Những điều lưu ý khi dùng thuốc trừ cỏ

Qua theo dõi trên chân ruộng, nông dân cần nắm rõ những loại cỏ chủ yếu tồn tại và phát triển là nhóm cỏ 1 lá mầm (cỏ lá hẹp) hay cỏ 2 lá mầm (cỏ lá rộng). Đây là điều cần biết đầu tiên để lựa chọn loại thuốc trừ cỏ hiệu quả nhất cho ruộng lúa.

259fbdd6351347aba33a028a0935b57b1.jpg

Xử lý cỏ dại trên ruộng lúa sau gieo

Cần tìm hiểu trên bao bì nhãn mác các sản phẩm thuốc cỏ định sử dụng để biết và hiểu về dạng thuốc, phổ tác động cũng như thời điểm áp dụng hay cách tác động của thuốc trừ cỏ.
Thuốc trừ cỏ cho lúa đều có tính chọn lọc (chỉ ảnh hưởng trên cỏ nhưng không ảnh hưởng trên cây trồng). Nhiều loại thuốc còn có tính chọn lọc đối với một số nhóm cỏ nhất định. Vì vậy trước khi chọn để diệt cỏ nông dân cần đọc kĩ thuốc đó có tác dụng hữu hiệu đối với những loại cỏ nào mà nhà sản xuất đã công bố trên bao bì.
Thời điểm áp dụng của thuốc: Có 2 thời điểm đó là diệt cỏ khi chưa nảy mầm(thuốc tiền nảy mầm) hay đã nảy mầm thành cây cỏ (sử dụng thuốc hậu nảy mầm). Tùy theo thời tiết sau khi gieo cấy hoặc phương thức là gieo thẳng hay cấy mạ mà người trồng lúa có thể sử dụng thuốc cỏ tiền nảy mầm (1 - 4 ngày sau gieo cấy) hay sử dụng thuốc hậu nảy mầm (5 - 20 ngày sau gieo cấy).
Nếu thời tiết giá lạnh liên tiếp ngay sau gieo cấy lúa xuân tốt nhất không nên sử dụng ngay thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm để phun hay rắc ra ruộng. An toàn và hiệu quả nhất là chờ đến khi cỏ mọc, thời tiết nắng ấm mới tiến hành trừ cỏ bằng thuốc hậu nảy mầm.
Ngoài ra nông dân nên lựa chọn các loại thuốc có tính lưu dẫn cao để diệt trừ cỏ dại sẽ cho kết quả cao hơn.
- Biết sử dụng thuốc đúng:
+ Dùng đúng loại thuốc cỏ cần thiết: Dựa trên những hiểu biết nêu trên nông dân nên chọn sử dụng loại thuốc cỏ nào an toàn cho cả người, cây trồng, sinh vật có ích và không tồn lưu lâu dài trong môi trường sống.
+ Dùng thuốc trừ cỏ đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách: Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc dùng thuốc trừ cỏ (>15 độ C) tốt nhất nông dân nên trừ cỏ sớm bằng thuốc tiền nảy mầm để dễ diệt được cỏ dại, lúa không bị tranh chấp dinh dưỡng, ánh sáng... Đa số các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Sofit, Heco, Butan, Prefit, Sunny... đều cần sử dụng trong khoảng 1 - 4 ngày sau gieo cấy mới cho hiệu lực cao. Với những loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm được sử dụng khi điều kiện thời tiết không thuận lợi để sử dụng thuốc tiền nảy mầm hoặc việc sử dụng thuốc này không có tác dụng ở lần trước (cỏ vẫn mọc).
Thời điểm phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm ở những thuốc khác nhau là khác nhau. Có loại trừ cỏ sau gieo cấy 5 - 10 ngày nhưng có loại lại chỉ được sử dụng sau khi gieo cấy 18 - 20 ngày. Vì vậy nông dân cần đọc kĩ nhãn mác để biết cách sử dụng cho từng loại thuốc đã chọn.
+ Đối với thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Mặt ruộng cần làm bằng phẳng để thuốc cỏ phủ được kín toàn bộ bề mặt. Không nên để ruộng mấp mô vì sau này những chỗ đất cao cỏ vẫn mọc. Quản lý nước sau khi xử lý thuốc là khâu rất cần thiết: Sau 3 - 4 ngày kể từ khi dùng thuốc trừ cỏ lúa thì cho nước vào ruộng ở mức láng mỏng và duy trì liên tục. Tuyệt đối không được để bề mặt ruộng nứt nẻ sau khi trừ cỏ.
+ Với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm cần làm ruộng bằng phẳng, để nước xâm xấp mặt ruộng liên tục khoảng 1 tuần sau khi xử lý.
+ Tùy theo dạng bột hay nước mà người dùng có thể pha vào nước để phun hay trộn cùng phân bón hoặc đất bột rắc. Không nên phối trộn với thuốc trừ sâu để phun cùng cho lúa non sau gieo cấy. Việc làm này không những gây lãng phí mà nhiều khi còn làm giảm hiệu lực của thuốc trừ cỏ. Nông dân cần biết lúa xuân trong vòng 40 ngày sau gieo cấy không nên phun thuốc trừ sâu.
 




Back
Top