Những sai lầm nông dân thường mắc phải

  • Thread starter minhthaobc
  • Ngày gửi
tôi từng đã như thế .
nhưng rất may tôi chỉ mất đi 2 tuổi đời chán nản và bế tắc và 1 tuổi đẻ làm lại
nhờ trời kinh tế của tôi ko hao hụt
cảm ơn bài viết cua bạn rất hay
.
 


Bài viết cuả bác rất hay , UMT muốn đóng góp thêm từ kinh nghiệm thực tế khi làm việc với nông dân ở Gò Quao, U minh thượng (gia đình và lối xóm) trong phần này :
7/Quá tự tin kiêu ngạo hoặc quá tự ti
Do điều kiện hạn chế về trình độ văn hóa, không có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin qua sách vở, báo chí hay internet trong việc tìm hiểu tiếp thu cái mới. Đứng trước phương pháp nuôi trồng mới, giống cây trồng vật nuôi mới, người nông dân do tự ti mặc cảm là mình trình độ kém, nên dù được hướng dẩn cũng thường trong chờ được "cầm tay chỉ việc " cho chắc ăn, việc gì cũng chờ hỏi lại, sợ sai không có những quyết định đúng lúc và cần thiết cho công việc. Khi có thiệt hại kết quả không như ý thì chán nản quay lại lối mòn củ quen thuộc với mình.
Ngược lại, khi đọc được vài cuốn sách, qua vài lớp tập huấn hay làm thành công được dù chỉ một lần thì tự tôn thấy mình giỏi hơn...kỷ sư, không còn tuân thủ quy trình mà làm theo ý mình và thất bại và lại chán nản .
Cám ơn mọi người đã đọc.
Tôi có cảm giác bạn chưa hiểu người nông dân cho lắm
về cơ bản nông dân ta hiền lành , chăm chỉ , thật thà ... nói chung ĐẠO ĐỨC tốt , họ thực thà chứ không hề kém hiểu biết , nhất là những nông dân sản xuất quy mô lớn , có tính hàng hóa cho thị trường ,
những nông dân (những ông chủ )trang trại lớn , thường họ rất giỏi , họ là người lao động trực tiếp , là người bán hàng , là người hoạch định chiến lược sản xuất ....
cọ có bằng đại học , hoặc không ... nhưng kinh nghiệm thực tế , cùng những gì họ học được qua sách vở , qua mạng anh tẹc nét , qua trợ lý của họ ..... sẽ giúp họ biết phải làm gì ?
các bạn đã nhầm , và nhầm nặng rồi đấy , họ có thể là chuyên gia trồng trọt , chăn nuôi , cơ khí nông nghiệp , nuôi trồng thủy hải sản , hiện có rất nhiều cử nhân nghành chăn nuôi , nuôi trồng .. đang làm thuê cho các ông chủ này đấy , cho những ông nông dân này đấy:huh:
 
Nhận ra được hết những vấn đề trên thì hầu như đã qua cay đắng ngọt bùi...
 
bạn minh thảobc. khi viết bài này bạn đang ngồi ở thành phố hồ chí minh viết bài.hay đang ở một vùng nông thôn nào của việt nam vậy ? bạn có một vài nhận định mà mình cho là khá chính xác .nhưng vẩn cảm thấy bạn chưa thật sự hiểu nông dân việt nam.là con dân bình phước . địa phương nổi tiếng về "trồng chặt". mình xin đóng góp một ít nhận xét về nông dân việt nam ,để cùng anh em trên diển đàng tham khảo.
nông dân mình bây giờ bản lỉnh lắm rồi.từ những bài học cay đắng liên tục đến .quá đủ cho họ kết luận mình phải làm gì. nghe ai? tin ai?.và nên hiểu họ đang trẻ hoá đội ngủ đấy .
xin đừng vội trách họ phạm sai lầm của kẻ đánh bạc.khi mà sản phẩm của họ làm ra phải đối diện với một thị trường đầy rủi ro?nói đúng hơn hoàn toàn bất lực.ai chuyên gia kinh tế nào giám bảo trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp của họ?dù chỉ là 1 củ tỏi.
đừng trách họ vội vàn cả tin.mà phải hiểu cho họ . chính họ đả từng bị nhửng thông tin uy tính nhất. vô trách nhiệm hay cố ý lừa họ đó.ví dụ con chồn nhung đen hiện giờ ra sao?vậy mà thỉnh thoảng một vài đài truyền hình địa phương vẩn phát . những bài ca củ rích vẩn có thể làm mê người mới nghe lần đầu.khi một nông sản nào có giá thì các phương tiện truyền thông đưa lên hàng vip. không biết bao nhiêu là những mĩ từ ca ngợi.rồi khi giá xuốn tất cả đều êm ru phủi tay xong việc.chính vì mất lòng tinh . mà họ trở thành bảo thủ.
họ bị nhiểu loạn thông tin.cô độc với thương trường.nếu thật sự hiểu nông dân thì ai củng sẽ tự thấy.khi họ dài cổ chờ từng đồng vốn để phát triển . thì vốn đâu? nó đang ùng tắt vì nợ xấu.vị tha và cam chịu bản chất nông dân việt nam là thế đó.khi đại dịch bùng lên thì thú y hoạt động rầm rộ. còn ngày thường thì sao?.nông dân việc cười nhiều hơn trách.và kể làm sau hết những thiệt thòi bất công mà họ đả và đang đối đầu.
với nhửng khó khăn như vậy mà họ vẩn đang phát triển kia mà.họ đủ khôn lanh để mắt thấy .tai nghe. tay sờ mó. rồi mới chịu tin.còn chỉ nói suôn với họ hết ăn rồi , cho dù người nói là ông gì củng" hảy đợi đấy".còn vấn đề đoàn kết chia sẽ thông tin họ có từ lâu rồi.càng cô độc họ càng đoàn kết.họ thuê xe đi thăm trực tiếp từng trang trại từng mô hình.cùng nhau thảo luận và san xẻ rất sáng suốt.tất cả vấn đề trên họ tự cùng nhau làm lấy . không cần bất kì một sự hổ trợ của ban nghành nào cả.
họ đang trẻ hoá đội ngủ của họ một cách thật mảnh liệt.dù lăn lộn với muôn ngàn khó khăn thua thiệt.vẩn từng đồng từng cắc cho con cái họ có 1 cái bằng đại học.một một số thì ở lại kiến tiền. một số thì đem kiến thức quay về . nên nhớ con nông dân quay về không thất nghiệp đâu.
chúng ta nên thận trọng khi nhận xét về nông dân việt.hảy đồng cảm với họ mới hiểu hết về họ.
 
Tôi có cảm giác bạn chưa hiểu người nông dân cho lắm
về cơ bản nông dân ta hiền lành , chăm chỉ , thật thà ... nói chung ĐẠO ĐỨC tốt , họ thực thà chứ không hề kém hiểu biết , nhất là những nông dân sản xuất quy mô lớn , có tính hàng hóa cho thị trường ,
những nông dân (những ông chủ )trang trại lớn , thường họ rất giỏi , họ là người lao động trực tiếp , là người bán hàng , là người hoạch định chiến lược sản xuất ....
cọ có bằng đại học , hoặc không ... nhưng kinh nghiệm thực tế , cùng những gì họ học được qua sách vở , qua mạng anh tẹc nét , qua trợ lý của họ ..... sẽ giúp họ biết phải làm gì ?
các bạn đã nhầm , và nhầm nặng rồi đấy , họ có thể là chuyên gia trồng trọt , chăn nuôi , cơ khí nông nghiệp , nuôi trồng thủy hải sản , hiện có rất nhiều cử nhân nghành chăn nuôi , nuôi trồng .. đang làm thuê cho các ông chủ này đấy , cho những ông nông dân này đấy:huh:
tôi nghĩ người hiểu nhầm là bạn chứ không phải bác "u minh thuong" bởi vì hình ảnh người nông dân (những ông chủ lớn) mà bạn diễn tả chỉ là một số ít chưa thể là hình ảnh đại diện cho người nông dân việt nam. Một nông dân - (ông chủ lớn) như bạn nói, tôi thấy gọi họ là doanh nhân sẽ đúng hơn gọi là nông dân vì họ sẽ không thể giử được bản chất thật thà, chân chất, đạo đức tốt -như bạn nói- trên thương trường được. tôi chỉ nói ý kiến chủ quan của mình, có khi nông dân nơi bạn sống đã tiến bộ rất nhiều nên quan điểm hai từ nông dân của tôi và bạn khác nhau. nông dân quê tôi thì nói thật, còn quê mùa lắm, mấy năm nay gừng bị mất giá, họ cứ nghĩ do nông dân xã kế bên trồng nhiều chứ họ không bao giờ nghĩ là khắp nơi đều trồng gừng như họ.
tôi xin thêm một đặc tính hơi khó chịu của người nông dân là tính bảo thủ. thật sự là rất khó để làm thay đổi cách suy nghĩ -về kỷ thuật - mà họ cho là đúng.
 
Last edited by a moderator:
Bàj vjết rất tốt, Úp lên cho mọi ngườj cùng đọc
 

"Nếu biết tìm đầu ra tốt thì có thể giá bán của bạn sẽ tốt hơn cả sự mong đợi".
Hơi khó vì nông dân VN đang bị quá lệ thuộc vào tiểu thương.
Mớ rau, con cá nông dân bán giá 1 đ. Tiểu thương bán đến người tiêu dùng 2 đ.
Quá bất công, nhiều nông sản nông dân bỏ giống, vốn, kỹ thuật, công để sản xuất, chông trờ mấy tháng, thâm chí cả năm với nghiều nguy cơ. Đến khi thành hàng hóa thì tiểu thương ngồi không, bỏ ra ít vốn, thu lời bằng cả (công sức, vốn, thời gian, kỹ thuật) của nông dân. Vậy khúc mắc là ở đâu?
1. Do thói quen tiêu dùng của người việt chưa ủng hộ nông sản của Việt Nam. Có người thì sính hàng ngoại (gạo thái lan, dưa mỹ, nho mỹ ...); có người thì chỉ cần mua rẻ, ko cần biết giá trị thực của nông sản sạch nên toàn sử dụng nông sản của lão Tập Cận Bình, dù thuốc sâu, hóa chất, ôi thiu cũng sài tuốt, ung thư, mỡ máu, tiểu đường cũng mặc kệ vì nó ko chất ngay.
2. Nông dân chưa liên kết với nhau để tìm và duy trì thị trường.
2. Nhà nước chưa quan tâm đầu tư cho nông dân. "Nhiều chính sách nói là hỗ trợ nông dân, nhưng đều qua tiểu các thương nhân nên hầu như chỉ hỗ trợ làm giàu cho thương nhân".
E thấy nếu phân tích đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thời cơ thì ko ai dám làm nông dân. Mong các bác diễn đàn có cách gì để giúp nông dân ko?

 
hình Sin

Nghề gì đi chăng nữa cũng phải biết tận dụng cơ hội. Khó lúc này thịnh lúc khác, thịnh lúc này suy lúc khác.
:7^:
 
Chào các bạn,
Rất vui khi nhận được những lời góp ý của các bạn. Hi vọng chủ đề này sẽ giúp những người nông dân, kể cả những ai không phải nông dân sẽ ý thức được cuộc đời cần phải cẩn thận như thế nào. Chính vì tôi thấy những bài phản ánh, tố cáo kẻ xấu lâu lâu lại xuất hiện một lần nên cố gắng truyền tải nội dung lên diễn đàn này để mọi người cẩn thận hơn khi bỏ vốn làm ăn. Bài này nếu không giúp mọi người tốt hơn thì cũng sẽ không làm mọi người tệ hơn.
Chân thành cảm ơn các bạn!
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
 
bạn minh thảobc. khi viết bài này bạn đang ngồi ở thành phố hồ chí minh viết bài.hay đang ở một vùng nông thôn nào của việt nam vậy ? bạn có một vài nhận định mà mình cho là khá chính xác .nhưng vẩn cảm thấy bạn chưa thật sự hiểu nông dân việt nam.là con dân bình phước . địa phương nổi tiếng về "trồng chặt". mình xin đóng góp một ít nhận xét về nông dân việt nam ,để cùng anh em trên diển đàng tham khảo.
nông dân mình bây giờ bản lỉnh lắm rồi.từ những bài học cay đắng liên tục đến .quá đủ cho họ kết luận mình phải làm gì. nghe ai? tin ai?.và nên hiểu họ đang trẻ hoá đội ngủ đấy .
xin đừng vội trách họ phạm sai lầm của kẻ đánh bạc.khi mà sản phẩm của họ làm ra phải đối diện với một thị trường đầy rủi ro?nói đúng hơn hoàn toàn bất lực.ai chuyên gia kinh tế nào giám bảo trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp của họ?dù chỉ là 1 củ tỏi.
đừng trách họ vội vàn cả tin.mà phải hiểu cho họ . chính họ đả từng bị nhửng thông tin uy tính nhất. vô trách nhiệm hay cố ý lừa họ đó.ví dụ con chồn nhung đen hiện giờ ra sao?vậy mà thỉnh thoảng một vài đài truyền hình địa phương vẩn phát . những bài ca củ rích vẩn có thể làm mê người mới nghe lần đầu.khi một nông sản nào có giá thì các phương tiện truyền thông đưa lên hàng vip. không biết bao nhiêu là những mĩ từ ca ngợi.rồi khi giá xuốn tất cả đều êm ru phủi tay xong việc.chính vì mất lòng tinh . mà họ trở thành bảo thủ.
họ bị nhiểu loạn thông tin.cô độc với thương trường.nếu thật sự hiểu nông dân thì ai củng sẽ tự thấy.khi họ dài cổ chờ từng đồng vốn để phát triển . thì vốn đâu? nó đang ùng tắt vì nợ xấu.vị tha và cam chịu bản chất nông dân việt nam là thế đó.khi đại dịch bùng lên thì thú y hoạt động rầm rộ. còn ngày thường thì sao?.nông dân việc cười nhiều hơn trách.và kể làm sau hết những thiệt thòi bất công mà họ đả và đang đối đầu.
với nhửng khó khăn như vậy mà họ vẩn đang phát triển kia mà.họ đủ khôn lanh để mắt thấy .tai nghe. tay sờ mó. rồi mới chịu tin.còn chỉ nói suôn với họ hết ăn rồi , cho dù người nói là ông gì củng" hảy đợi đấy".còn vấn đề đoàn kết chia sẽ thông tin họ có từ lâu rồi.càng cô độc họ càng đoàn kết.họ thuê xe đi thăm trực tiếp từng trang trại từng mô hình.cùng nhau thảo luận và san xẻ rất sáng suốt.tất cả vấn đề trên họ tự cùng nhau làm lấy . không cần bất kì một sự hổ trợ của ban nghành nào cả.
họ đang trẻ hoá đội ngủ của họ một cách thật mảnh liệt.dù lăn lộn với muôn ngàn khó khăn thua thiệt.vẩn từng đồng từng cắc cho con cái họ có 1 cái bằng đại học.một một số thì ở lại kiến tiền. một số thì đem kiến thức quay về . nên nhớ con nông dân quay về không thất nghiệp đâu.
chúng ta nên thận trọng khi nhận xét về nông dân việt.hảy đồng cảm với họ mới hiểu hết về họ.
mình mong muốn ở đây là các bài viết chia sẻ các bạn a. chứ mổ sẻ câu từ để làm gì. đã bơi ra biển lại còn được hỗ trợ thì còn gì bơi ra biển nữa. hì hì. vâng đúng con nông dân không thất nghiệp, không sợ đói, chính vì vậy một số con nông dân không chịu học, không chịu phấn đấu vì đằng nào về nhà chẳng có cơm gạo ăn, đi học thì đi chơi là chính. cái tự kiêu không đúng chỗ, khi đi làm thì chỉ cần phật ý là bỏ việc, kết bè kết đảng, ăn cắp ăn trộm đấy chính là tư tưởng luôn nghĩ mình có hậu phương lớn. " sorry những anh em con em nông dân đang cố gắng tiến lên".
 
Nhìn một cách tổng thể thì nông dân chúng ta như lạc lõng quá nhỉ?
Nhưng đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta khẳng định giá trị của mình.
Nhưng bon chen với nhau là điều không tránh khỏi.
Hãy tự tìm hướng đi riêng cho mình nếu có cơ hội,đừng nghĩ mình là nông dân,mà hãy nghĩ mình là nhà kinh tế học.
 
Nhìn một cách tổng thể thì nông dân chúng ta như lạc lõng quá nhỉ?
Nhưng đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta khẳng định giá trị của mình.
Nhưng bon chen với nhau là điều không tránh khỏi.
Hãy tự tìm hướng đi riêng cho mình nếu có cơ hội,đừng nghĩ mình là nông dân,mà hãy nghĩ mình là nhà kinh tế học.
đúng vậy. có thể nói chúng ta hãy suy nghĩ như một nhà kinh kế làm thuê cho chính bản thân mình . đặt vị trí mình là một CEO được thuê vì vậy hãy hoạch định cho mình 1 kế hoạch , 1 con đường và ....
 
đúng vậy. có thể nói chúng ta hãy suy nghĩ như một nhà kinh kế làm thuê cho chính bản thân mình . đặt vị trí mình là một CEO được thuê vì vậy hãy hoạch định cho mình 1 kế hoạch , 1 con đường và ....

Bạn nói chí phải. Sống phải học hỏi thật nhiều nhưng phải đưa ra con đường đi cho riêng mình
 
Chào các bạn!
Làm nông cũng là một hình thức tự kinh doanh hái ra tiền. Nhưng không phải ai làm nông cũng khá giả và đủ sống, có người làm suốt đời mà chẳng khá nổi hoặc chỉ khá một thời gian rồi nghèo lại. Vậy nông dân chúng ta cần lưu ý đến những gì trong sự nghiệp của mình? Dưới đây tôi xin nêu một vài sai lầm mà nhiều người đang mắc phải, trong đó có tôi.
1. Sai lầm của kẻ đánh bạc:
- Năm nay được giá thiết nghĩ năm sau sẽ rớt giá hoặc ngược lại. Đã 10 bàn thua thì bàn này sẽ thắng. Nhưng thực tế có thể năm nay được giá mà năm sau vẫn được giá, hoặc năm nay rớt giá mà năm sau cũng rớt giá.
2. Vội vàng:
- Mới nghe được vài thông tin "hot" hoặc tìm hiểu sơ sơ mà thấy "ham" thì vội vàng đầu tư vào làm ngay. Khi làm thì lại phát sinh nhiều chuyện không như ý muốn và không lường trước được. Kết quả là ta đi vào khó khăn hoặc thất bại hoàn toàn.
3. Áp dụng quy luật chung mà bỏ qua tính đặc thù riêng:
- Kinh tế nông nghiệp khó khăn, giá vật tư tăng, nhân công tăng, lạm phát tăng mà giá tiêu thụ thì chẳng tăng bao nhiêu. Ôi thôi...sao mà ngán thế. Nhưng mọi người quên rằng trong muôn ngàn khó khăn vẫn còn một số ít cơ hội sống sót. Ví dụ như hiện đang có nhiều người đầu tư vào trồng cây X gì đó, mình sẽ nghĩ ngay đến việc giá cả tiêu thụ sẽ rẻ. Nhưng nếu biết tìm đầu ra tốt thì có thể giá bán của bạn sẽ tốt hơn cả sự mong đợi.
4. Suy diễn bất tri:
- Tôi cho rằng những gì tôi làm là đúng vì chưa có ai nói tôi sai và tôi cũng không cảm thấy mình sai. Nhưng có thể là bạn và những người cùng làm với bạn chưa kịp nhận ra những sai lầm đó. Hãy đi tìm người phản đối mình.
5. Vấp phải sự ấn tượng mạnh:
- Tôi đang thất nghiệp, tôi đang chán nghề cũ. Hôm nay tôi lướt web thấy trồng cây này hay hay sao nhỉ? Hoặc nghe ti vi, đài phát thanh, báo chí, các chuyên gia tư vấn là trồng cây này thì kinh tế. Thế là nhào dzô làm mà chẳng quan tâm đến việc thông tin đó có trung thực và chính xác không. Tôi xin thưa là báo chí, phát thanh truyền hình và kể cả các kỹ sư đôi khi cũng có sự nhầm lẫn khách quan.
6. Khẳng định ngược:
- Tôi thích trồng cây X này và tôi cứ mãi mê đi tìm các chứng cứ phù hợp để chứng tỏ tôi trồng cây X này là đúng mà chẳng quan tâm đến sự phản đối của mọi người. Hãy đi tìm chứng cứ đúng và chứng cứ sai trước khi quyết định trồng cây gì thì tốt hơn là tôi thích nó và tôi biện ngộ cho nó.
7. Quá tự tin và kêu ngạo:
- Tôi tin với những kinh nghiệm tôi đang có thì tôi dư sức để làm việc này. Nhưng hoàn cảnh hiện tại có thế khác với quá khứ. Và ta không thể áp dụng theo phương pháp truyền thống mà phải kết nhiều bạn bè, trao đổi và học hỏi thêm.

Tôi nghĩ những dòng chữ trên sẽ rất hữu ích cho nhưng ai mới vào đời như tôi đây. Cuộc đời không như là mơ nên mình phải thức tế, sáng suốt nhìn nhận mọi vấn đề. Mọi vấn đề đều có thể xảy ra. Ngày mai có thể hoàn toàn khác với hôm nay.

Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả!

Bạn phân tích thật chí lý về vấn đề cốt lõi của người nông dân. Người nông dân luôn ở thế bị động, mà phần đông chỉ là cầu may. hoặc là theo cảm hứng lý qua cầu. Đến kết cuộc rồi mới thấy mình sai hay thiếu sót một cái gì đó. Thiết nghĩ các bạn đang muốn mình trở thành người nông dân thành công thì điều quan trọng phải biết mình nên trồng gì, nuôi gì, thị trường tiêu thụ ở đâu, lời lãi thế nào, có thể theo đuổi lâu dài hay không, ........... Chúc các bạn năm mới vui vẻ, thành công.
 
Nói thì dễ lắm bạn ah. Nhưng vào thực tế thì ko ai ko mắc sai lầm cả. Nhưng sai lầm nào chấp nhận đc và sai lầm nào ko. Cứ chọn ra các Phương án rồi thực hiện trong quá trình làm rồi chọn ra 1 con đường phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn thành công với con đường mình chọn
 
Rất cảm ơn sự ủng hộ bài viết chia sẻ của tôi. Tôi cũng là con nhà nông, nhưng không phải nhà nông chính hiệu mà là nhà nông lận đận. Mặc dù được học hành đàng hoàng tôi vẫn thích làm nông. Trước đây tôi cũng làm nông chỉ với mục đích là mình làm được rồi chỉ hướng dẫn lại cho anh em, bạn bè họ làm cho đỡ khổ. Tôi đi tìm những cái mới nhưng nào ngờ đi trước lại bị sụp hầm trước. Những người đi sau họ né hết rồi. Phải khổ sở 2 năm trời để trả nợ cho vụ này.
Tôi cũng chúc mừng cho nhừng nhà nông làm ăn thành công, được đăng lên báo chí nhưng cũng lo không biết họ có được như vậy bao lâu nữa. Những người khác nhìn thấy như vậy rồi ùa theo.
Bài viết của tôi chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào trình độ, kinh nghiệm và hoàn cảnh của mỗi người mà có một cách nhìn nhận riêng, không nên nhất thiết tin hoàn toàn vào lời tôi nói.
Được giao lưu thế này tôi rất vui. Cảm ơn các bạn!:huh:
 
Bạn (tuancuong923) cho rằng
9.Đầu tư hùa theo nhiều người khác:
"Khi thấy 1 vật nuôi,cây trồng đc nhiều người lựa chọn thì người nông dân thường hùa theo,đầu tư theo ma ko suy nghĩ kĩ.Đó là 1 sai lầm nghiêm trọng"

Tôi cho rằng người nông dân chỉ là khách thể của các chương trình của các cơ quan nhà nước. Là nạn nhân của các chương trình "nhân rộng mô hình" của các ông bà khuyến nông, hội nông dân, .... mà thiếu trách nhiệm quy hoạch vùng sản xuất, lo đầu ra. Các ông bà này thấy nông dân nào tự tìm tòi được cách làm có hiệu quả là các ông ấy nhận là mô hình của mình, viết dự án, chương trình xin kinh phí của nhà nước để nhân rộng tràn lan, để rồi nông dân sản xuất hàng loạt, rồi không có đầu ra, rồi lại phá bỏ, rồi lại kêu, rồi lại được đưa cho một mô hình khác ... rồi không bán được, lại kêu. điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai, chuồng trại, vốn đầu tư, công sức của nông dân. Còn báo cáo của các ông kia thì rất hay "đã nhân rộng bằng này mô hình, tạo việc làm cho bằng này lao động, dạy nghề cho rất nhiều lao động, mở rộng được ngành nghề cho nông dân... và nhiều câu hay hay nữa" Còn hiệu quả ra sao thì mặc cha nó.
 


Back
Top