Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
Q
L
Cái Nấm mà Hoàng Khôi nói có lẽ là Portobello , hoặc Crimini . Chúng cũng cùng phương thức canh tác giống Nấm Mỡ , Nấm Rơm ( Hình )
Crimini Mushroom
14885160958_f374bf300b_o.jpg


Portobello Mushroom
15071772965_c18e9292e4_o.jpg


Người nước ngoài vào VN SX thì họ cứ nghĩ giống như ở nước họ , các chủng này đã rất phổ thông rồi , nên không cần quản bá thương hiệu , kích cầu tiêu dùng bằng các kiểu hình tiếp thị , trong đó mục hướng dẫn cách sử dụng ẩm thực của sản phẩm đối với một thị trường mới như VN là điều rất cần nên làm ( trên website , Internet , trên truyền hình ... ) .
Ví dụ : Portobello Mushroom khi sỏ xiên nướng ( giống nướng bắp vậy ) thoa chút bơ thì không gì tuyệt bằng hoặc Nấm mỡ khi thái lát cho vào nồi súp canh dù chỉ là vài thứ rau , củ , đậu đơn giản thôi thì cũng tuyệt vời , hay ta nấu cháo trắng xong cho Nấm Mỡ cắt chữ thập 4 mảnh và thêm chút gia vị hành tiêu , đảm bảo mấy anh nhậu xỉn khi thưởng thức vào sẽ tỉnh như rụi thôi hi..hi...
Giá bên nước họ các chủng Nấm này đã cao rồi , không lẽ sang VN lại rẻ sao , họ chỉ cố trồng để cung ứng cho các hệ thống nhà hàng , khách sạn 5 sao có đầu bếp nước ngoài thông thạo cách chế biến ., khi KT khủng hoảng họ mới quay sang thị trường tiêu dùng phổ thông thì đúng là dân ta nhất là các bà nội trợ hầu như chưa biết ăn , chưa biết chế biến , không lẽ mua về kho tiêu như nấm rơm búp ??? mà giá lại cao nữa chứ.
Nấm Brasil ( Agaricus ) theo ẩm thực phổ thông , chúng được sử dụng dưới dạng Nấm khô ( tương tự Nấm Donco khô vậy ) . Đây là một chủng nấm có dược tính cao được sử dụng cho các món Hầm , Tiềm ... ngoài ra bột Nấm Brasil khô cũng được ứng dụng làm gia vị , trà thảo dược ... Ở TQ Chủng Nấm này thường là do người dân tộc được phổ biến hướng dẫn trồng . Chúng không phải loại SX như kiểu nhà máy giống như Nấm Mỡ , Nấm Portobello , Nấm Crimini . Còn về năng xuất ư ? Còn hơn cả nấm rơm nữa đấy vì cấu hình chúng to hơn ( hình ) , chắc thịt hơn , trên cùng diện tích canh tác
Theo mình mấy cái nhà SX nước ngoài như Hoàng Khôi mô tả , mình có cảm giác như họ sang VN trồng thử nghiệm là chính chứ chưa nghiên cứu sâu thị trường tiêu dùng của nước mình . Vã lại không phải nhà SX nước ngoài nào cũng là nhà KH , Chuyên gia đâu . Họ cũng chỉ là những nhà SX quen tay , quen việc . Ở nước họ có những luật lệ chặc chẻ , vì vậy việc hợp đồng cung ứng nguyên liệu rơm từ các Nông trang hàng trăm mẫu trồng lúa mì , lúa mạch , hoặc nguyên liệu phân chuồng từ các trang trại nuôi bò , gà ..quy mô lớn , rất thuận lợi , đảm bảo tươi mới chưa bị ô nhiễm . Khi sang VN những lĩnh vực này họ gần như phải chịu bó tay thôi . Nhưng nếu là người VN SX thì khác nha , ta có những thuận lợi đặc thù của riêng ta ( SX vừa và nhỏ cơ động hơn ) .
Xem file đính kèm 2200 Xem file đính kèm 2201 Xem file đính kèm 2202 Xem file đính kèm 2203 Xem file đính kèm 2200 Xem file đính kèm 2201 Xem file đính kèm 2202 Xem file đính kèm 2203 Xem file đính kèm 2200
Lâu lắm tham gia lại diển đàn vì bận chút việc. Xin hỏi anh Dũng ở Mỹ, vùng Texas họ thường trồng nấm gì vậy. Ngoài nấm Mỡ có trồng nấm rơm được không
Rừng Nấm ( Kỳ Quan thứ 9 của mình nè )
Ngành SX&CT Nấm Rơm Công Nghệ Cao của VN chắc chắn sẽ khởi sắc trong nay mai . Năng suất tin chắc không thua kém anh Bạn Láng giềng TQ .

Xem file đính kèm 3414
Xem file đính kèm 3411

Xem file đính kèm 3412

Xem file đính kèm 3413

Xem file đính kèm 3415
Rừng Nấm ( Kỳ Quan thứ 9 của mình nè )
Ngành SX&CT Nấm Rơm Công Nghệ Cao của VN chắc chắn sẽ khởi sắc trong nay mai . Năng suất tin chắc không thua kém anh Bạn Láng giềng TQ .

Xem file đính kèm 3414
Xem file đính kèm 3411

Xem file đính kèm 3412

Xem file đính kèm 3413

Xem file đính kèm 3415
Trại nấm, quá tuyệt vời ! Chúc mừng anh đã ứng dụng thành công công nghệ trồng nấm rơm.
 
Last edited by a moderator:
D
Lâu lắm tham gia lại diển đàn vì bận chút việc. Xin hỏi anh Dũng ở Mỹ, vùng Texas họ thường trồng nấm gì vậy. Ngoài nấm Mỡ có trồng nấm rơm được không

Trại nấm, quá tuyệt vời ! Chúc mừng anh đã ứng dụng thành công công nghệ trồng nấm rơm.

Bạn ạ , Nấm rơm là 1 chủng nấm nhiệt đới , tỷ lệ chuyển hóa sinh học tương đối thấp ( so với nhiều chủng nấm khác ) vã lại chúng khó có thể triển khai theo dạng công nghiệp , nên mình nghĩ , những quốc gia tiên tiến , giá lao động cao thì rất khó phát triển ngành trồng này , có chăng đi nữa chỉ là một vài cá nhân ham thích , hoặc làm nghiên cứu mới trồng chúng thôi . VN , Thailand , Indo vẫn xuất khẩu mặt hàng Nấm rơm muối qua thị trường Mỹ đấy thôi , chắc họ không phát triển SX thương mại sản phẩm này .
 
L
Bạn đọc lại trang trước nhé : cách làm lớp vỏ phủ bề mặt ( nấm rơm dày 1 cm , nấm mỡ dày 2 - 3 cm ) .
Xin anh chia sẽ rõ hơn về thành phần và thời điểm phủ lớp bề mặt cho nấm rơm. Nấm mỡ thì phủ sau khi tơ mọc đầy còn nấm rơm thì phủ lúc nào đây. Tôi tra cứu nhiều nhưng chỉ thấy quy trình phủ lớp bề mặt cho nấm mỡ. Xin cám ơn anh.
 
D
Xin anh chia sẽ rõ hơn về thành phần và thời điểm phủ lớp bề mặt cho nấm rơm. Nấm mỡ thì phủ sau khi tơ mọc đầy còn nấm rơm thì phủ lúc nào đây. Tôi tra cứu nhiều nhưng chỉ thấy quy trình phủ lớp bề mặt cho nấm mỡ. Xin cám ơn anh.

Với Nấm rơm có 2 giai đoạn có thể thực hiện thao tác này :
- Thời điểm tơ đã ăn lan sau khi cấy khoảng 4 - 5 ngày ( sau khi lột bỏ lớp bạt nilon che phủ )
- Thời điểm thứ 2 vào giai đoạn phục hồi tơ điều khiển nấm ra đợt 2
Nếu thực hiện đúng quy trình Bạn có thể thực hiện cả 2 giai đoạn này trong vụ trồng cũng rất tốt ( nếu có công lao động ) .
Thành phần thì có nhiều loại nguyên liệu có thể thực hiện , tùy theo điều kiện địa phương mà mình đã nói ở những phần trước Bạn xem và đọc kỷ lại nhé .
Chú ý : đây là giải pháp tăng năng suất đối với mô hình trồng Nấm rơm trong nhà phủ bạt kín , còn với mô hình canh tác trong nhà hở hoặc ngoài trời thì mình không chắc lắm vì chưa thử nghiệm bao giờ .
 
B
Em đang muốn làm nấm rơm từ mùn cưa bịch thải nấm mèo nhưng chổ em không có rơm, có cách nào không dùng rơm không ạ
 
K
Khi nào mới được tham quan trang trại của chú Dũng đây ?
Em đang muốn làm nấm rơm từ mùn cưa bịch thải nấm mèo nhưng chổ em không có rơm, có cách nào không dùng rơm không ạ
Bạn ở đâu, theo tôi biết thì khu vực Long Khánh người ta có người chuyên thu mua bịch mạt cưa thải trồng nấm mèo để trồng nấm rơm đó.
 
Last edited by a moderator:
B
Khi nào mới được tham quan trang trại của chú Dũng đây ?

Bạn ở đâu, theo tôi biết thì khu vực Long Khánh người ta có người chuyên thu mua bịch mạt cưa thải trồng nấm mèo để trồng nấm rơm đó.
Mình ở Bình Phước, ở đây không ai mua lại bịch nên lên hỏi thử
 
Q
haizzz!! tình hình là bác Dfruit đang vật lộn vs bệnh dịch hại trên nấm rơm nguy cơ mất trắng nên ko còn thời gian lên topic này nữa rồi! em chúc bác sớm khắc phục nguồn bệnh và tiếp tục bàn luận trên diễn đàn.( lưu ý: nguồn tin chỉ có tính chất suy diễn... hehe)
 
D
haizzz!! tình hình là bác Dfruit đang vật lộn vs bệnh dịch hại trên nấm rơm nguy cơ mất trắng nên ko còn thời gian lên topic này nữa rồi! em chúc bác sớm khắc phục nguồn bệnh và tiếp tục bàn luận trên diễn đàn.( lưu ý: nguồn tin chỉ có tính chất suy diễn... hehe)

He..he... vật lộn với dịch hại thì không đáng kể gì , nhưng vật lộn với thị trường thì mệt ghê lắm , mỗi ngày mất gần 2 tr tiền chênh lệch giá rất là bức xúc Bạn ạ ( trên 100kg / ngày , 1 tuần nữa là 200kg/ngày đấy ) . Giá hiện tại khu vực mình chỉ có 37k/kg nghỉ có tức không chứ . Nấm sạch , nhìn đẹp hơn , bắt mắt hơn Nấm trồng truyền thống ngoài trời vậy mà giá ngang ngửa thôi , đã vậy còn quá thấp so với các khu vực khác . Nếu gần khu vực Đồng Nai hoặc TP HCM giá thu mua bình quân phải 55 - 60k ấy chứ . Ức lắm bạn ạ .
 
Q
trời ạ!! bác thử cho một cái giá nhất định để bán nấm tươi!! nếu giá thấp hơn thì làm nấm muối sau đó bán cho các tiểu thương xem sao!! thành lập vệ tinh của riêng bác.. công ty sản xuất mà ko có vệ tinh bán hàng thì xem như xong@!!@@
cái này cũng giống như ăn thì đc mà ** thì ko ra vậy!! tức quá nhỉ
 
D
trời ạ!! bác thử cho một cái giá nhất định để bán nấm tươi!! nếu giá thấp hơn thì làm nấm muối sau đó bán cho các tiểu thương xem sao!! thành lập vệ tinh của riêng bác.. công ty sản xuất mà ko có vệ tinh bán hàng thì xem như xong@!!@@
cái này cũng giống như ăn thì đc mà ** thì ko ra vậy!! tức quá nhỉ

Tại Bạn chưa tìm hiểu hết thị trường Nấm thôi , khu vực mình đang SX hiện bà con trồng Nấm rơm theo mô hình truyền thống khá nhiều , mà quy luật cung cầu hể cái gì nhiều , thừa thì giá thấp thôi . Nấm Sò ( Bào ngư ) thì tại Củ chi chỉ khoảng 15k/kg nhưng ở khu vực mình nó lại là Nấm cao cấp dùng cho đám tiệc , giá bình quân khoảng 40k/kg mà còn không có hàng . Đầu năm tới mình sẽ mở 1 thêm trang trại nữa tại TP HCM , nơi đây sẽ là trung tâm cung ứng nguồn hàng cho hệ thống CTY Nấm Sông Hậu tới thị trường tiêu dùng TP . Khi ấy giá cả sẽ ổn định hơn , Thương hiệu sẽ mạnh hơn ( Nấm sạch theo Mô hình Công Nghệ Cao ) .
À một tin vui cho Ngành SX&CT Nấm rơm , tỷ lệ chuyển hóa vi sinh thu hoạch được trong 6 ngày đầu đã ngấp nghé 20% rồi , những ngày tới nếu vẫn cho thu hoạch tốt thì việc bức phá lên mức 30% có thể khả thi . Là SX thương mại hẳn hoi chứ không phải Mô hình khảo nghiệm nhỏ nữa đâu nghen .
Do trang web khó đưa tư liệu video clip lên nên nếu Bạn nào thích thì vào facebook của Mình mà xem cho mản nhãn nhé . Nick Name : Dung Nguyen ( có thểm bổ sung thêm Nấm Sông Hậu để truy tìm )
 
M
Kiếm face của bác Dfruit hoài ko thấy. Bác có thể cho ae cái link để dễ kiếm ko? Tks bác
 
K
Chú Dũng ơi,chỗ con có nhiều phân bò với mạt cưa linh chi thải lắm,chú có thể chỉ con cách phối trộn và xử lý để làm lớp bề mặt được không,có thể chỉ dùng pp lên men thứ cấp không chú
Với Nấm rơm có 2 giai đoạn có thể thực hiện thao tác này :
- Thời điểm tơ đã ăn lan sau khi cấy khoảng 4 - 5 ngày ( sau khi lột bỏ lớp bạt nilon che phủ )
- Thời điểm thứ 2 vào giai đoạn phục hồi tơ điều khiển nấm ra đợt 2
Nếu thực hiện đúng quy trình Bạn có thể thực hiện cả 2 giai đoạn này trong vụ trồng cũng rất tốt ( nếu có công lao động ) .
Thành phần thì có nhiều loại nguyên liệu có thể thực hiện , tùy theo điều kiện địa phương mà mình đã nói ở những phần trước Bạn xem và đọc kỷ lại nhé .
Chú ý : đây là giải pháp tăng năng suất đối với mô hình trồng Nấm rơm trong nhà phủ bạt kín , còn với mô hình canh tác trong nhà hở hoặc ngoài trời thì mình không chắc lắm vì chưa thử nghiệm bao giờ .
Vậy thì lớp bề mặt đâu có dc xông hơi đâu hả chú,lúc đầu con nghĩ là phủ lên trước khi lên men thứ cấp chứ
 
N
Đợt nấm vừa rồi Chú trồng trên nguyên liệu gì mà sao ko thấy rơm vậy
 
T
bác đã nhiệt tình như vậy các bạn còn mong gì hơn nữa, những kiến thức bác đưa ra cũng đáng cả đống tiền rồi, còn nói là "xóa sổ hàng ngàn hộ dân đang mưu sinh bằng nghề trồng nấm rơm" thì cũng không hẳn là điều gì đáng xấu hổ, bác đã gợi mở ra con đường làm quy mô lớn, làm công nghiệp, có ít thì góp lại mà làm, những kiến thức chuyên sâu hơn nữa thì là công sức nghiên cứu của các bác, cái này không chỉ bác muốn cho là cho được
 
Back
Top