Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
T
Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ? Có thể thành Đại gia không ??? Link : htt

Một nghệ vật vả mà, phải chú ý chăm sóc những cây nấm này cũng đòi hỏi một quá trình chăm sóc tỉ mỉ!
 
V
Một nghệ vật vả mà, phải chú ý chăm sóc những cây nấm này cũng đòi hỏi một quá trình chăm sóc tỉ mỉ!
có cái gì là đơn giản đâu bác. trừ khi coi đó là một niềm vui thì càng làm càng ham. như kiểu mình tỉa cây cảnh ấy bác nhỉ
 
N
trồng nấm rơm

Chào mấy chú. Cháu cũng tìm hiểu một số ít kiến thức trên mạng về trồng nấm Bào ngư xám, nấm linh chi, nấm rơm và có dự định làm mô hình trồng nấm để kiếm chút lợi nhuận. Có chú nào có mô hình rồi cho cháu xin cái mail cháu liên hệ để cháu đi học hỏi ạ. Cháu có nghe nói là phôi trồng nấm linh chi, bào ngư xong rồi đem đi trồng nấm rơm, sau khi trồng nấm rơm rồi đem nuôi trùng chỉ rồi cuối cùng là đem làm phân bón cây. Cháu cũng muốn làm 1 mô hình như thế. Nhà có 2000m2 đất ở đồng nai không biết đủ để làm mô hình này không? Cháu cũng tham quan trại nấm Trang Sinh (TS). Ở TS cháu thấy có 6 nhà trồng nấm, còn lại là sản suất phôi để bán cho nhà nông. giá 1 bịt là 3500 đ. TS nói là chuyển giao công nghệ. Cung cấp thiết bị máy móc cho việc trồng nấm. Mà cháu thấy trên đó vào bịch thì là nhân viên làm tay chứ không làm bằng máy nên cũng không tự tin lắm :D. Cháu cũng liên hệ với PGS.TS Nguyễn Thị Chính, cô cũng nói là chuyển giao công nghệ hết là 100 củ :D + Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nấm linh chi :), còn đầu tư máy móc là riêng nữa. Tính ra vốn cũng phải hơn 500tr nhỉ. Đọc vài bài báo có chú trồng linh chi 1 năm thu lời cả tỉ đồng mà không biết thực hư ra sao. Báo không cho địa chỉ cụ thể để học hỏi cũng đành bó tay. Nay gặp topic này, hy vọng có người hướng dẫn, cho cháu học hỏi thêm.
chú hoangkhoi1986 nghe chú nói chắc chú cũng có trang trại trồng nấm rồi, cho cháu học hỏi được ko ạ. cho cháu xin cái mail với :D
 
D
Nguyenblue thân !

Khi muốn trồng Nấm Linh Chi , cháu cần phải nghiên cứu thị trường đầu ra thật kỷ , bởi chúng là loại Nấm dược liệu , không phổ thông lắm .
Có một mô hình trồng Nấm Linh chi thật tuyệt vời , đã và đang được ứng dụng rất hiệu quả trên toàn cỏi TQ , đó là giải pháp trồng Linh Chi bán gổ ( do nguồn gổ nguyên liệu ngày càng cạn kiệt ) , mà ở VN hiện nay theo chú tìm hiểu thì chưa có ai hoặc pháp nhân nào thực hiện mô hình này . Là người đi sau theo chú nếu Cháu muốn trồng Nấm Linh Chi thì nên theo hướng này sẽ không bị lạc hậu ( ít nhất 3 - 5 năm tới ) . Nếu cần tìm hiểu hãy liên Lạc với chú để được tận mắt xem mô hình này ( từ A - Z ) .

Nấm Linh chi trên thế giới được khai thác theo 3 mô hình chính :
1/ Trồng trên gổ ( Ưu điểm có thể trồng thu hoạch nhiều đợt Nấm , Nấm đa tai , khiếm khuyết là hao tốn rất nhiều nguyên liệu gổ tăng chi phí đầu tư )
2/ Trồng trên dăm gổ ( gổ nghiền kích cở hạt > 1mm ) . Ưu điểm có thể sử dụng luôn cả cành nhánh , gổ bìa để xay nghiền , dễ phối trộn , đóng bao bằng cơ giới , khiếm khuyết là chỉ phù hợp trồng chủng loại Nấm Linh chi tai đơn , năng xuất thấp ( giống như VN ) .
3/ Trồng bán gổ ( bó thanh gổ vụn , cành nhánh gổ cắt ngắn kết hợp với mùn cưa phủ quanh ) . Đây là giải pháp hiệu quả kết hợp ưu điểm của cả 2 giải pháp trên , đồng thời nguồn nguyên liệu cũng dễ tìm , giúp tiết kiệm nhiện liệu , điện năng trong việc xay nghiền gổ , phù hợp canh tác với nhiều chủng loại Linh chi . Đặt biệt không cần đầu tư nôi hơi áp xuất , chỉ cần xông hơi khử trùng bằng hệ thống thùng phuy nuớc đun sôi . do đó rất dễ dàng đầu tư phát triển chúng với quy mô từ thấp đến cao .

Riêng VN ta còn có thêm mô hình trồng bằng giá thể là mùn cưa các chủng loại gổ : Cao su , Bồ đề , gổ rừng lá rộng .... Khiếm khuyết của loại giá thể này là quá khít chặc ( kích cở hạt mịn ) ức chế sự phát triển của hệ sợi ( Sợi Nấm Linh chi phát triển tốt trong điều kiện thông thoáng của chất nền ) .

Đảm bảo với các Bạn khi mô hình này được triển khai thì mình chắc chắn giải pháp sử dụng mùn cưa gổ để trồng Nấm Linh chi ở VN ta sẽ bì đẩy lùi vào quá khứ .

Một số hình ảnh về quy trình sản xuất Nấm Linh chi bán gổ :

Nguyên liệu : cành nhánh cây rừng
sos8.jpg


Cưa xẻ thanh gổ theo kích cở : 25 - 30cm dài
dr6c.jpg


xiot.jpg


xếp những thanh gổ cắt vô túi trồng
almk.jpg


Xếp đống túi trồng chuẩn bị hấp nhiệt khử trùng
h9eu.jpg


Khâu khử trùng đơn giản không cần nhà hấp nhiệt hoặc nồi hấp áp suất
6zhq.jpg


Hệ thống cấp hơi nóng bằng thùng phuy nước đun sôi
3zjx.jpg


Túi trồng sau khi hấp nhiệt xong
iv89.jpg


Cấy meo giống vào túi gổ
qf22.jpg


Xếp túi vào khu vực ươm sợi nấm
ot34.jpg


Phủ bạt che ánh sáng cho tơ nấm ăn lan
5op9.jpg


Còn tiếp
 
Last edited by a moderator:
N
hoi

thua cac bác e mới học trồng nấm rơm ... em tự hoc ạ ... lần trước trồng thử rồi nhưng năng suất ko cao ... bây gio e mới trông lần 2 ... em o ha noi ... thì giờ đang là trồng trái vu ạ ... em có trồng theo ky thuật do viện di truyen nông nghiêp cung cấp... nhưng e vam co chut thac mac la khi rơm mới cay giong dang trong thoi gian uom nuoi soi thi nhiet do yeu cau la tu 37-45 độ ... nhưng ko hiểu là cach thức đo thế nao ... vi ví du minh cằm nhiệt kế vào sâu 20cm thi nhiet se cao hơn la 10cm ... va cắm ở trên giữa mặt luống thường cũng se cao hơn mình cắm ở ven sườn luống .... dạ em là lính mợ mong các bac chi bảo a ......
 
N
gui bac Dfruit

gui bac Dfruit.....e moi trông nấm rơm ... nhưng thật sử thì nguyên liệu rơm rạ o vung e rất kho thu mua ... vì diện tích ruộng nhỏ lẻ ... mỗi nhà chỉ 1vai trăm met ... nhưng ở quê e... co nghề sản xuất tinh bột dong riềng ... sau khi sản xuất lấy tinh bột bã còn lại họ xả thẳng ra mương tiêu .. gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ... hiên tại do nghề này ma quê e la 1 trong những điểm nong về ô nhiễm môi trường ò thành phố Hà nội ... hien nay môi ngay thải ra khoảng 500-700 tấn bã thải ..ma kéo dài trong suot 3 -4 thang từ nay cho tói ra tết.... em có tìm hieu nhung chua co quy trinh ky thuật trông nấm rơm bang nguyen liêu này ... nhưng ... ngay truoc ... khi gân nha em ...hôì y dân họ đêu thu gom chat đống .. để phơi khô làm chất đốt ... nhưng lau roi phai hang chuc nam ... thi trong dong bã dong riềng đó moc ra rất nhiều nấm rơm... hồi i mà đi nhặt nhiều khi cũng dc vài kg nâm... ma nâm i ăn ngon hơn nâm rơm bây giờ nhiêu ... ko biêt co phải do nấm tự nhiên hay la hôi j thiếu thốn co ít thi ko biết .... nhung em chăc chan la nâm rơm co the moc trên bã dong riềng ,... em rât mong bac tư vân dum ... vi em rât muon hoc nghe ... nhung ko biết nho ai ... lên đây .. đoc các bài viêt của bác e thay bác là người hiểu biết va có mong muốn giup đỡ ba con nông dân minh ... thật là đang quý.....bac có thể gửi cho em tai liệu va ảnh về kỹ thuật trồng nâm rơm dc ko a? cam ơn bac nhiều .........email cua e'''nguyenminh2011989@gmail.com.
 
N
trồng nấm rơm bằng bông thải

Có 1 bài tính về trồng nấm rơm mà cháu thu thập được ^_^
a/ vốn đầu tư
Đơn vị tính : 200kg/200m2

Nguyên vật liệu Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền Độ Bền Sử Dụng
Bông Thải 200 kg 5.000 1.000.000 1 Lần
Meo Nấm 100 bịch 3.000 300.000 1 Lần
Bao Bố 100 cái 4.000 400.000 10 Lần
Màng Phủ 1 cây (200m) 300.000 300.000 Tùy Diện Tích
Gỗ Vụn 100.000 100.000 1 Lần
Vôi 1 bao (30kg) 100.000 100.000 Tùy Diện Tích
Bình xịt 10L 1 bình 180.000 180.000 Lâu Dài
Kẽm 5 kg 30.000 150.000 02 Lần
Tổng Cộng 2.350.000

b/- Hiệu quả :

- Năng suất bình quân 01 luống ( 1m x 0,2m x0,2m ) thu hoạch 01 kg
- Năng suất bình quân 60 luống ( 1m x 0,2m x0,2m ) thu hoạch 60 kg nấm / 200kg nguyên liệu.
- Thu hoạch liên tục 10 lần trong 30 ngày : 60kg/lần x 10 lần = 600 kg
- Giá nấm trung bình 50.000 đ x 600 kg = 30.000.000 đ

Như vậy với số vốn đầu tư ban đầu chỉ 2.350.000 đ, sau 10 – 15 ngày ta sẽ thu về 30.000.000 đ.
Đây là con số thật đáng vui phải không quý bà con. Tuy nhiên để đạt được điều này không phải là khó nhưng cũng không phải là dễ nếu bà con không làm đúng theo hướng dẫn và đúng kỹ thuật. Đồng thời tui là nông dân nên tui rất quan trọng 1 điều mà ông bà xưa đã dạy “ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”.
Hy vọng qua bài viết này, tui sẽ được quý bà con kết bạn với tui để tui được học hỏi thêm những kinh nghiệm khác của bà con gần xa, đồng thời như lời nói đầu, tui luôn mong muốn bà con nông dân mình sẽ làm giàu từ công sức, mồ hôi chính mình và đưa nền nông nghiệp của Việt Nam mình mạnh mẽ trong khu vực.
 
D
Về lý thuyết thì tất cả mọi phế phẩm ngành Nông Lâm Nghiệp thảy ra mà giàu cellulouse đều có thể trồng Nấm được ( bã mía , mùn cưa , rơm rạ , thân lõi ngô , thân vỏ hạt bông ... ) . Phế phẩm ngành sx giong riềng quê bạn cũng có thể là một trong những chất nền có thể dùng trồng Nấm . Ở trong Nam những sản phẩm này rất ít thấy do vậy hầu như chưa có mô hình nào cho loại chất nền này . và các tài liệu của TQ cũng không thấy đề cập đến . Nếu muốn Bạn cũng nên thử nghiệm một ít xem , may ra chúng có thể là một nguồn nguyên liệu khả thi cho tương lai ngành trồng Nấm rơm quê bạn .
Bạn có thể post một số hình ảnh về loại phế phẩm này cũng như kiểm tra sơ bộ một số nội dung như : độ PH , có hay không dư lượng các hóa chất vô cơ trong quá trình chế biến ngành giong riềng , kích cở hạt hoặc sợi phế liệu để mọi người cùng tham khảo và góp thêm ý kiến giúp bạn .

* Về thời gian ươm sợi nhiệt độ tối ưu của nhà Nấm từ 28 - 32 độ C , còn nhiệt độ trong giá thể nên ổn định ở mức từ 30 - 35 độ C . Nền nhiệt độ dưới hoặc trên các ngưỡng này đều tạo bất lợi cho sinh trưởng của hệ sợi . Cách thức đo thì đơn giản như đã phân tích nhiệt độ phòng và nhiệt độ của giá thể ( cắm trực tiếp vào giá thể ) . Với biên độ dao động ngắn như trên thì dù bạn có cắm sâu 10cm hay 20cm đâu có quan trọng . còn tài liệu nào nói thoi gian uom nuoi soi thi nhiet do yeu cau la tu 37-45 độ ... xin bạn hãy kiểm chứng lại kẻo bị chết bào tử và hệ sợi đấy . chúng có thể chịu được nhiệt độ cao đến 40 độ C nhưng tăng trưởng sẽ kém đi và trên 40 độ C thì rất dễ toi .


 
Last edited by a moderator:
N
hhhhhhhhh

dạ thưa bác dfrut... em trông theo viên di truyên nông nghiêp ... họ có đưa 1 chương trình vê trồng nấm rơm trai vụ ở miên bắc
]
bác vào xem thử ... thât ra đây là giông nâm rơm mùa đông bác ạ ... hôm em ra viên di truyên nông nghiệp họ cung phát miễn phi kỹ thuật trông và chăm sóc ... em về nhà đọc kha ky lưỡng .........còn về vấn đề bã dong riêng thi em đa lấy thử 1 it kia rôi... ty nữa em se chup anh lên cho bac coi ........ ph thi em chưa đo ... nhưng no có nhiễm hóa chất trong quá trình sản xuất chế biến hay ko ? thi em khăng đinh la ko ... vì em nói qua về quy trinh sản xuất như thế này ... cu dong riềng sau khi mua về dc cho vào may rửa sạch đất cát va tạp chất - chi rứa bằng máy rửa va nước sach thôi .......sau đó tiếp tục cho vào máy xay liên hoan .. ở đây cu dong riêng dc xay nhỏ bằng cối xay ... va bơm nước vao nhằm tách riêng bã va tinh bột sơ chê... sau đó bã dong riêng dc xa thăng ra hệ thống mương tiêu... ..tinh bột sơ chê sau đó dc tinh loc loai bo cac tap chất ..ở giai doan nay thi se co rat nhieu hoa chat dc su dung... nhằm làm cho tinh bôt trở nên trắng , đẹp hơn.. va rút ngắn quy trinh san xuât....về cơ bản bã dong thời giờ ko khác j mấy so với bã dong thời xưa - thời ma em còn đi nhặt nấm rơm moc tự nhiên ở bã dong riêng cach đây hơn 10 năm
 
N
đay bài viêt đây bác dfrut

Trồng nấm rơm trái vụ
NGUYÊN HUÂN -Thứ Năm, 20/10/2011, 11:46 (GMT+7)
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam) đã thành công trong mô hình trồng nấm rơm trái vụ tại miền Bắc. Như vậy, thay vì đốt rơm rạ một cách vô cùng lãng phí, bà con nông dân giờ có thể trồng nấm rơm ngay cả trong mùa đông giá rét.

ĐẦU RA KHỎI LO

Những ngày này, đi về bất cứ một vùng quê nào đều thấy cảnh khói bay mù mịt khắp làng đường làng ngõ xóm do bà con đốt rơm rạ sau thu hoạch. Mấy năm gần đây, nhu cầu dùng rơm rạ làm chất đốt hay thức ăn cho trâu bò không còn nên người dân chỉ còn biết đốt đi lấy vài bao tro vãi ruộng.

Ông Đinh Xuân Linh - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật tâm sự, ông đã đi rất nhiều nơi từ Âu đến Á nhưng nhận thấy chỉ có duy nhất Việt Nam ta nông dân đốt rơm rạ một cách lãng phí đến như vậy. Ông đơn cử như đất nước Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan… thậm chí họ phải bỏ ra rất nhiều tiền của công sức để trồng cỏ mới có nguyên liệu làm nấm. Đằng này, nước ta có đầy đủ thuận lợi từ khí hậu, nguyên liệu đến nhân công mà vẫn để người dân đốt cháy tài nguyên là có tội.


Việt Nam là nước duy nhất trên Thế giới đốt rơm rạ một cách lãng phí

Theo ông Linh, đốt rơm rạ là việc bần cùng bất đắc dĩ bởi không chỉ gây ô nhiễm bầu không khí mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đất trên đồng ruộng, khói rơm rạ hút hết ôxi xung quanh làm chết cá, cây con gần khu vực bị đốt. Thông thường, một sào ruộng thu hoạch được bao nhiêu thóc thì tương đương ngần ấy rơm rạ. Suy đi tính lại, việc đốt rơm rạ nông dân cốt chỉ thu 3 - 4 bao tro. Tro rơm rạ thành phần hoá học chủ yếu là kali nên bón ruộng chưa hẳn đã tốt. Ngược lại, chỉ qua vài khâu xử lí đơn giản, bà con có thể SX được nấm rơm mà vẫn có phân bón ruộng.

Ông Linh chia sẻ, để hạn chế việc đốt rơm rạ tràn lan thời gian vừa qua, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật đã thành công trong mô hình trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời hiện đang áp dụng SX 200 tấn nguyên liệu tại Hải Phòng, năng suất 120 kg nấm rơm tươi/tấn nguyên liệu. Ưu điểm của làm nấm rơm trái vụ ngoài trời, bà con không phải bỏ chi phí xây dựng nhà xưởng mà có thể trồng nấm ngay trên bãi đất trống hay đồng ruộng khô không làm vụ đông.

“Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con yên tâm SX, Trung tâm cam kết phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật và bảo trợ 100% đầu ra cho tất cả sản phẩm nấm theo giá sàn đảm bảo người dân có lãi. Tuy nhiên, nếu bà con tự tiêu thụ được với giá cao hơn thì Trung tâm hoàn toàn khuyến khích”, ông Linh khẳng định.

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRÁI VỤ

Ông Linh cho biết, để trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời, có thể tận dụng những khoảng đất trống, sân bãi, các khu ruộng khô không làm vụ đông hoặc kém hiệu quả… Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, bà con đem phơi khô rơm rạ, nếu trong trường hợp không phơi kịp có thể tiến hành ủ luôn. Dùng 10 kg vôi bột hòa nước tưới cho 1 tấn rơm rạ, ủ 3 - 4 ngày rồi đảo đều và tiếp tục ủ thêm 3 - 4 ngày nữa. Vệ sinh khu đất trống, sân bãi sạch sẽ, rắc một lớp vôi bột xuống nền để xua đuổi côn trùng, ấu trùng có hại, tạo các rãnh thoát nước tương tự như trồng rau, bởi nếu ngập nước nấm sẽ chết.




Trồng nấm rơm trái vụ ngoài trời tại Hải Phòng
Sau khi vệ sinh sân bãi, lót một lớp nilon xuống nền để giữ nhiệt rồi đem rơm đã ủ chất thành mô lên trên. Các mô nấm xếp theo hình luống khoai, mặt đáy rộng 60 cm, cao 40 cm, mặt trên rộng 40 cm và tiến hành cấy giống nấm vào mô. Sau khi cấy giống xong, dùng nilon phủ kín tất cả mô nấm để che mưa và giữ ẩm cho nấm trong mùa đông, đây là yếu tố kỹ thuật vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình vì nếu không đủ nhiệt hay bị gió lạnh lùa vào nấm sẽ không ra quả.

Bà con nông dân và các địa phương có nhu cầu SX nấm rơm trái vụ, Trung tâm Cộng nghệ sinh học thực vật sẽ cử người phổ biến kinh nghiệm cũng như chuyển giao kỹ thuật miễn phí. Mọi chi tiết bà con có thể liên hệ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội, ĐT: 0438364296 - 0438386632.
Sau khi phủ nilon bà con lấy rơm rạ mục phủ lên trên để tránh hấp thụ nhiệt ánh nắng mặt trời những ngày nắng nóng bất thường. Hàng ngày tưới ướt lớp rơm phủ để tăng nhiệt cho mô nấm, tránh gió thổi bay hay trẻ con nghịch đốt. Ông Linh lưu ý, hàng ngày bà con nên dùng nhiệt kế chuyên dụng cắm vào mô nấm để kiểm tra nhiệt độ, nhiệt độ lý tưởng cho nấm trong khoảng từ 40 - 45 độ. Nếu nhiệt độ mô dưới 40 độ cần đắp thêm lớp rơm phủ, ngược lại nếu cao hơn 45 độ cần bỏ lớp nilon che ra và ban đêm phải đậy kín lại tránh sương gió.

Sau khi cấy giống được 7 - 8 ngày lột toàn bộ nilon phủ rồi tưới nước vào mô nấm như mưa phùn, tưới xong đậy lại như ban đầu. Đợi 7 - 8 ngày nữa nấm rơm bắt đầu ra quả bà con tiến hành thu hoạch xong rồi lại tưới nước trực tiếp vào mô đậy lại 3 - 4 ngày rồi thu hoạch tiếp 3 - 4 đợt là kết thúc. Sau khi hết vụ nấm, túi nilon bà con giặt sạch cất đi năm sau dùng tiếp, phế thải nấm ủ lại làm phân tốt tương tự phân chuồng.

Ông Đinh Xuân Linh khuyến cáo, thời vụ trồng nấm rơm trái vụ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hiện, giá nấm rơm trái vụ dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cao hơn giá mùa hè từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Năng suất nấm rơm trái vụ hiện nay khoảng 120 - 150 kg/tấn nguyên liệu. Như vậy, một ha lúa có thể thu hoạch trên 800 kg nấm rơm tươi ngay giữa mùa đông giá rét.
 
D
Oh ! Mô hình rất đơn giản chỉ cần vài dòng là xong một Mô hình trồng Nấm rơm trái vụ rồi ( đâu có khác gì so với cách trồng chính vụ , mà chính vụ thì hiện nay vẫn còn bế tắc chưa ổn định cơ mà ) , đọc đi đọc lại mình cứ nghĩ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam) như là đang giởn với bà con Nông dân vậy , mà cái giởn này có thể mất tiền và công sức mới ghê chứ . Good luck cho Bác Linh và Các Bà con Nông dân phía Bắc nhé .


 
Last edited by a moderator:
N
hhhhhhhhhhhhhh

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0319_-_Copy.jpg

da thưa bác Dfrut ... hiên tại em cấy jong dc 4 ngày ... có phủ nilong ... thi có 1 mô nấm bị như thế này... ko biêt no bi j va xu ly the nao a ?
 
Last edited by a moderator:
N
anh day

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0323.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0324.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0325.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0326.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0327.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0328.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0329.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0330.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0331.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0332.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0333.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0334.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0335.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0336.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0337.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0338.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0339.jpg

Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0340.jpg

dạ thưa .. đây la hình em chụp có cả bã dong riềng khi khô va khi ướt ...mong bác chỉ bảo va giúp đỡ a...hiên tại em chưa mua dc giấy đo PH... mai ngay kia mua dc em sẽ thông báo sau ... cái này vê cơ bản nếu phơi khô nó khá tơi xốp ... hệ sợi rất nhỏ vì nó bị đưa vào máy xay ... tuy chưa đo ph nhưng em nghĩ PH của nó chắc cũng ko hơn kém 7 la mấy .. chăc la kha trung tinh a ...
 
Last edited by a moderator:
N
Lý thuyết dài dòng..
Khuyên chân thành anh em nào đang muốn thử một lần thì nên suy nghĩ lại..
tôi đang làm, và đang đắm đuối..
Nói thì quá dễ..
đọc y chan nội dung sách mua ở siêu thị.
Mà không cần ra siêu thị, lên Google là ra nội dung.!
Sự thật mất lòng,,!
 
D
Bạn nguyenminh 1989 thân !

Nguồn phế phẩm giong riềng này hay lắm đấy , tuy nhiên để có thể sử dụng tốt làm nguyên liệu mình có một số gợi ý sau :
1/ Sau khi qua công đoạn tách tinh bột , nên thu gom ngay xử lý bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô kết hợp với rai trộn ít vôi bột để hạn chế nấm dại tấn công , sau đó mới đóng bao , kiện , lưu trữ bảo quản lâu dài cho sản xuất Nấm , tương tự như bông phế loại ( mình nghỉ nguyên liệu này chỉ có nhiều vào mùa SX , nếu có thường xuyên thì quá tốt ) .
2/ Thông thường các phế phẩm thu gom từ SX nông nghiệp có độ PH thấp ( chứa vài % hàm lượng tinh bột ) vì vậy khi bổ sung vôi vào nên kiểm tra PH ở khoảng 8 là tốt nhất cho việc bảo quản , lưu trữ .
3/ Khu vực lưu trử nên xử lý phun hóa chất diệt côn trùng ( gián , bọ ... ) và chuột
chúc Bạn thành công nhé .
 
D
Agriviet.Com-H%25C3%25ACnh_%25E1%25BA%25A3nh0319_-_Copy.jpg

da thưa bác Dfrut ... hiên tại em cấy jong dc 4 ngày ... có phủ nilong ... thi có 1 mô nấm bị như thế này... ko biêt no bi j va xu ly the nao a ?

Đây là giai đoạn phát triển hệ sợi của nấm ( Nấm rơm cũng như nấm dại ) . Hệ sợi của một số chủng nấm dại có cấu hình và màu sắc tương tự như nấm rơm ( một số khác thì không giống ) , chỉ khi hình thành nụ đinh ghim mới xác định được . Có một điều Bạn cần phải chú ý và quan tâm khi trồng Nấm là : khâu chuẩn bị nguyên liệu cần tuân thủ theo đúng quy trình kỷ thuật để phòng tránh nấm dại chứ một khi đã đi vào SX thì rất khó hoặc không thể xử lý tiêu diệt Nấm dại được
 
N
gui bac Dfruit

Bạn nguyenminh 1989 thân !

Nguồn phế phẩm giong riềng này hay lắm đấy , tuy nhiên để có thể sử dụng tốt làm nguyên liệu mình có một số gợi ý sau :
1/ Sau khi qua công đoạn tách tinh bột , nên thu gom ngay xử lý bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô kết hợp với rai trộn ít vôi bột để hạn chế nấm dại tấn công , sau đó mới đóng bao , kiện , lưu trữ bảo quản lâu dài cho sản xuất Nấm , tương tự như bông phế loại ( mình nghỉ nguyên liệu này chỉ có nhiều vào mùa SX , nếu có thường xuyên thì quá tốt ) .
2/ Thông thường các phế phẩm thu gom từ SX nông nghiệp có độ PH thấp ( chứa vài % hàm lượng tinh bột ) vì vậy khi bổ sung vôi vào nên kiểm tra PH ở khoảng 8 là tốt nhất cho việc bảo quản , lưu trữ .
3/ Khu vực lưu trử nên xử lý phun hóa chất diệt côn trùng ( gián , bọ ... ) và chuột
chúc Bạn thành công nhé .

... tuy nó là mùa vụ nhưng cung hay hơn là rơm vì rơm thi chi có 15-20 ngày thu hoạch nhưng cái nay vụ sản xuất phải kéo dài 3-4 tháng ạ....... em cũng tính đến chuyên phơi khô đê làm lâu dài nhưng ... nếu làm dc tươi thì tốt nhất vì cái này mà phơi khô thi mất khá nhiều công - tăng chi phi ... vi lúc còn ướt mới lấy từ nơi sản xuất về tỷ lệ nươc khá cao ... muốn phơi khô nhanh ... phải qua công đoạn cho vào kích, ep cho ra bớt nước ... em đang tính ... những ngày vụ sản xuât lấy bã tươi về ủ đống luôn ...còn đâu phơi khô dùng cả năm .......nhưng vi dụ e muốn làm ngay từ lúc bã còn tươi ... thì khâu xử lý nguyên liệu thế nào ạ ... bác co thể góp y cho em dc ko a ... em co xem qua quy trinh làm nấm rơm bằng bã mía rồi ... nhưng ko biết cai này làm giống vậy dc ko .... vả lai thời gian ủ đống cái này chắc phải lâu hơn rơm bác nhỉ ?......cái này ủ đống nó cũng sinh nhiệt nhưng ko nóng bằng rơm đâu a...nhưng nó cung khá nóng đấy ạ.........
 
Back
Top