Quy trình điều trị của bạn là dùng hóa chất diệt nấm phun lên lá.
Quy trình này không đúng.
Câu lưu dẫn hai chiều từ lá xuống gốc, từ gốc xuống lá là câu nói của dân thương mại. Nó không thể lưu dẫn xuống rễ nên không hết bệnh ở rễ được. Nếu bạn nói nó đã hết bệnh rễ, thì bạn cần phải đào rễ lên, kiểm tra xem vết nấm bệnh đã liền mô sẹo chưa, tôi tin chắc là chưa.
Về thuốc điều trị thối rễ trên tất cả các cây trồng cạn là 1, bởi nó có chung nhóm nấm bệnh, chỉ khác nhau là kỹ chỉ trên cây gì mà thôi.
Không chỉ đu đủ mà ớt, rễ chanh (trên đó có thể là cây khác chứ không phải cây chanh), bưởi... thì dùng các loại thuốc aliet hoặc ariphot 400, hoặc cacbendazim hoặc topsin tưới xuống gốc chứ không thể phun lá. Tùy theo giá trị của cây trồng mà cộng thêm til.
Riêng đu đủ, khả năng chịu đựng ngưỡng quá hạn với Cu vô cùng cao nên rẻ tiền nhất là dùng CuSO4.5H2O tưới thẳng xuống gốc, nó còn có ưu nữa là diệt luôn tuyến trùng, tuy chính ưu này cũng là nhược vì diệt hết côn trùng, vi sinh vật đất.
Bạn cần phải kết hợp thêm thuốc tuyến trùng, thuốc tuyến trùng là điều gần như là bắt buộc đối với cây rau màu.
Khi chắc chắn rằng, các vêt thương đã liền mô sẹo thì mới tiến hành các biện pháp tiếp theo dưới đây:
Về thuốc tưới ra rễ, thì dù bất kỳ thuốc nào, bất kỳ thương hiệu nào, sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào chỉ duy nhất có 1 hoạt chất NAA. Tùy theo đối tượng cây trồng hoặc giá trị thương hiệu, hoặc giá bán lẻ cao hay thấp mà nhà sản xuất đưa thêm vài chất phụ trợ như các vitamin, humit, fulvit... Bạn nên sử dụng thành phẩm thương mại nào có hàm lượng NAA cao là được ví như N3M, thiên nông kích phát tố... Nếu bạn chắc chắn rằng bạn đã điều trị đúng thì đưa chất ra rễ cùng lúc với hóa chất trị nấm, tuyến trùng, nó sẽ giảm thời gian chờ đợi cho bạn.
Bạn cần bổ sung nấm có lợi và vi sinh vật đất và sử dụng các loại phân bón tốt cho cây dễ hấp thu của BM, Yara.
Nếu chỗ bạn có tro củi, đó là chất hỗ trợ điều trị tốt nhất cho cây của bạn.
Tôi chỉ trình bày trên nguyên lý thôi để bạn tự khám phá thôi, bạn cần có thời gian, tốn kém, thiệt hại thì mới hiểu được chân lý của nó.
Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian tìm hiểu và thiệt hại, hãy đi thuê lại một vườn, hoặc một góc vườn đu đủ đã bị xoăn đọt, mày mò và khám phá, ghi chép lại, các nghiệm thức thực nghiệm thì sẽ rút ra kết luận nhanh hơn.
Hoặc như bạn nói bạn đã sẵn sàng nhổ cả vườn thì bạn hãy chia khu vườn đó ra làm nhiều lô và thí nghiệm nhiều nghiệm thức theo nhiều hướng suy luận khác nhau.
Tuy nhiên, trong canh tác lấy lãi, điều tốt nhất là đừng bao giờ để cây bị bệnh, việc điều trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế mà thôi, khi cây đã bị bệnh thì năng suất giảm 40 - 60% là đương nhiên, công thêm chi phí tăng rất cao, chỉ mong hòa vốn là tốt. Việc làm như thế nào để cây chẳng những không bị bệnh mà còn luôn khỏe mạnh, hoặc suy yếu như mong muốn đó không chỉ là khoa học, mà là cả một nghệ thuật, thủ đoạn, liều mạng.