Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
L
Thank Lê Hữu Hoàng nhé . Những dòng máy này , mình đã tham khảo qua lâu rồi , chỉ phù hợp cho hộ SX nhỏ , năng xuất tối ưu mới có thể đạt 5 tạ/h , còn bình quân khoảng 2 - 3 tạ thôi , lại tốn nhiều nhân công chuyển rơm vào máy theo từng lọn nhỏ . Dòng máy khả thi là miệng phải to , chứa cả ôm rơm hoặc có thể sử dụng băng tải , tải rơm vào miệng máy và khi cắt nghiền không bị nghẹn đứng mới được .
cháu chưa làm chưa biết chỉ xem tham khảo thấy vậy thì chia sẻ sắp tới cháu làm thử quy trình trồng nấm rơm của chú mong đc chú giúp đỡ
 
T
Ăn tết đã :D chúc các nông dân ăn tết vui vẻ
Giá nấm rơm hiện trên này có 60 k/kg thôi (bán lẻ), còn rơm thu gom khó, giá chắc đội lên khoảng 1,5 triệu một tấn, không biết thế làm ăn liệu có lãi được không các bác
Mà bác nào có bản tài liệu và kế hoạch phát triển của bác Dfruit không gửi em xin với ạ
 
N
Trồng theo mô hình trong nhà kín như bac Dfruit mà bạn định trồng trên rơm là thua rồi ko lãi nổi đâu.thấy hình bac Dfruit up lên có cọng rơm nào kg?trồng nấm rơm trên giàn nguyên liệu phải tơi,xốp,nhuyễn mới hy vọng có năng suất cao bạn à.rơm dù có cắt nhuyễn+trộn phụ gia+lên men thứ cấp cũng khó đạt HSSH >20%
 
Q
ngày đầu ra quân!! 27 tết.
vẫn trả lương như ngày thường bị các ông thợ chửi te tét!
hic hic không phải vì lương thấp mà là dự án trồng nấm làm đại gia!!
con tưởng không ai làm theo kiểu bác Dfruit nhưng có mấy ông kẹ trồng trồng trong nhà kín ở địa phương mà chẳng giàu có được gì, thèn con trai cùng bố làm suốt kết quả là nó ốm như cây tăm, ông bố hôm nay thì đi chà bộ lư hương thuê cho người ta!
haizz!! dù sao thì cũng ra quân rồi phải chơi tới bến thôi
tuổi 20 mà, sợ gì mà không lam, dân công nghệ thông tin nữa lẽ nào lại thê thảm như người ta.
eP3CQ8w.jpg

cũng may có anh 2 ủng hộ!!!! hjhj
 
D
Trồng theo mô hình trong nhà kín như bac Dfruit mà bạn định trồng trên rơm là thua rồi ko lãi nổi đâu.thấy hình bac Dfruit up lên có cọng rơm nào kg?trồng nấm rơm trên giàn nguyên liệu phải tơi,xốp,nhuyễn mới hy vọng có năng suất cao bạn à.rơm dù có cắt nhuyễn+trộn phụ gia+lên men thứ cấp cũng khó đạt HSSH >20%

Rơm hiện nay đa số là loại từ lúa cao sản ngắn ngày , thân thấp , cọng manh nên lượng cellulouse rất thấp , do vậy có thể ví đây là loại nguyên liệu nghèo , năng suất chỉ cao hơn lục bình và bã mía . Tuy nhiên có 1 số vùng trồng lúa thơm , lúa nếp , lúa dài ngày ... thì dinh dưỡng cũng khá tốt phù hợp cho mô hình SX thuần rơm . Ngoài ra Ta cũng có thể phối trộn thêm nguyên liệu bông , cùi bắp xay ( với nguyên liệu rơm xay nghiền kích cở nhỏ ) theo tỷ lệ thích hợp cũng có thể giúp gia tăng năng xuất .
Với nguyên liệu rơm thuần trồng theo công nghệ cao , tuy dinh dưỡng không bằng Bông phế , nhưng trên dt trồng thì năng xuất lại cao hơn , do chúng có thể trồng mật độ dày hơn .
 
Last edited by a moderator:
N
Nhưng bông phế nếu trồng theo cách trải giường thì khâu xử lí nguyên liệu gặp rất nhiều khó khăn(phải làm cho nó tơi ra) giá thành cũng khá cao.nếu mua được loại bông phế có thành phần vỏ hạt bông nhiều hơn thì mới tiện hơn nhưng giá thành rất cao> 6tr/tấn
 
D
bác Dũng dạo này chắc bận hái nấm bán tết nên con hỏi xin bác file kế hoạch 5 năm mà bác ko chịu cho,có ae nào có dc tài liệu quý của bác gửi cho e với.Nhân tiện cho e hỏi có ai ở thái bình,nam định đã,đang và dự định triển khai mô hình của bác Dũng trong tương lai gần hoặc biết địa chỉ nơi trồng nấm ở khu vực ĐBSH chỉ giúp e và cùng đi học hỏi
 
D
chào chú dfruit cháu ở thái bình cháu đang muốn trồng nấm rơm trong mùa đông không biếi có trồng được không chú. nếu không trong được cháu muốn trông nấm mỡ vì quê cháu rất nhiều rơm, nhưng không biết kinh nghiệm và đầu ra thế nào mong chú cho cháu ít thông tin. Nếu có thể rất mong chú giửi cho cháu ít tài liệu về nấm rơm và nấm mỡ.
Đây là mail của cháu ; dangtri.001@gmail.com
Cháu thank chú trươc nha!
chào bạn,mình cũng ở thái bình và đang có dự định trồng nấm theo mô hình của bác Dũng,nếu đã cùng chí hướng bạn hãy liên lạc với mình để cùng học hỏi,sdt của m :0985887034
 
D
Nhà Em cũng trồng nấm rơm, Kinh tế đã thoát nghèo

- Nhà anh trai em cũng trồng nấm rơm, tại Nam Định. Kinh tế qua 2 năm thành công nay đã trở nên khá giả, có của ăn, của để.
Việc trồng nấm rơm ban đầu khá vất vả, thức đêm, hôm, chăm nấm, xử lý Rơm rất cầu kỳ.
- Thị trường hiện nay, giá nấm rơm cũng tương đối nên người trồng không sợ lỗ. Nhất là dịp tết, mỗi ngày anh trai em cũng bán được 3-5 tạ thành phẩm.
Sang năm, chắc sẽ nhân rộng sản xuất vì mới có thêm khách hàng tại HN đặt mua định kỳ.( tuy nhiên đây cũng là rủi ro vì nhỡ họ phá sản thì sự đầu tư của mình lại thành dở hơi ngay)

chúc cả nhà vui khỏe
chào bạn,bạn nói nhà bạn trồng nấm tại ND và đã thành công,vậy có thể cho m biết địa chỉ để m sang học hỏi kinh nghiệm dc ko,m ở thái bình,rất mong bạn gọi cho m vào số 0985887034,trân trọng
 
D
Hoành tráng không các Bạn . Happy NewYear 2015 .
54e6f4cccb366.jpg


54e6f4dbcd482.jpg


OJglMGp.jpg


Năm mới , Thắng lợi mới . Mình xin giới thiệu 1 kỷ thuật mớigiúp tăng năng xuất mà Cty Nấm Sông Hậu đã hoàn thiện được quy trình "điều khiển cho Nấm ra mặt dưới kệ trồng" .
csMenZ.jpg

16402807769_be52a32fc6_o.jpg


WYmtUnz.jpg


tHCEW3D.jpg


07LIRva.jpg
 
Q
Nhìn đẹp thật! Cuối cùng bác cũng làm được, xin chúc mừng bác!
Con chỉ mơ làm thành công một mặt là đã quá hạnh phúc rồi!
Bác Dfruit cho con hỏi tý: bác có đang trồng theo công thức phối trộn( rơm xay, cám gạo , phân chuồng...) không ạ! Nếu làm đúng theo công thức và kỹ thuật thì có đạt được 20% không zậy Bác? Chất nền có đủ dinh dưỡng để chuyển hóa đạt 20% không?
Nghe bác nói cái vụ cùi bắp xay mà con kiếm cùi bắp hoài không ra! ( chờ tụi trẻ nhỏ ăn hết trái bắp rồi lợm mà chỉ có vài cái. Hehe)
 
N
Bac Dfruit đã chuyển qua trồng trên bông phế liệu rồi.trồng trên rơm cho dù HSSH dc20% trả lương cn xong cũng ko còn lãi đc bao nhiêu đâu.20%này là mình nói hơi quá thoi chứ thật ra ko được như vậy đâu.trồng theo lối thương mại kg còn nguyên liệu nào khác ngoài bông phế
 
L
vậy là chú dũng chuyển qua dùng bông phế rồi.mong chú dũng chia sẻ kỹ thuật mới hay công thức mới.để cháu cũng như các ace ở đây học hỏi
 
Q
Trời! Sao bác Dfruit nói là giải quyết hàng chục triệu tấn rơm thải sau thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long mà!
Haizz! ! Vấn đề đúng là không đơn giản, chắc con toi rồi,, è è
 
D
Bac Dfruit đã chuyển qua trồng trên bông phế liệu rồi.trồng trên rơm cho dù HSSH dc20% trả lương cn xong cũng ko còn lãi đc bao nhiêu đâu.20%này là mình nói hơi quá thoi chứ thật ra ko được như vậy đâu.trồng theo lối thương mại kg còn nguyên liệu nào khác ngoài bông phế

Như mình đã nói ở những phần trước , cái khó khăn hiện nay là máy xay nghiền rơm công xuất cao . Nếu chưa có thì việc ứng dụng thêm một số Kỷ thuật mới vẫn còn hạn chế ( khó trộn thêm phụ gia , khó đảo ủ đống , khó chuyển nguyên liệu trải đều trên kệ trồng .... ) nói chung là khó đủ thứ . Trong thời gian chờ đợi Cty mình vẫn buộc phải ứng dụng thêm một số nguyên liệu khác thay thế .
Trồng bằng nguyên liệu bông tuy tỷ lệ chuyển hóa vi sinh có cao hơn so với rơm thuần ( chưa chắc cao hơn rơm + bông phế hoặc cùi bắp xay ) . nhưng trên đơn vị dt trồng cho mỗi vụ thì với nguyên liệu bông lại thấp hơn so với các công thức khác mà mình có . Vì vậy nguyên liệu Rơm vẫn là ưu tiên hàng đầu Bạn ạ ( chúng rẻ hơn , có nhiều hơn , thường xuyên hơn ... ) .
 
P
Như mình đã nói ở những phần trước , cái khó khăn hiện nay là máy xay nghiền rơm công xuất cao . Nếu chưa có thì việc ứng dụng thêm một số Kỷ thuật mới vẫn còn hạn chế ( khó trộn thêm phụ gia , khó đảo ủ đống , khó chuyển nguyên liệu trải đều trên kệ trồng .... ) nói chung là khó đủ thứ . Trong thời gian chờ đợi Cty mình vẫn buộc phải ứng dụng thêm một số nguyên liệu khác thay thế .
Trồng bằng nguyên liệu bông tuy tỷ lệ chuyển hóa vi sinh có cao hơn so với rơm thuần ( chưa chắc cao hơn rơm + bông phế hoặc cùi bắp xay ) . nhưng trên đơn vị dt trồng cho mỗi vụ thì với nguyên liệu bông lại thấp hơn so với các công thức khác mà mình có . Vì vậy nguyên liệu Rơm vẫn là ưu tiên hàng đầu Bạn ạ ( chúng rẻ hơn , có nhiều hơn , thường xuyên hơn ... ) .
Bác Dfruit Cho e hỏi .em có trại gà 100m2 lợp mái bằng tôn ximang.xung quanh dựng trụ và che bạc nilong.làm hai vụ nấm liên tiếp nhưng bị nấm bệnh và mốc nhiều quá.cho em hỏi cách xử lý nhà trại trước khi trồng vụ mới ạ.trại hở không xông hơi khử trùng được bác ơi
 
D
Như mình đã nói ở những phần trước , cái khó khăn hiện nay là máy xay nghiền rơm công xuất cao . Nếu chưa có thì việc ứng dụng thêm một số Kỷ thuật mới vẫn còn hạn chế ( khó trộn thêm phụ gia , khó đảo ủ đống , khó chuyển nguyên liệu trải đều trên kệ trồng .... ) nói chung là khó đủ thứ . Trong thời gian chờ đợi Cty mình vẫn buộc phải ứng dụng thêm một số nguyên liệu khác thay thế .
Trồng bằng nguyên liệu bông tuy tỷ lệ chuyển hóa vi sinh có cao hơn so với rơm thuần ( chưa chắc cao hơn rơm + bông phế hoặc cùi bắp xay ) . nhưng trên đơn vị dt trồng cho mỗi vụ thì với nguyên liệu bông lại thấp hơn so với các công thức khác mà mình có . Vì vậy nguyên liệu Rơm vẫn là ưu tiên hàng đầu Bạn ạ ( chúng rẻ hơn , có nhiều hơn , thường xuyên hơn ... ) .
nói như vậy thì việc áp dụng vào thực tiễn còn gặp rất nhiều khó khăn phải ko bác.Đặc biệt việc đưa mô hình này áp dụng ở khu vực ĐBSH,cháu muốn đưa ra một vài khó khăn để bác cũg như mọi người phân tích nhé:
1.Diện tích lúa ở miền bắc ko quá nhỏ,tuy nhiên manh mún,hầu hết là gặt tay nên khó khăn cho việc thu gom rơm.
2.Thời tiết là nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho nghành nấm rơm chưa phát triển ở miền bắc,tuy nhiên nếu áp dụng pp của bác dũng trồng trong nhà kín thì "có thể khắc phục"
3.Nếu áp dụng pp này,kinh phí không phải nhỏ,mà hầu hết những ng tham gia diễn đàn này đều còn rất trẻ nên việc huy động vốn tương đối khó,việc huy động góp vốn bác nói đơn giản nhưg không,vì chỉ có thành công rồi ngta mới tin mà muốn thành công fải đầu tư đồbg bộ->mâu thuẫn
 
D
Bác Dfruit Cho e hỏi .em có trại gà 100m2 lợp mái bằng tôn ximang.xung quanh dựng trụ và che bạc nilong.làm hai vụ nấm liên tiếp nhưng bị nấm bệnh và mốc nhiều quá.cho em hỏi cách xử lý nhà trại trước khi trồng vụ mới ạ.trại hở không xông hơi khử trùng được bác ơi
Bó tay Bạn ạ , không thể trồng được vì không có giải pháp xử lý dịch hại cho nhà trồng hở .
 
N
B
Như mình đã nói ở những phần trước , cái khó khăn hiện nay là máy xay nghiền rơm công xuất cao . Nếu chưa có thì việc ứng dụng thêm một số Kỷ thuật mới vẫn còn hạn chế ( khó trộn thêm phụ gia , khó đảo ủ đống , khó chuyển nguyên liệu trải đều trên kệ trồng .... ) nói chung là khó đủ thứ . Trong thời gian chờ đợi Cty mình vẫn buộc phải ứng dụng thêm một số nguyên liệu khác thay thế .
Trồng bằng nguyên liệu bông tuy tỷ lệ chuyển hóa vi sinh có cao hơn so với rơm thuần ( chưa chắc cao hơn rơm + bông phế hoặc cùi bắp xay ) . nhưng trên đơn vị dt trồng cho mỗi vụ thì với nguyên liệu bông lại thấp hơn so với các công thức khác mà mình có . Vì vậy nguyên liệu Rơm vẫn là ưu tiên hàng đầu Bạn ạ ( chúng rẻ hơn , có nhiều hơn , thường xuyên hơn ... ) .
Bong phế bác mua 1 tấn mấy tr vậy.bông phế này nó khó thấm nước mà khi thấm được rồi thì lại khó ráo nước + vón cục.bác có thể chia sẽ cách xử lí nguyên liệu cho em biết dc ko
 
Back
Top