Những thất bại của nhà nông

Chào cả nhà Agriviet !

Tôi lập chủ đề này với những mục đích sau:
- trên tất cả các thông tin đại chúng toàn viết và đưa lên những mô hình thành công, mà không biết trước khi thành công họ đã bị thất bại thê thảm => Người nông dân tham gia => thất bại.
- Người nông dân biết được những mô hình hiệu quả thì cung và cầu sắp bão hòa => Nuôi => thừa => bán giá thấp => lỗ.
- Sách dạy thì cũng chỉ nói những điều chung chung vì người viết sách không trực tiếp chăn nuôi, họ chỉ có lý thuyết rồi đi thăm những trại nuôi, hỏi vài câu cũng cơ bản chư hỏi bí kíp chủ trại đâu có nói => Sách chỉ mang tính tham khảo thêm chứ không áp dụng để thành công được.

090129192138-62-839.jpg

- Trong chủ để này chúng ta sẽ nêu lên những thất bại của mình và nguyên nhân thất bại. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau phân tích để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Khi biết hết những thất bại thì tôi tin thành công sẽ đến.

Tôi nuôi 150 gà sao sinh sản bị thua lỗ 30 triệu vì những nguyên nhân sau:
- không tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường trước khi nuôi, đến khi có sản phẩm thì giá trứng rớt giá => lỗ
- Gà sao chỉ bán cho nhà hàng thôi nên dễ bị khủng hoảng thừa.
=> Rút kinh nghiệm khi nuôi con gì phải xem thị trường tiêu thụ ở đâu, nhu cầu có lớn không ? Có những rủi ro tiềm năng gì ?

Thứ hai: Nuôi 400 con gà thả vườn đến khi bán thì gà bắt đầu chết, ngày mai nó chết hôm nay vẫn ăn bình thường, những con khác thì bắt lên nó ốm nhom giống như bộ xương khô.
Vụ này lỗ 10 triệu và không nuôi gà nữa nhưng tôi vẫn quyết tâm tìm cho ra nguyên nhân để sau này có nuôi lại sẽ không bị nữa.
- Nguyên nhân là gà giống đã bị nhiễm bệnh maret từ khi mới nở. Gà giống bị nhiễm mình nuôi vẫn lớn bình thường nhưng đến lúc gà khoảng 3 tháng tuổi thì bệnh mới có triệu chứng lâm sàng. Gà ủ rũ, bị liệt chân, gầy trơ xương.
=> Rút kinh nghiệm: Khi nuôi con gì cũng phải hỏi nơi cung cấp giống đã tiêm vacxin gì để về phòng cho nó. Trước khi nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật dự định nuôi, đặc biệt là bệnh tật và biện pháp phòng ngừa, biện pháp chữa bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Phần tôi đã xong, rất mong mọi người hãy chia sẻ hết những thất bại của mình để nông dân không còn thất bại nữa.
 


Last edited by a moderator:
Rất mong anh em chia sẻ những kinh nghiệm của mình.
Cảm ơn !!!
 
Thật sự tôi nghĩ topic này cần thiết hơn cả những topic phổ biến kỹ thuật nữa.
Chúng ta đừng "sĩ diên hão". Hãy chân thành chia sẻ những thành công hay thất bại, mà thất bại thì quan trọng hơn. Học được cách tránh thất bại thì sẽ khó thất bại. Còn chỉ học những thành công thì khó tránh thất bại vì những điều...con con. Bản thân tôi đã bị như vậy (mà còn nhiều lần, cả trồng và nuôi), tôi cũng đều đưa ra cho mọi người rút kinh nghiệm (hoặc cười chê cũng được). Vì vậy mong mọi người hưởng ứng tích cực trong topic này.
 
Đồng ý với bác, bởi :
- Kinh-nghiệm là bài học thực-tế.
- Người kể lại kinh-nghiệm thất-bại không những có "tâm" mà còn đầy tự-tin nữa.
Rất quý!
 

Tôi xin trao đổi bài học mà tôi đã rút ra mãi trong quá trình làm nông mà tiếc thay tôi vẫn cứ phạm phải :
Đó là phải cẩn thận, tỷ mỉ. Không được qua loa đại khái. Có thể vì bận rộn này nọ không trực tiếp "lao động" nhưng ta phải truyền đạt chính xác điều ta muốn cho người ta thuê làm và phải kiểm tra được và chắc chắn những gì đang diễn ra là đúng như ta muốn.
Ví dụ vừa rồi tôi mua một ít măng điền trúc, trồng vào đầu mùa mưa để đỡ tưới. Do bận quá không về quê được nên nhờ người trồng hộ. Trước đó đã đào hố sẵn, bỏ phân lót, chỉ việc gỡ bầu ra trồng xuống nên tôi không dặn dò kỹ vì nghĩ chẳng có gì. Nhưng vài ngày sau tôi về xem thì hỡi ôi cây đã vàng lên tận ngọn và sắp chết hẳn. Nguyên do là người được nhờ trồng cứ việc gỡ bầu ra cho xuống hố rồi lấp đất lại. Nhưng tại chỗ gốc măng lại thấp trũng so với mặt đất. Vì vậy khi mưa nước cứ ngập dồn vào đấy làm mặt đất đó lèn chai lại, rễ cây không thể thông thoáng không thở được nên ngoắc ngoải...muốn ra đi. Phải đào lên lại, đôn cao hố trồng lên rồi mới trồng lại sao cho gốc được vun lên so với mặt đất, xung quanh lại xẻ cái rãnh để thoát nước nữa. Nhờ đó cây phục hồi lại. Nguyên nhân cỏn con đó mà có thể hư hẳn một ý định.
 
Last edited:
Thật sự Tư mỗ rất thích phong cách của "Nhị Song đôi". Tư mỗ gửi tặng thiếu hiệp 1 lời khen hén.
 
Còn đây là thất bại của ông cậu tôi đây:
Cậu tôi nuôi ba ba, lúc đầu ông thả nuôi 2000 con một tháng tuổi. Nuôi được 3 tháng thấy ba ba phát triển tốt, vì ao rộng nên ông mua thêm 3,000 con 1 tháng tuổi để thả cùng với 2,000 con trước. Tôi biết nên khuyên ông không nên nuôi 2 lứa ba ba trong cùng một ao. Cậu tôi không nghe lời tôi vì cho rằng tôi học kinh tế thì biết gì về chăn nuôi mà khuyên. Sau khi ông thả tiếp 3,000 con tôi nói với cậu tôi một câu làm ông rất tức giận tôi. Tôi nói " Con đảm bảo với cậu trong vòng 7 tháng nữa trong ao cậu còn không quá 1,000 trong tổng số 5,000 con". Ông nuôi tiếp 9 tháng và dự định kéo lên bán bớt những con lớn, khi kéo lên thì đúng như lời tôi nói còn không quá 1,000 con và ba ba bị thương rất nhiều. Lúc này ông gọi tôi và nói " cậu đã sai khi không nghe lời con " Cậu tôi muốn biết nguyên nhân nào làm ba ba chết nhiều như vậy trong khi nguồn nước rất tốt. Tôi giải thích ba ba chết vì những nguyên nhân sau:
- Khi thả ba ba không đồng cỡ con lớn tranh ăn cắn con bé bị thương nhiêm bệnh rồi chết. Cậu tôi thắc mắc vậy phải còn gần 2,000 con mới đúng chứ.
- Tôi giải thích thêm ba ba còn ít vậy vì chỉ còn những con ba ba đực của lứa đầu còn sống thôi, con cái đã chết hết rồi.

=> Nuôi ba ba phải có ít nhất hai ao, sáu tháng đầu thả nuôi ở ao thứ nhất. Sau sáu tháng thì bắt hết ba ba lên, tách đực cái nuôi riêng. Nếu không làm như vậy thì khoảng 8 tháng ba ba thành thục sinh dục con đực sẽ đeo con cái liên tục làm con cái kiệt sức rồi chết. Khi nuôi sinh sản người ta ghép 1 đực với 5 cái là vừa. Còn ở đây một cái phục vụ cho 5 đực thì không chết mới lạ. Rất nhiều người nuôi ba ba không hiểu vì sau ba ba bị mất xác từ tháng thứ 8 trở về sau.
-
 
Thêm bài học về quản lý nữa nè các bạn.
Ông Anh mình có một dự án về trồng khoai tây ở Lâm đồng để bán cho Pepsi để họ làm khoai tây chiên (Chip).
Cách thực hiện và quản lý của dự án thế này:

  • Công ty đầu tư giống, phân bón và một phần kinh phí cho người nông dân. Sau đó bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá thị trường đã trừ một phần chi phí đầu tư.
  • Khâu quản lý được giao khoán cho UB xã, có các thành phần hội nông dân, khuyến nông, hội phụ nữ tham gia. Chi phí quản lý được thanh toán trực tiếp cho Xã.
Kết quả:

  • Sau 2 năm thì công ty phải rời bỏ chiến trường.
Lý do:

  • Sản phẩm đạt chất lượng thì nông dân tuồn ra bán cho tư thương bên ngoài với giá cao hơn giá nhập về kho công ty. (giá công ty thấp hơn, do đã khấu trừ một phần chi phí đầu tư giống, phân, và tiền ứng ban đầu)
  • UB xã ký hợp đồng quản lý nhưng không thể quản lý được, ngay cả người nhà cán bộ xã cũng tuồn hàng ra bên ngoài. Và có thể nói rằng: hợp đồng của tập thể thì không ai có trách nhiệm quản lý.
  • Khi thời tiết bất lợi, sản phẩm không đạt chất lượng thì nông dân mới chở đến kho của công ty.
Bài học rút kinh nghiệm:

  • Không nên quá tin tưởng đến chính quyền trong việc giao khoán quản lý, bảo vệ. Vì khi họ nhậu vui thì hứa hẹn rất nhiều, nhưng công việc lâu dài thì không thể giao cho họ.
  • Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng có vấn đề khi công ty đầu tư ứng vốn tương đối nhiều cho nông dân mà hợp đồng bao tiêu sản phẩm chưa tìm được cách ràng buộc chặt chẽ. Mà cách ràng buộc hợp đồng sao cho thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người nông dân thì hiện nay cũng chưa tìm ra.
Bác nào có phương thức hợp tác bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì chia sẽ cho anh em với nhé. Thanks
 
thật sự về làm ăn thì em mới là người thất bại nhiều nhất nhưng cũng may chỉ là đầu tư nhỏ hầu như từ bé đến giờ em đầu tư vào làm cái gì cũng thất bại chưa thấy thành công bao giờ ngay cả bây giờ , còn những gì các bác thấy chỉ là những cái mà bố mẹ em làm ra mất rất nhiều công sức để dựng lên mới được như ngày hôn nay còn bản thân em thì vẫn là người thất bại lếu nói thất bại của em thì không có thể kể hết tóm lại em là người đen nhất thế gian

thật buồn
 
Nếu bạn nói hết những thất bại của mình thì tương lai sẽ không có ai bị giống bạn nữa. Hãy chia sẻ với mọi người nhé Di len lam giau !!!
 
Nghe bạn kể chuyện, tôi lại nhớ đến chuyện tôi mới đến Mỹ.
*
Sau khi khuyên tôi đi học, và để tôi đi thi thử vào trường,
Dì thấy tuy tôi không nói được, và nghe bài giảng lõm bõm,
tôi vẫn có thể dược điểm cao, Dì tôi yên tâm để tôi đi học.
Nghỉ hè, Dì mua vé máy bay cho tôi đi thăm vườn đất 10 hecta
ở Florida của Dì. Trước lúc đi, tôi đã hỏi Dì đất vườn có
nhiều giun dế không, thì Dì nói nó chỉ toàn cát biển, bằng
vỏ sò hến và san hô vỡ vụn. Tôi nói, phải đổ đất thịt lên mới
trồng trọt được, vì Dì nói trước kia chỉ lơ thơ cỏ dại và cây
thông to cao. Sau khi đến Florida, tôi phải đào mương đặt ống
thoát nước, nhưng nước không chảy đi đâu cả. Một vùng mấy chục
cây số cứ phẳng như bàn cờ, làm sao thoát được nước? Tôi mới
nói với Dì, các cây nhãn chiết Dì trồng chỉ sống được 1 năm
nữa thôi. Dì và ông hợp tác không hài lòng khi nghe tôi nói vậy.
Mấy tháng sau, Dì và ông hợp tác gửi cho tôi một ký nhãn mới
bói đầu mùa. Tôi hiểu ý Dì muốn nói, lời trù ẻo của tôi không
đúng. Mấy năm sau, Dì tan hợp tác, bán đất ấy đi, không làm
trang trại gì cả.
*
Nguyên nhân đất đai và mực nước là một chuyện, còn Dì tôi và
người hợp tác với Dì chưa từng trồng cấy cây gì trên đời cả,
và nhà ở thì cách trại vườn cả trăm cây số, chỉ đến được vào
ngày thứ Bảy. Tôi nhìn ra vấn đề, nhưng Dì tính cua trong lỗ,
không muốn nghe lời khuyên không vừa tai.
*
 
Nếu có anh em nào nuôi thủy sản bị thất bại thì chia sẻ với mọi người nhé !!!
 
Xin chia sẻ thêm về sự cố khi nuôi trùn quế: Vấn đề này tôi đã có trình bày ở topic khác rồi nhưng bây giờ "gom bi" về đây cho tiện mọi người theo dõi.

Đại loại là các yêu cầu kỹ thuật đều đáp ứng đầy đủ. Từ chuồng trại cho đến phòng trừ kiến chim gà chuột...
Cho ăn cũng đều đặn đầy đủ. Trùn phát triển tốt, năng suất thấy khá cao. Thế nhưng cuối cùng thì trùn cũng "ra đi" sạch sẽ vì con ...dế trũi.
Điều không lường được là trứng dế trũi nằm ở ngay phân bò mua về cho trùn ăn. Vì phân mua gom các gia đình chăn nuôi bò nên không đồng đều. Có nhà để lâu, có nhà mau có phân hơn, nhà nào để lâu thì dế trũi phát triển đẻ trứng vào. Ta cho trùn ăn lại là vô tình tiếp tay cho "giặc" vì điều kiện sinh khối trùn vô cùng thích hợp để trứng dế nở và phát triển.
Hỏi kinh nghiệm những nơi nuôi lớn thì người ta không biết vì họ cho ăn phân tươi lấy ở trại nuôi bò sữa tập trung nên không có trứng dế. Sau này tôi hỏi thăm nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thì biết rằng đa số bị thất bại do dế trũi này. Nhưng bản thân họ cũng không biết vì sao, chỉ khi hỏi họ mới nói là có thấy nhiều dế chứ không nghĩ dế hại trùn.

Cách giải quyết cũng không khó lắm : Chỉ cần có một cái bể, phân bò mua về trước khi cho trùn ăn thì cho vào bể ngâm nước khoảng hai ngày (đằng nào ta cũng hòa phân với nước khi cho trùn ăn mà). Trứng dế sẽ chết
 
Nếu có anh em nào nuôi thủy sản bị thất bại thì chia sẻ với mọi người nhé !!!
ối !trong chăn nuôi nhất là nuôi thủy sản tui dám chắc không một ai đi đến thành công mà chưa từng đi qua thất bại,có những thất bại con con đến những thất bại nhớ đời,(bị cái tật hay quên )quá nhiều thật bại nên không còn nhớ cái thất bại nào là có ích cho bạn đọc nữa !
tui nhớ hình như trong bài chào sân diễn đàn tui có nói về thất bại :nuôi cá bống tượng.
có thời gian tui cũng "gom bi " về đây luôn.
 
Rất cám ơn bác Trang Trại Nhị Song Đôi về topic này .
Có thể thất bại của các bác là nỗi buồn , nỗi đau .
Nhưng nó giúp cho những người đi sau như em tiếp thu được nhiều kinh nghiệm .
Em còn nhỏ lắm , mới 28 tuổi thôi . Thất bại lớn nhất là làm Cò đá banh , người chơi bùng tiền mà ko có khả năng nào để thu gom lại , trong khi đó thì phải vay mượn tiền để trả cho Thầu . Có thể thất bại của em không liên quan đến diễn đàn nông nghiệp nhưng em muốn chia sẽ và em muốn làm lại 1 con người khác . Con đường của em đã đi trước đó là sai , em muốn làm 1 nghề gì có ích cho bản thân , gia đình thui , còn xã hội thì nó bao la quá .
Nghề nông được em quan tâm nhất :
+ 1 : Gia đình em có 1 mãnh vườn nhỏ khoảng 2500 m2 , em muốn làm kinh tế theo mô hình : Trùn quế + Gà Ác + 1 Ao nuôi cá ( Lóc or giống nuôi khác )
+ 2 : Em từ bỏ hết các cuộc vui nơi đô thi , 1 mình 1 mãnh đất để cho lòng thanh thãn .
+ 3 : Em rất cộc tính , khó tính . Ngay cả ba mẹ em còn nhận xét , suốt đời mày ko bao giờ làm công cho ai đc hết . Nên làm nhà nông thì xem như mình vừa làm công vừa làm chủ bản thân mình .
Mong là có nhiều bác cùng chia sẽ thêm .
Rất cám ơn .
 


Back
Top