôi bằng cách đăng , ao , hồ ... có chung một nguyên nhân chính dẫn đến thất bại , dó là môi trường sống của ốc hương bị ô nhiễm , ô nhiễm phần đáy và nguồn nước biển . Nếu xử lý tốt 2 khâu này sẽ giúp bà con nắm trong tay phần thắng lớn hơn .

Khi đọc "Ốc hương giống yêu cầu kĩ thuật" của Tổng cục Thuỷ sản biên soạn . Bạn sẽ biết thêm một số yếu tố quan trọng khi lựa chọn con giống . Nhưng nếu bạn là người "Trong Nghề" chắc bạn sẽ chưa hài lòng về nội dung . Khi mua con giống bạn là người bỏ ra cả trăm triệu và sau đó bạn bỏ ra thêm vài trăm triệu nữa để nuôi , nhưng bạn lại không quan tâm đến Chất Lượng Ốc Giống . Vì vậy bạn phải xem xét thật kĩ các mục trong tiêu chuẩn đo lường chất lượng , nếu thấy thiếu xót thì xin góp ý .... Vì đó là quyền lợi của bà con mà.
 
Thông tin Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu và công trình nghiên cứu .

Nghiên cứu đẻ là khác, nghiên cứu nuôi trồng là khác, là lẽ đương nhiên.......................

Mô hình nuôi ốc dễ nuôi, chẳng có gì khó hơn nuôi tôm sú, tôm thẻ ...cái căn bản nó giống nhau ...biết áp dụng cân bằng hệ sinh thái thì nuôi con gì cũng được (thuỷ sản).

Thông tin : Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Giám đốc Trung tâm NCTS 3 (tác giả của công trình khoa học cho ốc hương sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm). Hiện tại không biết vẫn còn giữ chức thứ trưởng hay không thì không rõ .

Gởi Bác Tám : Nếu nuôi ốc hương bác nói là dễ nuôi thì chắc bác là cao thủ trong ngành thủy sản rồi , vậy xin chỉ giáo , muốn nhận biết ốc giống tốt thì phải kiểm định như thế nào ? (Xin bác xem qua Ốc Hương Giống - Yêu Cầu Kỹ Thuật của Tiêu Chuẩn Quốc Gia Việt Nam và cho ý kiến )
Trong phần kiểm tra chất lượng có hoàn hảo chưa ? và còn thiếu gì ? Mong bác cho ý kiến .
 
Last edited by a moderator:


Back
Top