Người Bảy Núi đầu tiên nuôi dông thu trăm triệu

  • Thread starter Gia Mẫn
  • Ngày gửi
theo Zing | 21/06/2014 20:51




Anh Trần Văn Chánh là người đầu tiên ở vùng Bảy Núi (huyện Tịnh Biên, An Giang) thực hiện nuôi dông, kiếm được cả trăm triệu đồng mỗi năm.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Là người đầu tiên tại vùng Bảy Núi (An Giang) nuôi dông nhưng anh Trần Văn Chánh đã thành công với mô hình này.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Ban đầu, anh Chánh thả nuôi 1.500 con dông giống trong chuồng trại có diện tích 500m2. Thấy hiệu quả, anh Chánh đã mở rộng phần diện tích nuôi lên 2.000 m2. Số lượng dông cũng được anh tăng lên so với mức 1.500 con ban đầu.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Đặc tính của loài dông là thích sống ở vùng đất pha cát. Do đó, chuồng trại cũng được xây kỹ để dông không thoát được ra ngoài.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Thức ăn chính của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, giá, lá khoai lang… Đây đều là những loại dễ tìm tại vùng Bảy Núi. Bên cạnh chuồng trại, con giống là yếu tố quan trọng. Để loài bò sát này đạt tỷ lệ sống cao, con giống cần khỏe mạnh, trọng lượng khoảng 20-30 con/kg.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Sau 4-5 tháng thả nuôi, nếu được chăm sóc tốt, dông có thể đạt trọng lượng 6-7 con/kg - đủ tiêu chuẩn để bán. Khác hàng chủ yếu là các nhà hàng ở TP.HCM và quán nhậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Giá bán dao động 350.000 đến 400.000 đồng/kg.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Anh Trần Văn Chánh cho biết, dông là loài lớn nhanh. Một năm, loài này đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ 6-8 trứng. Khoảng 10 ngày, trứng nở thành con. Sau 4-5 tháng, người nuôi có thể xuất chuồng bán dông.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Là loài ít tốn công chăm sóc lại dễ nuôi nên tỷ lệ sống của dông có thể lên tới 98%. Hiện nay, bình quân một tháng anh Chánh tuyển chọn xuất bán khoảng 30-40 kg dông trưởng thành cho thị trường.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Ngoài việc bán dông thương phẩm anh còn bán con giống giá 500.000 – 600.000 đồng/kg.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Trọng lượng con dông trưởng thành trung bình từ 300 đến 600 gram/con. Cá biệt, con đực có thể đạt cân nặng 1kg/con.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Anh Chánh cho biết, bình quân 1.000 con dông nuôi sau 6 tháng cho nguồn thu từ 50-60 triệu đồng. Hiện tại, đàn dông của anh nuôi có thể tự sinh sản làm tăng số lượng lên, thay vì phải mua giống mới.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Muốn thu hoạch, người nuôi dông thường dùng bẫy sắt.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Thông thường, dông cái có màu xám, còn dông đực to hơn có màu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Sắp tới anh Chánh sẽ mở rộng diện tích nuôi dông lên 1ha để đủ cung cấp theo đơn đặt hàng.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Ngoài ra anh còn cung cấp con giống cho các hộ trong xóm có ý định nuôi dông. Anh cũng là đầu mối thu gom dông của bà con.
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Song song với nuôi dông, anh Chánh kết hợp thêm mô hình trồng thanh long ruột đỏ để tăng hiệu quả kinh tế. Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch Hội nông dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: "Nuôi dông thực sự là hướng đi mới mang lại hiệu quả đối với những vùng đất cát Bảy Núi, vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa bảo vệ nguồn sinh vật tự nhiên quý hiếm".
nguoi-bay-nui-dau-tien-nuoi-dong-thu-tram-trieu.jpg

Mô hình nuôi dông và trồng thanh long ruột đỏ của anh Chánh được Sở Khoa học Công nghệ An Giang khuyến khích. Đây cũng là cách làm giàu được cơ quan chức năng An Giang khuyên người dân có điều kiện nên chuyển hướng để tăng thu nhập.

Theo sonha.vn
 
Tên của loài này nghe khá lạ, mà cũng không biết nó để làm món gì. Nhìn qua giống loài thằn lằn nhưng nhìn kĩ thì lại không phải.
 
Tên của loài này nghe khá lạ, mà cũng không biết nó để làm món gì. Nhìn qua giống loài thằn lằn nhưng nhìn kĩ thì lại không phải.
Bạn về Bình thuận ra huyện Bắc bình và vào bất cứ nhà nào nuôi dông mua 1kg dông trống loại 2 con 1 kg rồi hỏi họ món ngon nhất của con dông là gì rồi thì bạn sẽ hiểu giá trị của nó.
 
"... Sau 4-5 tháng thả nuôi, nếu được chăm sóc tốt, dông có thể đạt trọng lượng 6-7 con/kg....". ".... Một năm, loài này đẻ 2-3 lần..." Nhà mình cũng nuôi dông nhưng thấy không đúng như thế này, hay dông ngoài mình nó kế hoạch và biếng ăn nên chậm lớn. dông đẻ một lần và sau 4-5 tháng phải trên 10con mới được 1kg, nhà mình cho ăn đầy đủ. Mình ở Ninh Thuận.
 
Dông là một món ăn có giá trị. Điều đó khỏi phải bàn.
Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về chăn nuôi con này. Con
này cũng có sẵn ngoài tự nhiên ở Florida, nước Mỹ, và
cũng đã nhiều người nuôi, đương nhiên để chơi, làm
cảnh, và họ đã nghiên cứu về nó.

Nói tóm lại, con này nuôi không dễ, ở chỗ tốn rất nhiều
diện tích. Người ta chưa tìm ra cách nuôi công nghiệp
đại trà, mà mới chỉ nuôi vài con làm cảnh (ở Mỹ) hay vài
héc ta (ở Việt Nam). Đó là vì nó đòi phải có đất đào
hang làm nhà đẻ và nuôi con. Vì thế, không thể cho ăn
nhiều và dọn cứt đái được. Cứt đái của chúng vẫn để cho
mưa gió dọn hộ. Nếu nuôi dày như nuôi công nghiệp, cứt
đái sẽ làm bẩn, và kết quả chắc bà con cũng biết, là
bệnh tật và chết hàng loạt. Với kỹ thuật nuôi dông bây
giờ, năng suất dông trên một đơn vị diện tích là rất
hạn chế. Nghề này chỉ có thể làm được ở nơi diện tích
đát rẻ mạt, không trồng cấy được cây gì hay chăn nuôi
được con gì khác (heo, gà).
 
"... Sau 4-5 tháng thả nuôi, nếu được chăm sóc tốt, dông có thể đạt trọng lượng 6-7 con/kg....". ".... Một năm, loài này đẻ 2-3 lần..." Nhà mình cũng nuôi dông nhưng thấy không đúng như thế này, hay dông ngoài mình nó kế hoạch và biếng ăn nên chậm lớn. dông đẻ một lần và sau 4-5 tháng phải trên 10con mới được 1kg, nhà mình cho ăn đầy đủ. Mình ở Ninh Thuận
ban biet o dau co ban dong giong k .chi minh voi
 
Trời ... Cũng là ông nhà báo nửa rồi. Con dông hiện nay vẫn có đầu ra là đúng. Nhưng nuôi không dễ như báo nói đâu. Dông chỉ thích vùng đất cát cao ráo, khô cằn, đất thấp ẩn ướt nuôi là lỗ bay nhà luôn. Dông nuôi chậm lớn cực kỳ, vì thức ăn toàn là rau quả, và biếng ăn lắm. Nếu cho ăn côn trùng dông mau lớn hơn, nhưng không lời. Cẩn thận khi nuôi dông, nếu muốn nuôi hãy mua về vài kg nuôi thử. Nuôi được thì mới mở rộng tầm ra, còn không thì tìm những con còn sót lại nhậu và nghĩ luôn. Coi chừng lúc tìm lại không còn con nào để nhậu hết đó nha.
Nếu dông dễ nuôi như bồ câu, heo rừng, chim trĩ... Thì hiện nay nó đã thành đại trà rồi. Hiện nay con dông vẫn còn trong nhiều suy nghĩ của người nuôi. Trước đây đã có nhiều người nuôi, nay đã nghĩ với nghề nuôi dông này rồi
 
Back
Top