Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
G
Các Bạn lẫn lộn lung tung hà . Với nguyên liệu rơm thì áp dụng giải pháp xông ướt ( xông lâu ) , còn với Bông thì xông khô . và khi xông khô thì chỉ xông 1 lần than thôi , vào nhà trồng thay than sao chịu nổi chứ . Bạn mà vào được thì nhiệt độ không khả thi rồi 60 - 70 độ C thì chỉ 1 - 2 phút là dội ra ngay . Viết và phán bậy dễ bị tẩu hỏa lắm nghen . hi...hj...
Ơi trời ơi Chú Dũng ơi! Con tham khảo bài viết chú cả năm mà đâu có thấy chổ nào xông khô khi dùng Bông đâu trời! Bữa con ủ rơm mà xong khô luôn ý, nhiệt lên 50 oC là max rồi, ko lên nỗi 60, xông 3 ngày liền thì mới chín rơm, mà không đều lắm!! Giờ mới biết dùng nguyên liệu Bông mới xông khô, còn rơm mới xong ướt .
 
T
Ơi trời ơi Chú Dũng ơi! Con tham khảo bài viết chú cả năm mà đâu có thấy chổ nào xông khô khi dùng Bông đâu trời! Bữa con ủ rơm mà xong khô luôn ý, nhiệt lên 50 oC là max rồi, ko lên nỗi 60, xông 3 ngày liền thì mới chín rơm, mà không đều lắm!! Giờ mới biết dùng nguyên liệu Bông mới xông khô, còn rơm mới xong ướt .
Tớ cũng công nhận là giờ chú ý mới nói :D
Theo cháu hiểu thì bông nó tích nước nhiều hơn nên xông khô được, còn rơm nó dóc nước nhanh nên xông uớt, phải không ạ
Chỗ tớ nhiều mùn cưa nhưng hỏi chuyên gia thỳ kêu là phải có nồi hấp thỳ mới dùng được, còn hấp kiểu này sợ không tiệt hết nấm, lại sợ các tinh dầu hay chất độc còn trong gỗ, theo các bạn thỳ có cách nào rẻ tiền mà vẫn dùng được không, nếu dược thỳ mùn này làm nhàn hơn rơm
 
D
Ơi trời ơi Chú Dũng ơi! Con tham khảo bài viết chú cả năm mà đâu có thấy chổ nào xông khô khi dùng Bông đâu trời! Bữa con ủ rơm mà xong khô luôn ý, nhiệt lên 50 oC là max rồi, ko lên nỗi 60, xông 3 ngày liền thì mới chín rơm, mà không đều lắm!! Giờ mới biết dùng nguyên liệu Bông mới xông khô, còn rơm mới xong ướt .
các tư liệu trước đây là giải pháp trồng bằng nguyên liệu rơm thôi .
 
G
các tư liệu trước đây là giải pháp trồng bằng nguyên liệu rơm thôi .
Với ý nghĩa ban đầu của Topic này của chú Dũng là tận dụng nguồn rơm lớn ở ĐBSCL, nhưng tới cuối cùng vẫn còn bị vướng mắc một vài vấn đề nên phải tạm thời chuyển sang 1 nguồn nguyên liệu khác là Bông phế! Như ban đầu chú đã nói, nguyên liệu này chắc chắn đã qua sử lý hóa học ở các xưởng dệt! Vậy Chú có đảm bảo được chất lượng của nấm như ý tưởng ban đầu không ( tức là nấm sạch, không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau), Chú có ý định mang nấm này đi kiểm tra xem các tiêu chuẩn về hóa chất phù hợp không??
 
D
Với ý nghĩa ban đầu của Topic này của chú Dũng là tận dụng nguồn rơm lớn ở ĐBSCL, nhưng tới cuối cùng vẫn còn bị vướng mắc một vài vấn đề nên phải tạm thời chuyển sang 1 nguồn nguyên liệu khác là Bông phế! Như ban đầu chú đã nói, nguyên liệu này chắc chắn đã qua sử lý hóa học ở các xưởng dệt! Vậy Chú có đảm bảo được chất lượng của nấm như ý tưởng ban đầu không ( tức là nấm sạch, không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau), Chú có ý định mang nấm này đi kiểm tra xem các tiêu chuẩn về hóa chất phù hợp không??

Ngôn từ tiếng Việt ta tuy phong phú nhưng đôi khi cũng khiếm khuyết dễ gây nhầm lẫn . Bông phế từ nguồn vải coton vụn , vài cơ sở thu gom về dùng máy đánh tơi và tẩy trắng thành bông , loại này thường được ứng dụng để dồn gối , thú bông , chăn ấm ... không thể và cũng không nên sử dụng nguồn nguyên liệu này để trồng Nấm . Và 1 loại bông phế khác là phế phẩm của ngành dệt : trái bông vải sau khi thu hoạch bằng cơ giới , được đưa về nhà máy tách sợi , những vỏ , hạt , thân , lá và một số ít bông tưa không thể kéo sợi được loại bỏ , những hổn hợp này chính là nguồn nguyên liệu mà trên thế giới người ta thường sử dụng làm nguyên liệu cho ngành trồng Nấm các loại , do giá thành rẻ và rất giàu dinh dưỡng . Với loại phế phẩm này người ta không cần sử dụng hóa chất phẩm màu công nghiệp hoặc chất tẩy cho chúng . Kho bảo quản chỉ cần xông hơi lưu huỳnh , formon ...để phòng trừ nấm mốc , côn trùng phá hoại thôi .
Tất nhiên khi sản phẩm đi vào SX đại trà quy mô lớn và để tạo dựng và khuếch trương Thương hiệu mạnh , buộc phải mang mẫu đi kiểm định ở các cơ quan chức năng trong và ngoài nước về tính An toàn thực phẩm , Hàm lượng dược tính có ích ... tạo niềm tin cho thị trường và kích cầu tiêu dùng của cộng đồng .
Như Mình đã đề cập ở các phần trên , Nguồn nguyên liệu khả thi cho Ngành SX&CT Nấm Rơm VN là : Rơm rạ lúa ( khắp mọi miền đất nước ) , Thân + lỏi Ngô , Thân vỏ hạt bông vải ( Tây Nguyên ) . Đây là những nguồn nguyên liệu dồi dào sẳn có và là lợi thế của từng địa phương . Là Nhà Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỷ Thuật Công Nghệ Mới , Mình buộc phải khảo nghiệm tất cả mọi chủng loại nguyên liệu khác nhau này nhằm mục đích Hổ trợ , Hợp tác phát triển Ngành SX&CT Nấm Rơm nói chung và những chủng Nấm khác nữa cho từng địa phương , khu vực đang có sẳn lợi thế .
 
Last edited by a moderator:
T
Ngôn từ tiếng Việt ta tuy phong phú nhưng đôi khi cũng khiếm khuyết dễ gây nhầm lẫn . Bông phế từ nguồn vải coton vụn , vài cơ sở thu gom về dùng máy đánh tơi và tẩy trắng thành bông , loại này thường được ứng dụng để dồn gối , thú bông , chăn ấm ... không thể và cũng không nên sử dụng nguồn nguyên liệu này để trồng Nấm . Và 1 loại bông phế khác là phế phẩm của ngành dệt : trái bông vải sau khi thu hoạch bằng cơ giới , được đưa về nhà máy tách sợi , những vỏ , hạt , thân , lá và một số ít bông tưa không thể kéo sợi được loại bỏ , những hổn hợp này chính là nguồn nguyên liệu mà trên thế giới người ta thường sử dụng làm nguyên liệu cho ngành trồng Nấm các loại , do giá thành rẻ và rất giàu dinh dưỡng . Với loại phế phẩm này người ta không cần sử dụng hóa chất phẩm màu công nghiệp hoặc chất tẩy cho chúng . Kho bảo quản chỉ cần xông hơi lưu huỳnh , formon ...để phòng trừ nấm mốc , côn trùng phá hoại thôi .
Tất nhiên khi sản phẩm đi vào SX đại trà quy mô lớn và để tạo dựng và khuếch trương Thương hiệu mạnh , buộc phải mang mẫu đi kiểm định ở các cơ quan chức năng trong và ngoài nước về tính An toàn thực phẩm , Hàm lượng dược tính có ích ... tạo niềm tin cho thị trường và kích cầu tiêu dùng của cộng đồng .
Như Mình đã đề cập ở các phần trên , Nguồn nguyên liệu khả thi cho Ngành SX&CT Nấm Rơm VN là : Rơm rạ lúa ( khắp mọi miền đất nước ) , Thân + lỏi Ngô , Thân vỏ hạt bông vải ( Tây Nguyên ) . Đây là những nguồn nguyên liệu dồi dào sẳn có và là lợi thế của từng địa phương . Là Nhà Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỷ Thuật Công Nghệ Mới , Mình buộc phải khảo nghiệm tất cả mọi chủng loại nguyên liệu khác nhau này nhằm mục đích Hổ trợ , Hợp tác phát triển Ngành SX&CT Nấm Rơm nói chung và những chủng Nấm khác nữa cho từng địa phương , khu vực đang có sẳn lợi thế .
bác quả là người đầy tâm huyết
 
D
Công Ty Nấm SÔNG HẬU
Hôm nay quả là 1 ngày đẹp trời đáng nhớ . Công Ty Nấm SÔNG HẬU được Hân hạnh đón tiếp đoàn Khách Tham Quan bao gồm : Các Đồng Chí Lãnh Đạo cao nhất của TP Cần Thơ và Huyện Cờ Đỏ . Mình và ACE Nhân viên trong Công Ty thật sự bất ngờ và xúc động . Bất ngờ vì hiện quy mô cơ sở vật chất của Cty mình còn quá nhỏ bé , xúc động là vì Các Anh Chị ấy dù rất bận trăm công nghìn việc , nhưng cũng dành thời gian quan tâm , động viên đến những Mô hình Nông Nghiệp Mới . Đây có thể là một khởi đầu ấn tượng tốt đẹp cho một ngành nghề vừa mới phôi thai chớm nở , đặt dấu ấn cho Ngành SX&CT Nấm Rơm Công Nghệ Cao có cơ hội phát triển thần tốc trong một tương lai gần , giúp nâng cao vị thế của Ngành Nấm Việt Nam trong tương lai .

lnFWmRZ.jpg


8Cw6mLK.jpg


x5VRheS.jpg


16713306052_20c14a8712_o.jpg



2xFsau.jpg

1VwDdq.jpg


IlQdvH3.jpg


16688467256_6791c82196_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
L
chú dũng ơi cháu xem video thấy giàn nấm của chú nhiều cái nấm gì thế.ló có tác hại gì ko chú
 
D
chú dũng ơi cháu xem video thấy giàn nấm của chú nhiều cái nấm gì thế.ló có tác hại gì ko chú
Oh ! Nấm gió Nấm mực nó cộng sinh chung với nấm trồng thôi . Do kỷ thuật SX Meo của các nhà làm giống hiện nay vẫn không ổn định và còn khá nhiều khiếm khuyết , nên bịch meo thường bị ô nhiễm . Cái khó khăn trong công tác kiểm tra meo giống là : các chủng nấm này có hệ tơ gần giống với tơ Nấm rơm , nên khó phân biệt để loại những bịch meo nào bị ô nhiễm bởi chúng ( Meo giống bị nhiễm những chủng nấm Mốc Xanh , Mốc Vàng , Mốc Đỏ có thể phân biệt loại bỏ được dễ dàng ) .
các chủng nấm này chúng cạnh tranh dinh dưỡng và nước với Nấm trồng có thể làm giảm năng xuất , nhưng lại không hủy diệt Nấm trồng như những chủng nấm Mốc Xanh , Mốc Vàng , Mốc Đỏ , Mốc Trắng .
Ah ! cũng hơi mất sướng và tiếc rẻ đôi chút vì : trước tết các ACE Phòng NN Huyện Cờ Đỏ đi tham quan tiền trạm đã được chứng kiến rừng Nấm rồi , nhưng bây giờ sau tết cũng là cuối vụ ( 1 vụ Nấm quá nhanh từ thu hoạch đến cuối vụ khoảng 12 - 15 ngày ) nên các AC Lãnh đạo chưa được chiêm ngưỡng hết vẽ đẹp tuyệt vời của chúng .
Đành hẹn vào dịp khác vậy . Sau này những đoàn khách đến tham quan sẽ được tự tay hái cho mình vài chục quả nấm mang về dùng thử , để thưởng thức hương vị tuyệt vời của chúng hi...hj...
ACE thành viên Agriviet chuẩn bị nhé .
 
Last edited by a moderator:
L
hô hô.có dịp phải vào chỗ chú tham quan mới được.à mà sao chú bảo nó cạnh tranh dinh dưỡng với nấm rơm sao chú ko nhổ bỏ nó đi cháu thấy nhiều gê.hay cuối vụ rồi nên kệ hả chú
 
C
mình cũng chúc anh thành công ! tôi đã theo dõi và độc tất cả bài viết, và thạt sự chúc mừng anh, nhưng anh đanh theo hướng tình thế rồi, nguồn nguyên liêu, con người, và thiết bị đang có vấn đề, nhưng tôi hy vọng anh áp dụng nguyên liệu mà việt nam có lợi,(rơm, thân ngô, lục bình,...) nếu anh đi lên từ bông thải một ngày nào đó có một công ty làm ăn không lành mạnh, thì anh sẽ hiểu ví dụ là nuoc tương, vậy có máy vấn đề mình cần hỏi:
1./ giá nguyên liệu từ rơm của anh quá cao và dự trữ rơm không lâu được, anh có giải pháp không?,

2./ máy móc đẻ sản xuất nếu anh mua thì có làm chi phí tăng không?
3,. thị trường hiện tại có quá nhiều bất cập nhất là sức khẻo của người tiêu dùng?
4,/ nguyên liệu anh dựa hoàn toàn vào người dân cung cấp như thế thì khó mà phát triển ngành nắm( quá nhiều đọc hại, ,,,)

tôi biết ai kinh doanh cũng có nhiều chiến lược mà cũng không cần chia sẽ nhưng tôi cũng là người đang thực hiện chiến lược gần giống anh , mong anh thành công
 
D
mình cũng chúc anh thành công ! tôi đã theo dõi và độc tất cả bài viết, và thạt sự chúc mừng anh, nhưng anh đanh theo hướng tình thế rồi, nguồn nguyên liêu, con người, và thiết bị đang có vấn đề, nhưng tôi hy vọng anh áp dụng nguyên liệu mà việt nam có lợi,(rơm, thân ngô, lục bình,...) nếu anh đi lên từ bông thải một ngày nào đó có một công ty làm ăn không lành mạnh, thì anh sẽ hiểu ví dụ là nuoc tương, vậy có máy vấn đề mình cần hỏi:
1./ giá nguyên liệu từ rơm của anh quá cao và dự trữ rơm không lâu được, anh có giải pháp không?,

2./ máy móc đẻ sản xuất nếu anh mua thì có làm chi phí tăng không?
3,. thị trường hiện tại có quá nhiều bất cập nhất là sức khẻo của người tiêu dùng?
4,/ nguyên liệu anh dựa hoàn toàn vào người dân cung cấp như thế thì khó mà phát triển ngành nắm( quá nhiều đọc hại, ,,,)

tôi biết ai kinh doanh cũng có nhiều chiến lược mà cũng không cần chia sẽ nhưng tôi cũng là người đang thực hiện chiến lược gần giống anh , mong anh thành công

Chào Bạn ! Cái chính vẫn là nguồn lực cần và đủ ( tiền tiền tiền ) . Ví dụ 1 tấn rơm nguyên liệu ( quy khô ) hiện nay người trồng Nấm phải trả từ 1,2 - 1,5 tr/tấn . Rơm thì không mắc có thề ví như cho không , thế nhưng công thu gom , vận chuyển . bốc vác đã chiếm hầu hết chi phí giá thành . Và 1 điều bất cập này nữa là : các ghe chở rơm cung cấp cho ngành trồng nấm buộc phải tưới đẩm do vậy rất khó bảo quản được lâu ( phải trồng ngay ) . Với Chiến lược xuyên suốt thì cần phải đầu tư máy cuộn rơm + máy cày kéo ( rơm cuộn khô bảo quản được lâu hơn , dễ vận chuyển hơn ) , Máy xay nghiền công suất lớn ( 5 - 10 tấn/ngày ) . Nếu đủ nguồn lực này giá thành 1 tấn nguyên liệu từ 300 - 500k thôi ( đã khấu hao chi phí đầu tư trang thiết bị cho 1 năm ) . Và khi ấy những trang trại sẽ được mở ngay tại vùng trồng lúa ( cánh đồng mẫu lớn ) .
Với nguyên liệu Thân lõi Ngô , Lục Bình chi phí đầu tư có thể còn cao hơn để luôn có sẳn nguồn nguyên liệu SX liên tục trong Năm ( 12 vụ trồng ) .
Với quy mô sắp tới đây của Cty mình ( 30 nhà trồng ) thì nguồn nguyên liệu rơm cần 10 tấn ngày cho SX ngay và 20 tấn /ngày dự trữ cho 2 tháng ( chờ mùa gặt tới ) vị chi cần khoảng 3 dàn máy cuộn rơm . Tổng chi phí cho thiết bị , kể cả phương tiện vận chuyển nguyên liệu chiếm khoảng 1 tỷ đồng ( chưa kể XD kho bãi chứa ) .
Tài chính thì phải cần rồi , thế nhưng trong thời gian chờ đợi để có thể thu hút thêm nhiều nguồn lực , nếu không thực hiện khảo nghiệm đồng bộ nhiều giai pháp làm sao có thể chứng minh được tính khả thi của Chương trình canh tân này , khi ấy thì mọi thứ mình nêu ra từ trước tới nay sẽ chỉ được ví như là lý thuyết không hơn không kém .
Với nguồn nguyên liệu từ Bông phế loaị , như mình đã đề cập rất nhiều ở các phần trên và luôn khẳng định Bông phế loaị không phải là cứu cánh nếu như quy mô tăng trưởng lên đến 100 nhà trồng chắc chắn sẽ bế tắc khâu nguyên liệu . Và 1 điều này nữa : cùng 1 dt trồng nếu sử dụng nguyên liệu từ Bông phế loaị hoặc rơm thuần thì năng suất sẽ vẫn chưa tối ưu bằng Bông phế loaị kết hợp với rơm hoặc rơm kết hợp với cùi bắp xay ( lõi ngô ) .
Chiến Lược Phát Triển của riêng Ngành SX&CT Nấm Rơm nói riêng và Ngành Nấm nói chung thì không có gì là bí mật cả , vì nó là một Ngành mới theo Mô hình SX mới do vậy hầu như có chổ cho tất cả mọi người , chí ít cũng phải hơn 5 năm nữa mới có thể bảo hòa cho riêng Ngành SX&CT Nấm Rơm ( với điều kiện tăng trưởng phải luôn thần tốc : mỗi năm Phát Triển thêm 5 - 10 Dự án ( kể cả Doanh Nghiệp lẫn HTX ngành Nấm và mỗi Dự án phải tăng trưởng liên tục sản lượng năm sau tăng gắp đôi so với năm trước ) . Sau đó thì sao ??? Là những Kỷ Thuật Công Nghệ của nhiều Chủng Nấm khác mà hiện nay ta phải nhập khẩu sẽ tiếp tục ra đời phục vụ cho XH , dựa trên nền tảng và vốn tích lũy nguồn lực từ Nấm Rơm . Như vậy hành trình tiến hóa của 1 Ngành KT mới , Ngành Nấm ăn và Nấm Dược Liệu VN sẽ từng bước khẳng định vị thế trên thương trường .
Các Bạn ạ với Chiến Lược này chắc chắn trong tương lai gần sẽ không còn chổ đứng cho Mô hình SX cá thể nhỏ lẻ rồi . Bởi 1 vài năm nữa thôi người tiêu dùng sẽ có nhiều sự chọn lựa hơn cho những sản phẩm Nông Nghiệp Xanh Sạch , Vì vậy ngay từ bây giờ Hướng đi của ChúngTa là nên liên kết lại cùng Phát Triển , cùng Chia Sẻ Lợi Ích . Công Ty Nấm Sông Hậu sẽ tự nguyện nối sợi dây liên kết cho mọi người , mọi nhà , mọi tầng lớp có tâm huyết với Nông Nghiệp Việt Nam .
Và một thông tin khá thú vị là hiện nay cũng có khá nhiều các Nhà Đầu tư tâm huyết với Nông Nghiệp đã rất đồng thuận với Mô hình này , hy vọng không bao lâu nữa Nông Nghiệp VN sẽ mở ra thêm hướng đi mới cho tương lai Ngành SX&CT Nấm Công Nghệ Cao thân thiện Môi Trường với vòng tuần hoàn Sinh Thái bền vững " Lúa - Rơm - Nấm - Phân Nấm vi sinh - .Lúa + cây trồng " .
 
Last edited by a moderator:
R
mình đã thấy bài viết của anh!
máy mốc không cao như anh nghĩ đâu,gì hiện nay mình cũng đang thiết kế gần xong máy băm 150 tấn 1 ngày chỉ có 160 trieu thoi , do mình tự thiết kế , con van chuyen va boc vac co nhieu giai phap , vi du minh dang lam : may băm cắt tại đồng sau đó dùng máy bơm lên ghe và dem ve kho , nên anh hay nghi phuong phap re tien, hien nay may minh bam 150 tan hoat dong duoc 40% tuong duong 56 tan mot ngay nên anh yen tam giai phap cong nghe moi la dieu quan trong
 
D
mình đã thấy bài viết của anh!
máy mốc không cao như anh nghĩ đâu,gì hiện nay mình cũng đang thiết kế gần xong máy băm 150 tấn 1 ngày chỉ có 160 trieu thoi , do mình tự thiết kế , con van chuyen va boc vac co nhieu giai phap , vi du minh dang lam : may băm cắt tại đồng sau đó dùng máy bơm lên ghe và dem ve kho , nên anh hay nghi phuong phap re tien, hien nay may minh bam 150 tan hoat dong duoc 40% tuong duong 56 tan mot ngay nên anh yen tam giai phap cong nghe moi la dieu quan trong

Oh ! vậy là có Bạn đồng hành rồi . Xin chúc mừng Bạn . Nếu cần Hợp tác tiêu thụ sản phẩm rơm xay nghiền thì liên hệ với Cty mình nhé . Chắn chắn Bạn sẽ thành Đại Gia trong nay mai thôi , mình dám khẳng định như vậy đấy . Hiện hầu hết tất cả các bước trong Quy trình Kỷ Thuật Công Nghệ tiên tiến nhất mình đã sở hữu được hết rồi . Chỉ còn 2 bước khá quan trọng là ( 1 )Nguồn Meo chuyên dụng phù hợp cho Mô hình canh tác trong nhà kín ( hơi khác so với kiểu canh tác ngoài trời và nhất là hạn chế thấp nhất nguồn ô nhiễm nấm hại cũng như mạt rơm ) .
( 2 ) nguồn nguyên liệu rơm xay nghiền .
Bước (1) , mình có thể chủ động được trong thời gian tới . Không phải vì muốn tiết giảm chi phí Meo giống ( vì giá meo giống hiện cũng chiếm tỷ trọng thấp trong chi phí SX ) , mà là muốn đẩy mạnh năng suất cao hơn nữa , thời gian hoàn tất 1 vụ trồng có thể rút ngắn lại khoảng 5 ngày và nhất là chủ động được cho hệ thống liên kết sắp tới .
 
T
Cũng nhiều vấn đề quá chú ha, não loạn hết số luôn ạ.
 
N
Bác Minh_Chương Mỹ ơi,

Tôi ở Thanh Oai, tôi cũng rất quan tâm đến việc trồng nấm rơm, tôi có đọc tài liệu rồi, xem video trên mạng, nhưng về kinh nghiệm thực tế thì chưa có.

Tôi có ý định xin đi học việc ở các cơ sở trồng nấm, hoặc đào tạo nhưng quả thực tôi chưa biết nơi nào là phù ợp. Vậy tôi mạn phép hỏi bác liệu có thể cho tôi lên chỗ bác học việc, hoặc bác có thể giới thiệu cho tôi đến một cơ sở nào khả thi được khi được không bác.


Đây là địa chỉ email của tôi, tôi mong bác chỉ bảo thêm

nguyenvanson14@gmail.com

tôi cảm ơn bác nhiều.
 
Back
Top