Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
Gợi ý một chút về gia cố nền đất cho Nhà Nấm được rắn chắc không thắm nước.
Nếu các bạn muốn tiết kiệm chi phí trong việc gia cố cho sao cái nền bằng đất của trại nấm không bị bị mềm nhão, lầy lội.. thì các bạn có thể làm như sau:

Các bạn tạm dùng 1 thùng vôi bột rồi pha nước vào cho sền sệt, để vôi ngậm nước trong 2 ngày ( ít nhất là 24 tiếng để vôi bột trở thành vôi tôi), sau đó trộn vôi tôi với khoảng 15 đến 20 thùng đất sét, hoặc đất có tỉ lệ hạt sét từ 20% trở lên --> trộn đều hỗn hợp vôi tôi và đất sét khoảng 30 phút. Về cách pha nước vào đất ... thì các bạn nên cho nước vào đất để trộn đều sao cho đất có độ ẩm bán khô sẽ thì dễ thi công đầm nén cái nền hơn, đến đây là các bạn đã hình thành được một loại phôi, một loại vữa theo dạng đất polymer, xi măng polymer --> xong rải đất polymer này lên nền đất cho đều, có độ dày khoảng từ 3- 5 cm --> đầm chặc > để yên lớp đất này trong 4 - 7 ngày rồi phơi nắng khoảng 1 tuần ... là đất cứng ngắt luôn ...

( Nắng chủ yếu là cung cấp nhiệt lượng để giúp nền đất nhanh cứng hơn. Nếu không phơi nắng được .. nghĩa là các bạn sẽ dùng nhiệt trong thời gian mà các bạn phà hơi nước nóng vào trại nấm với nhiệt độ từ 60 độ C đến 80 độ C sẽ giúp đất nền mau cứng .. thay cho nắng)

Nếu vôi bột khó mua thì tạm dùng phân nữa vôi và phân nữa xi măng thế vôi một phần cũng được. còn như kiếm được mạt cưa thì dùng nước mà nhào mạt cưa để lấy nước bột gỗ (chủ yếu là lấy chất Lignin trong bột gỗ mạt cưa, có thêm Lignin pha vào hỗn hợp đất + vôi tôi + xi măng, sẽ giúp đất polymer nhanh cứng hơn).

Nếu có máy xay bột thì càng tốt, các bác cho mạt cưa chưa ngâm nước và nước vào cối xay, sau khi xay xong thì chờ hạt gỗ trương đầy nước rồi vắc lấy nước có nhiều ligin hơn ( nếu có điều kiện thì ngâm bột gỗ bằng nước nóng và đất phải khô ráo là tốt nhất)

Trường hợp không có mạt cưa thì dùng nhánh cây nhỏ mà băm ra cở hạt đậu nành hoặc nhỏ hơn nữa càng tốt, chủ yếu để dễ xay ra bột gỗ.

Nếu thành phần đất có nhiều sét ròng ( 100% toàn là đất sét) thì có thể pha cát cồn, cát giồng, cát đen ... vào đất này gấp 3 - 4 lần đất sét cũng được. Nền đất này sẽ không bị nước làm lầy lội, như thế khi làm vệ sinh quét dọn, công nhân đi lại làm việc dễ dàng hơn. Đây là cách làm dã chiến thay cho việc ta phải tráng nền bằng vữa xi măng phải dùng cát xây dựng đắt tiền.

Cách này các bác có thể đúc thành tấm đan để lót trong nhà trồng nấm, đường đi nội bộ xung quanh trại nấm, tạo thêm những dãy bồn trồng hoa để giúp trang trại nấm xinh xắn đáng yêu hơn

Cách đơn giản là vậy, tùy theo yêu cầu bề mặt nền đất cứng như thế nào .. thì các bác làm thử vài mẻ nhỏ và theo từng yêu cầu đất cứng như thế nào mà thêm bớt xi măng, vôi tôi vào đó. Các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu về ổn định đất, đất hoá đá, đất polymer. Géopolymère, Gopolymer ...

Chúc các bạn cải thiện được một nền đất với chi phí thấp nhất.

Sản đây cho nói thêm về Cấu trúc bên trong trong Trại nấm có dùng tre nứa để xây dựng, các bác tham khảo cái này xem coi có thể tận dụng không gian bên trong nhà trồng nấm rơm đối với những nơi diện tích đất xây nhỏ hẹp.

Foto1471.jpg


Về kệ .. nếu 2 kệ sát vách không có lối đi cặp vách thì làm kệ đơn, các kệ giữa còn lại thì làm kệ đôi. Nếu kệ có cách khoảng lối đi xung quanh thì rất thuận tiện cho thu hoạch nấm như thiết kế bố trí kệ lý tưởng hơn như hình dưới đây( ở trại nấm Sông Hậu của bạn Dfruit )

img-20140716-00603-jpg.1972


Nếu các bạn muốn tranh thủ không gian của trại thì cứ 2 kệ cố định sẽ được bồ trí thêm 1 kệ di động bằng khung sắt hình có lắp bánh xe phía dưới ( đối với nền xi măng, gạch tàu, đất polumer) Lưu ý là kích thước của kệ di động phải bé hơn kệ cố định và khi kéo kệ ra lối đi để tiện thu hoạch nấm ... thì không bị đụng chạm cái dãy kệ đối diện, nếu làm quá chật thì phiền lắm đó. Cái này thì phải cân nhắc thiết kế cho kỷ nha, nếu không là hối hận .. vì khi thu hoạch nấm phải kéo đẩy kệ ra vô ... không khéo nó rắc rối như xe kẹt đường đó nha ..

Còn không kham nổi thì cứ làm theo cách của bác Dfruit là OK nhất, hoặc kệ này cách kệ kia 60 cm cho nó chắc ăn như bắp ..

Kệ sắt thì các bạn nên mua hẳn 1 máy hàn điện tử khoảng 2,5 triệu đồng để tự mua sắt rồi tự gia công hàn kệ cho mình .. nếu thuê đặt ngoài tiệm nó giá đắt gần gấp đôi đối với hàng made de in tự làm đó ..à nhớ sơn chống sét nha, nếu không thì dùng ống sắt mạ kẻm đi, hàn xong rồi thì chỉ cần mua sơn tút tút o bế mấy chỗ hàn là xong.
 
Last edited:
H
Cho em hỏi một câu mong mọi người đừng la. Tại sao phải ủ rơm vậy ạ? Sự thay đổi của rơm trước khi ủ và sau khi ủ cần đạt được là gì? Nếu tiện, xin cho em mấy cái chỉ tiêu vi sinh hay hóa lý của rơm ở 2 giai đoạn trên để dễ phân biệt được không ạ? Cảm ơn mọi người nhiều!
Mọi người trả lời câu hỏi này giúp em với ah. :((
 
T
Bạn @hhdndbqn đọc tài liệu & coi các video clip của các đài sẽ trả lời dc câu hỏi trên & hiểu dc nhiều vấn đề hơn.

Gửi bạn 1 Video clip của VTV Cần Thơ 1, câu hỏi của bạn được trả lời ở khoảng phút thứ 5 á.

 
N
Xin chào tất cả các bác.
Chủ nhật vừa rồi em có sang Hưng Yên xem mô hình trồng nấm rơm trên bich mùn cưa + rơm .Mùn cưa này lấy từ bịch mùn cưa trồng mục nhĩ ,còn kiểu trồng thì trồng trồng trên bịch,cứ 1 dây treo 6 bịch ,mỗi bịch cách nhau 5cm ,treo ngược . Em vào tham quan thì rất bất ngờ trước cách trồng của họ,chỗ trồng chỉ tầm 30m2,xung quanh xây tường cao tầm 2m ,bên trên che bằng lưới rải ít rơm mỏng( đứng dưới nhìn rõ mây :) ). Không có hệ thống sưởi cũng như ngăn ngừa côn trùng gì cả ,thế mà nhiều nấm mọc lắm các bác ạ. Họ nói ngày nhiều thì dc 50kg,thu nhiều rồi bây giờ nó sắp tàn mối ngày lẻ tẻ được 10kg thôi. Vợ em dọa rút phích điện rồi ,thôi em đi ngủ đây,mai vào em nói tiếp vậy. Ah bác Dũng cho em xin cái công trình 500 năm của bác với được không ạ . hì.mail của em là : canhtd27@gmail.com
 
H
Chào các bác trên diễn đàn.e theo doi dd cung được mấy ngày,đọc nhiều bài viết bình luận về nghề trông nấm,lạc quan có,bi quan bế tắc cũng có.thật sự phân vân quá.
E ở quê lúa Thái Bình cũng muốn học để trông nấm rơm,định nên viện di truyền học nhưng thấy a.e bàn tán ghê quá bjo k biết học ở đâu nữa.
Bác Dfruit còn theo dõi dd có thể cho e xin ít tài liệu của bác vào gmail để e học được k?halap89@gmail.com.
e cảm ơn
Xin hỏi có bác nào ở gần kv Thái bình đang trồng nấm chia sẻ cho e ít kinh nghiệm với.cho e xin địa chỉ mua meo giống chất lượng .cảm ơn,rất mong nhận được phản hồi.
 
H
Bạn @hhdndbqn đọc tài liệu & coi các video clip của các đài sẽ trả lời dc câu hỏi trên & hiểu dc nhiều vấn đề hơn.

Gửi bạn 1 Video clip của VTV Cần Thơ 1, câu hỏi của bạn được trả lời ở khoảng phút thứ 5 á.

cảm ơn bạn rất nhiều, mặc dù vẫn chưa thỏa mãn lắm với câu trả lời.
 
A
bác Dfruit làm xong trại chưa ạ ? chắn bác đang trồng thử nghiệm bác có thể chia sẻ ít hình ảnh từ khâu trồng đến khâu thu hoạch của trại bác được ko ?
cảm ơi bác Dfruit
 
D
Bạn @hhdndbqn đọc tài liệu & coi các video clip của các đài sẽ trả lời dc câu hỏi trên & hiểu dc nhiều vấn đề hơn.

Gửi bạn 1 Video clip của VTV Cần Thơ 1, câu hỏi của bạn được trả lời ở khoảng phút thứ 5 á.


Đây là một tài liệu gây hại rất nhiều cho ngành trồng Nấm khu vực , không hiểu sao các vị Giáo sư , Tiến sỉ chuyên ngành không giúp phản biện để loại bỏ nguồn thông tin trời ơi này nhỉ ??? Càng sử dụng nhiều chế phẩm sinh học có gốc vi sinh Trichoderma để phân hủy phần còn lại của rơm rạ sau thu hoạch Nấm rơm , sẽ làm phát tán bào tử chủng nấm này lan tỏa theo gió trên diện rộng ( đây là chủng nấm hại trực tiếp và khó trị nhất của nghề trồng nấm rơm truyền thống ngoài trời ) .
 
A
Xin chào tất cả các bác.
Chủ nhật vừa rồi em có sang Hưng Yên xem mô hình trồng nấm rơm trên bich mùn cưa + rơm .Mùn cưa này lấy từ bịch mùn cưa trồng mục nhĩ ,còn kiểu trồng thì trồng trồng trên bịch,cứ 1 dây treo 6 bịch ,mỗi bịch cách nhau 5cm ,treo ngược . Em vào tham quan thì rất bất ngờ trước cách trồng của họ,chỗ trồng chỉ tầm 30m2,xung quanh xây tường cao tầm 2m ,bên trên che bằng lưới rải ít rơm mỏng( đứng dưới nhìn rõ mây :) ). Không có hệ thống sưởi cũng như ngăn ngừa côn trùng gì cả ,thế mà nhiều nấm mọc lắm các bác ạ. Họ nói ngày nhiều thì dc 50kg,thu nhiều rồi bây giờ nó sắp tàn mối ngày lẻ tẻ được 10kg thôi. Vợ em dọa rút phích điện rồi ,thôi em đi ngủ đây,mai vào em nói tiếp vậy. Ah bác Dũng cho em xin cái công trình 500 năm của bác với được không ạ . hì.mail của em là : canhtd27@gmail.com
bác có thể up vài tấm hình về trại trồng nấm rơm ở hưng yên này cho bà con mình học tập được ko? chắn bác cũng được truyền đạt ít kinh nghiệm về kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùa cưa +rơm bác có thể chia sẻ lại được ko? cảm ơi bác nhiều
 
N
Chào chú Dfruit, con cũng mới vào nghề nấm rơm, và quyết bám trụ trên con đường này, cũng đang gặp khó khăn ít nhiều về kỹ thuật, con trồng bằng mùn cưa thải nấm bào ngư, nếu có thể mong được gặp trực tiếp chú để có thể học hỏi thêm chút ít, cảm ơn chú.
 
H
Đây là một tài liệu gây hại rất nhiều cho ngành trồng Nấm khu vực , không hiểu sao các vị Giáo sư , Tiến sỉ chuyên ngành không giúp phản biện để loại bỏ nguồn thông tin trời ơi này nhỉ ??? Càng sử dụng nhiều chế phẩm sinh học có gốc vi sinh Trichoderma để phân hủy phần còn lại của rơm rạ sau thu hoạch Nấm rơm , sẽ làm phát tán bào tử chủng nấm này lan tỏa theo gió trên diện rộng ( đây là chủng nấm hại trực tiếp và khó trị nhất của nghề trồng nấm rơm truyền thống ngoài trời ) .
Anh @Dfruit có thể trả lời giúp em được không ạ?
 
Vì sao Trichoderma có hại cho các nấm trồng ở ngoài trời ?

Thì bạn Dfruit đã có trình bày bên trên rồi đó. Cheznous chỉ nói thêm một chút thôi.

Trichoderma thuộc nhóm nấm Bất toàn (Deuteromycetes), sinh sản vô tính bằng bào tử. Nếu khu vực nào có trồng nấm rơm thì nên cẩn thận với vi sinh Trichoderma nha.

Vi sinh Trichoderma : Trichoderma thật chất là một loại nấm cực kỳ nhỏ, nhỏ nhưng mà có võ à nha. Vi sinh Trichoderma có khả năng khống chế, cạnh tranh và tấn công tiêu diệt nhiều loại nấm khác Trichoderma có khả năng tiết ra một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. …… bằng cách tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loại nấm khác.

Sau đó Trichoderma sẽ xâm nhập vào bên trong vách của nấm bị tấn công và mặc tình hút dinh dưỡng. Tiếng nói là Trichoderma tiêu diệt các nấm có hại, nhưng có nhiều loại nấm không có hại cũng bị nó diệt luôn … kể cả nấm rơm cũng bị Trichoderma xơi tái luôn.

Ảnh đầu của một sợi nấm Trichoderma đang tấn công phá vách một nấm nạn nhân của nó !
badf6f.jpg

fetchObject.action

Ảnh Một sợi nấm Trichoderma hẹp đang cuộn dây xung quanh sợi nấm Rhizoctonia mà xơi tái ( Rhizoctonia là nấm làm thối rể)

trichoderma_fungus.jpg

Trichoderma+fungus.jpg


C0094110-Trichoderma-SPL.jpg

“Nấm đối kháng – Trichoderma”

Đồng thời Trichoderma đương nhiên là sát thủ của nhiều loại nấm khác nữa.. dĩ nhiên cũng là sát thủ của nấm rơm luôn … Vì thế, nên nấm Trichoderma được mệnh danh là “Nấm đối kháng – Trichoderma” có khả năng tấn công nhiều loại nấm khác.

Trồng nấm ngoài trời, nhất là nấm rơm … nếu giá thể trồng nấm rơm mà bị nhiễm mấy em bào tử Trichoderma mà bạn rồi thì xem như việc trồng nấm bị tiêu tùng ..

Do đó, những tài liệu hướng dẫn dùng Vi sinh Trichoderma để sản xuất phân hữu cơ cũng nên cảnh báo cho bà con mình trồng nấm biết trước để sử dụng cho cẩn thận. Vì dùng vi sinh Trichoderma để sản xuất phân hữu cơ sẽ cho ra nhiều bào tử Trichoderma mà bạn Dfruit đã có cảnh báo bên trên. Hãy nhớ, Trichoderma là con dao hai lưỡi.

Nếu nhà sản xuất Trichoderma không nói rõ thì bà con của mình vô tình rước cái tai hại về cho những mô nấm cho vùng đất của mình và bà con khác luôn. Tóm lại

"Nấm Trichoderma chỉ có lợi cho cây trồng, nhưng lại có cái hại cho nhiều loại cây nấm khác"

Nhờ bạn Dfruit nói tiếp giùm nha. Thanks
 
Last edited:
T
tôi muốn trồng nấm rơm, mà không biết chổ nào bán rơm để trồng nấm, vậy các anh có biết chổ cho tôi xin các đỉa chỉ hoặc số điện thoại những nơi bán rơm của các tỉnh miền nam ( đồng tháp, sóc trăng, kiên giang, cần thơ..) tôi xin cám ơn!
 
Đúng là tâm phục khẩu phục. Chức mừng bạn Trại Nấm Sông Hậu đã thành công tốt đẹp, nấm rơm phát triển tốt quá, nấm to đẹp lắm. Bạn Dfruit nói được là làm được mà, vì đã là nắm vững sâu công nghệ và giàu kinh nghiệm thì việc sản xuất trồng nấm ắt thành công là cái chắc. Mô hình hiệu quả này là một minh chứng đầy tính thuyết phục, qua đó sẽ giúp bà con nào đam mê nghề nấm sẽ có thêm động lực để học hỏi và đầu tư phát triển nghề trồng nấm nói chung và nấm rơm nói riêng sẽ có một hướng mới sáng lạn hơn với mô hình trồng nấm theo công nghệ trồng trong nhà kín của bạn Dfruit phát pháo thành công. Khui rượu sam banh được rồi đó, mời anh chị em bà con bà con mình mỗi người một ly chức mừng Trại Nấm Sông Hậu.. Chúc mừng
open%20veuve%20champange.jpg


3_20_1334989272_7_1334977422-ruou-sam-banh.jpg
 
A
THANK BÁC Dfruitbác có thể chụp ảnh toàn trại lúc nấm ra ko ạ? để bà con học hỏi .
 
Back
Top