Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
T
con chào bác Dfruit, con ra trường rồi và đang thất nghiệp, con muốn trồng nấm theo mô hình nhà kín, xếp nấm trên kệ, vì kiều này ích tốn diện tích và trồng được nhiều nấm hơn, vậy bác có kinh nghiệm nào có thể chia sẽ, và chỉ bảo cho con biết rõ hơn về phương pháp, kỹ thuật trồng nấm theo mô hình này?. bác có thể gửi qua mail. tanhoang58@gmail.com. con xin cám ơn
 
Q
bác Đờ phờ rồi tờ ơi, công nghệ mới của bác khi hái nấm có bị mạt bò khắp người không ạ.
có tổng kết năng suất đợt đầu báo cáo cho anh em mừng bác nhé.
maitake cũng trồng thương phẩm rồi mà bác Ngụy ơi
He he, phải chú hỏi anh không? chổ nào vậy? Chỉ thử anh xem. À mà này, chú ở xó nào chui ra mà bị bệnh tự kỷ vậy?
 
T
He he, phải chú hỏi anh không? chổ nào vậy? Chỉ thử anh xem. À mà này, chú ở xó nào chui ra mà bị bệnh tự kỷ vậy?
ha ha, là mê bác Quân Tử kiếm trong Tiếu ngạo giang hồ thôi.
maitake trồng trong nhà lạnh, nhưng để tiết kiệm điện năng thì họ chỉ trồng vào mùa đông, do công ty vườn nấm Minakami ở Phú Thọ trồng, còn shitake thì họ trồng quanh năm, mỗi ngày cho ra dao động khoảng 1 tạ thương phẩm.
 
D
Những điều bạn nêu ra rất chung chung và cũng chẳng phải là lý thuyết gì cả . Hình như là bạn chỉ phỏng đoán ra thôi . Đã là lý thuyết thì nó phải dựa theo phân tích mang tính logich ( độ khả thi tin cậy ) ít nhất nó cũng phải đạt được 70 - 80% chứ . Lập luận của bạn thậm chí có chổ còn quá sai sót cơ bản ( Cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng là khoảng ngày thứ 3-5 sau khi cấy meo bác cấy thêm meo mới. Nó kéo dài thời gian thu hoạch thêm khoảng 3-5 ngày ) :
- Meo giống sau khi đã cấy thì nó cũng phải cần thời gian xoắn sợi để hình thành quả thể giai đoạn này nhiệt độ giá thể cần phải cao từ 35 - 40 độ C và độ ẩm giá thể từ 60 - 70% nếu kéo dài thời gian này ( cấy đúp ) độ ẩm trong giá thể sẽ bị mất đi rất nhiều ( không thể tưới được vì rất dễ làm thối hư sợi nấm ) , đồng thời khi nhiệt độ cao kéo dài , sợi nấm sẽ không xoắn và tiếp tục tăng trưởng , rất dễ bị lão hóa không sinh nụ ( giai đoạn xoắn sợi hình thành nụ đinh ghim nhiệt độ giá thể cần kiểm soát từ 30 - 35 độ C , nhiệt độ phòng từ 28 - 32 độ C , độ ẩm không khí cần bổ sung mạnh từ 85 - 95% ) . Và một điều thật nguy cấp là khi giá thể bị mất nước ( do thời gian kéo dài quá trình tăng trưởng sợi ) nhiệt độ bên trong giá thể sẽ tăng lên cao thêm và nếu như nó > 42 độ C thì hệ sợi sẽ dễ bị tử vong , chưa kể một số hệ lụy khi giá thể bị khô lâu như : Nấm hại tấn công , côn trùng lây lan , sợi nấm chân dài ... khi ấy sản lượng thu hoạch nấm thậm chí còn thấp hơn so với không thực hiện giải pháp kỹ thuật này .
Đấy là nói về lý thuyết , còn thực tế thì các giải pháp giúp tăng năng xuất này , tự thân nó đã được thực hiện thành công vài năm trở lại đây rồi chứ không còn là lý thuyết nữa bạn ạ . Khi người canh tác đã chuyên nghiệp rồi ( canh tác lâu năm ) và nhất là có trang bị thêm một số thiết bị xử lý thì để thực hiện được điều này sẽ không còn khó nữa .
Giải pháp cấy đúp em đã thí nghiệm được vài lần! Lúc đầu thất bại vì gặp khó khăn như bác nói,sau vài lần khắc phục thì cũng tạm tạm năng suất tăng 25%. Đến đây thì hướng đi của em thay đổi k áp dụng được phương pháp này nên em không tn nữa. Vì vậy em chỉ viết sơ sài vậy thui. Bác nói (người canh tác đã chuyên nghiệp rồi ) chắc bác có tài liệu? Bác đưa lên mạng anh em coi thử!
 
D
Giải pháp cấy đúp em đã thí nghiệm được vài lần! Lúc đầu thất bại vì gặp khó khăn như bác nói,sau vài lần khắc phục thì cũng tạm tạm năng suất tăng 25%. Đến đây thì hướng đi của em thay đổi k áp dụng được phương pháp này nên em không tn nữa. Vì vậy em chỉ viết sơ sài vậy thui. Bác nói (người canh tác đã chuyên nghiệp rồi ) chắc bác có tài liệu? Bác đưa lên mạng anh em coi thử!

" Bảo Kiếm tặng Anh Hùng " , đâu thể phơi bày ra giữa chợ Bạn nhỉ . chỉ những ai đã và đang thực sự trồng theo Mô hình SX&CT Nấm rơm trong nhà kín mới mong có hy vọng được chiêm ngưỡn thôi , bởi chắc chắn họ đã từng trải nghiệm qua những khó khăn trong nghề kèm theo những cái giá phải trả mà vẫn kiên trì bám trụ , vì vậy họ cần hơn . Còn nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu hoặc chém gió thôi , thì nếu rảnh thời gian cứ search lên mạng vài tháng hoặc vài năm thế nào cũng tìm ra Bạn ạ .
 
D
" Bảo Kiếm tặng Anh Hùng " , đâu thể phơi bày ra giữa chợ Bạn nhỉ . chỉ những ai đã và đang thực sự trồng theo Mô hình SX&CT Nấm rơm trong nhà kín mới mong có hy vọng được chiêm ngưỡn thôi , bởi chắc chắn họ đã từng trải nghiệm qua những khó khăn trong nghề kèm theo những cái giá phải trả mà vẫn kiên trì bám trụ , vì vậy họ cần hơn . Còn nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu hoặc chém gió thôi , thì nếu rảnh thời gian cứ search lên mạng vài tháng hoặc vài năm thế nào cũng tìm ra Bạn ạ .
Bác nói rất hay! Em đâu có thời gian ngồi chém gió với bác! Em đang lang thang tim tài liệu để làm meo giống theo phương pháp mới thì gặp bác viết có giải pháp lên men thứ cấp! (Phương pháp làm meo truyền thống có số lượng bào tử thấp mà chủ yếu là bào tử chưa đủ tuổi nên chất lượng meo thấp. Với phương pháp mới có số lượng bào tử đủ tuổi rất lớn).Mới vô nói chuyện thấy bác nói những vấn đề em quan tâm! Thấy bác làm rui mới hỏi để học hỏi kinh nghiệm. Em đâu có đi theo hướng của bác mà Bảo Kiếm tặng Anh Hùng! Em đang tn làm nấm rơm với giá thể là rơm +vật liệu khác. Hiệu quả và kinh tế hơn và có thể làm bán công nghiệp, chứ k làm thủ công.... Phương pháp này áp dụng nấm lên 2 mặt thôi chứ 2 giải pháp còn lại rất khó áp dụng! Bác có đưa lên mọi người được mở rộng tầm mắt vừa bàn luận mổ xẻ vấn đề! Bác sơ lộ bí kíp thì đưa ý tưởng thui vậy.Bác không đưa thi thui vậy sao lai nói em quá đáng thế! E đâu có chọc,thù oán với bác! Hay bác đang ở giai đoạn thử nghiệm!
 
A
Em đang tn làm nấm rơm với giá thể là rơm +vật liệu khác. Hiệu quả và kinh tế hơn và có thể làm bán công nghiệp, chứ k làm thủ công.... Phương pháp này áp dụng nấm lên 2 mặt thôi chứ 2 giải pháp còn lại rất khó áp dụng! Bác có đưa lên mọi người được mở rộng tầm mắt vừa bàn luận mổ xẻ vấn đề
bác don có thể nói chi tiết hơn nữa được ko để bà con mình cùng học ?
mong bác chia sẻ thank
 
T
Em đang tn làm nấm rơm với giá thể là rơm +vật liệu khác. Hiệu quả và kinh tế hơn và có thể làm bán công nghiệp, chứ k làm thủ công.... Phương pháp này áp dụng nấm lên 2 mặt thôi chứ 2 giải pháp còn lại rất khó áp dụng! Bác có đưa lên mọi người được mở rộng tầm mắt vừa bàn luận mổ xẻ vấn đề
bác don có thể nói chi tiết hơn nữa được ko để bà con mình cùng học ?
mong bác chia sẻ thank
phân biệt thủ công và bán công nghiệp thế nào bạn nhỉ?
 
D
Em đang tn làm nấm rơm với giá thể là rơm +vật liệu khác. Hiệu quả và kinh tế hơn và có thể làm bán công nghiệp, chứ k làm thủ công.... Phương pháp này áp dụng nấm lên 2 mặt thôi chứ 2 giải pháp còn lại rất khó áp dụng! Bác có đưa lên mọi người được mở rộng tầm mắt vừa bàn luận mổ xẻ vấn đề
bác don có thể nói chi tiết hơn nữa được ko để bà con mình cùng học ?
mong bác chia sẻ thank
Bác ở đâu vậy mà sang hưng yên vậy? Em quê ở HY mới vào đồng nai được 5 năm! Cái này em đang thí nghiệm cũng rất khả quan! Vật liệu khác có thể dùng bã mía,xơ rừa,vỏ cà phê,vỏ điều,thân và lõi ngô,mùn cưa chưa trồng nấm hoặc mùn cưa đã trồng nấm rùi càng tốt....miễn nó là senlulo,đặc biệt có thể dùng rơm do máy gặt đập liên hợp miễn là nó sạch.Em mới tn trồng nấm trên xơ rừa+rơm,bã mía+rơm. Em chưa tn được nhiều nên chưa thể nói nhiều bác à! Em đang tn làm meo kiểu mới. Meo rất khỏe nấm ra rất nhiều 3kg/m2 mỗi tội hơi nhỏ do thiếu thức ăn! Em đang nhờ thằng bạn thiết kế hệ thống tạo độ ẩm nhiệt độ và cung cấp thức ăn cho nấm. Làm song cái này em mới thí nghiêm trồng trên diện rộng được.Lúc ấy mới có thể cho bác biết phiên bản 1.0 được. Mà bác muốn làm tn không? Kinh phí ít thui! Bác đã trồng nấm rơm trong nhà chưa? Nếu bác đã làm rùi thì kết hợp kinh nghiệm trồng nấm và óc quan sát,chịu khó tư duy 1 chút là có thể làm được. Còn bác chưa làm nấm rơm trong nhà thì hãy làm nấm rơm trong nhà đi đã không thì đóng học phí cao lắm!
 
A
thankbác có thể chụp vài hình ảnh trại nấm mình được ko ?cảm ơi anh trước nghe
 
D
thankbác có thể chụp vài hình ảnh trại nấm mình được ko ?cảm ơi anh trước nghe
Em chỉ có 1 phòng thí nghiêm 30m2 thui! Khi nào tn trên diện rông mới làm trại! Em chụp ảnh đưa lên là lộ công nghệ ngay! Làm nấm ra đc 2 mặt là tăng năng suất ít nhất 50% nó k khó lắm nhưng đâu có rễ! Em tn rùi nên em biết!
 
A
nghe hấp dẫn quá. như tiếc......bác có thể chia sẻ thêm ít nữa được ko nick yahoo mình tinhtientinh_o68mình ko biết lập mail hihihhi
 
C
Từ hôm qua, sau khi được đường dẫn đưa tới một video hướng dẫn sản xuất nấm tại Việt Nam, em mới khám phá sâu hơn tí về tụi Nấm, quả thật có sự hấp dẫn đặc biệt. Tuy không phải dân nông nghiệp và cũng chưa từng làm nông nghiệp, chỉ là em rất hứng thú với kinh doanh sản xuất, thấy tiềm năng lớn của lĩnh vực nuôi trồng này.Về quê toàn thấy ngày mùa người ta đốt rơm rạ rất nhiều, giờ mới thấy thật sự lãng phí nếu như có một ngành nấm phát triển dựa trên phế phẩm thế này. Em tìm kiếm cả mấy video bên nước ngoài, nhìn Hà Lan họ trồng nấm mới thấy người ta tối ưu mọi thứ như thế nào. VN còn làm thủ công, lạc hậu lắm.
Lon ton search ra topic này của bác Dfruit, quả thực có vài ý kiến và ý tưởng vô cùng đáng giá của một số bác trong topic. Có lẽ với những người suy nghĩ khác và điều kiện đủ để nở rộ thì chắc chắn sẽ có người trở thành triệu phú $ thôi. Em tin (suy ra từ chính em và xung quanh) tiềm năng của nấm trong thành phố rất lớn, vì nó bổ ngon và sạch, chỉ là nguồn cung vẫn không đủ, phân phối đều. Người ta chưa có thói quen ăn nấm thường xuyên nữa.
Vì là dân ngoại đạo, trong giai đoạn tìm hiểu thêm về nấm nên em không dám comment điều gì, chỉ đọc nội dung các bác chia sẻ để hình dung. Nếu có điều kiện sẽ thử nghiệm trồng một chút.
 
H
chào chú dfruit cháu ở thái bình cháu đang muốn trồng nấm rơm trong mùa đông không biếi có trồng được không chú. nếu không trong được cháu muốn trông nấm mỡ vì quê cháu rất nhiều rơm, nhưng không biết kinh nghiệm và đầu ra thế nào mong chú cho cháu ít thông tin. Nếu có thể rất mong chú giửi cho cháu ít tài liệu về nấm rơm và nấm mỡ.
Đây là mail của cháu ; dangtri.001@gmail.com
Cháu thank chú trươc nha!
 
D
chào chú dfruit cháu ở thái bình cháu đang muốn trồng nấm rơm trong mùa đông không biếi có trồng được không chú. nếu không trong được cháu muốn trông nấm mỡ vì quê cháu rất nhiều rơm, nhưng không biết kinh nghiệm và đầu ra thế nào mong chú cho cháu ít thông tin. Nếu có thể rất mong chú giửi cho cháu ít tài liệu về nấm rơm và nấm mỡ.
Đây là mail của cháu ; dangtri.001@gmail.com
Cháu thank chú trươc nha!

Là người mới Cháu nên bắt đầu từ cái dễ hơn ( Trồng Nấm Rơm mùa thuận , mùa nóng ẩm ) , chưa biết đi đã vội chạy sao được Cháu hỉ . Trồng Nấm Rơm mùa đông đòi hỏi chi phí đầu tư XD nhà trồng giử ấm cao lắm không khả thi cho người mới ( phiêu lưu , mạo hiểm ) . Thái Bình thì không thể trồng Nấm mỡ được rồi vì nhiệt lạnh của khu vực không đủ cho SX thương mại .
 
T
bác Dfrut nhầm 1 chút rồi nhé, Thái Bình và Nam Định, Ninh Bình là cái nôi nấm mỡ của miền Bắc, mùa Đông năm ngoái nấm mỡ ngập tràn Hà Nội, nhiều hôm bán lẻ 30k/kg mà ko bán nổi.
Mùa đông bạn Huygiang_91 ko nên trồng nấm rơm, năng suất kém, chi phí cao mà không cạnh tranh được với nấm mỡ, với lại mùa đông bạn không thể bảo quản tốt nấm rơm sau thu hái nhé.
 
D
bác Dfrut nhầm 1 chút rồi nhé, Thái Bình và Nam Định, Ninh Bình là cái nôi nấm mỡ của miền Bắc, mùa Đông năm ngoái nấm mỡ ngập tràn Hà Nội, nhiều hôm bán lẻ 30k/kg mà ko bán nổi.
Mùa đông bạn Huygiang_91 ko nên trồng nấm rơm, năng suất kém, chi phí cao mà không cạnh tranh được với nấm mỡ, với lại mùa đông bạn không thể bảo quản tốt nấm rơm sau thu hái nhé.

Bạn hiểu thế nào là SX thương mại không ? Nấm Mỡ là một chủng Nấm có khả năng chuyển hóa vi sinh khá cao từ 30 -60% đấy , vậy 1 tấn nguyên liệu bình quân có thể SX hơn 400kg Nấm . Ở VN ta tính bình quân , 1 tấn nguyên liệu còn không cho ra nổi 50kg Nấm Mỡ , chưa kể nếu chọn lọc đúng hàng thương phẩm có kích cở và chất lượng theo tiêu chuẩn xuất nhập khẩu của thế giới thì còn chưa được 20kg /tấn nguyên liệu nữa đấy . Báo , đài ta cứ ra rã tự lừa mình , lừa người thì làm sao ngành Nấm VN cất đầu lên nổi ( Bạn cứ search mà xem , chẳng có một hình ảnh nào của VN về các mô hình trồng nấm mỡ , chỉ toàn là chữ thôi , hình ảnh thì cứ vay mượn của nước ngoài để minh họa ) . Còn nữa hiện nay có một số Cty Nấm VN còn sử dụng chiêu : Treo đầu dê bán thịt chó . Làm vài mẫu thử nghiệm nho nhỏ , rồi quảng cáo rùm beng , xin cấp chứng nhận SX tại VN , rồi thì sao đó tha hồ nhập khẩu hàng của Tàu Khựa về bán kiếm lãi cao chứ trồng thật để bán thật thì không bao giờ kham nổi cả Bạn ạ .
 
T
Bạn hiểu thế nào là SX thương mại không ? Nấm Mỡ là một chủng Nấm có khả năng chuyển hóa vi sinh khá cao từ 30 -60% đấy , vậy 1 tấn nguyên liệu bình quân có thể SX hơn 400kg Nấm . Ở VN ta tính bình quân , 1 tấn nguyên liệu còn không cho ra nổi 50kg Nấm Mỡ , chưa kể nếu chọn lọc đúng hàng thương phẩm có kích cở và chất lượng theo tiêu chuẩn xuất nhập khẩu của thế giới thì còn chưa được 20kg /tấn nguyên liệu nữa đấy . Báo , đài ta cứ ra rã tự lừa mình , lừa người thì làm sao ngành Nấm VN cất đầu lên nổi ( Bạn cứ search mà xem , chẳng có một hình ảnh nào của VN về các mô hình trồng nấm mỡ , chỉ toàn là chữ thôi , hình ảnh thì cứ vay mượn của nước ngoài để minh họa ) . Còn nữa hiện nay có một số Cty Nấm VN còn sử dụng chiêu : Treo đầu dê bán thịt chó . Làm vài mẫu thử nghiệm nho nhỏ , rồi quảng cáo rùm beng , xin cấp chứng nhận SX tại VN , rồi thì sao đó tha hồ nhập khẩu hàng của Tàu Khựa về bán kiếm lãi cao chứ trồng thật để bán thật thì không bao giờ kham nổi cả Bạn ạ .
Bác Dfruit đừng có cái nhìn phiến diện như vậy, việc trồng nấm rơm ở trong Nam bác có 5 năm đi lại nghiên cứu, nhưng có lẽ thực trạng nấm ngoài bắc bác nên hỏi anh Duimoc ấy.
Hiện tại, việc trồng nấm mỡ chưa theo hướng thương mại hóa, cty đóng hộp chưa đủ lượng thu mua, nhưng nhu cầu trong nước cũng là khá lớn vì nhiều người dân Bắc đã quen ăn nấm mỡ. Dù chưa thành ngành công nghiệp được, nhưng phải nói rằng nghề trồng nấm mỡ ở miền Bắc là ít rủi ro nhất so với các loại nấm khác (trồng nấm rơm ở miền Bắc rất rủi ro: về giống, về nguyên liêu, về tiểu khí hậu, về thị trường tiêu thụ ... )
 
Back
Top