Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
T
Bạn trần Chích cho mình hỏi?
Mình đã dán kín bạt nhà trồng và phun sương lên 4 vách tường, tháo nước dưới sàn bê tông, trên trần thì nước bốc hơi đọng lại thành giọt. Khi đo độ ẩm trong phòng thì được 75% - 78%, (Độ ẩm giá thể máy đo báo 75%).
Vậy độ ẩm nhà trồng như thế có quá thấp ko?
Bạn có cách nào giúp tăng độ ẩm lên 85%?
ThKS!
Nếu phòng kín, ko có hở, thả nước sàn thì độ ẩm luôn trên 85%.
bên mình thì vừa xài con phun sương mini Magic, sau này sẽ gắn máy phun sương tự động mini.
Nếu nước bốc hơi trên trần, vách thành giọt mà đồng hồ báo ẩm dưới 80% là đồng hồ đó sai rồi. Bạn ko cần gắn máy phun sương cũng dc, nhà kín, xả nước sàn là trên 85% rồi.
nghi cái đồng hồ sai quá
Nếu bạn định đi học ở trung tâm để học về trồng nấm rơm thì tốt nhất ko nên, mình vừa học xong, với nấm rơm thì các thầy chỉ dạy trong ngoài trời thôi, cũng ko đc kỹ càng lắm. Đừng phí 2,5tr cho 10 ngày vì nấm rơm ở trung tâm. Nhưng 1 lời khuyên, nếu bạn muốn có thêm trai nghiệm thực tế, hiểu được và tự tay làm thế nào là ủ đống, đảo đống ủ, xử lý nguyên liệu nói chung thì có thể đi học. Thân.

Bạn Trần Chích thân mến, mình thấy bạn tham gia và thảo luận về chủ đề nấm rơm cũng khá nhiều, và cũng đã trải nghiệm thực tế trồng rồi. Cho mình hỏi, giờ bạn còn trồng nấm rơm nữa ko? và năng suất của bạn ra sao?
còn trồng bạn ơi
năng suất của mình dao động khoảng 15% tới 20%, nếu giống tốt thì trên 25%, nhưng giống tốt về ít quá.
hổm nay bị tình trạng nấm nhỏ, năng suất còn 10%, đang chạy tìm giống khác.
cho xin cái giá đi bạn ơi. bạn ở đâu thế

bạn chia sẻ cách nghừa mốc thạch cao của bạn được ko
Inbox cho bạn nha.
Tại nhìu cao thủ trên đây nên sợ nói ra rồi bị chê là múa rìu qua thợ.
 
L
Hiện bên mình đang ủ mùn cưa thời gian ủ là 12 ngày (đảo 3 lần) mình bỏ dinh dưỡng (cám gạo, bột bắp) vào ngày thứ 8 (lần đảo thứ 2) có hợp lí không bạn?
Thks!
 
T
Hiện bên mình đang ủ mùn cưa thời gian ủ là 12 ngày (đảo 3 lần) mình bỏ dinh dưỡng (cám gạo, bột bắp) vào ngày thứ 8 (lần đảo thứ 2) có hợp lí không bạn?
Thks!
Mình chưa trồng trên mùn cưa nên kinh nghiệm ko có :(
Zalo em quên mật khẩu nên em đăng kết quả ủ theo cách của anh Trương Quốc Thanh lên đây
Kim thưa thưa từng kim, ko có chùm chùm
Được 9 ngày rồi

VTXcH7.jpg


tpBnk2.jpg


JXHgV1.jpg

pCbgJH.jpg


5QMeTR.jpg



JXHgV1.jpg
 
N
Zalo em quên mật khẩu nên em đăng kết quả ủ theo cách của anh Trương Quốc Thanh lên đây
Kim thưa thưa từng kim, ko có chùm chùm
Được 9 ngày rồi
-Bạn có thể chia sẽ kỷ thuật với, mình thấy mà thích quá, email của mình nguyenvanlong2018@gmail.com Thank bạn nha.!
Mình chưa trồng trên mùn cưa nên kinh nghiệm ko có :(
--- @ Thứ hai lúc 16:58, Original Post Date: Thứ bảy lúc 13:30 --- Zalo em quên mật khẩu nên em đăng kết quả ủ theo cách của anh Trương Quốc Thanh lên đây
Kim thưa thưa từng kim, ko có chùm chùm
Được 9 ngày rồi

VTXcH7.jpg


tpBnk2.jpg


JXHgV1.jpg

pCbgJH.jpg


5QMeTR.jpg



JXHgV1.jpg
-Xin hỏi, lúc ủ tơ, nhiệt độ nhà trồng cần bao nhiêu, và nhiệt độ nguyên liệu cần bao nhiêu vậy? Thank.
 
N
xin hỏi bạn đang trồng hay lên đây để tìm hiểu?
-Mình đang trồng thử, nhưng thất bại liên tiếp, ủ bông đủ cách rồi, nhiệt độ thì không nắm vững, nói chung là chưa có kinh nghiệm nào, mong bạn chỉ giáo chút kinh nghiệm email: nguyenvanlong2018@gmail,com. Thank!.
 
Last edited by a moderator:
T
-Mình đang trồng thử, nhưng thất bại liên tiếp, ủ bông đủ cách rồi, nhiệt độ thì không nắm vững, nói chung là chưa có kinh nghiệm nào, mong bạn chỉ giáo chút kinh nghiệm email: nguyenvanlong2018@gmail,com. Thank!.
Nhiệt độ 26 tới 35
ủ tơ hay nuôi kim gì cũng nhiệt độ đó mà canh
 
T
-Từ lúc cấy meo, bao nhiêu ngày dỡ bạt, và tưới như thế nào, mong bạn chỉ giúp, cảm ơn.

4 tới 6 ngày thì dỡ bạt
Còn tưới là tùy vào thời tiết nóng hay mưa, lạnh, nhà kín hay hở nửa. Cái đó là do kinh nghiệm tích lũy từ từ mà có thôi bạn. Tưới ít quá thì kim ko lớn nổi, mà nhiều quá có nấm dại, úng nấm con, úng kim luôn.

Topic dạo này ít đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm cũng vì nguyên nhân như người trồng đc thì giấu nghề. Mà ng trồng đc thì quá ít, ng thất bại quá nhiều.
Mà giấu nghề cũng đúng, vì ng ta đã bỏ ra tiền bạc, công sức, thời gian và biết bao thất bại để thành công.
Mấy bạn nào mới bắt trồng trên bông, chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng thử trồng. Cầm chắc thất bại 90% đó.
Tốt nhất là nhờ 1 người nào đi trước nhiều kinh nghiệm cầm tay chỉ việc, như vậy may mắn có thể thành công,
 
Last edited by a moderator:
N
4 tới 6 ngày thì dỡ bạt
Còn tưới là tùy vào thời tiết nóng hay mưa, lạnh, nhà kín hay hở nửa. Cái đó là do kinh nghiệm tích lũy từ từ mà có thôi bạn. Tưới ít quá thì kim ko lớn nổi, mà nhiều quá có nấm dại, úng nấm con, úng kim luôn.

Topic dạo này ít đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm cũng vì nguyên nhân như người trồng đc thì giấu nghề. Mà ng trồng đc thì quá ít, ng thất bại quá nhiều.
Mà giấu nghề cũng đúng, vì ng ta đã bỏ ra tiền bạc, công sức, thời gian và biết bao thất bại để thành công.
Mấy bạn nào mới bắt trồng trên bông, chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng thử trồng. Cầm chắc thất bại 90% đó.
Tốt nhất là nhờ 1 người nào đi trước nhiều kinh nghiệm cầm tay chỉ việc, như vậy may mắn có thể thành công,
Bông có cần đánh nhuyễn tơi ra không vậy bạn.
 
D
4 tới 6 ngày thì dỡ bạt
Còn tưới là tùy vào thời tiết nóng hay mưa, lạnh, nhà kín hay hở nửa. Cái đó là do kinh nghiệm tích lũy từ từ mà có thôi bạn. Tưới ít quá thì kim ko lớn nổi, mà nhiều quá có nấm dại, úng nấm con, úng kim luôn.

Topic dạo này ít đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm cũng vì nguyên nhân như người trồng đc thì giấu nghề. Mà ng trồng đc thì quá ít, ng thất bại quá nhiều.
Mà giấu nghề cũng đúng, vì ng ta đã bỏ ra tiền bạc, công sức, thời gian và biết bao thất bại để thành công.
Mấy bạn nào mới bắt trồng trên bông, chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng thử trồng. Cầm chắc thất bại 90% đó.
Tốt nhất là nhờ 1 người nào đi trước nhiều kinh nghiệm cầm tay chỉ việc, như vậy may mắn có thể thành công,

Thất bại ngành trồng ??? Vâng có quá nhiều lỗi có thể dẫn đến thất bại của 1 vụ trồng . Có những lỗi xuất phát từ kiến thức chuyên ngành , Có những lỗi xuất phát từ năng lực đầu tư ( còn yếu và thiếu ) ...lại cũng có những lỗi rất ư là vô duyên xin tường thuật đến bạn đọc tham khảo : 1 nhà nấm của mình ( 420m2 dt trồng ) loạt đầu trong 1 ngày có thể thu hoạch khoảng 200kg nấm thế nhưng người hái không chuyên nghiệp thì dễ toi ngay
- hái bằng dao cắt kỹ nhưng chậm ( ít chết nấm non ) thì 3 người hái phải làm việc suốt ngày trong nhà trồng do đó không thể có thời gian bổ sung , điều chỉnh độ ẩm , nhiệt độ , thông gió ...cho nhà trồng -> mất kiểm soát ( nấm sẽ khô héo dễ bị dài và bung dù -> mất chất lượng , mất giá ), . và nếu cứ như thế khoảng 1 tuần thì người hái cũng bỏ chạy bởi môi trường nhà trồng luôn nóng ẩm khó chịu . chắc cũng có bạn cho rằng tăng số lượng người hái thì sẽ giải quyết bài toán khó này . nhưng không hẳn đâu . Tăng số lượng thì càng mau xuống cấp hơn , Tại sao ??? 6 - 8 người cùng vào hái nấm thì sau vài tiếng Nấm còn lại sẽ bị thun đầu , nhăng nheo và vài tiếng sau thì chết . do bởi hơi người phát thải ra nhà trồng , lượng oxy bị cạnh tranh giữa người và nấm .... Tăng thời lượng thông gió ư ??? thì mất độ ẩm mà không thể bổ sung trong lúc nhân công đang thu hoạch và cũng làm nấm sắp hái bị ướt dễ nhũn .
- Còn hái nhanh thì thường bị dối , động gốc , hái 1 chết 1 , hái 1 chết chùm thì sau 2 ngày thu hoạch toàn bộ nấm còn lại sẽ tàn tạ hết ....
Người trồng không ra nấm thất bại đã đành , người trồng ra nấm thật nhiều thật khủng mà thất bại mới vô duyên chứ lị . nhưng đó là chuyện có thật đấy . Năng suất thật sự thể hiện trên giá thể rất khủng các bạn ạ : Nấm lớn như cái nút áo trở lên bình quân khoảng 400 quả/m2 , chưa kể nấm kim và nấm cở đầu đủa ( mình đã kiểm chứng qua hàng chục nhà trồng rồi ngay cả khi chuẩn bị cho thu hoạch sản lượng vẫn luôn ổn định) . Và trọng lượng quả nấm loại 1 bình quân 15g/quả . vị chi có khả năng thu hoạch loạt 1 khoảng 3 - 4kg/m2 nếu kiểm soát tốt ( 1 m2 8kg nguyên liệu bông khô ). điều đó có thể khẳng định vùng khí hậu của VN tối ưu hơn TQ .
Theo mình để khắc phục những nhược điểm trên Mô hình KT cho Phương thức canh tác Công Nghệ cao phải quy mô , nhiều nhân lực , chuyên nghiệp cho từng khâu ( thu hoạch chẳng hạn phải có giải pháp hái thật nhanh mà vẫn không làm chết nấm non -> có nhiều thời gian hơn để kiểm soát bổ sung những nhu cầu thiết yếu cho số nấm non còn lại tiếp tục tăng trưởng ) ..
Vài lời chia sẽ cùng các bạn
Mình chưa trồng trên mùn cưa nên kinh nghiệm ko có :(
Zalo em quên mật khẩu nên em đăng kết quả ủ theo cách của anh Trương Quốc Thanh lên đây
Kim thưa thưa từng kim, ko có chùm chùm
Được 9 ngày rồi
Nhìn nấm thì nhà trồng của Bạn thiếu dưỡng khí rồi , nấm lõm đầu hơi nhiều nếu không kiểm soát kỷ , trong nhà trồng sẽ có 2 sự sống cùng phát triển : Nấm thích oxy và mát , tơ thích CO2 và nóng và như thế vụ trồng không thắng lợi trọn vẹn .
VTXcH7.jpg


tpBnk2.jpg


JXHgV1.jpg

pCbgJH.jpg


5QMeTR.jpg



JXHgV1.jpg
 
Last edited by a moderator:
N
Xem file đính kèm 4395 ???????????????? Tại sao meo nấm rơm ở nước ngoài khi già ngày sẻ hình thành nên nấm non trong bịch nếu rạch bịch nấm ra mấm sẻ sinh trưởng bình thường còn ở Việt Nam meo nấm già ngày thì chết đi ? vậy chất lượng meo có vấng đề gì không ? hay do giống meo nấm rơm ở Việt Nam ? và trung bình 1tan nguyên liệu họ chỉ sử dung khoảng 20 bịch như hình chụp năng suất của họ luôn trên 30% .năng suất 50 -60% là có thể .ở Việt nam để đạt 50-60% rất khó .
Xem file đính kèm 4418 Xem file đính kèm 4419 Xem file đính kèm 4420 sản phẩm Và meo cấp 2 gạo lức .
 
N
Zalo em quên mật khẩu nên em đăng kết quả ủ theo cách của anh Trương Quốc Thanh lên đây
Kim thưa thưa từng kim, ko có chùm chùm
Được 9 ngày rồi
Bông có cần đánh nhuyễn tơi ra không bạn?.
 
T
Bông có cần đánh nhuyễn tơi ra không bạn?.
ko cần đánh tơi cũng đc
Thất bại ngành trồng ??? Vâng có quá nhiều lỗi có thể dẫn đến thất bại của 1 vụ trồng . Có những lỗi xuất phát từ kiến thức chuyên ngành , Có những lỗi xuất phát từ năng lực đầu tư ( còn yếu và thiếu ) ...lại cũng có những lỗi rất ư là vô duyên xin tường thuật đến bạn đọc tham khảo : 1 nhà nấm của mình ( 420m2 dt trồng ) loạt đầu trong 1 ngày có thể thu hoạch khoảng 200kg nấm thế nhưng người hái không chuyên nghiệp thì dễ toi ngay
- hái bằng dao cắt kỹ nhưng chậm ( ít chết nấm non ) thì 3 người hái phải làm việc suốt ngày trong nhà trồng do đó không thể có thời gian bổ sung , điều chỉnh độ ẩm , nhiệt độ , thông gió ...cho nhà trồng -> mất kiểm soát ( nấm sẽ khô héo dễ bị dài và bung dù -> mất chất lượng , mất giá ), . và nếu cứ như thế khoảng 1 tuần thì người hái cũng bỏ chạy bởi môi trường nhà trồng luôn nóng ẩm khó chịu . chắc cũng có bạn cho rằng tăng số lượng người hái thì sẽ giải quyết bài toán khó này . nhưng không hẳn đâu . Tăng số lượng thì càng mau xuống cấp hơn , Tại sao ??? 6 - 8 người cùng vào hái nấm thì sau vài tiếng Nấm còn lại sẽ bị thun đầu , nhăng nheo và vài tiếng sau thì chết . do bởi hơi người phát thải ra nhà trồng , lượng oxy bị cạnh tranh giữa người và nấm .... Tăng thời lượng thông gió ư ??? thì mất độ ẩm mà không thể bổ sung trong lúc nhân công đang thu hoạch và cũng làm nấm sắp hái bị ướt dễ nhũn .
- Còn hái nhanh thì thường bị dối , động gốc , hái 1 chết 1 , hái 1 chết chùm thì sau 2 ngày thu hoạch toàn bộ nấm còn lại sẽ tàn tạ hết ....
Người trồng không ra nấm thất bại đã đành , người trồng ra nấm thật nhiều thật khủng mà thất bại mới vô duyên chứ lị . nhưng đó là chuyện có thật đấy . Năng suất thật sự thể hiện trên giá thể rất khủng các bạn ạ : Nấm lớn như cái nút áo trở lên bình quân khoảng 400 quả/m2 , chưa kể nấm kim và nấm cở đầu đủa ( mình đã kiểm chứng qua hàng chục nhà trồng rồi ngay cả khi chuẩn bị cho thu hoạch sản lượng vẫn luôn ổn định) . Và trọng lượng quả nấm loại 1 bình quân 15g/quả . vị chi có khả năng thu hoạch loạt 1 khoảng 3 - 4kg/m2 nếu kiểm soát tốt ( 1 m2 8kg nguyên liệu bông khô ). điều đó có thể khẳng định vùng khí hậu của VN tối ưu hơn TQ .
Theo mình để khắc phục những nhược điểm trên Mô hình KT cho Phương thức canh tác Công Nghệ cao phải quy mô , nhiều nhân lực , chuyên nghiệp cho từng khâu ( thu hoạch chẳng hạn phải có giải pháp hái thật nhanh mà vẫn không làm chết nấm non -> có nhiều thời gian hơn để kiểm soát bổ sung những nhu cầu thiết yếu cho số nấm non còn lại tiếp tục tăng trưởng ) ..
Vài lời chia sẽ cùng các bạn
vấn đề liên quan tới hái thì con thấy mô hình của anh Phạm Văn Đạo đã khắc phục đc hạn chế này.
Vấn đề nhìu ng gặp phải là năng suất kém, giá bông miền Nam còn cao, giá nấm lại ko cao nên hay bị lỗ.
ngoài ra còn dịch bệnh, lỗi kỹ thuật
 
D
ko cần đánh tơi cũng đc

vấn đề liên quan tới hái thì con thấy mô hình của anh Phạm Văn Đạo đã khắc phục đc hạn chế này.
Vấn đề nhìu ng gặp phải là năng suất kém, giá bông miền Nam còn cao, giá nấm lại ko cao nên hay bị lỗ.
ngoài ra còn dịch bệnh, lỗi kỹ thuật
mô hình của Anh Đạo năng suất chưa là gì cả ( vì khi bị giải tỏa ttrang trại anh ấy cũng không thể dám triển khai tiếp ở nơi khác ) , nấm mà lên đầy kín thì sẽ thấy khâu thu hoạch là quan trọng như thế nào .
- Năng suất kém hầu hết là do quy trình không đồng bộ , mất kiểm soát ở nhiều khâu
- Giá bông cao là do làm ở quy mô nhỏ qua nhiều trung gian ( khả năng giá bông tầm khoảng 1,8 - 2 triệu/tấn nếu quy mô lớn < 30 tấn/tháng .)
- lợi thế của Nấm rơm là thời vụ ngắn . dịch bệnh vừa nảy sinh cũng là lúc hết vụ nếu như thực hiện đầy đủ chuổi giải pháp phòng ngừa dịch hại thì tình trang này sẽ khắc phục được khá nhiều .
 
Back
Top