N
ngaben2002
Guest
<table width="100%" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td class="atc_hl" valign="top">
Lao Động số 227 Ngày 08/10/2009 Cập nhật: 7:59 AM, 08/10/2009
</td> </tr> <tr> <td valign="top"> <table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody></table> (LĐ) - Việt Nam đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua Thái Lan về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả.
Hàng chục năm qua, các "vấn nạn" nhập lậu đường, gạo, nếp, trâu, bò, gà, trái cây... vào nội địa Việt Nam vẫn cứ tái diễn "năm sau cao hơn năm trước", rộng hơn là hầu hết sản phẩm của nông nghiệp, đều xảy ra tình trạng nhập lậu từ các quốc gia lân cận, có chung đường biên giới.
Không đợi đến các nhà kinh tế vĩ mô, bất cứ người dân thường nào cũng biết rõ rằng sản phẩm của người ta ở xa thế, vận chuyển tốn kém thế mà về thị trường VN vẫn có lời, vẫn bán chạy, vẫn... ăn ngon thì ắt của đó vừa ngon, vừa rẻ.
Một quốc gia nông nghiệp có truyền thống trồng lúa và trồng sắn, nhưng hiện tại cả hai sản phẩm chủ lực này chúng ta đều đứng sau so với quốc gia láng giềng Thái Lan (TL). Người đứng đầu Hội Giống cây trồng VN - GS.VS Trần Đình Long - cho rằng, đất nước đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua TL về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả; và đặc biệt lo ngại là tình hình đang ngày càng xấu thêm, khoảng cách so với TL ngày càng dài ra.
Việc nghiên cứu, lai tạo giống lúa có chất lượng cạnh tranh hiện tại là rất lãng phí nguồn lực, phân tán, rơi vãi; có thể hình dung nổi không, chỉ mới riêng tại Viện Khoa học nông nghiệp VN hiện có hơn 2 nghìn nhà khoa học hưởng lương ngân sách, nhưng có thể nói các loại giống cây - con ta đều thua TL từ A đến Z.
Bò của TL nuôi bằng thời gian với bò ở ta đã có trọng lượng gấp đôi, sắn của họ cũng vậy, lượng tinh bột trên 1 kýlô sắn củ cũng cao hơn ở ta đến cả chục phần trăm... Nuôi con bò trông mỏi cả mắt suốt mấy năm trời, nhưng vẫn không bán được vì bò của TL nhập lậu về rẻ hơn nhiều.
Làm ra hạt gạo, cân đường ở nông thôn VN nhọc nhằn, đắt đỏ từ nước nôi, phân bón, nhưng gạo và đường của TL giá rẻ tràn về làm người nông dân thêm điêu đứng. Câu nói "về vựa trái cây Nam Bộ ăn trái cây... ngoại" chứa đựng biết bao nỗi niềm của người nông dân trong đó (!?).
Thực tiễn đang đặt ra những đòi hỏi nóng hổi với những người đứng đầu ngành nông nghiệp đất nước: Nếu vẫn tiếp tục coi chuyện các loại giống lúa, sắn, bò, gà, trái cây... của ta đang thua xa TL (và những quốc gia khác) là "không có vấn đề gì" thì quả là... rất có vấn đề (!).
Tawatchai Yuenyong - một người Thái gốc Hoa ở tỉnh trồng sắn Sêkôn, là chủ của ba nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất trên 3 triệu tấn tinh bột xuất khẩu mỗi năm - nói: "Người trồng sắn TL giàu có là vì không chỉ năng suất cao, mà còn do chúng tôi chế biến giỏi, bã sắn được chế biến thành thức ăn cho bò, lãi kép trên cả sắn và bò".
Ông nói thêm: "Tôi thừa nhận là bã sắn (sau khi vắt để lấy tinh bột) của chúng tôi xấu hơn bã sắn ở các nhà máy ở VN". Câu nói hoàn toàn thành thực, nhưng cho dù chỉ có 0,1% trào lộng trong đó thì chẳng lẽ những ai có trách nhiệm phục vụ nông dân và nền nông nghiệp nước nhà lại không thấy đau?
>> Bò Thái Lan đã "lọt" vào Việt Nam như thế nào?
>> Bò Thái Lan chui lọt... lỗ kim
Lâm Chí Công
</td> </tr> <tr> <td valign="top">
</td> </tr> <tr> <td align="left" valign="top"> <!--Reader's comments-->
</td> </tr> <tr> <td width="446" valign="middle">
</td></tr></tbody></table>
Lao Động số 227 Ngày 08/10/2009 Cập nhật: 7:59 AM, 08/10/2009
</td> </tr> <tr> <td valign="top"> <table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody></table> (LĐ) - Việt Nam đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua Thái Lan về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả.
Hàng chục năm qua, các "vấn nạn" nhập lậu đường, gạo, nếp, trâu, bò, gà, trái cây... vào nội địa Việt Nam vẫn cứ tái diễn "năm sau cao hơn năm trước", rộng hơn là hầu hết sản phẩm của nông nghiệp, đều xảy ra tình trạng nhập lậu từ các quốc gia lân cận, có chung đường biên giới.
Không đợi đến các nhà kinh tế vĩ mô, bất cứ người dân thường nào cũng biết rõ rằng sản phẩm của người ta ở xa thế, vận chuyển tốn kém thế mà về thị trường VN vẫn có lời, vẫn bán chạy, vẫn... ăn ngon thì ắt của đó vừa ngon, vừa rẻ.
Một quốc gia nông nghiệp có truyền thống trồng lúa và trồng sắn, nhưng hiện tại cả hai sản phẩm chủ lực này chúng ta đều đứng sau so với quốc gia láng giềng Thái Lan (TL). Người đứng đầu Hội Giống cây trồng VN - GS.VS Trần Đình Long - cho rằng, đất nước đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua TL về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả; và đặc biệt lo ngại là tình hình đang ngày càng xấu thêm, khoảng cách so với TL ngày càng dài ra.
Việc nghiên cứu, lai tạo giống lúa có chất lượng cạnh tranh hiện tại là rất lãng phí nguồn lực, phân tán, rơi vãi; có thể hình dung nổi không, chỉ mới riêng tại Viện Khoa học nông nghiệp VN hiện có hơn 2 nghìn nhà khoa học hưởng lương ngân sách, nhưng có thể nói các loại giống cây - con ta đều thua TL từ A đến Z.
Bò của TL nuôi bằng thời gian với bò ở ta đã có trọng lượng gấp đôi, sắn của họ cũng vậy, lượng tinh bột trên 1 kýlô sắn củ cũng cao hơn ở ta đến cả chục phần trăm... Nuôi con bò trông mỏi cả mắt suốt mấy năm trời, nhưng vẫn không bán được vì bò của TL nhập lậu về rẻ hơn nhiều.
Làm ra hạt gạo, cân đường ở nông thôn VN nhọc nhằn, đắt đỏ từ nước nôi, phân bón, nhưng gạo và đường của TL giá rẻ tràn về làm người nông dân thêm điêu đứng. Câu nói "về vựa trái cây Nam Bộ ăn trái cây... ngoại" chứa đựng biết bao nỗi niềm của người nông dân trong đó (!?).
Thực tiễn đang đặt ra những đòi hỏi nóng hổi với những người đứng đầu ngành nông nghiệp đất nước: Nếu vẫn tiếp tục coi chuyện các loại giống lúa, sắn, bò, gà, trái cây... của ta đang thua xa TL (và những quốc gia khác) là "không có vấn đề gì" thì quả là... rất có vấn đề (!).
Tawatchai Yuenyong - một người Thái gốc Hoa ở tỉnh trồng sắn Sêkôn, là chủ của ba nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất trên 3 triệu tấn tinh bột xuất khẩu mỗi năm - nói: "Người trồng sắn TL giàu có là vì không chỉ năng suất cao, mà còn do chúng tôi chế biến giỏi, bã sắn được chế biến thành thức ăn cho bò, lãi kép trên cả sắn và bò".
Ông nói thêm: "Tôi thừa nhận là bã sắn (sau khi vắt để lấy tinh bột) của chúng tôi xấu hơn bã sắn ở các nhà máy ở VN". Câu nói hoàn toàn thành thực, nhưng cho dù chỉ có 0,1% trào lộng trong đó thì chẳng lẽ những ai có trách nhiệm phục vụ nông dân và nền nông nghiệp nước nhà lại không thấy đau?
>> Bò Thái Lan đã "lọt" vào Việt Nam như thế nào?
>> Bò Thái Lan chui lọt... lỗ kim
Lâm Chí Công
</td> </tr> <tr> <td valign="top">
</td> </tr> <tr> <td align="left" valign="top"> <!--Reader's comments-->
</td> </tr> <tr> <td width="446" valign="middle">
</td></tr></tbody></table>