Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Em nghe nói có thể dùng lục bình để thay rơm làm nấm, không biết có ai làm chưa?

Vẫn làm được tốt đấy bạn ạ , tuy nhiên để có được 1 tấn lục bình khô thì công thu gom , phơi khô ( độ ẩm 15 - 18% ) , công băm nhỏ ( bằng máy hay thủ công ) thì giá thành không hiệu quả bằng rơm đâu bạn ạ , chưa kể do tác động của thời tiết ( mùa mưa mới có nhiều lục bình ) ẩm ướt có thể làm nguyên liệu này ô nhiễm nặng khó đạt năng xuất cao . Làm thử nghiệm chơi chơi thì được , chứ làm kinh tế thì dễ thua lắm Bạn ạ .

Một số hình ảnh về trang trại của mình đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản IMG-20140622-00525.jpgIMG-20140610-00462.jpg IMG-20140622-00525.jpg
 
T
Anh Dfruit xây trại rồi hả? Thích thế!!! Anh xây ở đâu vậy? Định làm những loại nấm gì anh?

Em lăn tăn tìm hiểu mãi rồi cũng theo bác Bảy Yết (Hóc Môn) học hỏi được 1 lúc, tính toán mãi rồi ra cái quyết định là xứ em (Bạc Liêu) chẳng làm được bào ngư và linh chi (nhiều yếu tố về lợi nhuận không khả thi). Chỉ nấm rơm là lãi nhất, nguyên liệu very rẻ và tiêu thụ cực mạnh, đang muốn về Cần Thơ tham quan học hỏi nhưng chưa liên hệ được ai cả, biết chú Phan Bá Nghi ở Ô Môn đang làm tốt (VTV Cantho 1 mới quay gần đây) mà không liên hệ được, không biết chú chịu chỉ không.

P/s: Bác Bảy Yết nhiệt tình lắm, rất là gần gũi và kỹ thuật rất giỏi, bác chuyên bào ngư và linh chi. Mấy năm nay bác tàn là do quy hoạch treo, bác chẳng làm ăn gì được. Giờ quy hoạch bỏ rồi, bác định làm lại nhưng thấy bác già yếu quá rồi không biết sao, tội nghiệp. Mong bác khỏe và làm tốt!!!
 
T
@anhmytran: đó là chuyện phiếm ngoài lề thôi anh! Nếu anh hiếu kỳ có thể lên Google gõ Quy hoạch treo sẽ ra cả triệu bài báo về nó. Dân tình trong khu vực đó chẳng làm ăn gì được cả.
 
N
Chào các bác. Cháu tên Thắng, sinh viên đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vừa mới ra trường. Từ năm hai tới giờ cháu đã xác định là sẽ phát triển từ cây nấm mà cụ thể mà nấm rơm. Nhưng mà thực sự kinh nghiệm cháu non quá (vì trong đầu cháu toàn là các kiến thức về kinh tế, chiến lược, cạnh tranh...). Cháu đang rất muốn được theo một ai đó học nghề. Cháu có liên hệ được một số các giáo sư. Nhưng họ chỉ toàn là nghiên cứu & làm meo nấm không à.(Mà cháu hướng tới việc trồng kia).
Vậy bác nào có kinh nghiệm (hay biết ai có kinh nghiệm) có thể cho cháu theo học nghề với được không ạ. Hoặc cháu xin được công tác để phát triển ngành nghề đầy tiền năng này. Chứ vào siêu thị mà nhìn thấy bán nấm của Trung Quốc cháu thấy xót quá.
P/S: Cháu nghe nói có bác Bảy Yết ở Hooc Môn rất am hiểu về lĩnh vực này. Cháu cũng đang ở Hooc Môn. Có ai biết cách liên lạc bác Bảy chỉ cháu với.
 
T
@nguyenthang : Bác Bảy ở ấp Tân Lập xã Tân Thới Nhì, bạn từ QL22 rẽ vô Dương Công Khi khoảng 100m thì có bảng Ấp Tân Lập bên tay phải, vô đó em hỏi bác Bảy Yết ai cũng biết. Sđt bác: 01223402417. Bác thu học phí 10tr nha. Như trên anh đã nói, hiện tại trại của bác hơi tàn, vô đừng giật mình kaka, tiếp xúc rồi sẽ thấy bác nhiệt tình và giỏi lắm.

Nhưng bác chuyên linh chi & bào ngư (trắng, xám, Nhật), cơ chất là mạc cưa (Nếu em ở Hóc Môn thì hoàn toàn có thể phát triển 2 loại này hơn là nấm rơm), bác sẽ dạy em từ a tới z, kể cả nếu em có nhu cầu thuê trại làm thử vài vụ (gần "chuyên gia" vẫn hơn).

Nếu em thích nấm rơm thì hiện tại có trại Vinamuro làm nấm rơm trên bông vải, em Google xem thêm, anh chỉ biết thế thôi.

P/s: Mình cũng đang tìm ai làm nấm rơm trên rơm để học hỏi đây nhà mình ạ, tìm mãi ở HCMc chưa ra, chắc phải về Cần Thơ hehe.
 
N
@nguyenthang : Bác Bảy ở ấp Tân Lập xã Tân Thới Nhì, bạn từ QL22 rẽ vô Dương Công Khi khoảng 100m thì có bảng Ấp Tân Lập bên tay phải, vô đó em hỏi bác Bảy Yết ai cũng biết. Sđt bác: 01223402417. Bác thu học phí 10tr nha. Như trên anh đã nói, hiện tại trại của bác hơi tàn, vô đừng giật mình kaka, tiếp xúc rồi sẽ thấy bác nhiệt tình và giỏi lắm.

Nhưng bác chuyên linh chi & bào ngư (trắng, xám, Nhật), cơ chất là mạc cưa (Nếu em ở Hóc Môn thì hoàn toàn có thể phát triển 2 loại này hơn là nấm rơm), bác sẽ dạy em từ a tới z, kể cả nếu em có nhu cầu thuê trại làm thử vài vụ (gần "chuyên gia" vẫn hơn).

Nếu em thích nấm rơm thì hiện tại có trại Vinamuro làm nấm rơm trên bông vải, em Google xem thêm, anh chỉ biết thế thôi.

P/s: Mình cũng đang tìm ai làm nấm rơm trên rơm để học hỏi đây nhà mình ạ, tìm mãi ở HCMc chưa ra, chắc phải về Cần Thơ hehe.
Ồ. Cám ơn anh. Nhưng về cơ bản hiện giờ em chỉ quan tâm tới nấm rơm. Vì em muốn từ nấm rơm đi lên. Em nghe đâu ở Củ Chi cũng có vài người có thâm niên về nấm rơm. nếu không chắc lại khăn gói xuống Cần Thơ học nghề. Dưới đó em có đi vài lần, vùng Ô Môn, Thốt Nốt có nhiều người trồng lắm
 
T
Ồ. Cám ơn anh. Nhưng về cơ bản hiện giờ em chỉ quan tâm tới nấm rơm. Vì em muốn từ nấm rơm đi lên. Em nghe đâu ở Củ Chi cũng có vài người có thâm niên về nấm rơm. nếu không chắc lại khăn gói xuống Cần Thơ học nghề. Dưới đó em có đi vài lần, vùng Ô Môn, Thốt Nốt có nhiều người trồng lắm

Em ngó Củ Chi đi, có cho anh đi ké với kaka.

Mà như anh nói, Vinamuro là 1 trại lớn ở Củ Chi trồng nấm rơm [có dạy luôn] nhưng họ xài cơ chất là bông vải [hay bông gòn gì quên rồi]. Em ở Hóc Môn mà làm nấm rơm trên rơm thì hình như có 1 số khó khăn nhất định về nguyên liệu & giá thành nguyên liệu.

P/s: sao em không thử học làm bào ngư đi, nguyên liệu mạt cưa lấy từ Bình Dương giá cũng ổn, làm cũng có ăn lắm á.
 
N
Dear anh Dũng,
Cảm ơn anh đã chia sẻ thông tin hữu ích và nhiệt tình.
Nay em cũng đang lăm le xây dựng kế hoạch trồng nấm trên bông.
Có thể số liệu hơi khác tí, nhưng k sao, anh có thể share cho em file kế hoạch 5 năm được không ạ?
Email em: tieuphuc@gmail.com
Chân thành cảm ơn anh!

Cảm ơn anh Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ!
Chúc anh thành công!
Có vẻ em non kinh nghiệm nhưng theo em biết thì trồng nấm trên bông không được khuyến khích + dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe lắm bác ạ
Em ngó Củ Chi đi, có cho anh đi ké với kaka.

Mà như anh nói, Vinamuro là 1 trại lớn ở Củ Chi trồng nấm rơm [có dạy luôn] nhưng họ xài cơ chất là bông vải [hay bông gòn gì quên rồi]. Em ở Hóc Môn mà làm nấm rơm trên rơm thì hình như có 1 số khó khăn nhất định về nguyên liệu & giá thành nguyên liệu.

P/s: sao em không thử học làm bào ngư đi, nguyên liệu mạt cưa lấy từ Bình Dương giá cũng ổn, làm cũng có ăn lắm á.
Tại vì mục đích của em không chỉ đơn thuần là trồng nấm nhỏ lẻ mà âm mưu to lớn hơn và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu (ôm cả sản xuất lẫn kinh doanh). Mà ban đầu vốn nhỏ nên em chỉ dám đi từng bước ổn định. Mà đi từ nấm rơm là dễ nhất và có nhiều cơ hội thành công nhất. Em giống như là con chuột thí nghiệm để tiên phong cho một số các bạn trẻ 9x đang có nghiên cứ về nông nghiệp. Chắc chắn sau này em sẽ nghiên cứu thêm về các loại nấm khác (có thể là các nông sản khác). Nhưng giờ em chỉ quan tâm tới nấm rơm. Em đang có kế hoạch cụ thể để phát triển nghành này. Bác nào muốn tham khảo thêm liên hệ mail nguyenvanthang.ueh@gmail.com em gửi đọc chơi@@. Hay em lập topic mới luôn nhỉ???
 
Last edited by a moderator:
H
Cho em hỏi một câu mong mọi người đừng la. Tại sao phải ủ rơm vậy ạ? Sự thay đổi của rơm trước khi ủ và sau khi ủ cần đạt được là gì? Nếu tiện, xin cho em mấy cái chỉ tiêu vi sinh hay hóa lý của rơm ở 2 giai đoạn trên để dễ phân biệt được không ạ? Cảm ơn mọi người nhiều!
 
T
Dear anh @Dfruit,

Em có vài điều thắc mắc:

- Anh lợp mái & vách toàn bộ bằng cao su, vậy mùa hè thì nhiệt độ bên trong có quá nóng không? Với lại phơi nắng liên tục thì độ bền được bao lâu anh? Nếu thay bằng lá dừa thì cái nào lợi hơn?

- Nhiệt độ ban đêm lúc này chỗ em (Bạc Liêu) xuống tới 25 độ C (em đo trong nhà, ngoài trời chắc thấp hơn). Theo em biết thì nhiệt độ như vậy không lý tưởng cho nấm rơm phát triển, vậy có ảnh hưởng lắm không anh?

Khi nào thì anh bắt đầu chất rơm lên vậy? Chúc anh thành công nha!
 
Mình đã soạn thảo xong bộ files ảnh tổng hợp quy trình sản xuất và canh tác Nấm rơm từ A - Z có trích dẫn ( file word ), nếu bạn nào có nhu cầu thì mail cho mình để được nhận tài liệu ( do nhiều ảnh không thể post hết lên diễn đàn được ) .

Chào bác Dfruit !

Vậy cheznous nhờ bác chuyển giùm cho cheznous những tư liệu quí này nha, cheznous hiện làm Hợp tác xã đó bác ơi, rất đam mê trồng Nấm Rơm từ lâu. Nhưng tiếc là trước đây chỉ gặp toàn những tài liệu của mấy bác học Viện thì nhiều, kỷ thuật hướng dẫn sơ xài quá xá luôn, bà con có thể làm theo đó chỉ cũng có nấm chút đỉnh... nếu được thuận lợi thời kiết, và may mắn thì hên xui như xin xăm vậy đó. Mức độ rủi ro cao .. vì tài liệu của của nhiều bác Tiến sĩ của ta không tiên lượng được các tình huống trục trặc có thể thường xảy ra ... khi bà con mình dính chưởng rồi thì mới biết ... kêu trời

Chứ các bác học Viện nghiên cứu ở viện này trung tâm kia .. v v .. thì khó mà cứu nổi bà con mình đâu .. nếu có thì hiếm lắm ...

Những bác Tiến sỉ này làm ăn kiểu gì khó hiểu quá. Việc đầu tư sản xuất nấm tuy có vẻ hơi đơn giản thật, nhưng muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì không thể dùng tài liệu của Viện nghiên cứu ở viện này trung tâm kia được đâu nha.. thành ra những hướng dẫn có vẻ bác học của họ chỉ mang tính tham khảo để sản xuất nhỏ cho vui thôi. .. thắng thua của bà con thì miễn bàn ... phần họ thì miễn trách nhiệm .. hehe

Xứ của ta là xứ trồng lúa, nên Rơm thì nhiều bao la ..

Lúa là Vàng rơm cũng là Vàng .. nhưng nông dân thì còn luôn nghèo nàn ...

Rơm nhiều vô số ... nhưng nông dân lại nghèo cũng vô số ... ( nghịch lý )

Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn bác Dfruit luôn, xin bái phục bác Dfruit đã bỏ công sức để giúp bà con mình có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm trồng nấm để cải thiện đời sống một cách hiệu quả.

Nhờ bác chia sẻ nên bà con nào có duyên vào đây mê trồng nắm .. coi như buồn ngủ mà gặp chiếu vàng vậy .. không phải là chiêu manh đâu nhá ! hehe

Nếu chúng ta chọn trồng nấm là để làm ăn sinh sống, làm giàu thì nên xem đây là một công nghệ cần quan tâm nghiên cứu học hỏi nghiêm túc như bác Dfruit từng cân nhắc trong topic này

Đã là làm ăn thì phải Cần cù và Chuyên nghiên cứu học tập nữa , chứ làm ăn qui mô hàng chục, hàng trăm triệu nhưng lại theo kiểu học làm như a ma tưa văn nghệ là phiêu lưu bèo bọt lắm .. hehe

Hôm nào có dịp tôi hân hạnh được diện kiến bác Dfruit nhé, nhà tôi ở Phan Văn Hân Q Bình Thạnh .. nhưng sau này mê nông nghiệp nên thường xuyên hơn về Vĩnh Long để hùn hạp với anh chị em ở VL thành lập một HTX sản xuất bê tông nhẹ, gạch block, tấm panel bê tông nhẹ cách nhiệt, gạch không nung .. phục vụ chủ yếu là phát triển nông thôn mới.

Hiện nay cũng có sản xuất bê tông nhẹ vật liệu nhẹ dùng xây nhà kín trồng nấm công nghiệp cho khu vực nông thôn rộng rãi.

Đồng thời đã sản xuất được tấm panel bê tông nhẹ để các bác ở nơi đô thị có điều kiện trồng nấm trong nhà kín nhiều tầng ... hehe. Ví như bạn ở đô thị chỉ có 60 m2 đất thì có thể được 120 - 180 m2 chẳng hạn. để vừa ở vừa trồng nấm..

Sau này nếu được thuận duyên hy vọng học hỏi thêm ở bác Dfruit để phát triển sự nghiệp này cho bà con mình nhiều lắm ... Mình trách nhiệm đóng góp kỷ thuật vật liệu xây dựng phát triển Nhà Kín ( giá thấp ) còn bác Dfruit phát triển Nấm nha .. thành Nhà trồng Nấm ... hehe

Vậy nhờ bác gửi tư liệu về hộp thư :

htxtamphuduc@gmail.com

Cảm ơn bác và bái phục bác Dfruit nhiều nha, vì bác để bỏ rất nhiều công sức vì lợi ích chung cho cộng đồng. hoan hô bác nha

Chúc bác luôn thành công tốt đẹp và vui khoẻ để phục vụ bà con mình. Gửi các bác một câu " Có đức mặc sức mà ăn ". Thanks

Cheznous
 
Last edited:
D
Dear anh @Dfruit,

Em có vài điều thắc mắc:

- Anh lợp mái & vách toàn bộ bằng cao su, vậy mùa hè thì nhiệt độ bên trong có quá nóng không? Với lại phơi nắng liên tục thì độ bền được bao lâu anh? Nếu thay bằng lá dừa thì cái nào lợi hơn?

- Nhiệt độ ban đêm lúc này chỗ em (Bạc Liêu) xuống tới 25 độ C (em đo trong nhà, ngoài trời chắc thấp hơn). Theo em biết thì nhiệt độ như vậy không lý tưởng cho nấm rơm phát triển, vậy có ảnh hưởng lắm không anh?

Khi nào thì anh bắt đầu chất rơm lên vậy? Chúc anh thành công nha!

Cái mình cần là nhà trồng phải tương đối kín , để xông hơi , khử trùng tuyệt đối hơn . Về tuổi thọ chúng thì không phải là vấn đề lớn vì 1 năm có thể trồng 10 - 12 vụ thì tha hồ lấy khấu hao , thậm chí sau 1 năm có thể tích lũy xây nhà tường trồng Nấm luôn he..he...
Với nhà loại này ban đêm sẽ ấm hơn so với bên ngoài từ 3 - 8 độ đấy
 
T
Với nhà loại này ban đêm sẽ ấm hơn so với bên ngoài từ 3 - 8 độ đấy

Đây chính là vấn đề em thắc mắc. Mùa hè nhiệt độ buổi trưa lên tới 36-39 độ mà bên trong nóng hơn nữa thì sao anh?
 
Một số hình ảnh về trang trại của mình đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản Xem file đính kèm 1851Xem file đính kèm 1850 Xem file đính kèm 1851

Bác Dfruit ơi, được trang trại như vầy là ok quá rồi. Nhân thấy bác có dùng cây tre làm vật liệu xây dựng chủ lực. Nhân đây làm cheznous nhớ cách bảo vệ phần gốc cây tre đơn giản là dùng vữa xi măng để làm cái áo bảo vệ.

Thông thường thì cột tre dễ bị mục phần gốc nhiều nhất .. nếu gặp nền đất ẩm thấp.

Cheznous thì có biết nhiều cách, song cách này là đơn giản nhất để bảo vệ gốc cây tre không bị mục, tránh mối mọt ăn luồn lên trên. Dĩ nhiên là con mình có rất cách bảo vệ riêng. Riêng cheznous thấy cách đơn giản nhất là có lẻ là nên dùng vữa xi măng thông thường là ok.

Dùng vữa xi măng để bọc gốc cột tre để tre lâu mục và tránh mối

Trước khi chôn cột tre thì đào lỗ cột khoảng 1, 5 tất hoặc lớn hơn đường kính gốc tre chừng 5 - 7 cm, độ sâu của lỗ cột thì tuỳ hỉ thôi, --> rồi đổ vữa xi măng vào lỗ cột,--> xong đặt cây tre vào lỗ cột đã có sẳn vữa xi măng rồi bỏ đá nhỏ hoặc gạch vụng vào rồi dùng thanh sắt dọng mấy viên đã cho nó chặc --> canh chỉnh cho cột thằng. Lớp vữa xi măng mỏng này là đủ bảo vệ cái gốc cây tre ít lắm cũng cả chục năm. ( hình vẻ minh hoạ này không có theo tỉ lệ nha các bác )

Cách này chỉ phiền một điều là phải dùng cây chống để cố định cây tre để chờ xi măng đóng rắn ... thay vì nếu có lớp bảo vệ bằng vữa xi măng thì sau khi lắp và chèn đất đá là xong ...

bao_ve-cot_tre.png


Ngoài ra các bác có thể dùng bao nilon, tấm nhựa, plastic bọc cho chân cột tre, gỗ
strw000.jpg


Cheznous chỉ có vài ý nhỏ, mong các bác góp ý thêm. Thanks

Sẳn đây tôi post một ảnh một dãy nhà kín ở Hoa Kỳ sản xuất nấm có hệ thống cung cấp nhiệt .. trông rất tốn kém để các bác xem cho vui
Mushroom-Farm-Air-Conditioner-Precise-Control-Temperature.jpg


house1.jpg


img_0398.jpg



Còn dưới đây một nhà kín cũng ở Hoa Kỳ luôn .. để xem cho vui mắt thôi
pannel.jpg

pannel12.jpg

pannel1.jpg


pannel22.jpg

pannel123.jpg


st_3..jpg

pannel7.jpg

pannel6.jpg


171775781-2.jpg


commercial-growing-rooms2.jpg


Mushroom1.jpg

Mushroom2.jpg


construction-of-modern-mushroom-farms-service-factory-ad-bd8a2.jpg

Trang trại trên là ở Canada
wiz_champion_1.jpg

Trang trại trên là ở Ba Lan
22.jpg

Trang trại trên là ở Indo
 
Last edited:
D
Đây chính là vấn đề em thắc mắc. Mùa hè nhiệt độ buổi trưa lên tới 36-39 độ mà bên trong nóng hơn nữa thì sao anh?
Nước sẽ giải quyết vấn đề này Bạn ạ . Hệ thống phun mù sương được sử dụng vào buổi trưa nắng gắt , mặt khác độ ẩm của nguyên liệu trong nhà nấm tương đối cao , chúng sẽ hấp thụ nhiệt hoặc tỏa nhiệt ra giúp cân bằng và ổn định nền nhiệt trong tiểu vùng canh tác . Tuy nhiên chúng chỉ hiệu quả khi toàn không gian nhà trồng được tận dụng tối đa và hợp lý để chất giá thể ( kệ nhiều tầng ) .
Nếu nền nhà mà phủ một lớp cát để giữ ẩm thì tuyệt vời.

Nền cát thì sau khi trồng rất khó khăn cho việc quét dọn , phun rữa trôi phế phẩm sau khi thu dọn để vệ sinh sạch sẽ phục vụ cho đợt trồng kế tiếp . Nền đất nện hoặc nền gạch tàu sẽ hiệu quả hơn .
 
L
Nước sẽ giải quyết vấn đề này Bạn ạ . Hệ thống phun mù sương được sử dụng vào buổi trưa nắng gắt , mặt khác độ ẩm của nguyên liệu trong nhà nấm tương đối cao , chúng sẽ hấp thụ nhiệt hoặc tỏa nhiệt ra giúp cân bằng và ổn định nền nhiệt trong tiểu vùng canh tác . Tuy nhiên chúng chỉ hiệu quả khi toàn không gian nhà trồng được tận dụng tối đa và hợp lý để chất giá thể ( kệ nhiều tầng ) .

Nền cát thì sau khi trồng rất khó khăn cho việc quét dọn , phun rữa trôi phế phẩm sau khi thu dọn để vệ sinh sạch sẽ phục vụ cho đợt trồng kế tiếp . Nền đất nện hoặc nền gạch tàu sẽ hiệu quả hơn .
OK với anh về nền cát. Tuy nhiên anh cũng nên bố trí vài cửa sổ ở một số vị trí để vừa lấy ánh sánh vừa thông gió. Nếu kín như thế mà giữa trưa nắng anh bố trí phun sương nhiều, nhiệt độ giảm không bao nhiêu nhưng độ ẩm không khí thì cao ngất ngưởng, vào nhà nấm ngột ngạt rất khó chịu. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của quả thể, nhiều lúc sợi tơ kết thành từng mảng mà không hình thành được quả thể được. Bên cạnh đó, tình trạng thối nhủn cũng không ít. Ban đên hoặc chiều mát thì mình đóng các cửa sổ lại. Một số nhà trồng nấm ở Khánh hòa cũng đã như thế nhưng sau đó họ bổ sung cửa thông gió và phủ ít lá dừa lên nóc, tình trạng ẩm cao và nhiệt độ cao cũng cải thiện được nhiều.
Nhưng nói chung, nhà trồng và công nghệ anh dự kiến áp dụng là rất tuyệt vời. Chúc anh thành công.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top