Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Bây giờ mình xin phát pháo đầu tiên nhé :
Với diện tích canh tác Nấm Rơm trong nhà che bạt kín trên hệ thống kệ ( khung tre nứa nhiều tầng ) khoảng 130 m2 ,Ta có thể trồng khoảng 10 tấn giá thể ( bao gồm rơm , phân chuồng , cám gạo hoặc bột bắp , vôi ... ) , với tỷ lệ chuyển hóa vi sinh khoảng 20% thôi , thì ta có thể thu hoạch 2 tấn nấm chỉ trong 30 ngày , vậy chi 1 năm khả thi có thể canh tác được khoảng 8 vụ Nấm liên tục = 16 tấn/năm . Doanh thu = 640 triệu đồng , Lợi nhuận ròng ít nhất là 50% = 320 triệu đồng ( đã khấu hao hoàn tất nhà và kệ trồng ) . Với 1 người nông dân ít đất ( 2 công = 2000 m2 ) đến năm thứ 3 có thể triển khai cho mình khoảng 12 nhà nấm bằng nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm ( bao gồm cả dt nhà kho chứa rơm nguyên liệu ) . Kể từ năm thứ 4 trở đi lợi nhuận ròng hàng năm khoảng vài tỷ đồng , chưa kể giá trị cơ sở vật chất phục vụ sản xuất .
Bắt đầu mổ sẻ nghen :
1/ Nguồn nguyên liệu và dinh dưỡng :
A) Nguyên liệu :
- Hầu hết các tài liệu hướng dẫn trồng Nấm Rơm đều có khuyến cáo : nên chọn rơm không bị ô nhiễm , không dư lượng thuốc BVTV , ánh vàng đẹp , khô ráo ... điều này theo mình thì hoàn toàn không khả thi , bởi khi mua rơm trôi nổi qua thương lái chở bằng ghe từ các vùng khác đến thì kể cả các kỷ sư Nông Nghiệp cũng không thể nào có khả năng kiểm tra chất lượng rơm chứ đừng nói đến
người nông dân ( Anh không lấy hàng thì sẽ không có lần sau được giao hàng = bế tắc sản xuất ) , phải ứng dụng giải pháp xử lý loại trừ ô nhiễm trong rơm .
Nói về nguồn rơm thì có nhiều thông tin qua thực tế từ bà con trồng nấm và cả cán bộ khuyến nông là : nguồn Rơm thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp trồng Nấm rơm hiệu quả không cao ( do rơm bị gãy nát mất nhựa dinh dưỡng ) , vì vậy thường phải mua rơm từ những vùng sâu , những nơi mà máy gặt đập liên hợp chưa tới được . Đây là điều thực tế nhưng lại rất vô lý , bởi nếu đến một ngày nào đó các vùng sâu đã phát triển tốt ( thành cánh đồng mẫu lớn ) thì nghề trồng Nấm Rơm sẽ phải mai một à . Rơm gãy dập thì cũng chỉ mất nhựa dinh dưỡng thôi ( hàm lượng đạm thấp ) , còn các thành phần chính như cellulouse , lignin thì vẫn còn đó , vậy thì ta nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng bằng cách phối trộn thêm các phụ phẩm :
phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì , phân bón hóa học … ( Hàm lượng đạm nguyên chất nên ít hơn 5% sẽ nhắc lại ở phần phòng ngừa dịch hại ) .
- Xử lý Rơm :
Hầu hết các tài liệu hướng dẫn kỷ thuật xử lý ngâm ủ Rơm với hàm lượng 3 - 5kg vôi cho 1 khối nước sạch ngâm ủ , Vậy cần xây bao nhiêu hồ ủ cho 10 tấn rơm rạ của Anh nông dân này ??? và nguồn nước thì mổi khu vực có độ PH khác nhau , mổi mùa mưa nắng độ PH cũng sẽ thay đổi , vậy xử dụng bao nhiêu vôi là đúng cho công thức chung cả nước thì có lẽ sẽ không có đáp án cho bài toán đơn giản này , nhưng lại có 1 cách đơn giản hơn nhiều là cứ cho vôi hòa với nước khi đo PH đạt từ 13 - 14 là đạt yêu cầu , có thể sử dụng bất cứ nguồn nước nào miễn lắng trong là được . Thời gian ngâm sẽ rút ngắn lại chừng 20 - 30 phút cho Rơm ngấm hổn hợp là có thể vớt ra để ráo và ngâm tiếp đợt khác ( chú ý khi ngâm cần dẫm đạp cho dẽ và lấy những tấm ván chằng đá to đè lên cho rơm đắm hoàn toàn trong mực nước ) . Rơm vừa ráo thì chất thành đống ủ . Trong quá trình ngâm rơm độ PH của hồ chứa sẽ giảm dần , vì vậy chuẩn bị sẳn lượng nước vôi đặc để bổ sung khi cần thiết ( giáo dục , hướng dẫn người nông dân biết cách sử dụng giấy quỳ đo PH ) . Đây chỉ là giải pháp tình thế , có những giải pháp tốt hơn , tuyệt vời hơn mình sẽ nêu ở các phần sau .
- Ủ Rơm : đống ủ phải cao tối thiểu 1,5m , 2m thì tốt hơn , ngang 2m ( để đống ủ khỏi ngã đổ ) , dài thì vô tư ( tùy theo dt khu vực ủ ) , nhưng cần nhất nền đất phải có độ dốc nhẹ để dễ thoát nước hoặc đắp mô cao 20 - 30cm . Đống ủ cần phủ bạt nilon che mưa . Trong 3 - 5 ngày nhiệt độ bên trong đống ủ sẽ đạt từ 60 - 80 độ ( dùng nhiệt kế cắm vào giữa đống ủ ) ,và độ PH của đống ủ từ 8,5 - 9,5 . nếu PH giảm pha nước vôi đặc vào bể nước tưới với PH khoảng 10 -12 . đến ngày thứ 7 đảo trộn đống ủ ( lúc này nhiệt lượng tỏa ra khá nóng thậm chí có khói hơi bốc lên , con gì ở trong này cũng chết , nấm dại cũng thế giai đoạn này là khử trùng nguyên liệu ) , ngày thứ 10 đảo lần 2 ( giai đoạn này bổ sung phụ phẩm rãi đều theo từng lớp 30cm
rơm dày . chú ý nếu sử dụng phân chuồng thì bổ sung ngay từ thời gian ủ ban đầu ) , ngày thứ 13 đảo lần 3 là có thể đưa giá thể vào nhà trồng , PH lúc này khoảng 7,5 - 8 là đạt yêu cầu ( do quá trình ủ hiện tượng acid hóa xảy ra liên tục nếu PH giảm nước tưới cần pha nước vôi loãng PH 10 để cân đối . Chú ý trong quá trình ủ mổi ngày cần giở bạt ni long kiểm tra độ ẩm của đống ủ ( lấy một nắm rơm vặn xoáy nếu nước nhỏ vài giọt lẽ là đạt yêu cầu , thiếu thì tăng thêm lượng nước tưới , dư thì giảm hoặc giở bạt phủ cho bốc hơi bớt ) . Nước tưới cho đống ủ PH tối thiểu phải trên 7 , vì vậy phải có hồ chứa , phuy lớn để trữ và xử lý nước tưới ( nguồn nước tự nhiên khu vực đồng bằng thường có PH thấp do nhiễm phèn ) .

còn tiếp
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn khucthuydu thân !
Hiện nay tình hình xuất khẩu nấm rơm VN đang có những chiều hướng tiêu cực :
- Doanh Nghiệp : họ đang tranh mua với nhau , Mổi DN thì có những chiêu thức riêng , có DN thì tổ chức mạng lưới vệ tinh , Đại lý cấp 1 ,2 khắp nơi để thu mua ( ứng tiền , cho vay lãi xuất thấp đối với người trồng nấm : Sóc Trăng , Cần Thơ ) . có DN thì đang tiến hành xây dựng nhà máy , cung cấp meo giống chất lượng tốt , giá rẻ ( mời kỷ sư NN về hợp tác sản xuất meo ) và thu mua chế biến ở vùng Nguyên liệu ( thủ phủ Nấm rơm Lai Vung , Đồng tháp ) , hiện nay giá thu mua Nấm rơm tiêu thụ ở trong nước có lúc cao hơn giá thu mua xuất khẩu 35,000đ/kg ( giá xuất 2000 - 2200 USD/tấn ) .
http://thst.vn/ViewNews-_Soc_Trang_khoi_phuc_nghe_trong_nam_rom-3651.aspx
- Người trồng Nấm : do mất mùa , năng xuất giảm , chi phí nguyên liệu tăng ( thu gom rơm từ máy gặt đập liên hợp ) , nên dù giá thu mua Nấm cao nhưng rủi ro quá lớn ( dễ mất trắng như chơi ) nên có nhiều người đành phải từ bỏ nghề .
Các Doanh nghiệp xuất khẩu hiện chưa đáp ứng được các đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài , chứ nếu tổ chức khâu tiếp thị quốc tế thì số lượng đơn hàng sẽ còn lớn hơn nhiều . Vì vậy yếu tố đầu ra của Sản phẩm này hiện nay có thể nói là đang chiếm ưu thế nhất so với các mặt hàng Nông nghiệp xuất khẩu .
Về bảo quản sau thu hoạch : thì như mình đã nói ở trên , có bao nhiêu Doanh nghiệp họ mua bấy nhiêu , họ chế biến ngay trong ngày thành nấm muối , Nấm đông lạnh xuất khẩu .
 
D
Vấn đề là năng suất và giá bán

Chào bạn Dfruit
Bạn có đang trồng Nấm rơm hay đọc tài liệu ở đâu mà năng suất trồng nấm Rơm trên rơm cao vậy. Mình đi học trồng nấm rơm thầy nói ổng trồng năng suất nấm rơm trên Rơm 15-20%, mạt cưa thải 20-22%, bông vải 40%. Mình đang trồng thử nấm Rơm trên Rơm mà năng suất không tới 5% lượng rơm khô (đang đau đầu chưa có giải pháp khắc phục). Bạn có thể cho mình tham quan trại nấm của bạn hay hướng dẫn mọi người làm sao trồng đạt năng suất 60% như bạn nói.

Vấn đề lớn nhất là giá bán. Hiện nay ở VN chưa có phương pháp bảo quản nấm rơm tươi được lâu. Tối đa là 4 ngày trong điều kiện từ 10-15oc. Trong khi TQ bảo quản được nấm Rơm tươi lâu hơn chúng ta nên họ xuất khẩu nấm Rơm tươi sang Mỹ với giá cao. Còn chúng ta phải xuất nấm muối với giá bèo, mà có phải xuất trực tiếp sang Mỹ đâu, phải chuyển sang Malaysia đóng mã code mới xuất sang Mỹ nên giá thu mua thấp. Nếu giá nấm Rơm 100k/1kg thì mọi người đổ xô trồng nấm rơm. Chính vì TQ xuất được với giá cao, cho dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn VN mà người ta trồng vẫn có lãi.

Về nguyên liệu trồng nấm ở VN cũng không phải là vấn đề lớn. Máy gặt liên hợp chỉ gặt phần ngọn cây lúa nhưng nó làm mềm cây rơm => năng suất giảm không đáng kể. Còn không thì phối hợp Rơm rạ + lục bình, Rơm rạ + Bông vải thải, ngoài ra chúng ta còn mạt cưa thải từ các trại nấm Linh Chi, nấm Mèo hay nấm bào ngư
 
D
Chào bạn Dfruit
Bạn có đang trồng Nấm rơm hay đọc tài liệu ở đâu mà năng suất trồng nấm Rơm trên rơm cao vậy. Mình đi học trồng nấm rơm thầy nói ổng trồng năng suất nấm rơm trên Rơm 15-20%, mạt cưa thải 20-22%, bông vải 40%. Mình đang trồng thử nấm Rơm trên Rơm mà năng suất không tới 5% lượng rơm khô (đang đau đầu chưa có giải pháp khắc phục). Bạn có thể cho mình tham quan trại nấm của bạn hay hướng dẫn mọi người làm sao trồng đạt năng suất 60% như bạn nói.

Vấn đề lớn nhất là giá bán. Hiện nay ở VN chưa có phương pháp bảo quản nấm rơm tươi được lâu. Tối đa là 4 ngày trong điều kiện từ 10-15oc. Trong khi TQ bảo quản được nấm Rơm tươi lâu hơn chúng ta nên họ xuất khẩu nấm Rơm tươi sang Mỹ với giá cao. Còn chúng ta phải xuất nấm muối với giá bèo, mà có phải xuất trực tiếp sang Mỹ đâu, phải chuyển sang Malaysia đóng mã code mới xuất sang Mỹ nên giá thu mua thấp. Nếu giá nấm Rơm 100k/1kg thì mọi người đổ xô trồng nấm rơm. Chính vì TQ xuất được với giá cao, cho dù điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn VN mà người ta trồng vẫn có lãi.

Về nguyên liệu trồng nấm ở VN cũng không phải là vấn đề lớn. Máy gặt liên hợp chỉ gặt phần ngọn cây lúa nhưng nó làm mềm cây rơm => năng suất giảm không đáng kể. Còn không thì phối hợp Rơm rạ + lục bình, Rơm rạ + Bông vải thải, ngoài ra chúng ta còn mạt cưa thải từ các trại nấm Linh Chi, nấm Mèo hay nấm bào ngư

Bạn doanhuynhky thân !
Bạn chưa đọc kỹ những tư lệu mà mình post lên . Đọc kỹ lại phần chuyển đổi sinh học , và năng suất dự kiến Bạn nhé .
Còn các giải pháp khả thi , để đạt hiệu quả cao thì mình và các Bạn trên diễn đàn sẽ cùng bàn luận trao đổi nè , thời gian còn dài đừng sốt ruột .
Bạn nêu là vấn đề này không lớn thì chắc có lẽ Bạn chưa hiểu hết thực trạng của bà con trồng nấm rơm vùng đồng bằng sông cửu long rồi . Một người canh tác thôi thì họ đã phải cần thu mua một lượng rơm của 2 - 3 hecta đất trồng lúa rồi . Vậy để sản xuất mổi vụ vài ngàn tấn Nấm như hiện nay ở vùng nghề Lai Vung , thì lượng nguyên liệu lớn nào có thể thay thế được . Hiện trạng là bà con không dám trồng bằng rơm rạ gặt đập từ máy liên hợp , mà phải đi mua gom ở những vùng sâu nơi chưa có máy tới gặt đó ( họ là những lão nông có kinh nghiệm hơn 10 năm chứ không phải người mới bước vào nghề đâu và nan giãi này ngay cả Sở ,Ban Ngành Nông Nghiệp hiện nay còn chưa có giải pháp khả thi ). Chuyện lớn đó Bạn ạ !
Còn về Bông vải thải như Bạn nói để làm nguyên liệu trồng nấm rơm thì chỉ có VN , mấy ông kẹ mới dám ứng dụng thôi , gây ngộ độc cho cộng đồng chứ chẳng phải chuyện đùa , cái này mà sản xuất đại trà rồi xuất khẩu thì có mà ôm của nợ đem về đổ bỏ . Phế phẩm ngành canh tác Bông dùng làm nguyên liệu trồng nấm trên thế giới đó là vỏ hạt và thân cây bông vải . 1 hecta trồng bông chỉ cho thu hoạch khoảng 2 tấn bông nguyên liệu còn lại khoảng 5 -8 tấn là nguồn phế thải này . Ở TQ giá của phế phẩm này khoảng 2,5 - 3,5triệu đồng/tấn . là cái này nè bạn . thực phẩm thì cần phải xanh sạch , chứ đừng có nghe mấy ông quảng cáo dụ khị bán bông vải phế liệu về trồng nấm nghen ( về lý thuyết cái mền bạn đang đắp hàng đêm cũng có thể trồng nấm rơm được , vậy khi trồng bạn có dám ăn hông ? ) .
lnhu.jpg

- Còn nếu dùng bã thải từ các trại nấm thì không kinh tế lắm , 1 túi cũng phải mất 300 - 700đ , rồi công thu gom , vận chuyển , xay xát ... vã lại số lượng mổi nơi cũng không nhiều lắm , chỉ có mà làm chơi kiếm sống qua ngày , không kiếm tiền tỷ được đâu ( chủ đề của topic ) .
- Còn về giá dự kiến như hiện nay 35,000 - 40,000đ/kg là đã mau giàu rồi đầu cần phải tới 100,000đ/kg
- Còn nói giá cao thì mọi người sẽ đổ xô đi trồng nấm , không hề dễ Bạn à , hiện trang là 2 -3 năm trở lại đây trồng không còn được nữa , đã có nhiều lão nông trắng tay rồi đấy , chạy theo phong trào mà chưa có giải pháp khả thi thì có mà đổ nợ .
- Còn về giá thu mua Nấm Rơm tại thị trường TQ cũng ngang với giá tại VN nhưng giá bán lẻ thì có độ chênh lệch thấp hơn ta do họ có tổ chức ( hạn chế tầng lớp thương nghiệp trung gian ) và giá xuất trên thế giới thì ta đang có lợi thế hơn cả họ về thuế ( hiệp định thương mại song phương với Mỹ và Châu Âu ) .
 
Last edited by a moderator:
D
1/ Nguồn nguyên liệu và dinh dưỡng :
A) Nguyên liệu :
B) Phụ gia dinh dưỡng : Nấm sẽ tăng trưởng tốt trong điều kiện chất nền có chứa cellulouse , lignin , Ni tơ , Vitamin và các khoáng chất : Kali . Mg , can xi , phospho ... vì vậy nhu cầu bổ sung những dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của Nấm nhất là nguồn Ni tơ với tỷ lệ C - N khoảng 60:1 .
Những nguồn N có thể bổ sung cho chất nền của Nấm bao gồm : phân chuồng ( heo , bò , gà ... ) , cám gạo , bột ngô , bột củ mì , bã đậu ... Ở VN ta các tài liệu hướng dẫn thường rất ít khuyến cáo sử dụng các phụ gia hữu cơ này , mặc dù với các nhà KH chuyên ngành Nấm điều này là cần thiết , song một phần do thói quen áp dụng theo cách canh tác truyền thống , mặt khác theo mình , chắc chắn cũng đã có nhiều thử nghiệm trong các công thức phối trộn ( kể cả nhà KH và Người canh tác ) nhưng do lổi kỷ thuật , sản sinh nhiều tác dụng phụ bất lợi , làm hư chất nền giá thể ( lên men chua , nổi mốc , sinh dòi , ... ) nên hiện nay rất ít được ứng dụng và thường thay thế bằng nguồn dinh dưỡng vô cơ : Ure , SA .
Đạm hữu cơ ngoài việc cung cấp nguồn N nó còn có công năng tổng hợp sản sinh pepton ( môi trường sinh sản nhân tế bào ) mà đạm vô cơ không thể làm được . Để đạt được hiệu quả cao nhất buộc phải sử dụng nguồn đạm hữu cơ , không có con đường nào khác , bởi cả thế giới đã và đang ứng dụng thành công rất cao , giúp gia tăng chuyển hoá vi sinh hoàn toàn trong ngành sản xuất Nấm ( tỷ lệ chuyển hoá vi sinh của Nấm Enoki , Nấm Eryngii hiện nay tại Nhật , TQ có thể lên đến 100% , 1 hủ nhựa giá thể trọng lượng 700g sản xuất được 700g nấm ) . Còn bằng phương thức nào , giải pháp nào để có thể hạn chế và triệt tiêu những tác dụng phụ , bất lợi là cái mà ta cần nghiên cứu mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục chúng .
- Nguồn nguyên liệu : Nếu với sản xuất lớn , sử dụng khối lượng nguyên liệu lớn , thì sẽ dễ dàng hơn khi ký những hợp đồng cung cấp tận gốc ( đảm bảo nguyên liệu còn tươi , mới , không bị nhiễm mốc ) . Còn như sản xuất nhỏ hiện nay sẽ rất khó khăn khi mua những sản phẩm cám gạo , bột ngô , bả đậu ... đảm bảo chất lượng tốt mà không có chất bảo quản chống mốc hoặc quá cũ .
- Khử trùng nguyên liệu : Hấp nhiệt hoặc ủ nhiệt
Với Nấm Rơm đa số ứng dụng giải pháp ủ nhiệt , quá trình ủ nhiệt phải đạt được nhiệt độ cao 60 - 80 độ C ( trong ít nhất 3 - 7 ngày ) . Đây là 1 trong những nguyên nhân cốt lỏi thường mắc phải của người canh tác ( nhiệt độ đống ủ không được theo dõi và kiểm soát chặc chẻ ) , tuỳ theo điều kiện thời tiết mổi mùa , tháng , mưa , nắng ... không phải cứ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông bao nhiêu ngày là đủ . Ví dụ Bạn cho cám và phân chuồng trộn với rơm ủ , gặp những ngày mưa dầm , gió bão thời tiết trở lạnh , mà không phủ kín bạt . che chắn , không rắc vôi lên bề mặt đống ủ , không phun carbedazim , dichlorvos phòng ngừa thì cứ coi như là đống ủ sẽ thành đống phế thải , cầm chắc cái lỗ lã .
- Công thức phối trộn : để hoàn thiện được công thức phối trộn Ta phải trải qua rất nhiều trải nghiệm , nghiên cứu và tất nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian ( vài năm ) , mới có được tỷ lệ hoàn hảo , điều này chắc chắn là không khả thi . Song việc ứng dụng những thành tựu tiên tiến được công bố từ các nhà KH trên thế giới ( có chọn lọc cho phù hợp với thực tiển VN ) thì lại đơn giản hơn nhiều . Ví dụ trong công thức của Mỹ , Châu Âu , Nhật Bản họ dùng Cám lúa mì , cám lúa mạch , bã đậu nành thì không phù hợp với VN . Với công thức của TQ thì đa dạng hơn ( vì sản xuất vừa và nhỏ ) ngoài các c/t trên họ còn dùng cám gạo , bột cám ngô , bột củ mì , bã củ mì ... Thật tình mà nói các nhà Nông học ngành Nấm của ta đã rất thiếu sót khi bỏ qua nguồn tư liệu nghiên cứu từ nước láng giềng này .
 
Last edited by a moderator:
D
bạn Dfruit
Các lão nông 10 năm kinh nghiệm mà bạn nói là các lão nông họ có kinh nghiệm trồng nấm ngoài trời. Kỹ thuật trồng ngoài trời thì tốn rất nhiều Rơm rạ, phụ thuộc vào kinh nghiệm và thời tiết.
Nếu muốn làm giàu từ nấm Rơm thì cần bàn về kỹ thuật trồng trong nhà. Trồng trong nhà sẽ giảm 50% lượng rơm trồng ngoài trời. Khống chế được ảnh hưởng của thời tiết. Nhưng phải có vốn đầu tư thiết bị. Trên Youtube tôi có xem 1 đoạn quảng cáo về công nghệ trồng nấm rơm của 1 nước Đông Âu (không biết nước nào vì nghe không hiểu), tôi thấy họ có máy, thiết bị từ khâu đảo trộn nguyên liệu, phối trộn, cấy meo, đóng gói hoàn toàn tự động. Công nghệ trồng nấm Mở ở Đài Loan họ thu hoạch nấm bằng máy. Làm như vậy mới giàu. Nếu bàn kỹ thuật trồng Nấm ngoài trời thì chỉ đủ sống
Bông vải thải mà tôi nói là bông vải không đạt chất lượng được thải ra từ các nhà máy dệt. Nguyên liệu trồng nấm mà không sạch thì đố ai trồng nấm lên được. Bản chất bông vải cũng là xenlulo. Trước đây người ta còn đồn là bông y tế thải từ các Bệnh Viện. Mình cũng đã đến tham quan 1 trại nấm trồng bằng Bông vải + Rơm ở Đồng Nai (đường vào hồ Trị An). Họ có 4 nhà trồng Nấm, và đầu tư cũng khác nhiều tiền. Hình mà bạn post cũng là nấm Rơm được trồng trên bông vải bạn không để ý hay sao?
Bạn chê mạt cưa thải thì mua mạt cưa mới về ủ làm nấm Rơm cũng được (thời gian ủ lâu). Mạt cưa cây Điều, Cao Su ủ từ 30-45 ngày là trồng nấm Rơm được rồi.
Tôi vẫn cho là nguồn nguyên liệu không là vấn đề lớn, nguồn nguyên liệu ở nước ta rất dồi dào. Vì theo tôi được biết ở 1 số nước họ phải trồng cỏ để có nguyên liệu trồng nấm nhưng người ta vẫn làm giàu.
 
D
sao không hả bạn?

em thấy nhiều đại gia vì đất, gỗ, chăn nuôi, cà phê, cao su
tuyệt chưa thấy đại gia nào lên từ trồng Nấm cả :unsure:

Cụ thể Bác 7 yết ở huyện Hóc Môn, TPHCM và còn nhiều người khác nằm ở huyện Củ Chi, Q12, Bình Chánh bạn lên google search rồi đến trực tiếp coi người ta làm thì mới biết họ có phải đại gia hay không. Chẳng qua họ muốn giấu nghề nên không nổi tiếng = đại gia vì đất, gỗ, chăn nuôi, cà phê, cao su

Ví dụ như công ty Nấm Trang sinh, bạn đến coi quy mô của họ lớn thế nào? Thì biết có thể gọi là đại gia hay không
 
D
bạn doanhuynhky thân ! Bạn lại sốt ruột nữa rồi

trong bài post lần 2 : " Với diện tích canh tác Nấm Rơm trong nhà che bạt kín trên hệ thống kệ ( khung tre nứa nhiều tầng ) khoảng 130 m2 ,Ta có thể trồng khoảng 10 tấn giá thể ( bao gồm rơm , phân chuồng , cám gạo hoặc bột bắp , vôi ... ) , với tỷ lệ chuyển hóa vi sinh khoảng 20% thôi , thì ta có thể thu hoạch 2 tấn nấm chỉ trong 30 ngày , vậy chi 1 năm khả thi có thể canh tác được khoảng 8 vụ Nấm liên tục = 16 tấn/năm . Doanh thu = 640 triệu đồng , Lợi nhuận ròng ít nhất là 50% = 320 triệu đồng ( đã khấu hao hoàn tất nhà và kệ trồng ) . Với 1 người nông dân ít đất ( 2 công = 2000 m2 ) đến năm thứ 3 có thể triển khai cho mình khoảng 12 nhà nấm bằng nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận hàng năm ( bao gồm cả dt nhà kho chứa rơm nguyên liệu ) . Kể từ năm thứ 4 trở đi lợi nhuận ròng hàng năm khoảng vài tỷ đồng , chưa kể giá trị cơ sở vật chất phục vụ sản xuất " . Tất nhiên mục địch cuối cùng là phải trồng trong nhà mới làm giàu được . Nhưng với tất cả mọi người đang canh tác nghề này nhất là những bà con khu vực nông thôn , nếu mình không chỉ ra được cái khiếm khuyết đã ăn mòn theo lối canh tác truyền thống thì sẽ thiếu tính thuyết phục , và cũng chỉ là con mọt sách , giáo điều không hơn không kém . Và còn một điều quan trọng không kém đó là : những bất lợi về phương thức canh tác trong nhà và các giải pháp khắc chế , đặt biệt nhất là dịch bệnh , côn trùng phá hoại và cách phòng ngừa chúng , phương thức canh tác trong nhà hiện nay có rất ít người ứng dụng , chưa thật sự hiệu quả , nên chưa hình thành mô hình bền vững của riêng ngành SX & CT Nấm Rơm, mình sẽ nêu ra ở những phần sau . Xin các Bạn chờ đón xem ...hj ...hj...
- Về nguyên liệu Bông vải phế : Bạn chưa hiểu lắm về từ sạch trong nguyên liệu sản xuất nấm nhất là bông vải phế liệu từ các nhà máy dệt . Trong ngành công nghiệp dệt họ sử dụng rất nhiều hóa chất để làm dai ,bền sợi , rồi phẩm màu công nghiệp , chất tẩy trắng .... đây là những hóa chất có hàm lượng kim loại nặng hòa tan rất lớn và độc hại , khi chúng được ứng dụng vào ngành sản xuất trồng trọt lương thực , thực phẩm sẽ tạo nguy cơ rất cao cho sức khỏe cộng đồng . Những mặt hàng Nông ngư nghiệp nuôi trồng của Ta khi xuất khẩu qua các quốc gia Âu Mỹ họ kiểm tra rất chặc lĩnh vực này , nếu dư lượng nhỏ thì trả về , còn nếu quá lớn vượt ngưỡn sử dụng cho con người là tiêu hủy ngay chứ không phải chỉ trả về thôi đâu . Bạn sẽ không thể tìm được tư liệu nào từ các quốc gia có thế mạnh ngành SX & CT Nấm mà nói về nguyên liệu bông vải phế từ ngành dệt nhuộm cho trồng nấm đâu .
- Tấm hình mà mình post lên trang bìa mà Bạn cứ tưởng là trên chất nền vỏ hạt bông phế , thật ra chất nền của
nó là từ dăm bột rơm và lõi ngô xay đấy , đặt biệt công nghệ ngành Nấm rơm có cùng phương thức với canh tác Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Brasil ( Agaricus ) , Nấm Ý ( Portobello , Crimini ) và phải có lớp áo phủ mặt bằng đất sạch ( đất bị đốt nóng hoặc đất lòng sông suối ) trộn với cacbonat canxi . Bạn để ý kỷ sẽ thấy có vài cọng cỏ mọc lên đấy Bông vải phế thì làm gì có cỏ .
- Nói về công nghệ trong lĩnh vực trồng Nấm : các tài liệu từ Âu Mỹ thì đầy rẩy , nhưng lại không thể ứng dụng cho thực tiển VN bởi chi phí đầu tư quá cao , trình độ người sản xuất cũng phải tương đối ... do vậy chúng cũng vẫn chỉ là tài liệu dùng để tham khảo mà thôi .
- Nói về lĩnh vực trồng cỏ để làm Nấm : Nơi nào trồng cỏ được thì nơi đó sẽ có thể phát triển trồng trọt và chăn nuôi tốt . Lấy rơm rạ cỏ để trồng Nấm và trồng cỏ để lấy rơm rạ trồng nấm là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau Bạn nhé . Ờ các Quốc gia có một số vùng khắc nghiệt như đầm lầy , vùng trũng thường ngập nước . Đây là nơi các loài lau sậy ( cũng thuộc họ cỏ nhưng không dùng cho chăn nuôi được ) mọc tràn lan mênh mông và tất nhiên thuộc dạng khu vực nghèo tài nguyên . Từ đó các nhà KH mới nghiên cứu các giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế khu vực , và Nấm có thể là 1 lựa chọn hoàn hảo , khi xử dụng nguyên liệu lau sậy làm giá thể trong sản xuất .
Đây là những ụ cỏ lau sậy được ứng dụng trồng Nấm Bào ngư
8snq.jpg


Mô hình sản xuất kinh tế cho vùng khắc nghiệt mang lại hiệu quả cao
5eld.jpg


Ụ cỏ lau sậy được trét bùn bề mặt trồng Nấm Bào ngư chất lượng cao
2zge.jpg


Tình hình VN hiện nay với giá thu mua lúa quá thấp , cuộc sống của bà con trồng lúa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn , do vậy hiện nay Chủ trương là làm sao nâng được giá trị gia tăng các sản phẩm từ khu vực này như : chăn nuôi , trồng thêm chủng loại rau màu khác ... Vì vậy mình mới mong thông qua chủ đề này có thể tạo một hướng đi tích cực bền vững cho khu vực nông thôn , nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long từ những gì có sẳn tại địa phương "Rơm rạ lúa " đó là
ngành sản xuất và canh tác Nấm Rơm .
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn skaterboi thân !

Đúng như bạn đã nói , hiện nay ở VN ta chưa có ai có thể được gọi là Đại gia của ngành trồng Nấm ( trồng chứ không phải bán túi trồng đâu nghen ), Bởi vì độ rủi ro của ngành nghề cũng còn quá cao . Trong một dịp tình cờ khi tham khảo các mô hình trồng và sản xuất Nấm mèo mình được biết có Doanh nghiệp hàng năm bán đến mấy triệu túi trồng cho thị trường , nhưng bản thân họ chỉ trồng khoảng 200 ngàn túi thôi . Tại sao vậy ???
- Chi phí đầu tư nhà nấm cao ? không phải thế
- Chi phí nhân công cao ? không phải
- Chi phí đầu tư quỹ đất nhiều tiền ? không phải thế
Vậy thì tại sao ?
Xin thưa với các Bạn , tại rủi ro trong nuôi trồng thu quả thể quá lớn , nếu nhiều người cùng gánh vác thì nhẹ hơn ,thậm chí là đưa họ gánh luôn thì Doanh nghiệp an toàn hơn , vẫn thu được lợi nhuận lớn còn nguyên nhân thất thu thì có thể viện hàng trăm kiểu lý do khác nhau , chẳng ai bắt phải chịu trách nhiệm mà .
Giả định : nếu nắm vững quy trình công nghệ 1 túi giá thể Nấm mèo họ có thể thu hoạch được 80g nấm khô ( tỷ lệ chuyển hóa sinh học 8% , người nông dân TQ thì thu được 10 - 14% đấy ) . thì chắc chắn mấy Doanh nghiệp này sẽ không bán túi cho người trồng đâu ( vì buộc phải cung cấp quy trình canh tác chuẩn ) , họ sẽ mở rộng quy mô bằng lợi nhuận tích lũy đồng thời kêu gọi hợp tác đầu tư ... thì nguồn lợi thu được sẽ lớn hơn rất nhiều , thương hiệu sẽ vô cùng mạnh mà không phải bị đánh cắp quy trình công nghệ .
Các Bạn này Mô hình gia công trong lĩnh vực Nông nghiệp như : chăn nuôi , trồng trọt hiện cũng đã áp dụng rất nhiều , vậy ngành Nấm cũng có thể theo mô hình này mà phát triển . Doanh nghiệp cung cấp túi trồng , giá thể trồng đã được xử lý cấy meo sẳn và ra định mức và tỷ lệ phân chia hợp lý , thu lại sản phẩm ... thì có thành Đại gia không ??? khủng lắm đó bạn .
Quá an toàn cho mọi người thì mọi người sẽ ủng hộ hết mình thôi . Mổi hộ chỉ cần nhận vài chục ngàn túi hoặc 5 -10 tấn giá thể (trồng Nấm Rơm , nấm Mỡ , Nấm Brasil ) , thì mạng lưới cung ứng , phân phối Bắc Trung Nam sẽ khủng khiếp đến mức nào Bạn có thể hình dung ra không .
Về năng lực vốn Đầu tư mở rộng Mô hình thì ngoài các nhà Đầu tư thuần về lợi nhuận , thì chính những người trồng trọt này mới là những nhân tố quan trọng và tích cực khi họ tích lũy nguồn lợi nhuận thu được , tham gia mua cổ phiếu , cổ phần được phát hành liên tục từ Doanh nghiệp .

qj48.jpg


xfiv.jpg


mcrx.jpg
 
Last edited by a moderator:
Q
Cụ thể Bác 7 yết ở huyện Hóc Môn, TPHCM và còn nhiều người khác nằm ở huyện Củ Chi, Q12, Bình Chánh bạn lên google search rồi đến trực tiếp coi người ta làm thì mới biết họ có phải đại gia hay không. Chẳng qua họ muốn giấu nghề nên không nổi tiếng = đại gia vì đất, gỗ, chăn nuôi, cà phê, cao su

Ví dụ như công ty Nấm Trang sinh, bạn đến coi quy mô của họ lớn thế nào? Thì biết có thể gọi là đại gia hay không
Toàn bộ những địa chỉ bạn post đều không được khá. Cụ 7 Yết thì "chết" rồi, khoảng 3 năm nay chứ mấy. Hậu quả của truyền thông. Còn Công ty Trang Sinh? Cũng chưa khá đâu. Dạy trồng nấm và bán bịch phôi , bán giống là chính. Có thấy trồng nấm đâu!
 
Q
1/ Nguồn nguyên liệu và dinh dưỡng :
A) Nguyên liệu :
B) Phụ gia dinh dưỡng : Nấm sẽ tăng trưởng tốt trong điều kiện chất nền có chứa cellulouse , lignin , Ni tơ , Vitamin và các khoáng chất : Kali . Mg , can xi , phospho ... vì vậy nhu cầu bổ sung những dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của Nấm nhất là nguồn Ni tơ với tỷ lệ C - N khoảng 60:1 .
Những nguồn N có thể bổ sung cho chất nền của Nấm bao gồm : phân chuồng ( heo , bò , gà ... ) , cám gạo , bột ngô , bột củ mì , bã đậu ... Ở VN ta các tài liệu hướng dẫn thường rất ít khuyến cáo sử dụng các phụ gia hữu cơ này , mặc dù với các nhà KH chuyên ngành Nấm điều này là cần thiết , song một phần do thói quen áp dụng theo cách canh tác truyền thống , mặt khác theo mình , chắc chắn cũng đã có nhiều thử nghiệm trong các công thức phối trộn ( kể cả nhà KH và Người canh tác ) nhưng do lổi kỷ thuật , sản sinh nhiều tác dụng phụ bất lợi , làm hư chất nền giá thể ( lên men chua , nổi mốc , sinh dòi , ... ) nên hiện nay rất ít được ứng dụng và thường thay thế bằng nguồn dinh dưỡng vô cơ : Ure , SA .
Đạm hữu cơ ngoài việc cung cấp nguồn N nó còn có công năng tổng hợp sản sinh pepton ( môi trường sinh sản nhân tế bào ) mà đạm vô cơ không thể làm được . Để đạt được hiệu quả cao nhất buộc phải sử dụng nguồn đạm hữu cơ , không có con đường nào khác , bởi cả thế giới đã và đang ứng dụng thành công rất cao , giúp gia tăng chuyển hoá vi sinh hoàn toàn trong ngành sản xuất Nấm ( tỷ lệ chuyển hoá vi sinh của Nấm Enoki , Nấm Eryngii hiện nay tại Nhật , TQ có thể lên đến 100% , 1 hủ nhựa giá thể trọng lượng 700g sản xuất được 700g nấm ) . Còn bằng phương thức nào , giải pháp nào để có thể hạn chế và triệt tiêu những tác dụng phụ , bất lợi là cái mà ta cần nghiên cứu mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục chúng .
- Nguồn nguyên liệu : Nếu với sản xuất lớn , sử dụng khối lượng nguyên liệu lớn , thì sẽ dễ dàng hơn khi ký những hợp đồng cung cấp tận gốc ( đảm bảo nguyên liệu còn tươi , mới , không bị nhiễm mốc ) . Còn như sản xuất nhỏ hiện nay sẽ rất khó khăn khi mua những sản phẩm cám gạo , bột ngô , bả đậu ... đảm bảo chất lượng tốt mà không có chất bảo quản chống mốc hoặc quá cũ .
- Khử trùng nguyên liệu : Hấp nhiệt hoặc ủ nhiệt
Với Nấm Rơm đa số ứng dụng giải pháp ủ nhiệt , quá trình ủ nhiệt phải đạt được nhiệt độ cao 60 - 80 độ C ( trong ít nhất 3 - 7 ngày ) . Đây là 1 trong những nguyên nhân cốt lỏi thường mắc phải của người canh tác ( nhiệt độ đống ủ không được theo dõi và kiểm soát chặc chẻ ) , tuỳ theo điều kiện thời tiết mổi mùa , tháng , mưa , nắng ... không phải cứ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông bao nhiêu ngày là đủ . Ví dụ Bạn cho cám và phân chuồng trộn với rơm ủ , gặp những ngày mưa dầm , gió bão thời tiết trở lạnh , mà không phủ kín bạt . che chắn , không rắc vôi lên bề mặt đống ủ , không phun carbedazim , dichlorvos phòng ngừa thì cứ coi như là đống ủ sẽ thành đống phế thải , cầm chắc cái lỗ lã .
- Công thức phối trộn : để hoàn thiện được công thức phối trộn Ta phải trải qua rất nhiều trải nghiệm , nghiên cứu và tất nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian ( vài năm ) , mới có được tỷ lệ hoàn hảo , điều này chắc chắn là không khả thi . Song việc ứng dụng những thành tựu tiên tiến được công bố từ các nhà KH trên thế giới ( có chọn lọc cho phù hợp với thực tiển VN ) thì lại đơn giản hơn nhiều . Ví dụ trong công thức của Mỹ , Châu Âu , Nhật Bản họ dùng Cám lúa mì , cám lúa mạch , bã đậu nành thì không phù hợp với VN . Với công thức của TQ thì đa dạng hơn ( vì sản xuất vừa và nhỏ ) ngoài các c/t trên họ còn dùng cám gạo , bột cám ngô , bột củ mì , bã củ mì ... Thật tình mà nói các nhà Nông học ngành Nấm của ta đã rất thiếu sót khi bỏ qua nguồn tư liệu nghiên cứu từ nước láng giềng này .
Cụ mở thớt như vậy là hay, tuy nhiên cụ có phần võ đoán và hơi cực đoan. He he, vụ làm việc trồng nấm với cụ PGS Lê Xuân Thám ra sao rồi, cụ có thể thông tin được không? Tài liệu cụ có rất nhiều nhưng thực tiễn thì chưa thấy. Khá nhiều tài liệu về TQ, cụ đã sang xem họ trồng như thế nào chưa? Về khoản này, phải nói TQ là sư phụ và công nghệ của họ khá thích hợp với VN. Rảnh em sẽ tài lanh chút.
 
G
Không biết như thế nào mới được gọi là đại gia?Và như thế nào mới là ''đại gia của những đại gia''?
Cho dù người ta có tiền tỉ nhưng mấy ai họ nói ra đâu.
Cứ làm việc để giúp thoát nghèo,rồi từ đó vươn dần lên có của ăn của để là được rồi.Sao cứ phải nôn nóng trồng một cây gì đó nó sẽ giúp mình thành đại gia nhỉ?
Đọc đến đây tôi thấy Topic này nên đổi tên thành là ''NGHỀ NẤM RƠM,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC''
Vài lời góp ý,chủ topic thấy không phải xin vui lòng bỏ qua cho.
 
S
Nên đổi đề topic là "NGƯỜI TRỒNG NẤM RƠM - MỘT MÌNH CHỐNG MAFIA" :bang:
 
D
Tiếp theo :
- Công thức phối trộn :
Công thức 1 : thích hợp cho mùa khô
+ Rơm ( rơm nguyên thân 70% + rơm xay nhỏ 30% ) : 1000kg
+ Phân chuồng khô ( phân bò , heo , gà ) : 185kg
+ Cám gạo hoặc bột ngô : 37kg
+ Super lân : 24kg
+ Vôi bột ( thạch cao hoặc bột nhẹ ) : 12kg
Công thức 2 : phù hợp với mùa mưa
+ Rơm ( rơm nguyên thân 70% + rơm xay nhỏ 30% ) : 1000kg
+ Ure : 22kg
+ Cám gạo hoặc bột ngô : 55kg
+ Super lân : 22kg
+ Vôi bột ( thạch cao hoặc bột nhẹ ) : 9kg
+ Nước : độ ẩm nước khi phối trộn = 60 - 65%
cách kiểm tra thủ công : với rơm nguyên thân lấy 1 nhúm 5 - 7 cọng rơm xoắn lại thấy nước nhỏ 1 , 2 giọt là được , với hổn hợp phụ gia + rơm xay nhỏ ( 2 - 3cm ) , túm 1 nắm bóp chặc trong bàn tay thấy nhỏ 1 , 2 giọt nước là được . Thiếu thì thêm nước .
Chú ý : Nguyên liệu phối trộn xong trước khi ủ PH khoảng 12 , sau thời gian ủ xong PH khoảng 8,5 - 9 .Cách đo PH đơn giản thì dùng giấy quỳ đo độ PH , đây là việc làm rất cần thiết , buộc tuân thủ trong suốt quá trình trồng Nấm Rơm . Với 2 công thức trên độ biến thiên của PH vẫn có những thay đổi tùy theo vùng miền , mùa mưa nắng xuất phát từ nguồn nước cung cấp do vậy hàm lượng vôi trong c/t sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo sau khi ủ xong PH khoảng 8 - 9 .
Lượng vôi cục hòa với nước ngâm ủ rơm không được tính trong công thức phối trộn . (tùy theo môi trường nước khu vực )

Cách thực hiện :
Rơm rạ sau khi được tập trung về sẽ được xử lý ngâm nước vôi trong hồ chứa ( xây hồ chứa có kích thước : cao 60 -70cm , dài 3m , ngang 1,5 - 2m , dưới đáy có lổ thoát để vệ sinh hồ , hồ xây gần nơi chứa nguyên liệu và sân ủ ) . đưa vòi nước vào trong bao chứa vôi cục trong hồ , vôi sẽ hòa tan chảy ra , đá cát thô còn giử lại trong bao thì bỏ đi , dùng cây khuấy đều , kiểm tra PH từ 13 - 14 là được . Rơm rạ từng bó lớn sẽ xếp vào hồ , dùng chân dẫm đạp cho dẽ , lấy ván ép , khung nẹp gổ gài lại tấn đá to đè lên , sau cho rơm chìm ngập hoàn toàn trong nước . 20 -30 phút vớt tra để ráo , tiếp tục ngâm đợp tiếp theo . Trong quá trình ngâm nước và độ PH trong hồ sẽ giảm dần , khi thêm nước thì cũng thêm nước vôi đặc pha sẳn và kiểm tra PH như lần đầu , và cứ thế tiếp tục . Rơm sau khi ráo chất thành đống ủ , vị trí đống ủ phải có độ dốc và cao hơn mặt bằng sân để dễ thoát nước . diện tích đống ủ nếu làm thủ công bằng tay : ngang 2 m , cao 1,5 - 2m , dài 2 - 3m , phủ bạt nilon trùm kín , tấn kỷ để hạn chế nước bốc hơi và tránh ngấm nước mưa . thời gian ủ đợt 1: 5 - 7 ngày , mổi ngày cần kiểm tra nhiệt độ trong đống ủ bằng nhiệt kế dài cắm sâu vào giữa ,nhiệt độ đạt trên 60 độ C là đạt . sau đó đảo lớp ủ , thời gian ủ đợt 2 : 3 ngày , rồi lại kiểm tra nhiệt độ và đảo tiếp . thời gian ủ đợt 3 : 3 ngày . Hoàn tất thời gian ủ nhiệt .
Chú ý : nước tưới mổi ngày cho đống ủ cần điều chỉnh PH khoảng 7 , nếu nguồn nước có PH thấp hơn thì pha nước vôi đặc vào phuy chứa nước cân đối lại , mổi giai đoạn chuyển tiếp đảo trộn cần kiểm tra PH đống ủ nếu dưới 7 thì nước tưới phun cho đống ủ cần có độ PH cao hơn ( 8 - 9 ) .
Các phụ gia bổ sung vào đống ủ được thực hiện vào đợt ủ thứ 2 . Rơm xay + Phân chuồng khô + cám + super lân + vôi bột trộn chung với nhau . cứ 1 lớp rơm 30 cm thì trải lên 1 lớp mỏng phụ gia và cứ thể cho đến hết . với phân chuồng ướt thì trải lớp phân vào đợt ủ thứ nhất .
Các Bạn cần chú ý : như mình đã nêu ở phần đầu có 8 yếu tố cần kiểm tra , kiểm soát và nó đan xen nhau trong suốt quá trình canh tác vì vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao , hạn chế thấp nhất những tổn thất ,cần nên trang bị những vật dụng như : nhiệt kế , giấy quỳ , thiết bị đo ẩm độ không khí và trực tiếp ...
Nguyên liệu sau khi đã xử lý có thể đưa lên chất mô nấm ( ngoài trời vào mùa khô ) , hoặc lên các lớp kệ trong nhà Nấm ( trồng quanh năm ) .

Phần II Nhiệt độ :
 
Last edited by a moderator:
D
Rơm khô rất dai, ở VN không biết có bán máy xay rơm không? Ở VN có bán máy cắt nhỏ rơm nhưng giá >40tr, khá cao.
Theo tôi nghĩ thay phân chuồng thành phân trùn quế dễ xử lý hơn. Rơm sau khi trồng nấm dùng nuôi trùn. Trùn thì nuôi vài con gà, phân thì dùng trồng nấm.
Công thức của bạn còn thiếu tro. Tro không làm tăng năng suất trồng nấm, nhưng tăng sức đề kháng cho nấm. Lần sau tôi thử làm theo công thức phối trộn của bạn (trừ rơm xay, cái này chưa có máy)
 
D
nói là rơm xay nhưng thật ra nó là được đưa qua máy cắt có độ dài khoảng 2 - 3cm , chứ không phải xay bột . loại này có thể thiết kế máy cắt đơn giản rẻ tiền thôi . Tác dụng của rơm cắt này là tạo cho lớp giá thể dẽ hơn , giử nhiệt và độ ẩm ổn định hơn , hệ sợi không bị đứt đoạn , tăng tốc độ chuyển hóa vi sinh nhanh hơn . đặc biệt phù hợp nhất khi canh tác trong nhà , trên hệ thống kệ nhiều tầng .
Cám ơn Bạn nhắc nhở , vì từ ngữ diễn đạt đôi khi gây hiểu lầm .

- Về phân trùng quế thì rất tốt , nhưng mình e là không kinh tế ( giá cao hơn ) , và số lượng lớn thì đôi khi không có hàng đáp ứng được .
- Về tro thì nó chỉ được ứng dụng cho phối trộn của lớp áo bề mặt mà mình sẽ viết và giải thích ở những phần sau .
 
Last edited by a moderator:
Back
Top