Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
nói như vậy thì việc áp dụng vào thực tiễn còn gặp rất nhiều khó khăn phải ko bác.Đặc biệt việc đưa mô hình này áp dụng ở khu vực ĐBSH,cháu muốn đưa ra một vài khó khăn để bác cũg như mọi người phân tích nhé:
1.Diện tích lúa ở miền bắc ko quá nhỏ,tuy nhiên manh mún,hầu hết là gặt tay nên khó khăn cho việc thu gom rơm.
2.Thời tiết là nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho nghành nấm rơm chưa phát triển ở miền bắc,tuy nhiên nếu áp dụng pp của bác dũng trồng trong nhà kín thì "có thể khắc phục"
3.Nếu áp dụng pp này,kinh phí không phải nhỏ,mà hầu hết những ng tham gia diễn đàn này đều còn rất trẻ nên việc huy động vốn tương đối khó,việc huy động góp vốn bác nói đơn giản nhưg không,vì chỉ có thành công rồi ngta mới tin mà muốn thành công fải đầu tư đồbg bộ->mâu thuẫn

Còn găp nhiều khó khăn là cũng bởi vốn đầu tư còn hạn hẹp . Ví dụ giá rơm hiện tại của khu vực dao động từ 1,2 - 1,5tr/tấn , và hầu hết nguồn nguyên liệu này không thể lưu trử bảo quản quá 15 ngày . Nếu như có đầu tư máy cuộn rơm , thu hoạch nguồn rơm địa phương ( vào thời vụ thu hoạch lúa ) thì có thể bảo quản tốt đến 3 tháng và giá thành sau khi trừ chi phí + khấu hao trang thiết bị chỉ tầm khoảng 500k/tấn . Lĩnh vực này theo mình Miền Bắc sẽ rất khó khăn và còn không thể khả thi khi mỗi ngày cần nguồn nguyên liệu khoảng 10 tấn rơm cho mỗi trang trại ..
Thời tiết miền Bắc với mình thì không phải là vấn đề ( chỉ cần trang bị thêm một số trang thiết bị xử lý cho ngành SX Thương mại hóa ) , mà điều cốt lõi của nó chính là phần trên ( xuất phát điểm của bất cứ ngành nghề SX Nấm nào trên thế giới , cũng đều dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào tại chổ ) .
Hiện nay có rất nhiều các nhà Đầu tư ( từ Bắc chí Nam ) có tiềm năng lớn thì lại rất ít khi vào trang mạng này để trao đổi tìm hiểu , mà họ chỉ liên lạc với Mình qua mail , điện thoại , thậm chí là xuống ngay trang trại để được trực tiếp nắm bắt thông tin và tìm kiếm cơ hội Hợp Tác Đầu Tư . Bởi sức thu hút của chúng khá lớn , siêu lợi nhuận , ổn định bền vững .... và nhất là rất thân thiện môi trường mà hiện nay trên thương trường ít có ngành nghề nào sánh bằng . Lý ra Agriviet phải là 1 trong những đối tác tiềm năng ấy đấy nhưng thật sự rất tiếc ...
 
P
Bó tay Bạn ạ , không thể trồng được vì không có giải pháp xử lý dịch hại cho nhà trồng hở .
Vậy Bác chỉ giúp em.gia cố làm sao Trại của em thành trại kín với ạ.em không hiểu thế nào là trại kín Bác Dũng ơi
 
Q
Thì ra là vậy!!
Bác Dfruit cho con hỏi cây củ mì khô xay ra bột trộn với rơm xay trồng nấm được không hả Bác?
tại vì chỗ con trồng mì nhiều.
 
D
Thì ra là vậy!!
Bác Dfruit cho con hỏi cây củ mì khô xay ra bột trộn với rơm xay trồng nấm được không hả Bác?
tại vì chỗ con trồng mì nhiều.
Rất tốt Bạn ạ , nhưng cần phải khô ráo mới bảo quản được lâu cho SX . Với lại máy xay nghiền nên dập nát nguyên liệu để khi ủ chúng có thể lên men đồng loạt .
 
L
chú DŨNG cho cháu hỏi một số vấn đề với.
1.cháu muốn hỏi về thị trường nấm rơm của việt nam hiện nay.cũng như tương lại liệu có mạnh mẽ ko chú
2.trồng nấm rơm bằng mùn cưa trộn rơm hay bông phế liệu có được ko chú.nếu được thì nên phối chộn ntn thì phù hợp
3.cảm ơn chú trước
 
Q
vậy là trồng tốt hả bác,, tuyệt vời
bây giờ đi thu mua thân cây mì khô rồi tìm cách nghiền nữa là ok!!
nếu rơm xay và bột thân mì trôn lại thì ủ chỉ có 3 ngày chứ mấy vì chúng dễ phân hủy mà!! vàcó cần phối trộn thêm thứ gì nữa không để đạt hssh 25%?
bác có thể hướng dẫn con ủ cái loại nguyên liệu này không??
cảm ơn bác trước!! hjhj
 
T
Thường các tài liệu có hướng dẫn dải meo giống làm nhiều lớp, nhưng theo phương pháp của bác Dfruit thì chắc chỉ dải được lớp trên, liệu nấm có đủ khỏe để mọc ra xung quanh không, mà lại còn mọc ngược xuống mặt dưới nữa
 
D
Thường các tài liệu có hướng dẫn dải meo giống làm nhiều lớp, nhưng theo phương pháp của bác Dfruit thì chắc chỉ dải được lớp trên, liệu nấm có đủ khỏe để mọc ra xung quanh không, mà lại còn mọc ngược xuống mặt dưới nữa

Công nghệ mới có rất nhiều sự khác biệt so với những gì trước kia mà các tài liệu cũ công bố . Và muốn hoàn thiện được quy trình kỷ thuật này không thể tiết giảm hoặc loại bỏ bất cứ khâu nào trong quy trình mà mình đã trình bày ở các phần đầu của chủ đề , bởi các bước đan xen nhau mà hiệu quả sẽ hổ trợ cho nhau trong suốt chu kỳ canh tác . Công Nghệ Cao ngoài việc giúp tăng hiệu quả kinh tế chúng còn cho ta nhiều điều bất ngờ thú vị mà trong tự nhiên hoặc mô hình canh tác truyền thống có thể ta chưa từng gặp qua .
Bạn triệu anh hào có nêu Thường các tài liệu có hướng dẫn dải meo giống làm nhiều lớp , với kỷ thuật này chỉ có thể thực hiện SX nhỏ theo Mô hình hộ cá thể ( giá đình ) , nếu SX quy mô lớn với hàng chục nhà trồng ,hàng chục tấn nguyên liệu thì buộc phải sử dụng lực lượng lao động nhiều do vậy không kinh tế lắm , điểm mấu chốt vẫn là hệ tơ , khi môi trường tối ưu chúng sẽ tăng trưởng mạnh , lây lan đều , khi ấy Kỳ tích chắc chắn sẽ xảy ra ....
 
T
Cảm ơn bác đã trả lời, cháu đọc hết cả topic, hết cả các comment rồi ạ, nhắn mail xin tài liệu bác thì chưa được, kết bạn facebook bác cũng chưa đồng ý, mùa rơm này cháu định làm một nhà nấm thôi vì không có nhiều vốn (một nhà thôi mà tính đã hơn trăm triệu rồi, đấy là tính tiết kiệm lắm rồi) về kỹ thuật thì đọc các phần đầu cháu nghĩ mình cũng nắm tương đối, nhưng về kế hoạch, hạch toán thì khó quá, một nhà nấm như vậy thì cần bao nhiêu nhân công, công đoạn vào rơm cần bao nhiêu mà đoạn hái nấm cần bao nhiêu, lúc tích rơm cần bao nhiêu mà lúc xử lý rơm thải cần bao nhiêu, cần sắm sửa tạp nham những vật dụng thiết bị gì, nhà để rơm diện tích bao nhiêu, vân vân và vân vân, ngay cả những chi tiết nhỏ như, lỗ thoáng khí để mật độ như nào, đóng mở sao cho khi sông hơi nó vẫn đảm bảo là phải kín, lúc đầu thì bác bảo ngâm rơm 30 phúc thì lên kệ, lúc sau lại là 12 tiếng, vậy thì cái bể phải to hơn nhiều so với kích thước ban đầu rồi, nói chung là càng cố hình dung càng thấy nhiều vấn đề, lúc đầu nghiên cứu thì nghĩ: à, làm được thôi có gì đâu, càng nghiên cứu càng thấy rắc rối, càng thấy sợ không thành, thôi thì cứ liều, vừa làm vừa tính. Lại xin bác tài liệu lần nữa ạ, mail cháu anhhaotn87@gmail.com cháu đã gửi mail xin mà chưa được :D cám ơn bác vì mọi thứ về nấm :)
em xin đưa ra ý nhỏ về nhà nấm, mình dùng thuốc ngâm tre để bảo quản lâu hơn như: XM5, LN3, LN5, thuốc PBB hoạt chất chính là Cl5C6ONa, thuốc CMM dạng dầu hoạt chất chính là Cl5C6OH... để nhà xưởng, nhà nấm của mình bền hơn, giá cũng không cao mà lại hiệu quả, các bác thấy có được không ạ
 
G
Chú Dũng cho con hỏi là nếu trồng trên bông phế thì quy trình ngâm bông và ủ có khác nhiều lắm không? Có thời gian con mua meo trên nhà chú Ba Chánh ở quận 2 thì chú có giới thiệu con lớp học trồng nấm trên bông thải, nghe nói là xử lý bông thải 3 ngày là có thể trồng và năng suất thì có đạt cỡ 300kg/ tấn bông! Nếu chú đã làm trên bông thì chú có thể chỉ con cách ủ không? và năng suất có đạt được như vậy không? Cảm ơn chú!!!
 
D
Chú Dũng cho con hỏi là nếu trồng trên bông phế thì quy trình ngâm bông và ủ có khác nhiều lắm không? Có thời gian con mua meo trên nhà chú Ba Chánh ở quận 2 thì chú có giới thiệu con lớp học trồng nấm trên bông thải, nghe nói là xử lý bông thải 3 ngày là có thể trồng và năng suất thì có đạt cỡ 300kg/ tấn bông! Nếu chú đã làm trên bông thì chú có thể chỉ con cách ủ không? và năng suất có đạt được như vậy không? Cảm ơn chú!!!

Năng suất chuyển hóa vi sinh 30% trên trọng lượng nguyên liệu khô là khả thi , và làm được như thế thì thành Đại Gia rồi , không cần mở lớp dạy ai nữa ( 1kg bông = 3k - SX 300g Nấm = 15k , mau giàu lắm ) . tuy nhiên để đạt được hiệu quả như thế và luôn ổn định cho nhiều vụ trồng suốt trong năm , thì đòi hỏi rất nhiều kỷ năng . Theo mình chỉ có Mô hình trồng theo Công Nghệ Cao ( trồng trên hệ thống kệ nhiều tầng trong nhà kín phủ bạt tối ) thì may ra mới thành công ( theo Mô hình đã post ảnh kệ trồng ) .
nói ủ 3 ngày là còn khiếm khuyết nhiều lắm . 3 ngày này nhiệt độ đống ủ phải trên 60 độ C xuyên suốt thì mới đạt . nói chung cần 72 giờ với nhiệt độ trên , còn bao lâu thì tùy theo điều kiện thời tiết và thiết bị .
Cảm ơn bác đã trả lời, cháu đọc hết cả topic, hết cả các comment rồi ạ, nhắn mail xin tài liệu bác thì chưa được, kết bạn facebook bác cũng chưa đồng ý, mùa rơm này cháu định làm một nhà nấm thôi vì không có nhiều vốn (một nhà thôi mà tính đã hơn trăm triệu rồi, đấy là tính tiết kiệm lắm rồi) về kỹ thuật thì đọc các phần đầu cháu nghĩ mình cũng nắm tương đối, nhưng về kế hoạch, hạch toán thì khó quá, một nhà nấm như vậy thì cần bao nhiêu nhân công, công đoạn vào rơm cần bao nhiêu mà đoạn hái nấm cần bao nhiêu, lúc tích rơm cần bao nhiêu mà lúc xử lý rơm thải cần bao nhiêu, cần sắm sửa tạp nham những vật dụng thiết bị gì, nhà để rơm diện tích bao nhiêu, vân vân và vân vân, ngay cả những chi tiết nhỏ như, lỗ thoáng khí để mật độ như nào, đóng mở sao cho khi sông hơi nó vẫn đảm bảo là phải kín, lúc đầu thì bác bảo ngâm rơm 30 phúc thì lên kệ, lúc sau lại là 12 tiếng, vậy thì cái bể phải to hơn nhiều so với kích thước ban đầu rồi, nói chung là càng cố hình dung càng thấy nhiều vấn đề, lúc đầu nghiên cứu thì nghĩ: à, làm được thôi có gì đâu, càng nghiên cứu càng thấy rắc rối, càng thấy sợ không thành, thôi thì cứ liều, vừa làm vừa tính. Lại xin bác tài liệu lần nữa ạ, mail cháu anhhaotn87@gmail.com cháu đã gửi mail xin mà chưa được :D cám ơn bác vì mọi thứ về nấm :)
em xin đưa ra ý nhỏ về nhà nấm, mình dùng thuốc ngâm tre để bảo quản lâu hơn như: XM5, LN3, LN5, thuốc PBB hoạt chất chính là Cl5C6ONa, thuốc CMM dạng dầu hoạt chất chính là Cl5C6OH... để nhà xưởng, nhà nấm của mình bền hơn, giá cũng không cao mà lại hiệu quả, các bác thấy có được không ạ

Trồng Công Nghệ Cao thì phải có hệ thống các thùng phuy chưa nước đun sôi dẫn hơi vào nhà trồng ( vừa xông nhiệt khử trùng , vừa tạo điều kiện cho xạ khuẩn phát triển ( làm chín và mềm rơm ) . lĩnh vực này gọi là lên men thứ cấp . Nhiệt độ phòng luôn ổn định trên 60 độ C trong 3 ngày . Với kỷ thuật này , rơm chỉ cần nhúng vào ngập nước vôi 5% là vớt ra sắp lên kệ trồng . Phụ gia có 5% vôi rãi lên bề mặt ( theo các tài liệu đã post ) rồi niêm phong nhà trồng tiến hành xông hơi .... Còn làm sao để biết nhiệt độ phòng đạt yêu cầu thì Bạn phải tự động não nhé , vì rất nhiều khả năng không bao giờ đạt được ( do nhà không kín , thoát hơi ra ngoài ) . NHà trồng sau thời gian lên men thứ cấp đạt yêu cầu có mùi thơm đặt trưng của rơm chín , bốc giữa lớp rơm thấy xuất hiện rất nhiều đốm trắng , đó là xạ khuẩn tăng trưởng , giá thể có màu nâu đậm .
 
N
Củi hay than đá đốt trong 3 ngày chắc cũng tốn chi phí và công lắm pk Bác
 
D
Vậy Bác chỉ giúp em.gia cố làm sao Trại của em thành trại kín với ạ.em không hiểu thế nào là trại kín Bác Dũng ơi
bước vào nhà trồng cảm thấy khó thở vì thiếu oxy - đó là kín đấy
Củi hay than đá đốt trong 3 ngày chắc cũng tốn chi phí và công lắm pk Bác
không tốn nhiều lắm đâu vì khi nhiệt độ đạt cao , các xạ khuẩn tăng trưởng chúng sẽ tự sinh nhiệt , chỉ cần quan tâm vào buổi chiều tối thôi , ban ngày là oke .
 
L
chú dũng ơi cho cháu hỏi xông hơi như vậy là cho hơi nước trực tiếp vaò nhà trồng cho đến khi nhiệt độ trong phòng đạt 60*c được ạ
 
T
Các bạn theo dõi topic chú chút, đoạn đầu topic bác Dfruit (cháu thích gọi bác với tên này hơn :D) đã post tài liệu lên trong các comment đầu, nên là ai thực sự quan tâm thỳ hãy đọc hết topic (hơi dài nhưng dễ hiểu hơn, hiểu kỹ hơn) rồi cảm thấy còn thiếu chỗ nào, chưa hiểu chỗ nào rồi mới hỏi, vừa là để đỡ mất công người trả lời, vừa để chủ đề đỡ tràn lan hay lặp lại cái cũ
chú dũng ơi cho cháu hỏi xông hơi như vậy là cho hơi nước trực tiếp vaò nhà trồng cho đến khi nhiệt độ trong phòng đạt 60*c được ạ
Cái này tớ trả lời được, phần trước đã có, 100 m2 nhà trồng cần khoản 3 thùng phi nước đặt ngang, dưới là lò than, đốt đến khi nhiệt phòng đạt từ 60 oC - càng cao càng tốt, duy trì 3 ngày, còn có cách xông khô là cho cả lò than vào đốt, miễn đạt nhiệt độ và thời gian là được, nhưng chắc cách này có hạn chế gì đó nên bác không làm, thân!
 
N
Lên men thứ cấp là giải pháp không cần ủ đống mà đưa trực tiếp nguyên liệu vào nhà trồng rồi xông hơi (60 độ c) trong 3 ngày.nếu mình ủ nguyên liệu ngoài trời khoảng 7 ngày sau đó chuyển nguyên liệu vào nhà trồng rồi xông hơi khoảng 4-5h liệu có hiệu quả không bác Dfruit(cách này ít tốn củi lửa hơn vì đốt khoảng 4-5h thoi)
 
L
thanks triệu anh hào.ok rồi còn gì thắc mắc lại hỏi tiếp.hề
 
G
Các bạn theo dõi topic chú chút, đoạn đầu topic bác Dfruit (cháu thích gọi bác với tên này hơn :D) đã post tài liệu lên trong các comment đầu, nên là ai thực sự quan tâm thỳ hãy đọc hết topic (hơi dài nhưng dễ hiểu hơn, hiểu kỹ hơn) rồi cảm thấy còn thiếu chỗ nào, chưa hiểu chỗ nào rồi mới hỏi, vừa là để đỡ mất công người trả lời, vừa để chủ đề đỡ tràn lan hay lặp lại cái cũ

Cái này tớ trả lời được, phần trước đã có, 100 m2 nhà trồng cần khoản 3 thùng phi nước đặt ngang, dưới là lò than, đốt đến khi nhiệt phòng đạt từ 60 oC - càng cao càng tốt, duy trì 3 ngày, còn có cách xông khô là cho cả lò than vào đốt, miễn đạt nhiệt độ và thời gian là được, nhưng chắc cách này có hạn chế gì đó nên bác không làm, thân!
Cái này thì em trả lời được nè!! Nhược điểm của cách này là khi xông thì nó có mùi rất khủng khiếp nhé!! Mùi Vôi+Phụ gia len men, rồi thêm mùi than đá nữa, khi đốt lên thì nó ra cái mùi khai khai, cay cay! Mỗi lần muốn vào thay than hay gì đó là nước mắt chảy ròng ròng hà!! Mà than đá đốt trong đó phải thay thường xuyên chớ đâu có đốt 1 lần 3 ngày liền được đâu nên mọi người tưởng tượng được cái cảnh đó rồi đó ^_^. Thêm 1 cái nữa là nhà kín quá, đốt nhiều than quá, thiếu không khí than cháy không hết! Bữa em có gọi cho bác Dũng thì bác nói có nói là khi lên men sẽ sinh ra oxi nhưng mà thực tế là em đốt nó không cháy hết được than, không biết là do thiếu không khi hay do than bị vấn đề gì hông!!! Với lại nhà trồng làm cũng kín lắm mà nhiệt độ lên max chỉ được 50 oC thôi, đốt 3 ngày thì cũng chín rơm, có điều.... T.T
Năng suất chuyển hóa vi sinh 30% trên trọng lượng nguyên liệu khô là khả thi , và làm được như thế thì thành Đại Gia rồi , không cần mở lớp dạy ai nữa ( 1kg bông = 3k - SX 300g Nấm = 15k , mau giàu lắm ) . tuy nhiên để đạt được hiệu quả như thế và luôn ổn định cho nhiều vụ trồng suốt trong năm , thì đòi hỏi rất nhiều kỷ năng . Theo mình chỉ có Mô hình trồng theo Công Nghệ Cao ( trồng trên hệ thống kệ nhiều tầng trong nhà kín phủ bạt tối ) thì may ra mới thành công ( theo Mô hình đã post ảnh kệ trồng ) .
nói ủ 3 ngày là còn khiếm khuyết nhiều lắm . 3 ngày này nhiệt độ đống ủ phải trên 60 độ C xuyên suốt thì mới đạt . nói chung cần 72 giờ với nhiệt độ trên , còn bao lâu thì tùy theo điều kiện thời tiết và thiết bị .


Trồng Công Nghệ Cao thì phải có hệ thống các thùng phuy chưa nước đun sôi dẫn hơi vào nhà trồng ( vừa xông nhiệt khử trùng , vừa tạo điều kiện cho xạ khuẩn phát triển ( làm chín và mềm rơm ) . lĩnh vực này gọi là lên men thứ cấp . Nhiệt độ phòng luôn ổn định trên 60 độ C trong 3 ngày . Với kỷ thuật này , rơm chỉ cần nhúng vào ngập nước vôi 5% là vớt ra sắp lên kệ trồng . Phụ gia có 5% vôi rãi lên bề mặt ( theo các tài liệu đã post ) rồi niêm phong nhà trồng tiến hành xông hơi .... Còn làm sao để biết nhiệt độ phòng đạt yêu cầu thì Bạn phải tự động não nhé , vì rất nhiều khả năng không bao giờ đạt được ( do nhà không kín , thoát hơi ra ngoài ) . NHà trồng sau thời gian lên men thứ cấp đạt yêu cầu có mùi thơm đặt trưng của rơm chín , bốc giữa lớp rơm thấy xuất hiện rất nhiều đốm trắng , đó là xạ khuẩn tăng trưởng , giá thể có màu nâu đậm .
Vậy thì bông thải vấn dùng theo cách ngâm nước vôi pH 13-14 trong 1h, rồi chất lên kệ, thêm phụ gia rồi lên men thứ cấp trong 3 ngày vẫn ổn phải không chú, con trồng bằng rơm không hà, đang định thử bông này xem sao!!!
 
D
Các Bạn lẫn lộn lung tung hà . Với nguyên liệu rơm thì áp dụng giải pháp xông ướt ( xông lâu ) , còn với Bông thì xông khô . và khi xông khô thì chỉ xông 1 lần than thôi , vào nhà trồng thay than sao chịu nổi chứ . Bạn mà vào được thì nhiệt độ không khả thi rồi 60 - 70 độ C thì chỉ 1 - 2 phút là dội ra ngay . Viết và phán bậy dễ bị tẩu hỏa lắm nghen . hi...hj...
 
Back
Top