Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
S
Số phone của mình : 0919897448 - 0946460490 , Rất vui và hân hạnh được cafe trao đổi cùng Bạn .
Chào chú Dfruit, cháu ở ngoài Hà Nội cũng đang tìm tai liệu trồng nắm rơm và một số loại nấm khác mà cháu đọc mãi trên mạng mà chả có cái nào hướng dẫn chi tiết cả toàn nói chung chung thôi. Chú có thể cho cháu xin 1 ít tài liệu về trồng nấm rơm và các loại nấm khác được ko.
Cháu xem qua hình ảnh trang trại của chú cho cháu hỏi 1 nhà trồng nhu của chú diện tích bao nhiêu m2 cách làm thế nào chú chỉ cho cháu sơ qua với, cháu đang muốn làm 1 cái nhà giống như của chú tổng chi phí khoảng bao nhiêu ạh.
Cháu muốn hỏi chú kỹ thuật ngâm rơm với nước vôi nữa pha 3-4kg cho 100lit nước như vậy chính xác độ ph ở đây là bao nhiêu vậy, với nấm rơm thì độ ph bao nhiêu là lý tưởng. với lượng nước này thì ngâm cho bao nhiêu kg rơm ạ.
 
D
Tài liệu thì Chú đã viết hết lên mạng Agriviet rồi
- Kích thước và diện tích nhà trồng cũng thế
- Giá chi phí lắp dựng còn tùy vào giá nguyên liệu tại địa phương
Cháu hãy đọc thật kỹ nhé . Chỉ khi nào Cháu đi vào SX thực tế gặp những trục trặc về những vấn đề thật cụ thể thì nêu ra , Chú sẽ giải đáp và hướng dẫn nhé .

Còn về công thức phối trộn của vôi , khác với độ PH nước tưới , vì vậy cần cẩn trọng nhé . 100 lít nước + 3 - 4kg vôi bột ngâm vớt rơm đến khi hết nước thì làm tiếp 1 mẻ khác để ngâm số rơm còn lại . cũng có thể pha thêm đúng hàm lượng ấy khi mực nước trong bể chứa gần cạn để dễ thao tác hơn . Với rơm xay nghiền thì chỉ có việc cho vôi thêm vào để phối trộn ( vôi này là 1 trong những phụ gia vì vậy không phải đo PH làm chi , chỉ cần đo PH sau thời gian ủ chuẩn bị đưa vào nhà trồng , giao động ở mức 8 - 9 là được ) .
Thời gian ngâm bao lâu còn tùy vào điều kiện thời tiết , khí hậu cũng như độ ẩm sẳn có của nguyên liệu . Ngâm trên 12 tiếng thì tốt hơn . Tuy nhiên do thể tích bể chứa thường có giới hạn nên nếu ngâm thời gian ngắn hơn , rơm chưa ngậm nước đủ nước vôi , thì ta tưới thêm nước với PH khoảng 12 - 14 trên đống ủ .
Nói chung cần phải có kinh nghiệm qua 1 vài đợt trồng mới có thể cảm nhận và chỉnh sửa cho phù hợp ( đối với người mới nhập môn ) , còn với những ai đã từng trồng Nấm rơm theo mô hình truyền thống thì thuận lợi hơn , bởi kinh nghiệm và kiến thức canh tác đã sẳn có .
 
A
bác Dfruit có thể chụp 1 tấm tổng quan trại nấm mình lúc ra ko thank bácý em nói là chụp hết trại nấm mình ấy chứ ko ko lựa luống nào có nấm mới chụp thank để bà con thông qua đó học ? thêm
 
D
Cho Nấm đợt đầu bung dù thử kiểm nghiệm thời gian tăng trưởng xem sao và ( 3 ngày là nó như thế đấy ) , mình hái 4 tay nấu thử với trái bí dao không thêm hành tỏi , thịt cá chỉ nêm 1 chút bộ Knor vậy mà nó ngot không thể tả được , và dai ngon như thịt gà vậy . Ở TP chắc ít bạn từng thấy Nấm rơm bung dù như thế này nhỉ ) thịt dày cọng to mập chắc nit luôn , và nhất là rất sạch các Bạn ạ chẳn có thuốc men , phân bón , kích thích gì cả , toàn là rơm vôi với cám thôi
14750639269_8afd05b297_o.jpg


Trang trại Dê Cần Thơ đem Nấm so cựa với đồng hồ Longin đấy " ghê chưa "
14750678277_d66f86cda0_o.jpg


Quả Nấm to gần bằng quả trứng gà
14750584429_e350b6000d_o.jpg


Điểm đặc biệt là chúng nằm lộ thiên chờ người chọn hái thôi ( tiện lợi quá phải không các bạn )
14750780289_75e937ed01_o.jpg


14750639269_8afd05b297_o.jpg


MỔ đôi ra thử , thịt chúng đầy chặc trong quả thể
14750827400_c63e23e385_o.jpg


14937283255_d877933108_o.jpg


Rất tiếc Bạn Hieugom ạ . Mô hình Trồng Nấm Công Nghệ Cao không có chổ cho SX manh múm nhỏ lẽ , Vì nó cần đầu tư khá nhiều các trang thiết bị giúp kiểm soát tốt môi trường sinh trưởng của Nấm . Và nhất là công việc cần tính chuyên nghiệp , vì thời tiết trong ngày thay đổi liên tục , lúc mưa lúc nắng , trưa thì nóng , đêm thì lạnh do vậy không thể dành thời gian nhàn rổi trồng Nấm được mà phải theo dỏi thường xuyên mới giúp đạt năng xuất cao , phòng tránh những thiệt hại đáng tiếc .Nhưng không lo Bạn ạ , Chương trình của mình trong tương lai gần ( 4 - 6 tháng ) là sẽ hổ trợ hợp tác với các HTX , Tổ SX Nông Nghiệp của mọi địa phương , khu vực trồng lúa , hiện có sẳn nguồn nguyên liệu tại chổ . Khi ấy Bạn chỉ việc tham gia Cổ phần và trực tiếp SX với tập thể xã viên . " Muốn ra Biển lớn , Ta phải cần Thuyển lớn " .Một vài hạt meo lạc , vui quá đi lang thang ra khỏi ụ rơm rồi kết thành quả thể trên đất luôn nè . Nói theo Tâm Linh , thì đây có thể là vùng đất địa linh của Nấm rơm phải không các Bạn ???
Vậy trồng Nấm rơm có khó không ??? ( giá hôm nay thu mua tại Chợ Thơm Rơm , Cần Thơ đến 68k/kg đấy )
14924728356_d38d10a043_o.jpg
Xin chào bác Dfruit! Chúc mừng bác! Bác cho em hỏi một chút nhé! Năng suất nấm trên 1m2 giá thể của bác? Bác cho xin địa chỉ trang trai Nấm của bác để mai mốt anh em ghé tham quan mô hình! Em rất quan tâm đến Giải pháp lên men thứ cấp.Trang trai nấm của bác đã dùng giải pháp lên men thứ cấp chưa?
 
D
He..he.. Cái này là thông tin còn trong vòng bảo mật chưa được phép công bố , sorry nhé . Hiện Mình và các Đối tác đang tập trung XD thêm các quy trình mới nữa như : Cho Nấm ra 2 mặt trên và dưới kệ trồng , kéo dài thời gian thu hoạch bằng giải pháp cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng , tạo lớp vỏ để rút ngắn thời gian trồng ( bỏ qua giai đoạn ủ nguyên liệu ) và giúp hạn chế dịch hại cũng như phòng ngừa thời tiết bất thường ... mục đích là để đẩy năng xuất lên tối đa nhất , nên chưa thể giới thiệu tham quan . Khi nào hoàn thành CTY sẽ Tổ chức mở Hội Thảo " Chiến Lược Phát Triển Ngành SX&CT Nấm Rơm Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long " , khi ấy mới mở cửa mời tham quan Bạn ạ .
Còn giải pháp lên men thứ cấp là 1 trong những kỹ thuật bắt buộc khi canh tác trong nhà kín Bạn nhé .
 
A
Còn giải pháp lên men thứ cấp là 1 trong những kỹ thuật bắt buộc khi canh tác trong nhà kín?
bác nào có thể giải thích dùm em lên men thứ cấp là gì ko ạ? và cách lên men thứ cấp? thank
 
L
đọc những bài hướng dẫn của bác fruit em thấy trồng nấm ko khó làm mà cũng mau thành đại gia;)
riêng ở chỗ e ở thì giá nấm luôn ở mưc 80k có nhìu khi 100k/1kg,nhưng ở miền bắc có mùa đông ko thể trồng quanh năm như bà con nam bộ ddc,vậy bác có kĩ thuật trồng nấm vao mùa đông dịp tết nguyên đán ko ạ,và ở ngoài bắc nên mua giống nấm của cơ sỏ nào là chất lượng,xin cảm ơn bác trc ạ.
 
D
Còn giải pháp lên men thứ cấp là 1 trong những kỹ thuật bắt buộc khi canh tác trong nhà kín?
bác nào có thể giải thích dùm em lên men thứ cấp là gì ko ạ? và cách lên men thứ cấp? thank

Giải thích theo nghĩa Hàn Lâm thì mình không đủ kiến thức để giải thích . Còn về thực tế có thể áp dụng xông nhiệt khô , xông nhiệt ướt mục đích là kích thích làm cho giá thể nóng lên ( theo kiểu nhân tạo không phải ủ đống ) , các xạ khuẩn yếm khí tăng trưởng mạnh giúp phân hủy mau rơm rạ ( làm chín rơm ). Nhiệt độ nhà trồng lúc ấy có thể lên khoảng 60 - 70 độ C , vừa giúp khử trùng nhà trồng vừa làm nguyên liệu chín , dẻ lại .
 
Last edited by a moderator:
D
(các xạ khuẩn yếm khí tăng trưởng mạnh giúp phân hủy mau rơm rạ ) cái này bác dấu kín thế! Bác không cho tham quan thi bác cho em biết năng suất 1m2 giá thể đươc không? Về mặt lý thuyết cho nấm ra 2 mặt,cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng không khó ! Còn tạo lớp vỏ rút ngắn thời gian trồng( bỏ qua giai đoạn ủ nguyên liệu ) em chưa hiểu rõ ý bác! Bác giải thích thêm! Bác đang cộng tác cùng ông Sáu thọt à?
 
D
(các xạ khuẩn yếm khí tăng trưởng mạnh giúp phân hủy mau rơm rạ ) cái này bác dấu kín thế! Bác không cho tham quan thi bác cho em biết năng suất 1m2 giá thể đươc không? Về mặt lý thuyết cho nấm ra 2 mặt,cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng không khó ! Còn tạo lớp vỏ rút ngắn thời gian trồng( bỏ qua giai đoạn ủ nguyên liệu ) em chưa hiểu rõ ý bác! Bác giải thích thêm! Bác đang cộng tác cùng ông Sáu thọt à?

Sorry nhé Mình không biết Ông hay Chú Sáu Thọt là ai ? ở đâu nữa ? Là Cao nhân của ngành SX&CT Nấm rơm à ?
Nói về Lĩnh vực điều khiển , kiểm soát cho Nấm ra 2 mặt ( trên và dưới kệ trồng ) mà Bạn nói không khó sao ? Hay vậy ta . Mình nghiên cứu lĩnh vực SX&CT Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng nhiều năm qua rồi cũng chưa từng nghe và thấy , bây giờ mới biết và thu thập tài liệu được đấy . Ngay cả 1 số nước có thế mạnh về ngành SX&CT Nấm rơm trước đây cũng chưa từng phổ biến kỹ thuật này . Nội lĩnh vực trồng trên kệ trong nhà kín , cho Nấm ra chỉ 1 mặt trên thôi mà ở VN ta từ trước đến nay cũng chưa có mấy ai thành công xuyên suốt đáng kể cả , nói chi đến cho Nấm ra 2 mặt với Mô hình SX này . Bạn có cao kiến gì chăng , hay chỉ chém gió cho vui ???
Còn cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng cũng thế , theo mình tìm hiểu nghiên cứu và cả thực tế nữa , thì 2 giai đoạn tăng trưởng sợi và quả thể cần các điều kiện môi trường khác nhau : độ ẩm và nhiệt độ trong nhà trồng , độ ẩm và nhiệt độ giá thể , nhu cầu ánh sáng tán xạ cũng khác nhau .... Làm thế nào có thể ứng dụng cả 2 trong 1 , vừa tăng trưởng thu hoạch quả thể , lại vừa giúp tăng trưởng thêm hệ sợi mới ??? Bạn nghỉ sao để giải quyết về vấn đề nan giải này .
* Còn tạo lớp vỏ rút ngắn thời gian trồng( bỏ qua giai đoạn ủ nguyên liệu ) em chưa hiểu rõ ý bác!
Thay vì thời gian ủ ngoài trời theo Mô hình truyền thống mất khoảng 12 - 15 ngày cho rơm chín . thời gian trồng + thu hoạch khoảng 22 - 25 ngày nữa . Với giải pháp này có thể rút ngắn khoảng 27 - 30 ngày cho cả 2 thời gian trên . Vậy là có thể tăng thêm vụ trồng , giảm bớt chi phí nhân công ....
đọc những bài hướng dẫn của bác fruit em thấy trồng nấm ko khó làm mà cũng mau thành đại gia;)
riêng ở chỗ e ở thì giá nấm luôn ở mưc 80k có nhìu khi 100k/1kg,nhưng ở miền bắc có mùa đông ko thể trồng quanh năm như bà con nam bộ ddc,vậy bác có kĩ thuật trồng nấm vao mùa đông dịp tết nguyên đán ko ạ,và ở ngoài bắc nên mua giống nấm của cơ sỏ nào là chất lượng,xin cảm ơn bác trc ạ.

Khó đấy Bạn ạ ! Nhưng nếu nắm bắt được Quy trình Kỹ thuật cũng như các điều kiện cần và đủ thì chắc cũng sẽ mau giàu , mau thành Đại gia thôi .
Trồng Nấm vào mùa đông như mình đã nói ở trên , nếu đáp ứng được các điều kiện cần và đủ ( nhà trồng cách nhiệt , hệ thống xông , sưởi nhiệt ... ) , nó đòi hỏi năng lực đầu tư khá tốn kém đấy ( hàng trăm triệu cho 1 nhà trồng 150m2 . Nếu Bạn là người mới , thi nên bắt đầu từ cái cơ bản ( mùa thuận ) trước đã . đừng vội chạy khi chưa biết đi , sẽ dễ ngã đau đấy .
 
Last edited by a moderator:
L
Bác Dufruit ơi, cháu là sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, nhưng có dự định là học xong sẽ về quê lập nghiệp, theo dõi topic của Bác năm ngoái tới giờ con ghiền dư án trồng nấm rơm của bác luôn rùi, không biết Bác có thể cho con làm công nhân của trại nấm để con học hỏi được không ạ, con chỉ cần chổ ăn ở không cần trả lương, học chổ Bác khi nào vững tay nghề thì về quê lập nghiệp, Bác có thể cho con tham gia học hỏi và thực hành vào tất cả các khâu từ phân lập, nhân giống cấp 1,2.... đến khâu ủ nguyên liệu, cấy giống đến thu hoạch luôn được không ạ.
Con học kỹ thuật hóa nên kỹ năng phòng thí nghiệm con đã có sẵn, bác chỉ cần hướng dẫn là con sẽ thực hành được ak, mong Bác đồng ý
Chúc Bác mạnh khỏe, may mắn và thành công !!!
 
A
Về mặt lý thuyết cho nấm ra 2 mặt,cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng không khó?
mong các bác giải thích dùm điểm này ?
cảm ơi các bác nhiều lắm
 
D
Sorry nhé Mình không biết Ông hay Chú Sáu Thọt là ai ? ở đâu nữa ? Là Cao nhân của ngành SX&CT Nấm rơm à ?
Nói về Lĩnh vực điều khiển , kiểm soát cho Nấm ra 2 mặt ( trên và dưới kệ trồng ) mà Bạn nói không khó sao ? Hay vậy ta . Mình nghiên cứu lĩnh vực SX&CT Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng nhiều năm qua rồi cũng chưa từng nghe và thấy , bây giờ mới biết và thu thập tài liệu được đấy . Ngay cả 1 số nước có thế mạnh về ngành SX&CT Nấm rơm trước đây cũng chưa từng phổ biến kỹ thuật này . Nội lĩnh vực trồng trên kệ trong nhà kín , cho Nấm ra chỉ 1 mặt trên thôi mà ở VN ta từ trước đến nay cũng chưa có mấy ai thành công xuyên suốt đáng kể cả , nói chi đến cho Nấm ra 2 mặt với Mô hình SX này . Bạn có cao kiến gì chăng , hay chỉ chém gió cho vui ???
Còn cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng cũng thế , theo mình tìm hiểu nghiên cứu và cả thực tế nữa , thì 2 giai đoạn tăng trưởng sợi và quả thể cần các điều kiện môi trường khác nhau : độ ẩm và nhiệt độ trong nhà trồng , độ ẩm và nhiệt độ giá thể , nhu cầu ánh sáng tán xạ cũng khác nhau .... Làm thế nào có thể ứng dụng cả 2 trong 1 , vừa tăng trưởng thu hoạch quả thể , lại vừa giúp tăng trưởng thêm hệ sợi mới ??? Bạn nghỉ sao để giải quyết về vấn đề nan giải này .
* Còn tạo lớp vỏ rút ngắn thời gian trồng( bỏ qua giai đoạn ủ nguyên liệu ) em chưa hiểu rõ ý bác!
Thay vì thời gian ủ ngoài trời theo Mô hình truyền thống mất khoảng 12 - 15 ngày cho rơm chín . thời gian trồng + thu hoạch khoảng 22 - 25 ngày nữa . Với giải pháp này có thể rút ngắn khoảng 27 - 30 ngày cho cả 2 thời gian trên . Vậy là có thể tăng thêm vụ trồng , giảm bớt chi phí nhân công ....

Khó đấy Bạn ạ ! Nhưng nếu nắm bắt được Quy trình Kỹ thuật cũng như các điều kiện cần và đủ thì chắc cũng sẽ mau giàu , mau thành Đại gia thôi .
Trồng Nấm vào mùa đông như mình đã nói ở trên , nếu đáp ứng được các điều kiện cần và đủ ( nhà trồng cách nhiệt , hệ thống xông , sưởi nhiệt ... ) , nó đòi hỏi năng lực đầu tư khá tốn kém đấy ( hàng trăm triệu cho 1 nhà trồng 150m2 . Nếu Bạn là người mới , thi nên bắt đầu từ cái cơ bản ( mùa thuận ) trước đã . đừng vội chạy khi chưa biết đi , sẽ dễ ngã đau đấy .
Em đâu có chem gió! Em nói về mặt lý thuyết:Nấm ra 2 mặt ,cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng,rút ngắn thời gian trồng là vấn đề em rất quan tâm tròn 2 năm rùi. Bác cho nấm ra 1 mặt rồi còn mặt còn lại ...! Bác đã có phương án rùi,chỉ khó xử lý giá thể thui! Còn vấn đề cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng mà bác cứ máy móc nhiệt độ và độ ẩm,ánh sáng thế thì khó sử lý lắm!
Còn vấn đề rút ngắn thời gian bác đã có giải pháp lên men thứ cấp đã đat được mục đích của bác! Nhưng bác nói(tạo lớp vỏ rút ngắn thời gian trồng) là 1 phương pháp khác?
Ông Sáu thọt bị liệt nhẹ 1 bên chân. Ông có cùng quan tâm với em và anh. Lâu mất liên lạc,thấy bác nói vậy tưởng đang hợp tác với bác!
Bác mới thu thập tài liệu à? Lâu chưa? Ở đâu vậy?
 
C
Ở An Giang cũng có anh này trồng nấm rơm trong nhà nữa nè bà con, thấy nấm ra cũng đẹp. nhà ảnh ở cặp kênh Ông Cò.
541fa484dc97b.jpg
 
D
Ở An Giang cũng có anh này trồng nấm rơm trong nhà nữa nè bà con, thấy nấm ra cũng đẹp. nhà ảnh ở cặp kênh Ông Cò.
541fa484dc97b.jpg

Rất độc đáo , Nấm ra thành cụm rất đẹp , Nông dân ta cũng mau tiếp cận với công nghệ mới đấy chứ các Bạn . Trong ảnh thì giá thể chất hơi dày , chắc là tốn nguyên liệu và công lắm đây . Hy vọng những đợt sau sẽ có thêm cải tiến cho KT hơn .
 
T
bác Đờ phờ rồi tờ ơi, công nghệ mới của bác khi hái nấm có bị mạt bò khắp người không ạ.
có tổng kết năng suất đợt đầu báo cáo cho anh em mừng bác nhé.
He he, già thì chắc bác không già. Chỉ có tuổi thôi, đôi khi người già nhưng chí không già thì vẫn ngon. Bằng chứng là bác sau thời gian tu luyện đã xuống núi thi thố tài nghệ thử.
Những chổ em bôi đậm là: Không có lỗi in ấn hay do anh sắp chữ mà là tin rõ ràng, các bài báo đăng đều nêu khá giống nhau. Ngoài ra em đó đã gởi mẫu phân tích rồi, hàm lượng cordicepin cao hơn trong mẫu mọc hoang vài lần. Vậy là đáng khen, chứ nhỉ. Các loài nấm bác nêu, ở Việt Nam đã trồng thương phẩm hết rồi, trừ nấm mối, Bailing, Maitake. Vậy cũng đâu có gì là ước mơ cao xa quá hay cao siêu quá! Còn hàn lâm ấy à? Thì cũng phải từ thực tiễn mới hàn lâm được. Vài hàng cùng bác. Chủ đề hàn lâm và thực tiễn cũng hay đấy.
maitake cũng trồng thương phẩm rồi mà bác Ngụy ơi
 
Last edited by a moderator:
D
Về mặt lý thuyết cho nấm ra 2 mặt,cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng không khó?
mong các bác giải thích dùm điểm này ?
cảm ơi các bác nhiều lắm
Nấm ra 2 mặt là nó ra mặt trên kệ và dưới kệ,bác làm thế nào kệ của bác phải tạo độ thoáng để nó ra mặt dưới đồng thời vẫn giữ được giá thể? Cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng là khoảng ngày thứ 3-5 sau khi cấy meo bác cấy thêm meo mới. Nó kéo dài thời gian thu hoạch thêm khoảng 3-5 ngày. Bác phải điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm hợp lý? 2 điều trên nó phụ thuộc vào giá thể! Lý thuyết là như vậy nhưng thuc tế rất phức tạp!
 
D
Nấm ra 2 mặt là nó ra mặt trên kệ và dưới kệ,bác làm thế nào kệ của bác phải tạo độ thoáng để nó ra mặt dưới đồng thời vẫn giữ được giá thể? Cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng là khoảng ngày thứ 3-5 sau khi cấy meo bác cấy thêm meo mới. Nó kéo dài thời gian thu hoạch thêm khoảng 3-5 ngày. Bác phải điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm hợp lý? 2 điều trên nó phụ thuộc vào giá thể! Lý thuyết là như vậy nhưng thuc tế rất phức tạp!

Những điều bạn nêu ra rất chung chung và cũng chẳng phải là lý thuyết gì cả . Hình như là bạn chỉ phỏng đoán ra thôi . Đã là lý thuyết thì nó phải dựa theo phân tích mang tính logich ( độ khả thi tin cậy ) ít nhất nó cũng phải đạt được 70 - 80% chứ . Lập luận của bạn thậm chí có chổ còn quá sai sót cơ bản ( Cấy đúp giữa giai đoạn sinh trưởng là khoảng ngày thứ 3-5 sau khi cấy meo bác cấy thêm meo mới. Nó kéo dài thời gian thu hoạch thêm khoảng 3-5 ngày ) :
- Meo giống sau khi đã cấy thì nó cũng phải cần thời gian xoắn sợi để hình thành quả thể giai đoạn này nhiệt độ giá thể cần phải cao từ 35 - 40 độ C và độ ẩm giá thể từ 60 - 70% nếu kéo dài thời gian này ( cấy đúp ) độ ẩm trong giá thể sẽ bị mất đi rất nhiều ( không thể tưới được vì rất dễ làm thối hư sợi nấm ) , đồng thời khi nhiệt độ cao kéo dài , sợi nấm sẽ không xoắn và tiếp tục tăng trưởng , rất dễ bị lão hóa không sinh nụ ( giai đoạn xoắn sợi hình thành nụ đinh ghim nhiệt độ giá thể cần kiểm soát từ 30 - 35 độ C , nhiệt độ phòng từ 28 - 32 độ C , độ ẩm không khí cần bổ sung mạnh từ 85 - 95% ) . Và một điều thật nguy cấp là khi giá thể bị mất nước ( do thời gian kéo dài quá trình tăng trưởng sợi ) nhiệt độ bên trong giá thể sẽ tăng lên cao thêm và nếu như nó > 42 độ C thì hệ sợi sẽ dễ bị tử vong , chưa kể một số hệ lụy khi giá thể bị khô lâu như : Nấm hại tấn công , côn trùng lây lan , sợi nấm chân dài ... khi ấy sản lượng thu hoạch nấm thậm chí còn thấp hơn so với không thực hiện giải pháp kỹ thuật này .
Đấy là nói về lý thuyết , còn thực tế thì các giải pháp giúp tăng năng xuất này , tự thân nó đã được thực hiện thành công vài năm trở lại đây rồi chứ không còn là lý thuyết nữa bạn ạ . Khi người canh tác đã chuyên nghiệp rồi ( canh tác lâu năm ) và nhất là có trang bị thêm một số thiết bị xử lý thì để thực hiện được điều này sẽ không còn khó nữa .
 
Back
Top