Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
S
Chào các bác,

Về vụ ống thông khí cho đống ủ tui thấy có gì đó ko ổn trong cách trả lời của bác chủ thread.

Theo tui biết để phân hủy rơm, bông phế thải khi ủ đống thì cần vi sinh vật. Có 2 loại vi sinh vật:
+ loại cần nhiều O2 (hiếu khí) để phát triển và
+ loại cần ít O2 (cần NH3) (kị khí).

Vi sinh vật hiếu khí khi phân hủy đống ủ sẽ sinh ra nhiệt độ cao (có khi tới hơn 70 độ C) còn vi sinh vật kị khí thì khi phân hủy đống ủ nhiệt độ chỉ khoảng 40 độ C đổ lại. Mà để việc phân hủy đống ủ tốt thì cần phải có vi sinh vật hiếu khí. Do đó việc đặt ống thông hơi cũng như bố trí làm sao để luồng không khí đối lưu tốt trong đống ủ là cần thiết để quá trình phân hủy diễn ra tốt nhất (phân hủy tốt thì nấm mới có dinh dưỡng mà phát triển, nhiệt độ cao để mà diệt những mầm móng có hại).

Một số thông tin chia sẽ với các bác, có gì các bác đóng góp thêm. Trước đây tôi cũng đã trồng nấm rơm ngoài trời và trong nhà kín (hiện tại đã tạm ngưng chờ tích lũy vốn :D ). Đã thử đủ kiểu và cũng rút ra được nhiều điều (phải hơn 3.5 năm mới chịu hiểu). Có thể chia sẻ cho các bác là: khi trồng nấm trong nhà kín thì phải đầu tư cho đúng mức, đầu tư nữa vời chỉ có thất bại. Các bác có thể xem link sau để hiểu thêm (ít ai nghĩ nấm ra như thế mà lại không có lời (đau khổ :1^: )):

www_namromsaigon.com/p/thu-vien_html (đổi _ thành .)
 
N
dạ thưa bác Dfrut ... hiên e có 1 số vấn đề muốn hỏi bác mong bác giúp với ạ ........... vừa rồi e có trông khoang 4-5 tạ rơm khô , trông nấm trái vu ở miền bắc ... do em bị sốt xuất huyết đi viên nằm 1 tuần ko ai chăm sóc , đúng thời điêm cần thông khí va theo doi thường xuyên nên ... hỏng hoàn toàn chỉ thu dc khoảng 1 kg ... em đang xử lý xe bỏ bã thải đi xa ...... sắp tới em sẽ bắt tay trông thử nghiêm trên bã dong riềng .nhưng hiện tại em có 1 số vấn đê nhờ bác ...... ở khuôn viên nơi em trông thử nghiêm diện tich khoảng 200m2.nhà ở thôi ạ ...hiên nó có 1 cái nhà xí (kiểu chuồng do ngày xưa nhe , ko phải tự hoại đâu ạ)va vừa rồi cách đây 4-5 tháng sau khi trồng thử nghiêm khoảng 3tạ rơm khô ...cung ra nấm nhưng tỷ lệ chuyển hoá ko cao lắm chỉ dc khoảng 10-15kg ... do hồi y kỹ thuật em còn kem .. va lai cung ko bổ xung j vào trong rơm ...chỉ trồng rơm ko thôi ạ .... bã rơm thải còn lại em cho hết vào gốc cây hồng xiêm ở trong sân nhà để bón, vụ vừa rồi cach đây gần 1 tháng em có rải vôi bột vào chỗ gốc cay hồng xiêm , và chỗ nhà xi tương đối nhiêu ........... bây giờ em muốn hỏi bác nếu em muốn tiêp tục trông thử nghiệm dợt mới thì nên xử lý vấn đề cái nhà xí và cái bã rơm thải sau khi trông nấm ở gốc cây hồng xiêm thế nào đê ko gây lây nhiêm bệnh cho lứa nấm mới ạ.... nhớ bác nhe ... cái bã này em bón ở đó cung 4-5 thang rồi ko phải la mới ... lieu nó còn ảnh hưởng mạnh ko a? và nếu có thì xử lý sao a? sắp tới em dự định sẽ làm cái nhà trồng diên tich khoảng 10m2 thôi ...thử nghiêm ma... nhưng em sợ làm nhỏ quá mà ở hà nội đang mùa lạnh liệu có ảnh hương ko a ?hỏi hơi nhiều mong bác giải đap ...........cám ơn bác nhiều ạ......
 
Last edited by a moderator:
M
Bác dfruit thân.
E theo dõi tài liệu này và tin tưởng đây là cách cho năng suất cao nhất và trả lời nhiều thắc mắc từ trc đến bjo. Cho e hỏi thêm là cách rải meo giống cho việc trồng nấm rơm trên kệ trong nhà cụ thể như thế nào a ? Thứ hai là nếu đun nước trong phuy trực tiếp trong nhà nấm thì nên dùng nguyên liệu j để đun? Khi đun nhiều co2 thoát ra cần phải mở thoáng cửa? Hay có giải pháp khác không a?
 
Last edited by a moderator:
N
em đang đầu tư XD tạm 3 lán mỗi lán dài 25m rộng 5m. em dự tính 1 tháng nữa là xong số tiền em dự tính XD cơ bản khoảng 120 tr bao gồm cả nhà để trông.

Em đang dự định là 2 lán em sẽ gia công trồng nấm sò, em mua bịch về trồng giá 8.000/ bịch ( sợi đã ăn trắng kín bịch theo thoả thuận) về tận nơi mỗi bich cho ra 400->500g nấm. 1 lán em sẽ trồng nấm rơm thử nghiệm,
Nhưng cái khó là ngoài bắc em thì gặt xong hết rơm mất rồi bây giờ chỉ còn rạ thôi.em dự tính ngày mai em sẽ đặt biển thu mua khoảng 500->600/ kg rạ khô. chỗ chứa NL ( rạ khô) là mảnh đất cách lán em 150m ( Diện tích 3.600m mặt bằng ổn định, cỏ mọc um tùm ). vậy em nhờ các bác tư vấn giúp em

trồng nấm rơm bằng rơm khô với rạ khô thì cái nào tốt hơn, rạ khô nặng hơn rơm khô nếu em trồng bằng rạ khô thì diện tích đống ủ vẫn thế, diện tích luống vẫn thế, sản lượng cho ra có nhiều hơn so với trồng bẳng rơm không?
các bác cố gắng tư vấn giúp em nhé, đặc biệt là bác Drfuit và bác quân tử 2 bác kinh nghiệm và nghiên cứu nhiều về nấm rơm, 2 bác co kinh nghiệm về trồng và gia công nấm sò thì cũng truyền đạt giúp em tí nhé. em thank các bác
chao bac em cung o ha noi ne ... em vua roi cung dinh thue dat... trông nấm vụ đông nhưng ket nỗi thu mua rơm kho kinh khung luôn , vì dăc diiem mien bac la dong ruong ko qui hoach manh mun nho le ... ma lai cắt bang tay ...ko co may gat dap lien hop nên nếu trừ bỏ gốc rạ thi lượng rơm 1 sào cũng chẳng dc bao nhiêu ... minh mua giá cao thi ko thể mà trả giá thấp họ cung ko bán ... vừa rồi em du dinh thu mua khoang 10tan rom kho trong thu nghiem xem the nao nhung thất bại ... ko thể thu mua dc ... em trả họ 50.000 đ - 1sao 360m2 ....... tinh ra rơm khô cùng lắm chỉ dc hơn tạ mà minh còn phải mất chi phí thu gom , phơi rơm , chở về nhà ........vừa rồi em chỉ ddi xin dc khoang 1 tấn rơm khô ..vê trông thu nghiem thôi ....em thay neu trong nâm rơm o mien bac neu trong thu nhap them , moi dot vai tamn rom kho thi dc, chu tinh toan lam lon nhu trong mien nam thi kho khan lam ... vi dac thu dong ruong mien bac cua minh ko quy hoach , nho le , manh mun ....noi chung muon trong lon thi nen tim nguyen lieu khac ...
 
D
Bác dfruit thân.
E theo dõi tài liệu này và tin tưởng đây là cách cho năng suất cao nhất và trả lời nhiều thắc mắc từ trc đến bjo. Cho e hỏi thêm là cách rải meo giống cho việc trồng nấm rơm trên kệ trong nhà cụ thể như thế nào a ? Thứ hai là nếu đun nước trong phuy trực tiếp trong nhà nấm thì nên dùng nguyên liệu j để đun? Khi đun nhiều co2 thoát ra cần phải mở thoáng cửa? Hay có giải pháp khác không a?

* Đun nước sưởi ấm cho nhà trồng vào mùa đông , thì những thùng phuy nước đặt bên ngoài Bạn nhé , chỉ dẫn đường hơi nóng bằng ống nhựa vào nhà trồng thôi .
* Còn khi lên men thứ cấp và khử trùng nhiệt cho nhà trồng và giá thể thì dùng thùng phuy đốt than tổ ong ( như hình đã post ) , đốt trong nhà trồng , lúc này chưa cấy meo nấm nên luợng CO 2 thảy ra không ảnh hưởng gì cả .
 
N
Sử lý phôi cuối cùng

Thấy ai cũng bàn về cách trồng, vậy cách sử lý rác thải cuối cùng của đợt nấm ( rơm rạ, bả bông thải,...) sẽ như thế nào. Cháu chưa tìm thấy tài liệu nào cho ra hướng giải quyết tốt hết. Mong được mấy chú chia sẻ
 
D
Câu hỏi Bạn nêu ra cũng khá hay .

Theo phương thức canh tác truyền thống trồng ngoài trời ( chất nấm ) thì lượng nguyên liệu rơm sau thu hoạch nấm hầu như vẫn còn y nguyên và giá bán lại cho người trồng trọt ủ gốc cho cấy rất rẻ khoảng 5 - 800 ngàn 1 ghe 30 tấn ( tính theo cách thu mua rơm về chất nấm tại các khu vực chuyên nghề trồng nấm phía nam ) . Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với nghề trồng nấm rơm khu vực đồng bằng sông Cửu Long .
* Có một cách cải thiện là : Cắt từng đoạn mô nấm từ 1 - 1,2m , sau đó xử lý nguyên liệu bằng nhiệt hơi nước , rồi cấy meo nấm sò vào ta sẽ có thêm một mô hình SX nấm sò mới từ nguồn phế phẩm này . Phế phẩm rơm sauthu hoạch nấm sò chắc chắn sẽ có giá cao hơn , vì nguyên liệu tiếp tục quá trình phân rã khi trồng nấm đợt 2 , dễ chế biến thô ( loại bớt hàm lượng muối ) thành phân hữu cơ compost nấm vi sinh , đóng bao cung cấp cho thị trường trồng rau , hoa .
* Với cách này ta cũng có thể cấy meo nấm rơm cho đợt 2 , để tận thu các vật chất còn dư thừa trong nguyên liệu .
Quy trình này cũng tương đối dài mình sẽ giới thiệu vào dịp khác trên topic mới . và nói chung ngành canh tác và sản xuất nấm trong lĩnh vực SX NN là một quy trình khép kín tái tạo tuần hoàn giúp cải thiện môi trường sinh thái tốt hơn ( không phải thảy ra rác như bạn nghỉ đâu ) , và qua chuổi SX bền vững này chúng sẽ sản sinh ra nhiều sản phẩm Nông nghiệp có giá trị cao hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần giá trị nguyên bản của phế phẩm NN thuần .

* Đối với phương thức SX & CT Nấm rơm trong nhà kín phủ bạt tối trên hệ thống kệ khung tre nứa , nguyên liệu rơm đã được xử lý cắt nghiền nhỏ 5 - 10cm ( gia tăng tốc độ chuyển hóa vi sinh toàn phần ) , thì năng suất Nấm sẽ cao hơn , đồng nghĩa với sự phân rã rơm rạ mạnh , đây chính là nguồn nguyên liệu chính sử dụng SX phân hữu cơ compost nấm vi sinh . Giá đầu ra tính theo khối lượng của sản phẩm phân Compost có thể bằng hoặc cao hơn giá đầu vào nguyên liệu rơm rạ đấy .
 
Last edited by a moderator:
N
- Giải pháp lên men thứ cấp bằng giải pháp xử lý nhiệt , một mặt làm các nguyên liệu bổ xung như Cám gạo , bột Ngô chín lên , rơm và phân chuồng cũng chín luôn và như thế chúng sẽ dễ phân hủy khi cấy meo nấm vào . Mặt khác nó có tác dụng khử trùng cho nguyên liệu và nhà trồng hạn chế nấm hại và côn trùng .
- Khi Bạn đọc kỷ các thành phần nguyên liệu phối trộn mà mình đề cập có : rơm xay + cám gạo hoặc bột ngô + super lân + vôi bột .. các thành phần này khi rải lên bề mặt sẽ che kín các khoảng hở của rơm giúp cho tơ nấm phát triển đều khắp , không bị đứt đoạn . Khi rải xong phụ gia , tưới nước rồi mới xử lý nhiệt lên men thứ cấp .
Sau khi xử lý nhiệt nhà trồng lớp rơm trên kệ sẽ dẽ xuống đáng kể và trước khi cấy rải meo giống , thường thì người ta dùng cái dụng cụ tương tự như bàn chà thợ hồ nhưng lớn gấp 3 - 4 lần , ém nhẹ bề mặt giá thể rồi mới rải .

đưa rơm vào kệ trồng
78me.jpg


Phối trộn phụ gia
ihz5.jpg


rải phụ gia vào kệ rơm
p50o.jpg


Tưới nước , sau đó mới xử lý nhiệt
ote3.jpg

da bac co the nói rõ chi tiết về mục này 1 chút dc ko a ? nguyên liêu lại tach riêng rơm ở dưới va phân
bón , phụ gia ở trên thế này ạ, va khi xử lý nguyên liệu xong thì cách thức mình cấy giông vào sẽ như thế nào a ?và ví dụ minh cho phụ gia có thanh phần phân trâu , bò , heo thi phân nay co cân ủ hoai muc hay là trôn trực tiếp phân tươi cũng dc a , và thời gian xử lý của mỗi nguyên liệu có khác nhau ko hay đều như nhau ạ... mong bác giải đáp ...
 
Last edited by a moderator:
D
da bac co the nói rõ chi tiết về mục này 1 chút dc ko a ? nguyên liêu lại tach riêng rơm ở dưới va phân
bón , phụ gia ở trên thế này ạ, va khi xử lý nguyên liệu xong thì cách thức mình cấy giông vào sẽ như thế nào a ?và ví dụ minh cho phụ gia có thanh phần phân trâu , bò , heo thi phân nay co cân ủ hoai muc hay là trôn trực tiếp phân tươi cũng dc a , và thời gian xử lý của mỗi nguyên liệu có khác nhau ko hay đều như nhau ạ... mong bác giải đáp ...

* Với phụ gia là cám gạo hoặc bột ngô : CT phối trộn 15% rơm xay nghiền nhỏ ( 2 - 5cm ) + 3 - 5 % cám gạo hoặc bột ngô + 1% thạch cao + 1% vôi bột . Tỷ lệ này dựa theo khối lượng rơm rạ chính là 78% trên tổng thể .

* Với phụ gia là phân chuồng : CT phối trộn 15% phân chuồng khô + 2% super lân + 2% Ure + 1% thạch cao + 1% vôi bột . Nếu là phân chuồng ướt có thể tăng tỷ lệ lên 20 - 25 % và không cần bổ sung thêm Ure .

Ct 1 : ta có thể áp dụng giải pháp lên men thứ cấp ( xông nhiệt nhà trồng và giá thể )
CT2 : sử dụng giải pháp ủ đống trong 7 - 10 ngày , đảo đống ủ 2 lần cách 3 - 4 ngày

Cả 2 CT trên khi sếp giá thể vào kệ trồng , kết hợp xử lý khử trùng ( xông nhiệt khô , xông hơi nước , xông khói ) ta rải meo giống đã vò bóp nhỏ , lên bề mặt giá thể là được . Để giá thể dẽ chặt , ta có thể dùng bàn chà ém nhẹ bề mặt trước khi rải meo giống .
Điều quan trọng là phải kiểm soát thật kỷ độ PH giá thể , nhiệt độ nhà trồng , độ ẩm giá thể và không khí trong nhà trồng và nhất là khâu vệ sinh khử trùng nhà trồng bằng hóa chất như rải vôi , phun Carbedazim , Dichlorvos .. phải tuân thủ nghiêm ngặt trước khi cấy trồng 3 - 5 ngày .
 
T
gui bac Dfruit

* Giải pháp lên men thứ cấp :
Rơm rạ được tập trung và nhúng vào hồ chứa nước đã xử lý vôi như cách hướng dẫn trước , sau đó chuyển vào sắp lớp trên kệ trồng dày 20 - 25cm . Phụ gia phối trộn như cách hướng dẫn trước , rải đều lên bề mặt của giá thể ém chặc , tưới nhẹ nước đã xử lý PH 7,5 - 8,5 . sau đó đóng kín nhà Nấm , đun nóng nước từ hệ thống sưởi xông hơi ( phần trước ) , dẫn hơi vào nhà Nấm ( nhớ đun thật mạnh ) . khi nhiệt độ trong nhà nấm đạt tới 70 - 80 độ C duy trì trong 4 - 5 giờ rồi tắt lửa . thời gian lên men thứ cấp trong khoảng thời gian 48 giờ ( trong khoảng thời gian này khi nhiệt độ giảm xuống , ta sẽ tiến hành xông hơi khử trùng nhà nấm và giá thể bằng hổn hợp formandehide + thuốc tím trong 12 giờ , sau đó mở bạt cho thoát hơi hết ra ngoài ) . Sau thời gian lên men thứ cấp , khi nhiệt độ nhà nấm giảm xuống từ 30 - 35 độ C và nhiệt độ trong giá thể < 32 độ và > 40 độ C là có thể cấy meo . Cách quản lý và chăm sóc tương tự như phương thức canh tác đã nêu .
...............................da chao bác em có may mắn dược 1 người bạn gửi cho tài liêu va hinh ảnh ky thuật trông nâm rơm của bác ... rất hay ... nhưng em vân có đôi chút thắc mắc cách lên men thứ cấp này nhiệt độ xử lý ko cao lăm mà thời gian lai ngắn thi liêu nguyên liêu có đảm bảo ko ? mong bác giải thich thêm 1 sô nguyên lý của phương pháp này ạ..............va em thây trong hinh ảnh ... la sau khi lên men thứ cấp thì mình rải giống và phủ nilon... vậy nilon nay có cân đục lỗ tạo độ thông thoáng ko , và thời gian phủ nilon , cach điêu chỉnh trong thời gian nay cu thể ra sao . Neu như giả sử em muốn làm thử với số lượng ít ... ví dụ nhà trông diện tich chỉ khoang 7-10m2 thì liệu mình xủ lý nguyên liêu băng phương pháp lên men thứ cấp này thì chất lượng nguyên liệu có đảm bảo yêu cầu ko ? vi em thây vi du thể tich nhà trông nhỏ quá co lẽ sẽ nhanh bị mất nhiệt , mong bac giai đap
 
Last edited by a moderator:
D
Giải pháp lên men thứ cấp xử lý bằng nhiệt khô hoặc nhiệt hơi nước có 2 công năng chính sau :

- Giúp khử trùng nguyên liệu và nhà trồng ( diệt nấm dại và trứng ấu trùng có hại cho canh tác nấm rơm )
- Giúp làm chín sợi rơm và các phụ gia phối trộn tạo điều kiện cho meo nấm rơm khi cấy trồng dễ ăn và lây lan .
Thời gian khử trùng lên men thứ cấp cần khoảng 4 - 6 tiếng , tính từ khi nhiệt độ nhà trồng đạt 65 - 75 độ C . Sau thời gian này ngưng đốt lò , nhưng vẫn phải đóng kín nhà trồng thêm từ 12 - 24 tiếng mới vào xử lý xông khói ( formandehide + thuốc tím ) ....
Với SX thử nghiệm trên dt nhỏ như bạn nêu , theo mình thì e khó thành công bởi :
- Bạn sẽ khó có thể đầu tư đủ các trang thiết bị cần thiết nhằm kiểm tra và xử lý nguyên liệu vì hao tốn và lãng phí
- Các thuốc BVTV mình đề xuất , thường không bán số lượng nhỏ , và một số địa phương thì cũng không có để mua , phải gửi mua ở những khu vực trung tâm mới có ( mất nhiều thời gian và công sức ) .
- Meo giống mua số lượng nhỏ rất khó liên hệ đặt hàng , và nếu có ai bán thì e chất lượng meo cũng không được tốt ( những nhà SX meo uy tín , chất lượng , thường thì họ chỉ ưu ái cung cấp những đơn hàng có số lượng lớn ) .
- Với dt và khối lượng nguyên liệu ít như thế , bạn sẽ không toàn tâm , toàn ý , tập trung hết phần thời gian của mình đễ theo dõi , kiểm soát quy trình canh tác ( cả ban ngày , lẫn ban đêm ) , và nhất là nguồn thu chả đáng là bao so với công sức bỏ ra ( tính theo tháng lương lao động phổ thông ) .
Và còn nhiều trở ngại khác nữa ... nói chung là sẽ khó đấy .
Khái niệm về nghề trồng nấm nói chung ở VN ta hiện nay vẫn quan niệm là giải pháp xoá đói , giảm nghèo . Điều này không đúng đâu , đây là một trong những ngành nghề hiện nay có thể nói làm giàu nhanh chóng , xong cũng như mọi ngành nghề khác chúng cũng cần phải được đầu tư đúng mức , thì mới mang lại hiệu quả KT cao .
 
T
hhhhhhhhh

Giải pháp lên men thứ cấp xử lý bằng nhiệt khô hoặc nhiệt hơi nước có 2 công năng chính sau :

- Giúp khử trùng nguyên liệu và nhà trồng ( diệt nấm dại và trứng ấu trùng có hại cho canh tác nấm rơm )
- Giúp làm chín sợi rơm và các phụ gia phối trộn tạo điều kiện cho meo nấm rơm khi cấy trồng dễ ăn và lây lan .
Thời gian khử trùng lên men thứ cấp cần khoảng 4 - 6 tiếng , tính từ khi nhiệt độ nhà trồng đạt 65 - 75 độ C . Sau thời gian này ngưng đốt lò , nhưng vẫn phải đóng kín nhà trồng thêm từ 12 - 24 tiếng mới vào xử lý xông khói ( formandehide + thuốc tím ) ....
Với SX thử nghiệm trên dt nhỏ như bạn nêu , theo mình thì e khó thành công bởi :
- Bạn sẽ khó có thể đầu tư đủ các trang thiết bị cần thiết nhằm kiểm tra và xử lý nguyên liệu vì hao tốn và lãng phí
- Các thuốc BVTV mình đề xuất , thường không bán số lượng nhỏ , và một số địa phương thì cũng không có để mua , phải gửi mua ở những khu vực trung tâm mới có ( mất nhiều thời gian và công sức ) .
- Meo giống mua số lượng nhỏ rất khó liên hệ đặt hàng , và nếu có ai bán thì e chất lượng meo cũng không được tốt ( những nhà SX meo uy tín , chất lượng , thường thì họ chỉ ưu ái cung cấp những đơn hàng có số lượng lớn ) .
- Với dt và khối lượng nguyên liệu ít như thế , bạn sẽ không toàn tâm , toàn ý , tập trung hết phần thời gian của mình đễ theo dõi , kiểm soát quy trình canh tác ( cả ban ngày , lẫn ban đêm ) , và nhất là nguồn thu chả đáng là bao so với công sức bỏ ra ( tính theo tháng lương lao động phổ thông ) .
Và còn nhiều trở ngại khác nữa ... nói chung là sẽ khó đấy .
Khái niệm về nghề trồng nấm nói chung ở VN ta hiện nay vẫn quan niệm là giải pháp xoá đói , giảm nghèo . Điều này không đúng đâu , đây là một trong những ngành nghề hiện nay có thể nói làm giàu nhanh chóng , xong cũng như mọi ngành nghề khác chúng cũng cần phải được đầu tư đúng mức , thì mới mang lại hiệu quả KT cao .

thật ra những khó khăn bác nêu em nghĩ mình có thể khăc phục dc , trước kia em đã trông nấm rơm ngoài trời , làm ít thôi , cũng dự đinh sau này làm lớn khi có kinh nghiệm ... xe cô vân chuyển em có , em có vài cái thùng phuy có thể tân dung , hóa chât thi em nghĩ minh cuãng mua dc , vi em gân trung tâm Ha nôi, ... giống thi em mua 7-10kg ở viên di truyên nông nghiep em vân mua ngày trươc , ko biết giông trong nam thế nao nhưng giông ở đây trông cũng dc ...ko đên nỗi ,.... em chỉ muốn hỏi bác nếu diên tich nhỏ như thế ma đủ thiết bị xử lý , thi nguyên lieu co đam bảo yêu câu ko thôi, .......còn về vấn đê công xá thi hiên tại em cũng co việc khac , khó khăn ban đâu trông thử nghiêm thi em có thể cố gắng dc.......................à quên con tiết mục phủ nilon sau khi rải giống ... cái nay bác chưa trả lời em '' nilon có cân đục lô tao thông thoang ko ? va thời gian phủ nilon , cach thoi dõi chăm soc trong thời gian này ....''
 
Last edited by a moderator:
D
với dt nhỏ , theo mình bạn có thể tăng thêm vài giờ xông nhiệt là tốt rồi . Còn về nilon phủ sau khi cấy meo giống thường được sử dụng vào mùa đông và không đục lổ thoát hơi . Mục đích của nó là giử ẩm , giử nhiệt . Tuy nhiên 1 ngày bạn cũng phải giở ra 3 - 4 lần , mổi lần 3 - 5 phút để thoát khí CO2 trong giá thể ( phản ứng trao đổi chất của nguyên liệu ) . Với các mùa khác thì không cần phủ nilon .
 
N
với dt nhỏ , theo mình bạn có thể tăng thêm vài giờ xông nhiệt là tốt rồi . Còn về nilon phủ sau khi cấy meo giống thường được sử dụng vào mùa đông và không đục lổ thoát hơi . Mục đích của nó là giử ẩm , giử nhiệt . Tuy nhiên 1 ngày bạn cũng phải giở ra 3 - 4 lần , mổi lần 3 - 5 phút để thoát khí CO2 trong giá thể ( phản ứng trao đổi chất của nguyên liệu ) . Với các mùa khác thì không cần phủ nilon .
........... hoan hô bác Dfrut ... em cung có chung thắc măc với bạn nay .. vì em cung tinh lam cai nha nhỏ thôi.. cung lắm là 20m2 .. làm thử nghiêm thôi đã ... cám ơn sự nhiệt tình , tận tâm của bác với ba con nông dân ... thật là hay hay hay
 
M
Bác dfruit thân.
Có một tài liệu e đọc được về cách cấy giống meo(trong từng bịt ni lon nhỏ) nấm rơm trên kệ như sau:
+ rãi rơm(sau ủ nhiệt)lớp đầu tiên dày 5cm và chỉ cấy meo chạy theo chiều dài 2 bên viền kệ
+ rãi lớp thứ 2 tương tự lớp trước
+ rãi lớp thứ ba dày 5cm tiếp theo và rãi meo trên toàn bộ diện tích bề mặt lớp này.
+ lớp cuối cùng dày 5 cm nữa và dừng lại không rãi meo trên bề mặt lớp này nữa.
Như vậy bác thấy có hợp lý không, và e có phương án là nên rãi meo trên bề mặt lớp cuối cùng thì cách nào tốt hơn hả bác.
Hjhj. Thanks bác trước .
 
Last edited by a moderator:
D
Phương thức trồng nấm rơm như bạn nêu không phù hợp với chủ đề ( Làm giàu từ trồng Nấm rơm ) , bởi nó chỉ mang tính nhỏ lẽ rất tốn công và chi phí vật tư cũng khá cao ( bịch nilon ) . Meo cần rải luôn cả lớp bề mặt trên mới hợp lý .

y98d.jpg

1i5v.jpg

t7xl.jpg

o74x.jpg


5prw.jpg

5plm.jpg

Agriviet.Com-Nam_rom_nang_xuat%255B%2528032263%252922-27-25%255D.JPG

s9ti.jpg

3nqz.jpg

suv7.jpg

vgjj.jpg



kto8.jpg

ene1.jpg


Còn có một cách trồng khác cũng tương tự nhưng lớn hơn được gọi là trồng nấm gạch ( có 1 cái khuôn 1,2 m x 0,3m x cao 0,25m cho từng lớp rơm vào rồi cấy meo có thể 2 hoặc 3 lớp ) .
Cách này cũng rất hiệu quả , tuy nhiên cũng tốn rất nhiều công lao động . Vã lại với từng khối như thế thì có thể trồng trong nhà che bạt kín , đặt các khối giá thể dưới đất , không đặt lên kệ được ( nấm sẽ ra 5 hướng ) . và như thế dt sử dụng của nhà bạt không tận dụng triệt để không gian . Muốn làm quy mô sẽ rất khó quản lý ( tốn nhiều dt ) .

Vừa rồi VTV có trình chiếu 1 chương trình trồng nấm rơm trái vụ ngoài đồng ruộng , các Bạn tham khảo thử nhé .
http://www.tintucnongnghiep.com/2013/11/trong-nam-rom-trai-vu-nghe-moi-nhieu.html

1 hecta có thể cho lãi được 500 triệu 1 vụ đấy ???
 
Last edited by a moderator:
H
Ông bạn thân mến! đọc bài của bạn mình cảm ơn và cảm phục bạn rất nhiều. Bạn đã tìm tòi hoặc trãi nghiệm thực tiễn và giúp bà con có một lối đi khác ngoài việc đọc canh cây lúa đầy vất vã nhưng thu nhập hạn hòi, nhưng bạn ơi! mình củng là nông dân chính hiệu và củng từng bỏ nghề trồng nấm mấy năm nay vì thực tế rơm là nguồn nguyên liệu rất ít trong thời buổi hiện nay. Đọc bài của bạn mình như tìm ra một ít tia sáng đó là những vật liệu thay thế khác để trồng nấm như cỏ, bã đậu, bã mì vvv. Nếu nói về cỏ thì nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng được, đã thương nông dân thì thương cho trót! Bạn có thể chỉ cho mình loại cỏ nào và kỷ thuật làm sao để ủ được nấm rơm và trồng trong nhà kín hay không. Rất cám ơn bạn một lần nữa về bài viết này và xin bạn chỉ dùm mình đôi chút kinh nghiệm bạn nhé! Thân.
 
D
Sau Bạn lại bảo là tình hình : thực tế rơm là nguồn nguyên liệu rất ít trong thời buổi hiện nay ???
Hàng năm VN sản xuất trên 20 triệu tấn lúa , mà bế tắc nguyên liệu ư ?
Chẳn qua do hiện nay người trồng lúa thường sử dụng máy gặt đập liên hợp nên khó thu rơm thôi . Nếu Bạn SX Nấm tại những khu vực đang triển khai mô hình cánh đồng mẫu từ vài trăm cho đến hàng ngàn hecta thì tha hồ mà thu rơm rạ đó chứ . Làm quy mô cần trang bị máy cuộn rơm trên đồng , Rơm cuộn vừa dễ bảo quản , dễ xay nghiền cho mô hình SX mới ( trồng nấm trong nhà kín , trên hệ thống kệ nhiều tầng ) .
* Về chủng loại cỏ trồng Nấm : thường thì ở TQ người ta sử dụng lau sậy trong những khu vực đầm lầy , và các loại cỏ trồng có năng xuất cao thích nghi trong những điều kiện khắc nghiệt tương tự các giống cò đang trồng phục vụ cho chăn nuôi ở VN như cỏ VA 06 , cỏ voi .... Đợt tháng 9 vừa rồi mình về Lai Vung , Lấp vò Tỉnh Đồng Tháp có thấy nhiều đám cỏ dại cao quá đầu người , nhưng không biết là tên gì , chúng dùng cho SX nấm cũng rất tốt . Khi dùng nguyên liệu này chỉ cần quan tâm xem khả năng chúng có thường xuyên hay không , thân phải to cao ( nhiều cellulouse , lignin ) là được . Và theo mình nghỉ , công thuê cắt cỏ , thu gom , vận chuyển cũng không rẻ hơn rơm đâu ( lợi thế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long ) .
Với cỏ lau sậy , cỏ Mỹ , cỏ voi ngoài tự nhiên ,hoặc thân ngô trồng , sau khi cắt để trải khô trên đất 3 - 4 ngày cho héo úa , sau đó thu gom chuyển về trại , nếu có máy xay nghiền là tốt nhất . kích cở sau khi xử lý dài khoảng 5 - 10 cm là phù hợp , sau đó phối trộn với các phụ gia ủ đống khoảng 5 - 8 ngày ( tương tự như ủ rơm ) là có thể đưa vào nhà trồng , tiến hành theo các quy trình tương tự như đối với rơm .

y1tn.jpg


6ioh.jpg



 
Back
Top