Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
H
Chào Bác Dfruit! Mình là một nông dân, và mình vô cùng biết ơn với những chia sẻ mà Bác dành cho nông dân tụi mình. Bài viết của Bác rất hay và rất nhiều tâm huyết, một lần nữa vô cùng cảm ơn Bác. Làm nấm đó là vấn đề không phải khó, nhưng nếu được dùng là nghề truyền thống quanh năm là không phải dể, theo mình, có cách nào sử dụng cỏ tạp khô thay rơm làm nấm được không Bác, vì như thế mình sẽ có nguồn nguyên liệu quanh năm, và dù làm lớn hay nhỏ thì mình củng có thu nhập cải thiện cuộc sống hàng ngày. Mình chỉ muốn tìm thêm thu nhập lúc nhàn rổi chứ không làm đại gia đâu. Nếu có thể xin Bác nhiệt tình giúp đở, mình cảm ơn Bác rất nhiều. Chúc Bác và gia đình luôn vui khỏe.
 
D
Cho Nấm đợt đầu bung dù thử kiểm nghiệm thời gian tăng trưởng xem sao và ( 3 ngày là nó như thế đấy ) , mình hái 4 tay nấu thử với trái bí dao không thêm hành tỏi , thịt cá chỉ nêm 1 chút bộ Knor vậy mà nó ngot không thể tả được , và dai ngon như thịt gà vậy . Ở TP chắc ít bạn từng thấy Nấm rơm bung dù như thế này nhỉ ) thịt dày cọng to mập chắc nit luôn , và nhất là rất sạch các Bạn ạ chẳn có thuốc men , phân bón , kích thích gì cả , toàn là rơm vôi với cám thôi
14750639269_8afd05b297_o.jpg


Trang trại Dê Cần Thơ đem Nấm so cựa với đồng hồ Longin đấy " ghê chưa "
14750678277_d66f86cda0_o.jpg


Quả Nấm to gần bằng quả trứng gà
14750584429_e350b6000d_o.jpg


Điểm đặc biệt là chúng nằm lộ thiên chờ người chọn hái thôi ( tiện lợi quá phải không các bạn )
14750780289_75e937ed01_o.jpg


14750639269_8afd05b297_o.jpg


MỔ đôi ra thử , thịt chúng đầy chặc trong quả thể
14750827400_c63e23e385_o.jpg


14937283255_d877933108_o.jpg
Chào Bác Dfruit! Mình là một nông dân, và mình vô cùng biết ơn với những chia sẻ mà Bác dành cho nông dân tụi mình. Bài viết của Bác rất hay và rất nhiều tâm huyết, một lần nữa vô cùng cảm ơn Bác. Làm nấm đó là vấn đề không phải khó, nhưng nếu được dùng là nghề truyền thống quanh năm là không phải dể, theo mình, có cách nào sử dụng cỏ tạp khô thay rơm làm nấm được không Bác, vì như thế mình sẽ có nguồn nguyên liệu quanh năm, và dù làm lớn hay nhỏ thì mình củng có thu nhập cải thiện cuộc sống hàng ngày. Mình chỉ muốn tìm thêm thu nhập lúc nhàn rổi chứ không làm đại gia đâu. Nếu có thể xin Bác nhiệt tình giúp đở, mình cảm ơn Bác rất nhiều. Chúc Bác và gia đình luôn vui khỏe.

Rất tiếc Bạn Hieugom ạ . Mô hình Trồng Nấm Công Nghệ Cao không có chổ cho SX manh múm nhỏ lẽ , Vì nó cần đầu tư khá nhiều các trang thiết bị giúp kiểm soát tốt môi trường sinh trưởng của Nấm . Và nhất là công việc cần tính chuyên nghiệp , vì thời tiết trong ngày thay đổi liên tục , lúc mưa lúc nắng , trưa thì nóng , đêm thì lạnh do vậy không thể dành thời gian nhàn rổi trồng Nấm được mà phải theo dỏi thường xuyên mới giúp đạt năng xuất cao , phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc .Nhưng không lo Bạn ạ , Chương trình của mình trong tương lai gần ( 4 - 6 tháng ) là sẽ hổ trợ hợp tác với các HTX , Tổ SX Nông Nghiệp của mọi địa phương , khu vực trồng lúa , hiện có sẳn nguồn nguyên liệu tại chổ . Khi ấy Bạn chỉ việc tham gia Cổ phần và trực tiếp SX với tập thể xã viên . " Muốn ra Biển lớn , Ta phải cần Thuyển lớn " .Một vài hạt meo lạc , vui quá đi lang thang ra khỏi ụ rơm rồi kết thành quả thể trên đất luôn nè . Nói theo Tâm Linh , thì đây có thể là vùng đất địa linh của Nấm rơm phải không các Bạn ???
Vậy trồng Nấm rơm có khó không ??? ( giá hôm nay thu mua tại Chợ Thơm Rơm , Cần Thơ đến 68k/kg đấy )
14924728356_d38d10a043_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
G
Chúc mừng anh Dũng đã đạt được những thành quả đầu tiên, những cây nấm nhìn thật thích mắt. Với giá nấm rơm như vậy trong khi những loại nấm khác rớt giá thì đã đạt cả thiên thời và địa lợi.
 
H
Rất cám ơn Bác vì những lời khuyên thật chân tình, thật sự thì nhà mình củng đang trồng nấm rơm thì như Bác nói chỉ SX nhỏ lẽ thôi và chỉ SX theo thời vụ (mùa gặt lúa). Mình đã đọc rất nhiều lần bài viết của Bác để học hỏi thêm kinh nghiệm bởi vì mình nhận ra rằng Bác Dfruit rất tâm huyết và rất thành công với nghề này. Theo những tư liệu của Bác thì điều kiện nhà mình củng khá ổn định những vật chất thiên về kỷ thuật, ví dụ như: trang trại trồng nấm (20m2), dụng cụ điều chỉnh nhiệt độ, (phung sương) và đặc biệt là mình có rất nhiều phân chuồng (phân gà), à mà mình có luôn một máy xay rơm rạ, cỏ, lau xậy (tự chế). Chất nguyên liệu mà mình thiếu duy nhất là rơm (trái vụ) mình đang nghiên cứu để tìm nguồn nguyên liệu khác để thay thế. Bác Dfruit ơi có thương thì thương cho trót, Bác có thể cho mình một lời khuyên nữa được không, Bác có cách nào giải quyết được bài toán (rơm trái vụ) của mình không Bác!
 
D
Rất cám ơn Bác vì những lời khuyên thật chân tình, thật sự thì nhà mình củng đang trồng nấm rơm thì như Bác nói chỉ SX nhỏ lẽ thôi và chỉ SX theo thời vụ (mùa gặt lúa). Mình đã đọc rất nhiều lần bài viết của Bác để học hỏi thêm kinh nghiệm bởi vì mình nhận ra rằng Bác Dfruit rất tâm huyết và rất thành công với nghề này. Theo những tư liệu của Bác thì điều kiện nhà mình củng khá ổn định những vật chất thiên về kỷ thuật, ví dụ như: trang trại trồng nấm (20m2), dụng cụ điều chỉnh nhiệt độ, (phung sương) và đặc biệt là mình có rất nhiều phân chuồng (phân gà), à mà mình có luôn một máy xay rơm rạ, cỏ, lau xậy (tự chế). Chất nguyên liệu mà mình thiếu duy nhất là rơm (trái vụ) mình đang nghiên cứu để tìm nguồn nguyên liệu khác để thay thế. Bác Dfruit ơi có thương thì thương cho trót, Bác có thể cho mình một lời khuyên nữa được không, Bác có cách nào giải quyết được bài toán (rơm trái vụ) của mình không Bác!

Rơm cuộn Bạn ạ . Những nhà đầu tư máy cuộn rơm , họ luôn liên hệ các khu vực có lúa chín ( liên kết với các máy gặt đập liên hợp ) . vì vậy rơm cuộn của họ có thường xuyên . Giá đến chổ mình là 16k/cuôn , giá giao tại đầu bờ là 10k/cuộn . tùy theo khu vực mà giá vận chuyển có thể tăng hoặc giảm ( do phí vận chuyển ) .
14769910428_51896c6397_o.jpg


14956522865_c4b977ccb9_o.jpg



14769853840_68b3a2a7d6_o.jpg


Với rơm cuộn Bạn có thể bảo quản lưu trữ trong 2 tháng ( 2 vụ ) , trong kho hoặc trùm phủ bạt nilon ( nếu để ngoài trời ) . nhớ rắc vôi và phun thuốc Carbedazim phòng ngừa nấm dại nhé .
 
Last edited by a moderator:
Q
Chúc mừng bác Dfruit. Nhưng giá bán của bác cao nhất cũng chỉ là 100.000 đ/kg. Còn có 1 loài nấm mới trồng lần đầu tiên tại Việt Nam của 1 thanh niên 9x, hiện đang được đưa lên báo, truyền hình , đó là đông trùng hạ thảo. Giá bán đến 100 triệu/ kg, em đó đã thu hoạch cả trăm kg ( báo nói). Với kiến thức và tài liệu bác có, chắc không khó để trồng loài nấm này. Bác nghĩ sao? Nấm nào phổ biến cho đại chúng là phổ biến nhưng nấm nào cao cấp bán cho người có tiền là mình chơi luôn chứ hè?
 
D
Chúc mừng bác Dfruit. Nhưng giá bán của bác cao nhất cũng chỉ là 100.000 đ/kg. Còn có 1 loài nấm mới trồng lần đầu tiên tại Việt Nam của 1 thanh niên 9x, hiện đang được đưa lên báo, truyền hình , đó là đông trùng hạ thảo. Giá bán đến 100 triệu/ kg, em đó đã thu hoạch cả trăm kg ( báo nói). Với kiến thức và tài liệu bác có, chắc không khó để trồng loài nấm này. Bác nghĩ sao? Nấm nào phổ biến cho đại chúng là phổ biến nhưng nấm nào cao cấp bán cho người có tiền là mình chơi luôn chứ hè?

Bạn ui !
Đông Trùng Hạ Thảo thật và là hàng khô hẳn hoi còn chưa có giá đó mà , sao loại trồng nhân tạo lại đắt thế nhỉ ? . 1 kg Đông Trùng Hạ Thảo khô thì cần khoảng 10 - 12kg nấm trồng . Vậy Em ấy phải thu hoạch cả tấn Nấm mới có đủ sản lượng 100kg như báo đài nêu .
1 lọ thủy tinh trồng Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch nhiều lắm chừng 30 - 50g Nấm tươi , vậy để có được sản lượng từng ấy Nấm , cơ ngơi của Bạn này chắc dễ sợ lắm nhỉ ? Theo mình nguồn thông tin này có gì đó không xác thực . Chúng ta cần cẩn trọng phân tích những thông số mà các báo đưa ra vì nhiều khi sai lầm trong khâu in ấn sẽ làm lệch lạc thông tin đến bạn đọc .
Ở các Quốc gia tiên tiến ngành trồng này cũng đang phát triển , tuy nhiên theo các tư liệu mình có được từ TQ thì Đông Trùng Hạ Thảo nhân tạo , hàm lượng dược tính đối với các cách cấy trồng có khác nhau so với loài tự nhiên :
- Trồng trên kén Loài Sâu vùng Ôn đới : 35% ( rất khó chỉ có các Trung tâm lớn mới có đầy đủ phương tiện kỹ thuật nuôi trồng)
- Trồng trên kén Tằm : 20 - 25% ( tương đối khó chỉ có các Trung tâm lớn mới có đầy đủ phương tiện kỹ thuật nuôi trồng )
- Trồng trên các giá thể thực vật , ngủ cốc : 5 - 10%
Vì vậy chúng ta đừng lầm tưởng khi nhìn vào các cấu hình của Nấm mà gom chúng chung 1 loại với tên gọi là Đông Trùng Hạ Thảo , Nếu Bạn ấy dám bạo gan mang đi kiểm nghiệm các hàm lượng dược tính có ích , các enzym , acid amin ... so với loài tự nhiên , Mình nghĩ không chừng Bạn ấy và cả người tiêu dùng tiềm năng ( Bạn đọc ) có thể sẽ rất thất vọng đấy .
Mình không bàn ra đâu , mình vẫn hy vọng cho tương lai VN , khi còn có những người dám nghĩ , dám làm đột phá vào những lĩnh vực mới lạ , độc đáo và nhất là sẽ có thể mang hiệu quả KT cao . Xong để làm được điều này cần phải có nhiều Cơ quan chức năng ( Viện Di Truyền , Viện Y học , Trung Tâm xét nghiệm ... ) hổ trợ cùng nghiên cứu phân tích các chỉ số có ích trong chủng loài mới này . Chứ không phải tuyên bố 1 câu xanh dờn " Bán 100 triệu/kg " là được đâu , mà Bạn ấy lại đi đăng ký bản quyền Quy trình kỹ thuật nuôi trồng nhỉ .
Nếu Bạn qua TQ mua thì đầy cả thôi , Bạn có thể vào hẳn các hộ trồng mua hàng tươi luôn cho chắc ăn và mình đảm bảo giá củng không đến 1/10 cái giá ấy ( trồng trên giá thể thực vật , ngủ cốc ) .
Riêng Mình , mình vẫn rất thích các chủng Nấm dược , và nhất là Nấm ăn có nhiều dược tính như ; Nấm Brazil , Nấm Bailing , Nấm Hericium , Nấm Grifola Frondosa ... Nếu sau này có điều kiện , mình sẽ cố gắng phát triển những chủng Nấm này . Nhưng chắc chắn sẽ không đi vào những cái quá tầm tay như Nấm Đông Trùng Hạ Thảo , Nấm Mối , Nấm Thượng Hoàng ... Bởi mình chỉ nghiên cứu ứng dụng phổ thông chứ không nghiên cứu Hàn Lâm do không đủ tài , đủ sức và nhất là sắp già rồi hi...hi...
 
Q
Bạn ui !
Đông Trùng Hạ Thảo thật và là hàng khô hẳn hoi còn chưa có giá đó mà , sao loại trồng nhân tạo lại đắt thế nhỉ ? . 1 kg Đông Trùng Hạ Thảo khô thì cần khoảng 10 - 12kg nấm trồng . Vậy Em ấy phải thu hoạch cả tấn Nấm mới có đủ sản lượng 100kg như báo đài nêu .
1 lọ thủy tinh trồng Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch nhiều lắm chừng 30 - 50g Nấm tươi , vậy để có được sản lượng từng ấy Nấm , cơ ngơi của Bạn này chắc dễ sợ lắm nhỉ ? Theo mình nguồn thông tin này có gì đó không xác thực . Chúng ta cần cẩn trọng phân tích những thông số mà các báo đưa ra vì nhiều khi sai lầm trong khâu in ấn sẽ làm lệch lạc thông tin đến bạn đọc .
Ở các Quốc gia tiên tiến ngành trồng này cũng đang phát triển , tuy nhiên theo các tư liệu mình có được từ TQ thì Đông Trùng Hạ Thảo nhân tạo , hàm lượng dược tính đối với các cách cấy trồng có khác nhau so với loài tự nhiên :
- Trồng trên kén Loài Sâu vùng Ôn đới : 35% ( rất khó chỉ có các Trung tâm lớn mới có đầy đủ phương tiện kỹ thuật nuôi trồng)
- Trồng trên kén Tằm : 20 - 25% ( tương đối khó chỉ có các Trung tâm lớn mới có đầy đủ phương tiện kỹ thuật nuôi trồng )
- Trồng trên các giá thể thực vật , ngủ cốc : 5 - 10%
Vì vậy chúng ta đừng lầm tưởng khi nhìn vào các cấu hình của Nấm mà gom chúng chung 1 loại với tên gọi là Đông Trùng Hạ Thảo , Nếu Bạn ấy dám bạo gan mang đi kiểm nghiệm các hàm lượng dược tính có ích , các enzym , acid amin ... so với loài tự nhiên , Mình nghĩ không chừng Bạn ấy và cả người tiêu dùng tiềm năng ( Bạn đọc ) có thể sẽ rất thất vọng đấy .
Mình không bàn ra đâu , mình vẫn hy vọng cho tương lai VN , khi còn có những người dám nghĩ , dám làm đột phá vào những lĩnh vực mới lạ , độc đáo và nhất là sẽ có thể mang hiệu quả KT cao . Xong để làm được điều này cần phải có nhiều Cơ quan chức năng ( Viện Di Truyền , Viện Y học , Trung Tâm xét nghiệm ... ) hổ trợ cùng nghiên cứu phân tích các chỉ số có ích trong chủng loài mới này . Chứ không phải tuyên bố 1 câu xanh dờn " Bán 100 triệu/kg " là được đâu , mà Bạn ấy lại đi đăng ký bản quyền Quy trình kỹ thuật nuôi trồng nhỉ .
Nếu Bạn qua TQ mua thì đầy cả thôi , Bạn có thể vào hẳn các hộ trồng mua hàng tươi luôn cho chắc ăn và mình đảm bảo giá củng không đến 1/10 cái giá ấy ( trồng trên giá thể thực vật , ngủ cốc ) .
Riêng Mình , mình vẫn rất thích các chủng Nấm dược , và nhất là Nấm ăn có nhiều dược tính như ; Nấm Brazil , Nấm Bailing , Nấm Hericium , Nấm Grifola Frondosa ... Nếu sau này có điều kiện , mình sẽ cố gắng phát triển những chủng Nấm này . Nhưng chắc chắn sẽ không đi vào những cái quá tầm tay như Nấm Đông Trùng Hạ Thảo , Nấm Mối , Nấm Thượng Hoàng ... Bởi mình chỉ nghiên cứu ứng dụng phổ thông chứ không nghiên cứu Hàn Lâm do không đủ tài , đủ sức và nhất là sắp già rồi hi...hi...

He he, già thì chắc bác không già. Chỉ có tuổi thôi, đôi khi người già nhưng chí không già thì vẫn ngon. Bằng chứng là bác sau thời gian tu luyện đã xuống núi thi thố tài nghệ thử.
Những chổ em bôi đậm là: Không có lỗi in ấn hay do anh sắp chữ mà là tin rõ ràng, các bài báo đăng đều nêu khá giống nhau. Ngoài ra em đó đã gởi mẫu phân tích rồi, hàm lượng cordicepin cao hơn trong mẫu mọc hoang vài lần. Vậy là đáng khen, chứ nhỉ. Các loài nấm bác nêu, ở Việt Nam đã trồng thương phẩm hết rồi, trừ nấm mối, Bailing, Maitake. Vậy cũng đâu có gì là ước mơ cao xa quá hay cao siêu quá! Còn hàn lâm ấy à? Thì cũng phải từ thực tiễn mới hàn lâm được. Vài hàng cùng bác. Chủ đề hàn lâm và thực tiễn cũng hay đấy.
 
K
Chào anh Dfruit,
Em là dân điện tử tự động rất mong muốn ứng dụng công nghệ điều khiển tự động đến nhà nấm trong nhà. Em đang học làm nấm rơm nhưng kỹ thuật về nấm còn hạn chế quá, em rất muốn xuống trại nấm của anh để học hỏi kinh nghiệm, em sẽ làm việc ko công, và nếu được sẽ ứng dụng thêm phần điều khiển tự động vào nhà nấm của anh.
Mong anh giúp đỡ và nhận được hồi âm từ anh.
 
D
Oke Kiet Nguyen ! Em liên lạc đt để dễ trao đổi cụ thể hỉ . Sau Nấm rơm là Chương trình Nấm Mỡ ( tương tự cách trồng Nấm rơm , nhưng trong nhà lạnh ) cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đang cần có thêm một số AE kỹ thuật hỗ trợ đây .
 
L
Cho Nấm đợt đầu bung dù thử kiểm nghiệm thời gian tăng trưởng xem sao và ( 3 ngày là nó như thế đấy ) , mình hái 4 tay nấu thử với trái bí dao không thêm hành tỏi , thịt cá chỉ nêm 1 chút bộ Knor vậy mà nó ngot không thể tả được , và dai ngon như thịt gà vậy . Ở TP chắc ít bạn từng thấy Nấm rơm bung dù như thế này nhỉ ) thịt dày cọng to mập chắc nit luôn , và nhất là rất sạch các Bạn ạ chẳn có thuốc men , phân bón , kích thích gì cả , toàn là rơm vôi với cám thôi
14750639269_8afd05b297_o.jpg


Trang trại Dê Cần Thơ đem Nấm so cựa với đồng hồ Longin đấy " ghê chưa "
14750678277_d66f86cda0_o.jpg


Quả Nấm to gần bằng quả trứng gà
14750584429_e350b6000d_o.jpg


Điểm đặc biệt là chúng nằm lộ thiên chờ người chọn hái thôi ( tiện lợi quá phải không các bạn )
14750780289_75e937ed01_o.jpg


14750639269_8afd05b297_o.jpg


MỔ đôi ra thử , thịt chúng đầy chặc trong quả thể
14750827400_c63e23e385_o.jpg


14937283255_d877933108_o.jpg


Rất tiếc Bạn Hieugom ạ . Mô hình Trồng Nấm Công Nghệ Cao không có chổ cho SX manh múm nhỏ lẽ , Vì nó cần đầu tư khá nhiều các trang thiết bị giúp kiểm soát tốt môi trường sinh trưởng của Nấm . Và nhất là công việc cần tính chuyên nghiệp , vì thời tiết trong ngày thay đổi liên tục , lúc mưa lúc nắng , trưa thì nóng , đêm thì lạnh do vậy không thể dành thời gian nhàn rổi trồng Nấm được mà phải theo dỏi thường xuyên mới giúp đạt năng xuất cao , phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc .Nhưng không lo Bạn ạ , Chương trình của mình trong tương lai gần ( 4 - 6 tháng ) là sẽ hổ trợ hợp tác với các HTX , Tổ SX Nông Nghiệp của mọi địa phương , khu vực trồng lúa , hiện có sẳn nguồn nguyên liệu tại chổ . Khi ấy Bạn chỉ việc tham gia Cổ phần và trực tiếp SX với tập thể xã viên . " Muốn ra Biển lớn , Ta phải cần Thuyển lớn " .Một vài hạt meo lạc , vui quá đi lang thang ra khỏi ụ rơm rồi kết thành quả thể trên đất luôn nè . Nói theo Tâm Linh , thì đây có thể là vùng đất địa linh của Nấm rơm phải không các Bạn ???
Vậy trồng Nấm rơm có khó không ??? ( giá hôm nay thu mua tại Chợ Thơm Rơm , Cần Thơ đến 68k/kg đấy )
14924728356_d38d10a043_o.jpg
Chúc mừng anh Dũng. Nấm rất đẹp. Sao anh khong bổ sung phân chuồng nhu du dinh ban dau ?
 
Last edited by a moderator:
D
Chúc mừng anh Dũng. Nấm rất đẹp. Sao anh khong bổ sung phân chuồng nhu du dinh ban dau ?
Mùa này khu vực mình không có phân chuồng khô , phân ướt thì không áp dụng giải pháp lên men thứ cấp trong nhà trồng được , vã lại chúng rất hôi và gây ô nhiễm khu vực . mùa khô thì sẽ thuận lợi hơn . Liên hệ một số khu vực khác thì giá vận chuyển về đến trại cũng khá cao . Đợt này Mình tạm thay thế thêm bằng bã đậu nành , ở đây giá nguyên liệu này cũng mềm 800đ/kg .
 
D
bác cẩn thận nấm mỡ nha, cách đây gần 20 năm có một cty rất lớn của Đài Loan lên Đà lạt trồng nấm mỡ rồi bể mặt luôn vì trồng ra rồi bán không được. Và hiện tại có một cty của Nhật đang sản xuất nấm mỡ ở khu trên em và cả đông cô nữa những bán không trôi đây nè
Hoàng Khôi này ! Ở trên em đâu có nhiều nguyên liệu rơm rạ tươi mới , mà sao họ triển khai trồng Nấm Mỡ nhỉ ? Nếu chi phí vận chuyển nguyên liệu cao thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đầu vào của SX , chưa kể nguyên liệu cũ dễ ô nhiễm cũng là vấn đề lớn của ngành trồng này . Vã lại trồng ở Lâm Đồng Đà Lạt thì Nấm Mỡ cũng phải cần đầu tư nhà lạnh , dàn lạnh thôi ( vùng khí hậu tự nhiên không đủ nhiệt lạnh cho SX Nấm Mỡ ) , vì vậy triển khai ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long coi bộ khả thi hơn . Chí ít nó cũng được thuận lợi về nguồn nguyên liệu tại chổ ( Rơm rạ , Cám , Phân chuồng ) . Năng xuất của chủng này cao ngất ngưỡng 7 - 15kg/m2 . Vì vậy giá thành chỉ cần bằng hoặc cao hơn Nấm Rơm chút ít ( 40 - 50k/kg ) là khâu tiêu thụ chắc không đáng lo lắm nhỉ
Đầu tiên ta triển khai như vầy để tiết giảm chi phí đầu tư
15063046125_8114bf0094_o.jpg

14876506407_dafb35a150_o.jpg

15062715542_b16967d83c_o.jpg


15063046125_8114bf0094_o.jpg


14876506407_dafb35a150_o.jpg

.
Sau này tích lũy lợi nhuận lớn ta triển khai hiện đại và quy mô hơn
15063084975_19d3635a0b_o.jpg


15062751672_4162e1d0a4_o.jpg


15060072151_36f2b9a71f_o.jpg
 
B
Chào Bác Dfruit và các bạn trong diễn đàn!
Tôi thấy chủ đề này rất thú vị…..nhưng các bạn cần phải tốn nhiều thời gian nữa mới Thành công.
Mong các bạn sớm thành công và kiên định với ý tưởng và đam mê của mình.
Mong được làm quen với bác Dũng .Mình tên là Bảo,nhà ở Bình Thạnh,địa chỉ facebook :trainamvuongtrungbao@gmail.com.
Hôm nào rãnh rỗi gặp nhau làm vài ve!
Trân trọng.
 
D
Cái Nấm mà Hoàng Khôi nói có lẽ là Portobello , hoặc Crimini . Chúng cũng cùng phương thức canh tác giống Nấm Mỡ , Nấm Rơm ( Hình )
Crimini Mushroom
14885160958_f374bf300b_o.jpg


Portobello Mushroom
15071772965_c18e9292e4_o.jpg


Người nước ngoài vào VN SX thì họ cứ nghĩ giống như ở nước họ , các chủng này đã rất phổ thông rồi , nên không cần quản bá thương hiệu , kích cầu tiêu dùng bằng các kiểu hình tiếp thị , trong đó mục hướng dẫn cách sử dụng ẩm thực của sản phẩm đối với một thị trường mới như VN là điều rất cần nên làm ( trên website , Internet , trên truyền hình ... ) .
Ví dụ : Portobello Mushroom khi sỏ xiên nướng ( giống nướng bắp vậy ) thoa chút bơ thì không gì tuyệt bằng hoặc Nấm mỡ khi thái lát cho vào nồi súp canh dù chỉ là vài thứ rau , củ , đậu đơn giản thôi thì cũng tuyệt vời , hay ta nấu cháo trắng xong cho Nấm Mỡ cắt chữ thập 4 mảnh và thêm chút gia vị hành tiêu , đảm bảo mấy anh nhậu xỉn khi thưởng thức vào sẽ tỉnh như rụi thôi hi..hi...
Giá bên nước họ các chủng Nấm này đã cao rồi , không lẽ sang VN lại rẻ sao , họ chỉ cố trồng để cung ứng cho các hệ thống nhà hàng , khách sạn 5 sao có đầu bếp nước ngoài thông thạo cách chế biến ., khi KT khủng hoảng họ mới quay sang thị trường tiêu dùng phổ thông thì đúng là dân ta nhất là các bà nội trợ hầu như chưa biết ăn , chưa biết chế biến , không lẽ mua về kho tiêu như nấm rơm búp ??? mà giá lại cao nữa chứ.
Nấm Brasil ( Agaricus ) theo ẩm thực phổ thông , chúng được sử dụng dưới dạng Nấm khô ( tương tự Nấm Donco khô vậy ) . Đây là một chủng nấm có dược tính cao được sử dụng cho các món Hầm , Tiềm ... ngoài ra bột Nấm Brasil khô cũng được ứng dụng làm gia vị , trà thảo dược ... Ở TQ Chủng Nấm này thường là do người dân tộc được phổ biến hướng dẫn trồng . Chúng không phải loại SX như kiểu nhà máy giống như Nấm Mỡ , Nấm Portobello , Nấm Crimini . Còn về năng xuất ư ? Còn hơn cả nấm rơm nữa đấy vì cấu hình chúng to hơn ( hình ) , chắc thịt hơn , trên cùng diện tích canh tác
Theo mình mấy cái nhà SX nước ngoài như Hoàng Khôi mô tả , mình có cảm giác như họ sang VN trồng thử nghiệm là chính chứ chưa nghiên cứu sâu thị trường tiêu dùng của nước mình . Vã lại không phải nhà SX nước ngoài nào cũng là nhà KH , Chuyên gia đâu . Họ cũng chỉ là những nhà SX quen tay , quen việc . Ở nước họ có những luật lệ chặc chẻ , vì vậy việc hợp đồng cung ứng nguyên liệu rơm từ các Nông trang hàng trăm mẫu trồng lúa mì , lúa mạch , hoặc nguyên liệu phân chuồng từ các trang trại nuôi bò , gà ..quy mô lớn , rất thuận lợi , đảm bảo tươi mới chưa bị ô nhiễm . Khi sang VN những lĩnh vực này họ gần như phải chịu bó tay thôi . Nhưng nếu là người VN SX thì khác nha , ta có những thuận lợi đặc thù của riêng ta ( SX vừa và nhỏ cơ động hơn ) .
16-16-15-22-387.jpg lljsr_20100913_zxd_02.jpg 2011121608302778_FJ2.jpg 20100808144445891.jpg
16-16-15-22-387.jpg
lljsr_20100913_zxd_02.jpg
2011121608302778_FJ2.jpg
20100808144445891.jpg
16-16-15-22-387.jpg
 
Last edited by a moderator:
D
Để trả lời câu hỏi của Bạn mình xi
* Hữu cơ là gì : theo định nghĩa đơn giản của hoá học nó là chuổi liên kết giữa các phân tử hydro và cacbon .
Cây xanh hầu như không có chức năng hấp thụ cacbon qua rể , vậy tầng gổ sinh từ đâu ? Đó là quá trình trao đổi chất qua không khí ( cây hấp thụ CO2 và nhả O2 ) .
Nấm nói chung cũng được xếp vào loài thực vật giống như cây xanh , nó có tính năng đặt biệt là có thể phân hủy ( bẻ gãy ) các mối liên kết của hợp chất hữu cơ và nhất là những hợp chất hữu cơ có cấu trúc bền vững cao như Cellulouse , Lignin tạo thành những phân tử vô cơ rồi mới hấp thụ chúng , và tạo thành nên những liên kết hữu cơ có cấu trúc đơn giản , dễ phân hủy ( thịt nấm ) . Trong quá trình bẻ gảy này nó giải phóng rất nhiều Cacbon , các C này sẽ nhanh chóng liên kết với 0xy trong không khí tạo thành khí CO2 , và Nấm lại cũng cần hấp thụ O2 để sinh trưởng nữa , do vậy khi trồng Nấm trong nhà kín hàm lượng khí O2 trong không khí sẽ bị mất đi khá lớn nên cần phải thông khí như mình đã nêu ở trên .
Cái từ Nấm chỉ thu nhặt hữu cơ mà Bạn nói chưa thể diễn giải được trọn vẹn về nhu cầu phát triển đời sống thực vật của Nấm .
Con người đã biết lợi dụng những tính năng này khi khai thác các vi nấm , chế biến thành chế phẩm vi sinh , phân bón vi sinh , vì bản thân các vi nấm này là loài hoang dã , chúng rất mạnh mà nhu cầu dinh dưỡng cho việc tạo quả thể thì lại quá nhỏ ( không đáng kể ) do vậy những phân tử N , P , K , Mg , Ca ...dư thừa trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp cây trồng dễ hấp thụ hơn .
Với Nấm trồng do nhu cầu đòi hỏi sản xuất quả thể cao ( năng xuất ), nên ngoài nguồn dinh dưỡng từ nguyên liệu chính ( rơm rạ , thân lõi ngô , mùn cưa , bã mía , vỏ hạt bông ... ) , ta buộc phải cung cấp thêm các nguồn dinh dưỡng khác như : cám , bột ngô , đường , Ca , Super lân , Ure ...
Trong tất cả các tài liệu ngành Nấm trên thế giới , nước nào cũng có công thức cho các muối vô cơ như : Thạch cao , Super lân , Ure ... vì vậy nói Nấm không hấp thụ vô cơ là hiểu sai về đặc tính sinh trưởng của chúng rồi .
* Bạn đặt câu hỏi : 1 ký rơm khô có thể làm được mấy ký hay mấy lạng nấm tươi là chưa chính xác .
- Trong ngành nghề trồng Nấm người ta thường hay đặt tên cho chất nền là giá thể . Giá thể bao gồm hổn hợp nhiều loại nguyên liệu khô ( nguyên liệu chính và phụ gia ) . Rơm thì cũng có nhiều loại : rơm lúa mùa ( dài ngày ) tốt hơn rơm lúa ngắn ngày . Và nếu chỉ có Rơm không thôi thì không thể biết được người canh tác sẽ lổ lã bao nhiêu cho 1 vụ trồng .
- Và tùy theo chủng nấm gì , nó có thể cho năng xuất ít hay nhiều
Nhân tiện nói về chuyên đề Nấm Rơm thì mình tạm nghĩ là Bạn hỏi về năng xuất của Nấm rơm .
Theo các nguồn tư liệu cả thực tế và sưu tập thì mình được biết hiện tại năng xuất trồng Nấm Rơm ngoài đồng ruộng của khu vực đồng bằng sông Cửu long ở tầm khoảng 80 - 120kg/tấn nguyên liệu . có nghĩa là tỷ lệ chuyển hóa vi sinh từ 8 - 12% ( cái từ này mình đã có giải trình ở phần trên ) . Nếu áp dụng trồng trong nhà kín che phủ bạt tối và tuân thủ với tất cả những quy trình kỷ thuật thì năng xuất có thể đạt được khoảng 200kg/tấn nguyên liệu ( khiêm tốn thôi đó , tỷ lệ chuyển hóa vi sinh Nấm rơm ở TQ bình quân từ 25 - 35% , cá biệt một số khu vực Quảng Đông , Quảng Tây vào mùa thuận năng xuất có thể đạt > 40% lận đấy , tất nhiên là cũng cần phải phồi trộn nhiều phụ gia dinh dưỡng nữa ) , và cái ưu điểm của trồng trong nhà kín là có thể khai thác từ 6 - 8 vụ/năm , sẽ rất dễ dàng khấu hao chi phí đầu tư nhà trồng .
* Còn lý do tại sao năng xuất bà con trồng theo phương thức canh tác ngoài ruộng không cao thì có nhiều nguyên nhân lắm , mình xin đưa ra 1 ví dụ để đối chứng : Khi vừa cấy meo xong , trong vòng khoảng 10 ngày mà có cơn bão hoặc mưa dông lớn là thiệt hại trầm trọng luôn . Những ngày như vậy nhiệt độ sẽ giảm xuống , mưa nhiều nước ao hồ kênh rạch nổi phèn . Bà con lấy nước đang lạnh < 20 độ C và cộng thêm PH nước thấp < 6 này mà tưới cho vồng luống nấm thì coi như toi (đối chiếu với đặc tính của Nấm rơm ở các phần trên , ) rất ư là sơ đẳng phải không .
Rồi thì trồng Nấm các vụ sau kém hơn vụ trước tại vì sao ? Ngày xưa trồng Nấm rơm theo mùa thuận , những tháng mưa là chu kỳ rửa đất , các mầm dịch bệnh không có cơ hội tồn tại . ngày nay trông thâm canh mà không có giải pháp xử lý đất trồng ( cũng rất khó và tốn kém ) , vì vậy cái câu đất mới đãi người mới ứng với ngành này là vậy đó , mới làm thì trúng thu hoạch được khá , những tưởng mình là đã làm đúng quy trình kỷ thuật rồi , thậm chí có người hỏi thăm kỷ thuật trồng còn dấu nghề không nói hết . Qua vài vụ liên tiếp hoặc nhiều người cùng đổ xô trồng xung quanh , mầm dịch có điều kiện lây lan qua gió , qua nước , qua con người ( do có người hiểu biết kỷ thuật xử lý , nhưng có người thì không ) nên bị thất mùa là cả làng cùng bị , khi đó thì cứ đổ lổi do tại nguồn meo giống không đảm bảo ( nghi vấn này cũng có cái lý đúng , vì cả làng cùng mua một nguồn meo mà ) .
Nấm không phải là thực vật. Nấm là một loài riêng. (Trong quá trình bẻ gảy này nó giải phóng rất nhiều Cacbon) Nếu vậy nó sẽ giải phóng ra một nguồn năng lượng khổng lồ!!! Nấm phân hủy senlulo tao phần tử nhỏ hơn dễ hấp thu. Phần tử nhỏ nhất là đường gluco!
 
Back
Top