Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
K
Trồng nấm rơm trái vụ
NGUYÊN HUÂN -Thứ Năm, 20/10/2011, 11:46 (GMT+7)
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam) đã thành công trong mô hình trồng nấm rơm trái vụ tại miền Bắc. Như vậy, thay vì đốt rơm rạ một cách vô cùng lãng phí, bà con nông dân giờ có thể trồng nấm rơm ngay cả trong mùa đông giá rét.

ĐẦU RA KHỎI LO

Những ngày này, đi về bất cứ một vùng quê nào đều thấy cảnh khói bay mù mịt khắp làng đường làng ngõ xóm do bà con đốt rơm rạ sau thu hoạch. Mấy năm gần đây, nhu cầu dùng rơm rạ làm chất đốt hay thức ăn cho trâu bò không còn nên người dân chỉ còn biết đốt đi lấy vài bao tro vãi ruộng.

Ông Đinh Xuân Linh - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật tâm sự, ông đã đi rất nhiều nơi từ Âu đến Á nhưng nhận thấy chỉ có duy nhất Việt Nam ta nông dân đốt rơm rạ một cách lãng phí đến như vậy. Ông đơn cử như đất nước Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… thậm chí họ phải bỏ ra rất nhiều tiền của công sức để trồng cỏ mới có nguyên liệu làm nấm. Đằng này, nước ta có đầy đủ thuận lợi từ khí hậu, nguyên liệu đến nhân công mà vẫn để người dân đốt cháy tài nguyên là có tội.


Việt Nam là nước duy nhất trên Thế giới đốt rơm rạ một cách lãng phí

Theo ông Linh, đốt rơm rạ là việc bần cùng bất đắc dĩ bởi không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đất trên đồng ruộng, khói rơm rạ hút hết ôxi xung quanh làm chết cá, cây con gần khu vực bị đốt. Thông thường, một sào ruộng thu hoạch được bao nhiêu thóc thì tương đương ngần ấy rơm rạ. Suy đi tính lại, việc đốt rơm rạ nông dân cốt chỉ thu 3 - 4 bao tro. Tro rơm rạ thành phần hoá học chủ yếu là kali nên bón ruộng chưa hẳn đã tốt. Ngược lại, chỉ qua vài khâu xử lí đơn giản, bà con có thể SX được nấm rơm mà vẫn có phân bón ruộng.

Ông Linh chia sẻ, để hạn chế việc đốt rơm rạ tràn lan thời gian vừa qua, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật đã thành công trong mô hình trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời hiện đang áp dụng SX 200 tấn nguyên liệu tại Hải Phòng, năng suất 120 kg nấm rơm tươi/tấn nguyên liệu. Ưu điểm của làm nấm rơm trái vụ ngoài trời, bà con không phải bỏ chi phí xây dựng nhà xưởng mà có thể trồng nấm ngay trên bãi đất trống hay đồng ruộng khô không làm vụ đông.

“Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con yên tâm SX, Trung tâm cam kết phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật và bảo trợ 100% đầu ra cho tất cả sản phẩm nấm theo giá sàn đảm bảo người dân có lãi. Tuy nhiên, nếu bà con tự tiêu thụ được với giá cao hơn thì Trung tâm hoàn toàn khuyến khích”, ông Linh khẳng định.

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRÁI VỤ

Ông Linh cho biết, để trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời, có thể tận dụng những khoảng đất trống, sân bãi, các khu ruộng khô không làm vụ đông hoặc kém hiệu quả… Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, bà con đem phơi khô rơm rạ, nếu trong trường hợp không phơi kịp có thể tiến hành ủ luôn. Dùng 10 kg vôi bột hòa nước tưới cho 1 tấn rơm rạ, ủ 3 - 4 ngày rồi đảo đều và tiếp tục ủ thêm 3 - 4 ngày nữa. Vệ sinh khu đất trống, sân bãi sạch sẽ, rắc một lớp vôi bột xuống nền để xua đuổi côn trùng, ấu trùng có hại, tạo các rãnh thoát nước tương tự như trồng rau, bởi nếu ngập nước nấm sẽ chết.




Trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời tại Hải Phòng
Sau khi vệ sinh sân bãi, lót một lớp nilon xuống nền để giữ nhiệt rồi đem rơm đã ủ chất thành mô lên trên. Các mô nấm xếp theo hình luống khoai, mặt đáy rộng 60 cm, cao 40 cm, mặt trên rộng 40 cm và tiến hành cấy giống nấm vào mô. Sau khi cấy giống xong, dùng nilon phủ kín tất cả mô nấm để che mưa và giữ ẩm cho nấm trong mùa đông, đây là yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình vì nếu không đủ nhiệt hay bị gió lạnh lùa vào nấm sẽ không ra quả.

Bà con nông dân và các địa phương có nhu cầu SX nấm rơm trái vụ, Trung tâm Cộng nghệ sinh học thực vật sẽ cử người phổ biến kinh nghiệm cũng như chuyển giao kỹ thuật miễn phí. Mọi chi tiết bà con có thể liên hệ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội, ĐT: 0438364296 - 0438386632.
Sau khi phủ nilon bà con lấy rơm rạ mục phủ lên trên để tránh hấp thụ nhiệt ánh nắng mặt trời những ngày nắng nóng bất thường. Hàng ngày tưới ướt lớp rơm phủ để tăng nhiệt cho mô nấm, tránh gió thổi bay hay trẻ con nghịch đốt. Ông Linh lưu ý, hàng ngày bà con nên dùng nhiệt kế chuyên dụng cắm vào mô nấm để kiểm tra nhiệt độ, nhiệt độ lý tưởng cho nấm trong khoảng từ 40 - 45 độ. Nếu nhiệt độ mô dưới 40 độ cần đắp thêm lớp rơm phủ, ngược lại nếu cao hơn 45 độ cần bỏ lớp nilon che ra và ban đêm phải đậy kín lại tránh sương gió.

Sau khi cấy giống được 7 - 8 ngày lột toàn bộ nilon phủ rồi tưới nước vào mô nấm như mưa phùn, tưới xong đậy lại như ban đầu. Đợi 7 - 8 ngày nữa nấm rơm bắt đầu ra quả bà con tiến hành thu hoạch xong rồi lại tưới nước trực tiếp vào mô đậy lại 3 - 4 ngày rồi thu hoạch tiếp 3 - 4 đợt là kết thúc. Sau khi hết vụ nấm, túi nilon bà con giặt sạch cất đi năm sau dùng tiếp, phế thải nấm ủ lại làm phân tốt tương tự phân chuồng.

Ông Đinh Xuân Linh khuyến cáo, thời vụ trồng nấm rơm trái vụ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hiện, giá nấm rơm trái vụ dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cao hơn giá mùa hè từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Năng suất nấm rơm trái vụ hiện nay khoảng 120 - 150 kg/tấn nguyên liệu. Như vậy, một ha lúa có thể thu hoạch trên 800 kg nấm rơm tươi ngay giữa mùa đông giá rét.

Đây là bài giới thiệu đâu phải bài kĩ thuật @@. Chắc bác chỉ hỏi trái vụ nên người ta cho cái đó, nó không tập trung vào kĩ thuật nhiều lắm. Nhưng mà cũng chỉ rõ mấu chốt của trồng trái vụ rồi còn gì. Giống nấm + Phủ nilon và che rơm rạ lên trên
Như thế này mới là tài liệu kĩ thuật :
xkud.jpg
[/IMG]
 
N
da em phai bổ xung thế này ... đúng đây ci là giới thiệu tài liêu chuẩn thì có chi tiêt hơn a... các bác tìm trên mạng cung có ... tai vì hôm đó em tim thấy bài đó .. tiên tay thi đăng lên thôi...em dinh up link video cho moi nguoi coi nhưng trang web ko cho ... vi sợ quảng cáo j đó ...
 
K


hi, ko riêng gì Viện di truyền đâu pác ơi, hầu hết các trung tâm nông nghiệp các thể loại của Nhà nước đều như rứa cả, họ đưa ra một bài rất ngắn gọn và đơn giản cho vấn đề sản xuất, trồng trọt hay chăn nuôi..... cái gì đó.

Sau đó thì bla bla bán cái này cái kia, chuyển giao cái lọ cái chai. Rồi bà con nông dân mới lọ mọ thiếu kinh nghiệm là dính chưởng tất. Họ quên rằng trách nhiệm của họ là hướng dẫn và quản lý, hỗ trợ chứ không phải là nhào vào tranh ăn, kiếm tiền trên sự cực khổ của nông dân.

Kĩ thuật trồng, chăn nuôi cũng chỉ 5-10 trang giấy thôi chứ có gì để mà ghi dài. Sâu quá thì dân đọc cũng ko hiểu, mà lan man ra thì chắc phải hướng dẫn cả cách cầm cuốc mới dài đc.
Làm đúng kĩ thuật mà vẫn thất bại có 2 nguyên nhân.

Thứ nhất vẫn là thiếu kinh nghiệm. Trong tài liệu bao giờ cũng ghi một khoảng thời gian, ví dụ ủ 1-2 ngày,phun 2-3 lần..., vì còn phải phụ thuộc thời tiết. Gặp lúc trời rét người có kinh nghiệm sẽ ủ 2 ngày thậm chí hơn, mà không biết thì thôi cứ lấy trung bình 1,5 ngày, kết quả chưa đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai là chủ quan. Đáng lẽ ủ 3 ngày phải đảo một lần nhưng mà có việc bận thôi thì 4 ngày cũng không sao @@, tưới nước quên một ngày cũng chẳng ảnh hưởng gì....

Một lần sai chút cũng không ảnh hưởng lớn, nhưng người tính chủ quan thì thường không chủ quan một lần. Rồi lại kêu tôi làm đúng kĩ thuật mà sao cây vẫn chết @@

Trong nghề nấm sai lầm nghiêm trọng nhất là khâu cấy giống nấm. Nguyên liệu lấy khỏi đống ủ phải được cấy giống ngay càng nhanh càng tốt, nhưng nhiều người hôm nay làm không hết thì để đến mai. Tiếp theo là môi trường cấy nấm thường là tiện chỗ nào cấy chỗ đấy.

Các bạn tưởng tượng xem cơm nguội để ở ngoài sau một ngày đã chua lòm, có nấm mọc rồi. Vậy để nguyên liệu một ngày thì.... hậu quả là trồng nấm rơm ra nấm độc.:huh:
 
Last edited by a moderator:
D
Kĩ thuật trồng, chăn nuôi cũng chỉ 5-10 trang giấy thôi chứ có gì để mà ghi dài. Sâu quá thì dân đọc cũng ko hiểu, mà lan man ra thì chắc phải hướng dẫn cả cách cầm cuốc mới dài đc.
Làm đúng kĩ thuật mà vẫn thất bại có 2 nguyên nhân.

Thứ nhất vẫn là thiếu kinh nghiệm. Trong tài liệu bao giờ cũng ghi một khoảng thời gian, ví dụ ủ 1-2 ngày,phun 2-3 lần..., vì còn phải phụ thuộc thời tiết. Gặp lúc trời rét người có kinh nghiệm sẽ ủ 2 ngày thậm chí hơn, mà không biết thì thôi cứ lấy trung bình 1,5 ngày, kết quả chưa đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai là chủ quan. Đáng lẽ ủ 3 ngày phải đảo một lần nhưng mà có việc bận thôi thì 4 ngày cũng không sao @@, tưới nước quên một ngày cũng chẳng ảnh hưởng gì....

Một lần sai chút cũng không ảnh hưởng lớn, nhưng người tính chủ quan thì thường không chủ quan một lần. Rồi lại kêu tôi làm đúng kĩ thuật mà sao cây vẫn chết @@

Trong nghề nấm sai lầm nghiêm trọng nhất là khâu cấy giống nấm. Nguyên liệu lấy khỏi đống ủ phải được cấy giống ngay càng nhanh càng tốt, nhưng nhiều người hôm nay làm không hết thì để đến mai. Tiếp theo là môi trường cấy nấm thường là tiện chỗ nào cấy chỗ đấy.

Các bạn tưởng tượng xem cơm nguội để ở ngoài sau một ngày đã chua lòm, có nấm mọc rồi. Vậy để nguyên liệu một ngày thì.... hậu quả là trồng nấm rơm ra nấm độc.:huh:

Một dị tật cố hữu bẩm sinh trong tất cả các tài liệu hướng dẫn NN của VN ta , đặc biệt với ngành nghề trồng Nấm rơm là :
* không hướng dẫn rỏ cách sử dụng các thiết bị kiểm soát ( nhiệt kế , giấy đo PH , đo độ ẩm ... ) , chúng chỉ nói chung chung ví dụ như :
- ủ nguyên liệu khoảng 2 - 3 ngày ...ngày nóng khác , ngày lạnh khác và ngày mưa cũng khác vậy yếu tố thời gian không thể giúp người nông dân thực hiện đúng kỷ thuật
- 1 tấn nguyên liệu phối trộn 10kg vôi . Nước ngâm nguyên liệu từng vùng có PH khác nhau vì vậy định lượng như thế là không chính xác , mà phải cần cho người canh tác biết sau khi hoàn tất PH đo được bao nhiêu là hợp lý để từ đó điều chỉnh gia giảm cho chính xác ....
- Nhiệt độ đống ủ phải được kiểm soát như thế nào , bao nhiêu độ ... ? Mùa đông thì làm thế nào để mô Nấm có thể đạt được nhiệt độ 37 - 45 độ C , khi mà khuyến cáo chỉ cần phủ tấm ni lon thôi ?
* không nêu tên khoa học cụ thể cho từng loại Nấm bệnh , côn trùng phá hoại cũng như các hiện tượng có thể phát sinh gây bệnh , và gây hại cho Nấm để bà con nông dân có thể tự tìm hiểu thêm nhằm phòng tránh những tổn thất trong sản xuất . Ví dụ :
- Nấm mốc hoa cao là cái gì ???
- Nấm xanh là nấm gì ???
- Nội cái tên bọ đuôi bật chuyên hại Nấm rơm khi mình tra vào Google.com.vn cũng không có thông tin cần thiết , vì vậy tên khoa học của các chủng loài dịch hại cần được công bố đính kèm song song với tên việt để người dân dễ tra cứu , tìm hiểu thêm thuộc tính của chúng .
* Rất thiếu sót hình ảnh minh họa khi bị nhiễm ... và các giải pháp phòng tránh cũng như các nông dược được khuyến cáo cần được sử dụng ....
Và còn nhiều nữa những thông tin cần thiết khác , dài mà hữu dụng , dễ hiểu vẫn là tốt hơn chứ .
Theo mình thì họ cố tình viết ngắn để dễ bán được meo giống , dễ khuyến khích chạy theo phong trào cũng như có thể kiếm tiền dễ dàng khi chuyển giao cả quy trình công nghệ , đồng thời có thể tránh né trách nhiệm khi có sự cố ( ĐỔ THỪA DO QUY TRÌNH CANH TÁC KHÔNG ĐÚNG .... ) . Nói nhiều về rủi ro do thời tiết , dịch bệnh , nguồn meo giống ... e là nhiều người sẽ nản không dám đi theo hay sao , dẫn dụ đưa họ vào chuyện đã rồi , lỡ phóng lao phải theo lao à ??? thất sách . Vẫn có cách làm tốt hơn nhiều chứ , giả dụ như Viện phát triển mạnh mô hình cho chính mình ( tự hạch toán ) , cán bộ CNV của Viện tích cóp góp vốn tăng trưởng mở rộng hàng năm .... không cần nói , mọi người vẫn theo ào ào . Và sẳn Mô hình KT hiệu quả họ sẽ kêu gọi đầu tư phát triển quy mô lớn . Họ làm được điều này không ???
Mình không nghỉ là bà con nông dân ta nổi tiếng là cần cù mà lại lười không muốn đọc những thông tin hữu ích đến cuộc sống của chính mình , cho dù nó có thể dài như cả quyển tiểu thuyết .
Họ đã quên đi một thực tại là nông dân mình thì còn nghèo và đa số trong họ thì thuộc diện rất nghèo , một mô hình SX NN mới nào thì cũng cần vốn , cần đầu tư mà lở thất bại thì dễ mắc nợ lắm , chỉ nên giúp , chứ không nên mưu lợi từ lực lượng đáng thương và đáng kính này .


* Với chủng loại Nấm rơm , mình có thể khẳng định không có chủng nào là nấm mùa đông cả , TQ đã nghiên cứu và phát triển được 10 chủng Nấm rơm hiện đang canh tác thương mại đại trà mà còn chưa có được , ( nếu Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật , Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam ta có được , khi công bố có thể đoạt được giải thưởng Quốc tế , đồng thời còn có được giá trị bản quyền sở hữu trí tuệ , sở hữu giống đặc chủng nữa đấy ) . Mị dân
Mình xin nhắc lại chỉ có nhiều giải pháp xử lý để có thể canh tác chúng vào mùa đông thôi , cái đó được gọi là công nghệ mà mình đã từng nêu ở các mục trước ( sưởi khô và sưởi ướt cho nhà nấm ...) .

We Can Change
 
Last edited by a moderator:
N
da thua bác dfrut ... em mới học hỏi nên cũng ko rõ về vấn đề này lắm ... nhưng cách đây 2 tháng e có phon cho gs lân dũng... hỏi về trồng nâm rơm vào mùa đông ...vi e co đoc cuốn sách trông nâm cua giao sư ... nhưng ko thây đê cập tơi trông nâm rơm vào mùa đông ở miền bắc... em có hỏi giáo sư lân dũng ... về vấn đê .. trồng nâm rơm vào mùa đông thi ông lân dung cũng bảo '' trồng mùa đông thì có giông mùa đông '' ..cach đây khoang 15 ngày e ra viên di truyền nông nghiệp mua meo giống ... em chi mua có 8kg trông thử thôi .. em có gặp trực tiêp ông ĐINH XUÂN LINH.... ông y hỏi em '' chau ở đâu đây ?... giờ mà vẫn có người trồng nấm rơm a .. rôi ong y phat miễn phi chi em 1 tâp tai liêu.. gôm vài trang giấy phô tô .. bao gom ky thuat trong nâm so , mỡ , rơm ... du ca ... vê cơ ban cũng co đủ các bước nhưng đúng như bác dfrut noi ... rất chung chung ... thiếu chi tiêt nên người mới lam gap chuc chac ko biết hỏi ai .. hôm đó em cung nhân tiên hoi vê trông nấm rơm bằng bã dong riêng nhưng có lẽ ông ta cũng ko biêt bã đo như thê nào nên ôg ấy bảo - thôi...cứ rơm mà làm đừng có mày mò cái khó làm j ....rôi em câm tai liệu đi vê... thật sự doc mấy bài cua bac em moi thay cach lam cua minh van con nhieu thieu sot qua di mat ... vì thật sự thì tài liệu quá sơ lược ...cach đây lâu lâu e co gọi đien nhờ 1 người đã tưng trông nấm rơm họ cung noi '' bây giờ ko còn ai đi hoc lam nâm ở viên di truyen nông nghiệp nữa đâu '' hôi j nghe cung lao xao .. phân vân
 
N
TRỒNG NẤM RƠM TRÁI VỤ, MỘT MÔ HÌNH LÀM GIÀU CẦN NHÂN RỘNG!
Cập nhật ngày 09 Tháng Hai 2012 - Số lần xem 14974 : 15 Lời bình : Article Rating Click to print

Những ngày này, đi về bất cứ một vùng quê nào đều thấy cảnh khói bay mù mịt khắp làng đường làng ngõ xóm do bà con đốt rơm rạ sau thu hoạch. Mấy năm gần đây, nhu cầu dùng rơm rạ làm chất đốt hay thức ăn cho trâu bò không còn nên người dân chỉ còn biết đốt đi lấy vài bao tro vãi ruộng.

Ông Đinh Xuân Linh - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật tâm sự, ông đã đi rất nhiều nơi từ Âu đến Á nhưng nhận thấy chỉ có duy nhất Việt Nam ta nông dân đốt rơm rạ một cách lãng phí đến như vậy. Ông đơn cử như đất nước Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… thậm chí họ phải bỏ ra rất nhiều tiền của công sức để trồng cỏ mới có nguyên liệu làm nấm. Đằng này, nước ta có đầy đủ thuận lợi từ khí hậu, nguyên liệu đến nhân công mà vẫn để người dân đốt cháy tài nguyên là có tội.
Theo ông Linh, đốt rơm rạ là việc bần cùng bất đắc dĩ bởi không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đất trên đồng ruộng, khói rơm rạ hút hết ôxi xung quanh làm chết cá, cây con gần khu vực bị đốt. Thông thường, một sào ruộng thu hoạch được bao nhiêu thóc thì tương đương ngần ấy rơm rạ. Suy đi tính lại, việc đốt rơm rạ nông dân cốt chỉ thu 3 - 4 bao tro. Tro rơm rạ thành phần hoá học chủ yếu là kali nên bón ruộng chưa hẳn đã tốt. Ngược lại, chỉ qua vài khâu xử lí đơn giản, bà con có thể sản xuất được nấm rơm mà vẫn có phân bón ruộng.
Ông Linh chia sẻ, để hạn chế việc đốt rơm rạ tràn lan thời gian vừa qua, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật đã thành công trong mô hình trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời hiện đang áp dụng sản xuất 200 tấn nguyên liệu tại Tiên Lãng, Hải Phòng, năng suất 120 kg nấm rơm tươi/tấn nguyên liệu. Ưu điểm của làm nấm rơm trái vụ ngoài trời, bà con không phải bỏ chi phí xây dựng nhà xưởng mà có thể trồng nấm ngay trên bãi đất trống hay đồng ruộng khô không làm vụ đông.
“Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con yên tâm SX, Trung tâm cam kết phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật và bảo trợ 100% đầu ra cho tất cả sản phẩm nấm theo giá sàn đảm bảo người dân có lãi. Tuy nhiên, nếu bà con tự tiêu thụ được với giá cao hơn thì Trung tâm hoàn toàn khuyến khích”, ông Linh khẳng định.

Quy trình trồng nấm rơm trái vụ:

1. Các tỉnh phía Bắc có thể trồng nấm rơm từ trước tháng 5 và sau tháng 9 dương lịch được coi là trồng nấm rơm trái vụ.

2. Thời gian từ lúc xử lý nguyên liệu cho đến khi kết thúc việc thu hái nấm trong 1 tháng đến 1,5 tháng.

3. Năng suất thu hoạch đạt: 120 – 150kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ.

4. Các bước quy trình công nghệ cũng gồm các công đoạn như trồng nấm rơm chính vụ.

- Rơm rạ làm ướt trong nước vôi loãng (4 kg vôi hòa trong 1 mét khối nước) ngâm khoảng 10 – 15 phút, hoặc dùng bơm tưới nước, rơm rạ đã bị ướt (có thể chưa khô hẳn) đem ủ luôn.

- Vớt ra ủ đống ( khối lượng tối thiểu 500kg rơm / đống ủ). 1 tấn rơm rạ ủ tương đương với 13 – 14 m3.

- Thời gian ủ 2-3 ngày đảo 1 lần, chỉnh độ ẩm.

- Ủ lại 2-3 ngày đảo đều, tiếp tục chỉnh độ ẩm.

- Đến ngày thứ 5-6 đóng luống cấy giống (trồng nấm rơm trái vụ thường tiến haanh trồng ngoài trời nên trồng nấm theo luống trồng khoai)

Tuy nhiên trồng nấm rơm trái vụ có một số thao tác kỹ thuật khác và cần chú ý như sau:

1- Giai đoạn ủ nguyên liệu:

- Vì ủ rơm vào cuối mùa mưa và ngoài trời nên tạo đống ủ có nilon che kín nóc, để hở chân đống ủ 30-40cm đề phòng mưa.

2- Chọn địa điểm trồng nấm:

- Trồng nấm ngoài trời: trên nền đất ruộng, vườn nhà hoặc sân chọn vị trí cao ráo, thoát nước.

- Vệ sinh trồng nấm bằng cách rắc vôi bột hoặc tưới nước vôi đặc. Nếu vị trí đã trồng nấm vụ trước ta vệ sinh bằng focmol (1 lit focmol hòa trong 60 lit nước trong thùng phuy dùng máy bơm phun đều, đậy nilon 2-3 ngày rồi mở ra, khi hết mùi focmol thì sử dụng mặt bằng).

3- Đóng luống (mô): Vì trồng nấmrơm trái vụ trong điều kiện thời tiết lạnh hơn khi trồng chính vụ nên cần trồng nấm theo luống dài như luống trồng khoai lang. Cách làm như sau:

- Tạo nền luống cao 10-15cm, rộng 60cm.

- Dùng nilon mỏng (nilon tái sinh) rộng 60cm rải lên amwtj luống, nilon có đục lỗ đường kính 2cm, các lỗ cách nhau 40-50cm để thoát nước.

- Tùy theo địa hình và số lượng nguyên liệu, tiến hành đóng luống nấm có kích thước như say: đáy dưới rộng 60m x đáy trên 40cm x cao 45-50cm x chiều dài tùy theo mặt bằng.

- Cấy 4 lớp giống: 3 lớp giống phía dưới cấy cách mép luống 5cm, 1 lớp rơm 15cm cấy 1 lớp gióng, lớp trên cùng cấy rải đều và có lớp cơ chất dày 3-4cm. Lượng giống cấy 20kg giống nấm/1 tấn nguyên liệu rơm rạ.

- Sau khi cấy giống nấm xong, dùng nilon phủ trực tiếp vào luống nấm, trùm kín từ luống nấm bên này sang luống nấm bên kia. Phia trên nilon dùng rơm khô phủ một lớp dày 5 – 7 cm toàn bộ luống nấm để tránh hấp thụ nhiệt khi trời nắng to.

- Cách bố trí luống nấm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để gió lạnh chỉ ảnh hưởng tới sườn một luống ngoài cùng, luống nọ cách luống kia 0,8 – 1,0m.

- Mỗi tấn rơm rạ tạo được 5 luống, mỗi luống dài 10m.

4. Chăm sóc sau khi cấy giống:

- Cắm nhiệt kế vào giữa luống nấm, theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ trong luống dao động trong khoảng 35 – 45 độ C là được (tốt nhất 40 – 42 độ) Nếu nhiệt độ cao trên 45 độ vào buổi trưa cần vén nhẹ nilon để hạ bớt nhiệt độ trong luống nấm, nếu dưới 35 độ cần phủ thêm nilon để mô nấm tăng nhiệt.

- Đến ngày thứ 8 hoặc 9 ta lần lượt vén nilon và lớp rơm áo phủ theo kiểu cuốn chiếu để tưới đón nấm (không lật hết nilon trùm luống nấm vì sẽ làm mất nhiệt). Lượng nước tưới đủ ướt hết rơm trên mặt luống và có nước chảy nhỏ giọt như giọt gianh.

- Sau khi tưới đón nấm, dùng những bó rơm bằng cổ tay xếp độn ở 2 bên chân luống cách nhau khoảng 60cm có một bó rồi trùm nilon lại như cũ (rơm độn có tác dụng tạo sự thông thoáng cho sợi nấm hình thành đinh ghim).

- tiếp tục theo dõi nhiệt độ trong luống nấm, sau 4 – 5 ngày có đinh ghim, nếu không có đinh ghim có thể do độ ẩm chưa đủ, ta phải tưới thêm để đủ ẩm và phủ áo, chăm sóc như lúc ban đầu.

5. Thu hái nấm.

- Nấm rơm trái vụ có thời gian mọc kéo dài hơn nấm chính vụ, mỗi đợt thu hái nấm kéo dài trong 3 ngày, sau 5 – 6 ngày thu được một đợt, tổng số đợt hái: 2 – 3 đợt.

- Hái nấm vào buổi trưa, thu hái trong thời gian khoảng 20 ngày.

- Nấm tươi hái xong không cần cắt chân nấm, đựng nấm trong túi lưới nilon chuyển tới nơi tiêu thụ (không đựng trong túi nilon kín và hộp catong).

HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG TRỒNG NẤM RƠM TRÁI VỤ:

Lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất: 1.000 kg rơm rạ khô, diện tích sử dụng cần 100m vuông nhà xưởng hoặc khu đất trống (trong vườn, ngoài sân…)

a. Chi phí:

- Vôi bột (kể cả vệ sinh luống nấm): 15kg x 2.000đ/kg = 30.000đ

- Giống nấm: 20kg x 25.000đ/kg = 500.000đ

- Khấu hao nhà xưởng, dụng cụ, nilon đậy.. = 120.000đ

Cộng: 650.000đ

- Công lao động: 20 công Giá trị ngày (công thấp nhất 100.000đ/ngày)

b. Thu nhập: Năng suất thu hoạch được 120kg - 150kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ thì tổng thu của người trồng nấm (tạm tính giá mua nấm tươi của nông dân là 40.000đ/kg):

Nếu đạt 150kg x 40.000đ/kg = 6.000.000đ.

6.000.000đ – 650.000đ = 5.350.000đ (gồm nguyên liệu và công lao động)

- giá bán nấm rơm tươi tại các cơ sở sản xuất thấp nhất 30.000đ – 35.000đ/kg, tại Hà Nội: 40.000đ/kg để phục vụ tiêu thụ nội địa.

- Sau khi thu hoạch hết nấm, dồn luống nấm lại, ủ đống lớn khoảng 15 ngày làm phân hữu cơ.

Chú ý:

- Năng suất nấm rơm có thể đạt cao nhất 200kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ khô.

- Từ 8 – 10kg nấm tươi sấy được 1kg nấm khô. Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật phục vụ mua nấm rơm tươi để chế biến nấm khô.

- Các đơn vị, cá nhân muốn triển khai tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nấm rơm cần ký hợp đồng kinh tế cụ thể với Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật để Trung tâm chuẩn bị giống nấm (giống nấm phải sản xuất trước khi ủ rơm từ 10 – 12 ngày. Nếu không có nguyên liệu ủ để trồng nấm thì giống phải đổ đi, gây thiệt hại về kinh tế, ngược lại có khi ủ rơm nhưng không có giống)

Thu Linh ( Nguồn: TTCNSHTV)



I. Thông tin chung về tổ chức
Tên đơn vị:
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT
Cơ quan chủ quản:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) Viện Di truyền nông nghiệp
Địa chỉ:
Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
ĐT: 04.38364296/ 37552753/ 37540793/ Fax: 04.37541159
Email:
ttcnshtv@netnam.vn
Tham khảo thêm về kỹ thuật trồng nấm: http://hoinongdan.cantho.gov.vn/Default.aspx?tabid=165




KỸ THUẬT CHUẨN CUẢ VIỆN DI TRUYÊN NÔNG NGHIỆP ĐÂY Ạ
 
N
dạ thưa bác Dfrut .. cho em hỏi chut nữa ạ ... thông cảm làm phiền bác hơi nhiều ....bây giờ nếu em xử lý bã dong riềng băng phương pháp ủ đống kích thước 2m-1.5m-2m ... thì có le nhiệt đô giẵu đống ủ sẽ cung x ko cao băng rơm ... nếu giả sử nhiệt độ chỉ dc khoảng 50-60 độ c... cũng đảo đông ủ 3 lần như rơm thì nguyên liệu như thế co đạt yêu câu ko a ? vi em thây nêu minh trông băng bã mía thì nhiêt độ đống ủ cung rât thấp , ko thể băng rơm .. mà vẫn trồng dc nấm .... dạ mong bác giải đáp giùm em ạ ... cám ơn bác nhiều !
 
K
Một dị tật cố hữu bẩm sinh trong tất cả các tài liệu hướng dẫn NN của VN ta , đặc biệt với ngành nghề trồng Nấm rơm là :
* không hướng dẫn rỏ cách sử dụng các thiết bị kiểm soát ( nhiệt kế , giấy đo PH , đo độ ẩm ... ) , chúng chỉ nói chung chung ví dụ như :
- ủ nguyên liệu khoảng 2 - 3 ngày ...ngày nóng khác , ngày lạnh khác và ngày mưa cũng khác vậy yếu tố thời gian không thể giúp người nông dân thực hiện đúng kỷ thuật
- 1 tấn nguyên liệu phối trộn 10kg vôi . Nước ngâm nguyên liệu từng vùng có PH khác nhau vì vậy định lượng như thế là không chính xác , mà phải cần cho người canh tác biết sau khi hoàn tất PH đo được bao nhiêu là hợp lý để từ đó điều chỉnh gia giảm cho chính xác ....
- Nhiệt độ đống ủ phải được kiểm soát như thế nào , bao nhiêu độ ... ? Mùa đông thì làm thế nào để mô Nấm có thể đạt được nhiệt độ 37 - 45 độ C , khi mà khuyến cáo chỉ cần phủ tấm ni lon thôi ?
* không nêu tên khoa học cụ thể cho từng loại Nấm bệnh , côn trùng phá hoại cũng như các hiện tượng có thể phát sinh gây bệnh , và gây hại cho Nấm để bà con nông dân có thể tự tìm hiểu thêm nhằm phòng tránh những tổn thất trong sản xuất . Ví dụ :
- Nấm mốc hoa cao là cái gì ???
- Nấm xanh là nấm gì ???
- Nội cái tên bọ đuôi bật chuyên hại Nấm rơm khi mình tra vào Google.com.vn cũng không có thông tin cần thiết , vì vậy tên khoa học của các chủng loài dịch hại cần được công bố đính kèm song song với tên việt để người dân dễ tra cứu , tìm hiểu thêm thuộc tính của chúng .
* Rất thiếu sót hình ảnh minh họa khi bị nhiễm ... và các giải pháp phòng tránh cũng như các nông dược được khuyến cáo cần được sử dụng ....
Và còn nhiều nữa những thông tin cần thiết khác , dài mà hữu dụng , dễ hiểu vẫn là tốt hơn chứ .
Theo mình thì họ cố tình viết ngắn để dễ bán được meo giống , dễ khuyến khích chạy theo phong trào cũng như có thể kiếm tiền dễ dàng khi chuyển giao cả quy trình công nghệ , đồng thời có thể tránh né trách nhiệm khi có sự cố ( ĐỔ THỪA DO QUY TRÌNH CANH TÁC KHÔNG ĐÚNG .... ) . Nói nhiều về rủi ro do thời tiết , dịch bệnh , nguồn meo giống ... e là nhiều người sẽ nản không dám đi theo hay sao , dẫn dụ đưa họ vào chuyện đã rồi , lỡ phóng lao phải theo lao à ??? thất sách . Vẫn có cách làm tốt hơn nhiều chứ , giả dụ như Viện phát triển mạnh mô hình cho chính mình ( tự hạch toán ) , cán bộ CNV của Viện tích cóp góp vốn tăng trưởng mở rộng hàng năm .... không cần nói , mọi người vẫn theo ào ào . Và sẳn Mô hình KT hiệu quả họ sẽ kêu gọi đầu tư phát triển quy mô lớn . Họ làm được điều này không ???
Mình không nghỉ là bà con nông dân ta nổi tiếng là cần cù mà lại lười không muốn đọc những thông tin hữu ích đến cuộc sống của chính mình , cho dù nó có thể dài như cả quyển tiểu thuyết .
Họ đã quên đi một thực tại là nông dân mình thì còn nghèo và đa số trong họ thì thuộc diện rất nghèo , một mô hình SX NN mới nào thì cũng cần vốn , cần đầu tư mà lở thất bại thì dễ mắc nợ lắm , chỉ nên giúp , chứ không nên mưu lợi từ lực lượng đáng thương và đáng kính này .


* Với chủng loại Nấm rơm , mình có thể khẳng định không có chủng nào là nấm mùa đông cả , TQ đã nghiên cứu và phát triển được 10 chủng Nấm rơm hiện đang canh tác thương mại đại trà mà còn chưa có được , ( nếu Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật , Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam ta có được , khi công bố có thể đoạt được giải thưởng Quốc tế , đồng thời còn có được giá trị bản quyền sở hữu trí tuệ , sở hữu giống đặc chủng nữa đấy ) . Mị dân
Mình xin nhắc lại chỉ có nhiều giải pháp xử lý để có thể canh tác chúng vào mùa đông thôi , cái đó được gọi là công nghệ mà mình đã từng nêu ở các mục trước ( sưởi khô và sưởi ướt cho nhà nấm ...) .

We Can Change

Theo mong muốn của bác thì bác muốn sửa thế nào?. Em sẽ tham khảo để lần sau làm tài liệu @@. Thử sửa 1 đoạn bên dưới làm ví dụ đi. Nếu chỗ nào bác cũng không biết thì mở ngoặc ghi yêu cầu vào đó là được.
- Cắm nhiệt kế vào giữa luống nấm, theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ trong luống dao động trong khoảng 35 – 45 độ C là được (tốt nhất 40 – 42 độ) Nếu nhiệt độ cao trên 45 độ vào buổi trưa cần vén nhẹ nilon để hạ bớt nhiệt độ trong luống nấm, nếu dưới 35 độ cần phủ thêm nilon để mô nấm tăng nhiệt.

- Đến ngày thứ 8 hoặc 9 ta lần lượt vén nilon và lớp rơm áo phủ theo kiểu cuốn chiếu để tưới đón nấm (không lật hết nilon trùm luống nấm vì sẽ làm mất nhiệt). Lượng nước tưới đủ ướt hết rơm trên mặt luống và có nước chảy nhỏ giọt như giọt gianh.

- Sau khi tưới đón nấm, dùng những bó rơm bằng cổ tay xếp độn ở 2 bên chân luống cách nhau khoảng 60cm có một bó rồi trùm nilon lại như cũ (rơm độn có tác dụng tạo sự thông thoáng cho sợi nấm hình thành đinh ghim).

- tiếp tục theo dõi nhiệt độ trong luống nấm, sau 4 – 5 ngày có đinh ghim, nếu không có đinh ghim có thể do độ ẩm chưa đủ, ta phải tưới thêm để đủ ẩm và phủ áo, chăm sóc như lúc ban đầu.



Quên cái vụ ảnh đi bác ạ, chỗ khác em không biết chứ chỗ em lớp tập huấn 80 người tiền in tài liệu đc có 250k. hơn 3k/bộ tài liệu, cho ảnh vào photo đen trắng cũng ko thấy gì. mà in màu thì... đợi nước mình giàu rồi tính.

Giống ko phải vụ đông mà là giống chịu rét. Nó hơn giống thường chút thôi, để trồng lệch chính vụ thôi chứ giữa mùa đông đem trồng thì cũng ko lớn đc.
 
D
da thua bác dfrut ... em mới học hỏi nên cũng ko rõ về vấn đề này lắm ... nhưng cách đây 2 tháng e có phon cho gs lân dũng... hỏi về trồng nâm rơm vào mùa đông ...vi e co đoc cuốn sách trông nâm cua giao sư ... nhưng ko thây đê cập tơi trông nâm rơm vào mùa đông ở miền bắc... em có hỏi giáo sư lân dũng ... về vấn đê .. trồng nâm rơm vào mùa đông thi ông lân dung cũng bảo '' trồng mùa đông thì có giông mùa đông '' ..cach đây khoang 15 ngày e ra viên di truyền nông nghiệp mua meo giống ... em chi mua có 8kg trông thử thôi .. em có gặp trực tiêp ông ĐINH XUÂN LINH.... ông y hỏi em '' chau ở đâu đây ?... giờ mà vẫn có người trồng nấm rơm a .. rôi ong y phat miễn phi chi em 1 tâp tai liêu.. gôm vài trang giấy phô tô .. bao gom ky thuat trong nâm so , mỡ , rơm ... du ca ... vê cơ ban cũng co đủ các bước nhưng đúng như bác dfrut noi ... rất chung chung ... thiếu chi tiêt nên người mới lam gap chuc chac ko biết hỏi ai .. hôm đó em cung nhân tiên hoi vê trông nấm rơm bằng bã dong riêng nhưng có lẽ ông ta cũng ko biêt bã đo như thê nào nên ôg ấy bảo - thôi...cứ rơm mà làm đừng có mày mò cái khó làm j ....rôi em câm tai liệu đi vê... thật sự doc mấy bài cua bac em moi thay cach lam cua minh van con nhieu thieu sot qua di mat ... vì thật sự thì tài liệu quá sơ lược ...cach đây lâu lâu e co gọi đien nhờ 1 người đã tưng trông nấm rơm họ cung noi '' bây giờ ko còn ai đi hoc lam nâm ở viên di truyen nông nghiệp nữa đâu '' hôi j nghe cung lao xao .. phân vân

Đây là một dạng nguyên liệu mới và không phải nơi nào cũng có , nên hầu như không có người thí điểm làm thử nghiệm trước đây . Nếu có thời gian , nhiệt huyết và ước mơ làm giàu cho quê hương , Bạn nên đi tiên phong , mình sẳn sàng hổ trợ những giải pháp và kiến thức thu thập được trong nhiều năm qua để giúp Bạn .
Để nhiệt độ đống ủ có thể tăng lên cao cũng không khó lắm , bạn có thể bổ sung thêm những phụ gia như : phân chuồng ( 10 - 15% ) , tưới nước thảy từ chuồng trại chăn nuôi ( heo , bò , gà ) , hoặc phân ure ( 2 - 3 % ) hoà tan với nước tưới , và tất nhiên vôi là loại phụ gia không thể thiếu trong đống ủ giá thể . Những phụ gia này vừa bổ sung những dinh dưỡng cần thiết ( giúp tăng năng suất ) , vừa giúp tăng quá trình trao đổi chất với nguyên liệu chính ( sinh nhiệt ) . Quá trình ủ nếu vào thời điểm mùa đông cần sử dụng bạt nilon phủ lên đống ủ cột tấn chặc , để hạn chế toả nhiệt ra bên ngoài . Đảm bảo với Bạn nhiệt độ sẽ đạt từ 70 - 80 độ C .
Cách khác không cần ủ đống , là phối trộn nguyên liệu bã giong riềng với các thành phần phụ gia trên , độ ẩm kiểm soát khoảng 70 - 80% sau đó chuyển vào kệ trồng trong nhà kín phủ bạt tối ứng dụng giải pháp xông nhiệt lên men thứ cấp ( xông khô hoặc xông ướt như tài liệu mình nêu ở phần trước ) .
 
Last edited by a moderator:
D
Theo mong muốn của bác thì bác muốn sửa thế nào?. Em sẽ tham khảo để lần sau làm tài liệu @@. Thử sửa 1 đoạn bên dưới làm ví dụ đi. Nếu chỗ nào bác cũng không biết thì mở ngoặc ghi yêu cầu vào đó là được.
- Cắm nhiệt kế vào giữa luống nấm, theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ trong luống dao động trong khoảng 35 – 45 độ C là được (tốt nhất 40 – 42 độ) Nếu nhiệt độ cao trên 45 độ vào buổi trưa cần vén nhẹ nilon để hạ bớt nhiệt độ trong luống nấm, nếu dưới 35 độ cần phủ thêm nilon để mô nấm tăng nhiệt.

- Đến ngày thứ 8 hoặc 9 ta lần lượt vén nilon và lớp rơm áo phủ theo kiểu cuốn chiếu để tưới đón nấm (không lật hết nilon trùm luống nấm vì sẽ làm mất nhiệt). Lượng nước tưới đủ ướt hết rơm trên mặt luống và có nước chảy nhỏ giọt như giọt gianh.

- Sau khi tưới đón nấm, dùng những bó rơm bằng cổ tay xếp độn ở 2 bên chân luống cách nhau khoảng 60cm có một bó rồi trùm nilon lại như cũ (rơm độn có tác dụng tạo sự thông thoáng cho sợi nấm hình thành đinh ghim).

- tiếp tục theo dõi nhiệt độ trong luống nấm, sau 4 – 5 ngày có đinh ghim, nếu không có đinh ghim có thể do độ ẩm chưa đủ, ta phải tưới thêm để đủ ẩm và phủ áo, chăm sóc như lúc ban đầu.



Quên cái vụ ảnh đi bác ạ, chỗ khác em không biết chứ chỗ em lớp tập huấn 80 người tiền in tài liệu đc có 250k. hơn 3k/bộ tài liệu, cho ảnh vào photo đen trắng cũng ko thấy gì. mà in màu thì... đợi nước mình giàu rồi tính.

Giống ko phải vụ đông mà là giống chịu rét. Nó hơn giống thường chút thôi, để trồng lệch chính vụ thôi chứ giữa mùa đông đem trồng thì cũng ko lớn đc.

Sorry !
Mình thì mong muốn đưa Mô hình SX&CT Nấm rơm trong nhà kín phủ bạt tối trên hệ thống kệ nhiều tầng ( dễ kiểm soát ) đến với Bà con Nông dân , còn tư liệu của Bạn thì lại là Mô hình canh tác truyền thống ngoài trời . 2 con đường khác nhau thì khó gặp được tiếng nói chung vậy làm sao góp ý để Bạn chỉnh sửa tài liệu đây .

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với những lợi thế của vùng khí hậu , nguyên liệu tại chổ và nhất là trồng trong vụ chính luôn mà còn không thể đạt được năng suất giống như tài liệu nêu , thử hỏi với mùa đông , một yếu tố chính gây bất lợi của ngành canh tác Nấm rơm ( có chăng chỉ lợi về giá cao thôi ) thử hỏi làm thế nào để có được năng suất này , Chính vụ ở miền Bắc liệu có thể đạt được như thế chưa ??? Chắc chắn là không rồi hỉ , vì mình nghiên cứu trong nhiều năm về mức bình quân thu hoạch của người trồng Nấm rơm dựa trên khối lượng rơm rạ chỉ dao động khoảng 8 - 12% thôi . Vậy thì đây có phải là tài liệu hướng dẫn kỷ thuật không hay chỉ giống như tờ rơi dùng cho mục đích quảng cáo mua bán ?
Kết quả mà TT trồng thử nghiệm có thể được thực hiện trong môi trường kiểm soát tiêu chuẩn và với khối lượng nguyên liệu ít , thì không nên dùng kết quả này để quảng bá cho thực tiển nghề trồng nấm đại trà của Bà con Nông dân được .
 
Last edited by a moderator:
N
Đây là một dạng nguyên liệu mới và không phải nơi nào cũng có , nên hầu như không có người thí điểm làm thử nghiệm trước đây . Nếu có thời gian , nhiệt huyết và ước mơ làm giàu cho quê hương , Bạn nên đi tiên phong , mình sẳn sàng hổ trợ những giải pháp và kiến thức thu thập được trong nhiều năm qua để giúp Bạn .
Để nhiệt độ đống ủ có thể tăng lên cao cũng không khó lắm , bạn có thể bổ sung thêm những phụ gia như : phân chuồng ( 10 - 15% ) , tưới nước thảy từ chuồng trại chăn nuôi ( heo , bò , gà ) , hoặc phân ure ( 2 - 3 % ) hoà tan với nước tưới , và tất nhiên vôi là loại phụ gia không thể thiếu trong đống ủ giá thể . Những phụ gia này vừa bổ sung những dinh dưỡng cần thiết ( giúp tăng năng suất ) , vừa giúp tăng quá trình trao đổi chất với nguyên liệu chính ( sinh nhiệt ) . Quá trình ủ nếu vào thời điểm mùa đông cần sử dụng bạt nilon phủ lên đống ủ cột tấn chặc , để hạn chế toả nhiệt ra bên ngoài . Đảm bảo với Bạn nhiệt độ sẽ đạt từ 70 - 80 độ C .
Cách khác không cần ủ đống , là phối trộn nguyên liệu bã giong riềng với các thành phần phụ gia trên , độ ẩm kiểm soát khoảng 70 - 80% sau đó chuyển vào kệ trồng trong nhà kín phủ bạt tối ứng dụng giải pháp xông nhiệt lên men thứ cấp ( xông khô hoặc xông ướt như tài liệu mình nêu ở phần trước ) .

'''Quá trình ủ nếu vào thời điểm mùa đông cần sử dụng bạt nilon phủ lên đống ủ cột tấn chặc , để hạn chế toả nhiệt ra bên ngoài . Đảm bảo với Bạn nhiệt độ sẽ đạt từ 70 - 80 độ C .'''-----dùng bạt nilon phủ lên đống ủ cột tấn chặc-------từ này ngôn ngữ miền nam e ko có hiểu
em còn chút thăc mắc nữa .. bây jo ví du em bón phân chuồng mà ko có phân nguyên chất .. ví dụ phân trâu bò, lơn hay co thêm rơm rạ .....phân gà thi rât hay có trấu độn chuông .. vậy thi dùng mấy loai đó dc ko va nếu dung thì tỷ lệ có thay đổi ko a ? ...
và còn nữa ví dụ em lên men thứ câp mà nhà trồng nhỏ thôi.. chỉ khoang 10m vuông .. thi quy trinh nay co phải thay đôi j ko a ?
em co xem nha trông bác gửi lên nhưng ko thây nói khoang cach chiêu cao của các giá đó là bao nhiêu thi phù hợp a?chi thây nói ... số lượng và khoang cach vê bê ngang thôi
mong bác giải đáp
 
Last edited by a moderator:
D
dùng bạt nilon phủ lên đống ủ cột tấn chặc

Bạn dùng dây quấn vài vòng đống ủ đã phủ bạt nilon và cột lại , bên dưới bạt dư thì vén vào đáy đống ủ cho chặc . Nói chung cần phải kín là được .

* kệ trồng : ngang o,8 - 1m , khoảng cách mổi ngăn chứa 0,5 - 0,6m , ngăn dưới cách mặt đất 0,2m , lối đi 0,6m , chiều dài tùy theo kích thước nhà trồng , chiều cao của nhà trồng 3 - 3,5m .
* Về phân chuồng : Tùy theo tỷ lệ % của các chất độn ( tương đối thôi ) mà bạn có thể tăng tỷ lệ thêm chút ít trong quá trình phối trộn . Các chất độn này ( rơm rạ , trấu ) cũng không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình canh tác .
* nhà trồng nhỏ thì cũng áp dụng theo quy trình đã được hướng dẫn , các thiết bị xông nhiệt thì giảm số lương . Ví dụ : Bạn chỉ cần 1 thùng phuy để đun nước cấp hơi cho nhà nấm này thay vì 3 - 5 thùng như mô hình đã post . Nếu bạn tận dụng nhà kho , chuồng trại cũ ... thì cần chỉnh sửa cho kín lại , còn nếu làm nhà trồng mới bạn cần có kế hoạch , tính toán cho việc mở rộng sau này để khỏi phải tốn kém khi tháo dở lắp dựng lại .
 
T
can gap chu topic

Chao ban dfruit
Minh dang rat quan tam den topic cua ban vi truoc day minh da tung lam nam . Che bien nam . Xuat khau nam .
Minh muon gap ban truc tiep de co the hoc hoi mot so van de ve lam nam rom , truoc khi dau tu
lam trang trai nam rom .
Ban vui long cho minh 1 cuoc hen.
Cam on nhieu
Tel cua minh . 0973005098
Khanh
 
D
Bạn trankkla thân !

Cảm ơn Bạn quan tâm đến chủ đề của mình . Mình sẽ liên lạc với Bạn trong thời gian sớm nhất
 
N
dạ thưa bác Dfruit ..em thấy các quy trình trông nấm ... thời kỳ xử lý nguyên liệu ... giai doan ủ đống ... đống ủ đều có cọc thông khi ... sao ở quy trình của bác nêu e ko thấy vậy ... -quy trinh nayd khác ạ?
 
A
em ? cái này thì hơi ko đúng chổ như vì ở đây toàn là những bác chuyên trồng nấm...em có 2tấn mạt cưa tạp để 2 năm rồi ko biết chừ em lấy ra trồng nấm sò có đạt hiệu quả ko mấy bác???mong mấy trả lời dùm em
 
D
dạ thưa bác Dfruit ..em thấy các quy trình trông nấm ... thời kỳ xử lý nguyên liệu ... giai doan ủ đống ... đống ủ đều có cọc thông khi ... sao ở quy trình của bác nêu e ko thấy vậy ... -quy trinh nayd khác ạ?

Bạn Nguyenminh 1989 thân !

LĨnh vực này mình thấy Bạn nêu ra cũng khá hay .
Nếu nói mổi nơi làm mổi khác , hoặc tùy từng chủng loại nguyên phế liệu ... mà 2 cách xử lý lại hoàn toàn trái ngược nhau , nghe có vẽ như không Khoa học Bạn nhĩ . Mình thì chưa thể khẳng định cách nào đúng , cách nào sai . Vậy mình chỉ xin đưa ra nhận xét theo quá trình nghiên cứu của mình để Bạn và các ACE khác cùng tham khảo và phân tích thêm nhé .
* Trong lĩnh vực sản xuất phân compost ( phân hữu cơ , phân xanh ) , người ta thường ứng dụng giải pháp ủ đống có cài cắm thêm cọc thông khí ( cả thế giới đều làm như vậy ) . Vì như vậy các xạ khuẩn , vi sinh , nấm hoang dã sẽ dễ dàng xâm nhập giúp phân hóa hợp chất hữu cơ từ các phế phẩm nông lâm nghiệp . Cọc thông khí giúp lưu chuyển thêm oxy cung cấp cho các tác nhân này . Đồng thời trong đống ủ do các phản ứng hóa học xảy ra thường xuyên có sinh nhiệt rất bất lợi cho các vi sinh vật này , vì vậy cọc thông khí cũng giúp giảm nhiệt độ của đống ủ không lên quá cao .
* Trong ngành SX Nấm , nguyên tắc của đống ủ buộc phải sinh nhiệt để khử trùng nấm dại , đồng thời quá trình phát nhiệt càng cao càng tốt sẽ giúp làm chín , bẽ gảy cấu trúc liên kết hữu cơ của nguyên liệu nhằm giúp cho meo nấm khi cấy trồng sẽ dễ hấp thụ dinh dưỡng . Nếu có thông khí chắc chắn nhiệt độ đống ủ sẽ giảm , đồng thời các xạ khuẩn , Nấm dại sẽ có điều kiện ô nhiễm trên nguyên liệu . Nói thế không có nghĩa là nguyên liệu xử lý bằng cách này không thể trồng nấm được , bởi các loài vi sinh này khi tấn công vào nguyên liệu do không sinh quả thể lớn nên chúng chỉ làm giảm ít nhiều cơ chất dinh dưỡng trong nguyên liệu có thể gây giảm năng xuất trồng thôi .
Một ví dụ như thế này : giá thể sau khi trồng nấm mèo bằng nguyên liệu mùn cưa cao su , thường được người ta sử dụng trồng nấm rơm hoặc nấm bào ngư , như vậy giá thể đã bị ăn bớt một phần trong quá trình trồng nấm mèo , xong cơ chất vẫn còn những thành phần cần thiết như cellulouse , lignin ... cho việc tái trồng những chủng nấm sau ( những chủng nấm có vòng đời sinh trưởng ngắn ) .
Qua lý giải trên mình tạm đưa ra ý kiến riêng của cá nhân :
- Giải pháp ủ có thông khí sẽ phù hợp cho phương thức canh tác truyền thống ( nguyên liệu tơi , mềm ra ) , tuy nhiên năng xuất có thể không đạt đỉnh như chính khả năng của giống nấm . chú ý với giải pháp này không nên bổ sung thêm phụ gia sẽ dễ bị ô nhiễm .
- Giải pháp ủ kín phủ bạt che ( không thông khí ) sẽ có lợi cho giải pháp canh tác trong nhà che bạt tối trên hệ thống kệ nhiều tầng . Với giải pháp này , cơ chất còn tương đối nguyên vẹn , đồng thời khi ta bổ sung thêm phụ gia có thể giúp tăng năng xuất , mà không sợ nấm mốc tồn đọng trong đóng ủ ăn lan vào phụ gia ( vốn dễ bị ô nhiễm ) .
 
Last edited by a moderator:
A
m ? cái này thì hơi ko đúng chổ như vì ở đây toàn là những bác chuyên trồng nấm...em có 2tấn mạt cưa tạp để 2 năm rồi ko biết chừ em lấy ra trồng nấm sò có đạt hiệu quả ko mấy bác???mong mấy trả lời dùm em

 
N
Bạn Nguyenminh 1989 thân !

LĨnh vực này mình thấy Bạn nêu ra cũng khá hay .
Nếu nói mổi nơi làm mổi khác , hoặc tùy từng chủng loại nguyên phế liệu ... mà 2 cách xử lý lại hoàn toàn trái ngược nhau , nghe có vẽ như không Khoa học Bạn nhĩ . Mình thì chưa thể khẳng định cách nào đúng , cách nào sai . Vậy mình chỉ xin đưa ra nhận xét theo quá trình nghiên cứu của mình để Bạn và các ACE khác cùng tham khảo và phân tích thêm nhé .
* Trong lĩnh vực sản xuất phân compost ( phân hữu cơ , phân xanh ) , người ta thường ứng dụng giải pháp ủ đống có cài cắm thêm cọc thông khí ( cả thế giới đều làm như vậy ) . Vì như vậy các xạ khuẩn , vi sinh , nấm hoang dã sẽ dễ dàng xâm nhập giúp phân hóa hợp chất hữu cơ từ các phế phẩm nông lâm nghiệp . Cọc thông khí giúp lưu chuyển thêm oxy cung cấp cho các tác nhân này . Đồng thời trong đống ủ do các phản ứng hóa học xảy ra thường xuyên có sinh nhiệt rất bất lợi cho các vi sinh vật này , vì vậy cọc thông khí cũng giúp giảm nhiệt độ của đống ủ không lên quá cao .
* Trong ngành SX Nấm , nguyên tắc của đống ủ buộc phải sinh nhiệt để khử trùng nấm dại , đồng thời quá trình phát nhiệt càng cao càng tốt sẽ giúp làm chín , bẽ gảy cấu trúc liên kết hữu cơ của nguyên liệu nhằm giúp cho meo nấm khi cấy trồng sẽ dễ hấp thụ dinh dưỡng . Nếu có thông khí chắc chắn nhiệt độ đống ủ sẽ giảm , đồng thời các xạ khuẩn , Nấm dại sẽ có điều kiện ô nhiễm trên nguyên liệu . Nói thế không có nghĩa là nguyên liệu xử lý bằng cách này không thể trồng nấm được , bởi các loài vi sinh này khi tấn công vào nguyên liệu do không sinh quả thể lớn nên chúng chỉ làm giảm ít nhiều cơ chất dinh dưỡng trong nguyên liệu có thể gây giảm năng xuất trồng thôi .
Một ví dụ như thế này : giá thể sau khi trồng nấm mèo bằng nguyên liệu mùn cưa cao su , thường được người ta sử dụng trồng nấm rơm hoặc nấm bào ngư , như vậy giá thể đã bị ăn bớt một phần trong quá trình trồng nấm mèo , xong cơ chất vẫn còn những thành phần cần thiết như cellulouse , lignin ... cho việc tái trồng những chủng nấm sau ( những chủng nấm có vòng đời sinh trưởng ngắn ) .
Qua lý giải trên mình tạm đưa ra ý kiến riêng của cá nhân :
- Giải pháp ủ có thông khí sẽ phù hợp cho phương thức canh tác truyền thống ( nguyên liệu tơi , mềm ra ) , tuy nhiên năng xuất có thể không đạt đỉnh như chính khả năng của giống nấm . chú ý với giải pháp này không nên bổ sung thêm phụ gia sẽ dễ bị ô nhiễm .
- Giải pháp ủ kín phủ bạt che ( không thông khí ) sẽ có lợi cho giải pháp canh tác trong nhà che bạt tối trên hệ thống kệ nhiều tầng . Với giải pháp này , cơ chất còn tương đối nguyên vẹn , đồng thời khi ta bổ sung thêm phụ gia có thể giúp tăng năng xuất , mà không sợ nấm mốc tồn đọng trong đóng ủ ăn lan vào phụ gia ( vốn dễ bị ô nhiễm ) .
da vâng ... cám ơn bác ... nghe bác nói e cung thấy có ly ạ ... vừa rôi e lam vụ đông , nấm cũng đã ra , khá to, nhưng cũng nhiều nấm dại ... săp tới em sẽ làm bằng bã dong riềng có j nhờ bác trợ jup nhé ... cám ơn bác ... chúc bác luôn vui khỏe và giúp đỡ dc nhiều người
 
Back
Top