Gặp "gã khùng chơi... chim" ở Bắc Giang
08/08/2012 12:42:53
- Hầu hết những người học xong đại học đều tìm chỗ làm ổn định tại một cơ quan nhà nước, các công ty, doanh nghiệp ở thành phố còn Vũ Trọng Tạo (Việt Ngọc, Tân Yên, Bắc Giang) lại ôm vài con chim về quê nuôi trước sự ngỡ ngàng của người thân, gia đình, làng xóm...
Ước mơ... chim đẻ ra tiền
Chúng tôi đến khu trại nuôi chim bồ câu của Vũ Trọng Tạo trong cơn mưa bão dập vùi. Từ trong chuồng chim, Tạo lóp ngóp chui ra với bộ dạng ướt sũng, trên người dính bê bết phân chim. Tạo bảo: "Em "chơi với chim" quen rồi, lấm lem bê bết thế này là chuyện hàng ngày ấy mà".
Năm 2005, Tạo bắt đầu theo học Khoa Kinh tế, trường Đại học Bình Dương cùng với mơ ước được làm "ông chủ" từ hai bàn tay trắng. Năm 2009 tốt nghiệp đại học, Tạo đi làm thuê cho một công ty may ở tỉnh Bình Dương với mức lương èo uột vừa đủ nuôi thân. Chán ở Bình Dương, Tạo lang bạt về Thái Nguyên đi làm thuê. Sang đầu năm 2010, Tạo về Hà Nội kinh doanh bất động sản với mức lương hàng tháng trên 10 triệu đồng.
Tạo cho biết: "Với mức lương trên 10 triệu đồng thì chỉ đủ tiền ăn, thuê nhà và trà đá. Mình là dân kinh tế ra mà chỉ đi làm thuê với đồng lương ba cọc ba đồng thì chẳng bõ bèn gì. Mình phải làm gì đó để tiền phải đẻ ra tiền. Đó cũng là suy nghĩ đeo đẳng mình suốt từ khi đi học đại học".
Khi còn học đại học, tình cờ Tạo đến một số cơ sở nuôi chim bồ câu ở Bình Dương đi chơi. Tạo thử tính toán giúp họ chi phí chăn nuôi chim bồ câu rồi đem so sánh với một số loại vật nuôi khác như nhím, lợn rừng, gà, vịt... Thấy nghề này chăn nuôi có lãi, Tạo mua mấy cặp chim bồ câu về nhà cho ông, bà nuôi thử để lấy giống, còn tự mình lên mạng internet rao bán chim giống và tìm kiếm khách hàng.
Kể lại thời gian đầu nuôi chim bồ câu, Tạo bảo: "Cuối năm 2010, bất động sản tụt dốc thê thảm. May mắn là thời điểm đó mình đã tích cóp được 40 triệu đồng từ việc kinh doanh bất động sản. Mình dùng toàn bộ số tiền đó mua 50 đôi chim bồ câu Pháp, về lập trang trại rồi quyết định ở nhà làm ăn trước sự ngỡ ngàng của gia đình, bạn bè, hàng xóm".
Vũ Trọng Tạo tìm thú vui bên đàn chim bồ câu của mình.
Khùng!
Đó là câu nói vui của bà Nguyễn Thị Sọan - mẹ của Tạo - về con mình khi thấy gã con đùng đùng đem chim về nhà nuôi. "Tôi với cả ông bà nội bảo nó, số tiền dành dụm được đem đi gửi ngân hàng để đó tích cóp, hàng tháng có thêm khoản lãi, đằng này nó lại đi mua chim về chăn thế mới khùng! Đó là chưa tính đến chuyện chim chết do dịch bệnh, còn thị trường đầu ra thì chưa có".
Nghe mẹ nói Tạo cười: "Mình đã tính hết cả rồi. Hồi còn lang thang ở Bình Dương, Thái Nguyên mình đã tính toán và tìm hiểu về mô hình này rất kỹ. Lúc còn làm bất động sản, mình đã tranh thủ tìm hiểu và tạo lập được một số đầu mối bán hàng khá uy tín ở khắp miền Bắc. Ngoài ra, ở khu vực Bắc Giang đã có nhiều hộ nuôi chim bồ câu, vì thế mình đã có sẵn một thị trường tạm ổn ngay tại Bắc Giang".
Nói về những ngày đầu quyết định về quê, Tạo tâm sự: "Khi mình quyết định ôm tiền về quê nuôi chim bị nhiều người kêu lắm! Nào là thanh niên lực lưỡng thế này thì phải lăn lộn thương trường chứ ai lại về quê đánh võng cuộc đời trên đôi cánh của mấy chú chim. Nhưng mà mình đã quyết thì cứ phải làm đến cùng. Chưa bao giờ mình nghĩ là sẽ thất bại trước mô hình này".
Chăm chim như chăm con!!!
Bán chim "mua" vợ
Đó là một trong những câu chuyện dí dỏm mà Tạo kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu đi bán chim. Hồi mới bắt đầu nuôi chim, Tạo phải tự mang chim đi bán rong khắp trong huyện ngoài tỉnh. Một lần đi bán chim đến xã Ngọc Vân, Tạo gặp được một cô gái xinh xắn hỏi mua.
Không ngờ, cô gái ấy lại là em gái của một người bạn và cũng có đam mê nuôi chim giống Tạo. Lúc nhận ra nhau cả hai người cảm thấy ngượng ngùng và đỏ mặt. Những lần sau đó hai người thường xuyên hẹn gặp nhau trao đổi kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu lai... Rồi cả hai bén duyên nhau từ đó.
Tạo đùa: "Nhờ đi bán chim bồ câu nên tôi mới có vợ đấy, nếu không thì giờ này vẫn còn ế, không ai thèm ngó đến ý chứ. Vợ tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc phát triển trang trại chim bồ câu Pháp. Cô ấy cùng chung đam mê với tôi vì thế những lúc tôi có việc đi xa phát triển thị trường, cô ấy là người tôi tin cậy nhất để chăm sóc đàn chim bồ câu".
Với việc nuôi chim bồ câu, mỗi năm Tạo thu lãi hàng trăm triệu.
Nuôi chim hốt bạc
Dẫn chúng tôi ra một góc trại nuôi chim bồ câu Pháp, Tạo bảo chúng tôi đứng ngoài chuồng rồi một mình lách qua khe cửa vào chuồng chim bồ câu lớn nhất. Thấy người vào lũ chim bay rào rào rồi đậu lên vai, lên đầu của chủ nhân.
Tạo cho biết, cuối năm 2010 anh bắt đầu lập nghiệp với 50 cặp. Vì chim bồ câu Pháp có khả năng kháng bệnh tốt, trọng lượng nặng gấp đôi chim bồ câu ta, chúng lại sinh sản gối đầu liên tục, vừa chăm con non vừa đẻ trứng... Vì thế, chỉ sau hơn một năm, anh đã nhân giống ra được trên 500 đôi chim bồ câu đẻ, chưa kể chim hậu bị. Với hơn 500 đôi chim đẻ, mỗi năm anh thu được số tiền trên 800 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm anh thu được 400 triệu đồng.
Để phát triển thị trường chim bồ câu của mình, trang trại của Tạo đã liên kết với Sở Nông nghiệp của nhiều tỉnh ở miền Trung và miền Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Phú Thọ, Tuyên Quang... nhận cung cấp giống chim bồ câu chất lượng cao và hỗ trợ kỹ thuật trong việc chăn nuôi chim bồ câu. Những gia đình nào mua giống chim từ trại chim bồ câu của anh cũng đều được cung cấp bộ tài liệu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh chim bồ câu miễn phí.
Ngoài ra, bất kể hộ gia đình hay trang trại chăn nuôi nào gặp vướng mắc trong quá trình chăm sóc chim bồ câu cũng có thể gọi về số điện thoại cá nhân của anh, anh sẽ trực tiếp tư vấn và giúp đỡ miễn phí.
Vũ Trọng Tạo tính toán: Thị trường chim bồ câu sẽ tiếp tục "nóng" trong khoảng 5 năm nữa. Hiện tại lượng chim bồ câu tại các trang trại chăn nuôi bồ câu trong cả nước chưa đủ lượng chim giống để cung cấp cho thị trường. Trong trường hợp giá chim bồ câu thịt xuống thấp nhất là 50.000đ/con thì người chăn nuôi vẫn có lãi. Vì chi phí nuôi chim bồ câu cực rẻ. Nếu tính chi chí cho một cặp chim bồ câu trưởng thành bao gồm cả thức ăn và thuốc phòng chống dịch bệnh thì một ngày chưa đến 1.000đ.
Nếu giá chim thịt giảm xuống 50.000đ thì vẫn rẻ hơn thịt gà, thịt lợn, trong khi đó chi phí chăn nuôi gà lớn hơn gấp nhiều lần chim bồ câu mà giá trị dinh dưỡng của thịt gà lại không bằng chim bồ câu.
Để đáp ứng nhu cầu chim giống cũng như chim thịt anh Tạo đã xây dựng xong kế hoạch nhân tổng đàn chim thành 1.000 cặp vào năm 2013 trở thành trại chim bồ câu có uy tín và quy mô lớn nhất Khu vực miền Bắc và miền Trung trong thời gian tới .
Thái Dương
08/08/2012 12:42:53
- Hầu hết những người học xong đại học đều tìm chỗ làm ổn định tại một cơ quan nhà nước, các công ty, doanh nghiệp ở thành phố còn Vũ Trọng Tạo (Việt Ngọc, Tân Yên, Bắc Giang) lại ôm vài con chim về quê nuôi trước sự ngỡ ngàng của người thân, gia đình, làng xóm...
Ước mơ... chim đẻ ra tiền
Chúng tôi đến khu trại nuôi chim bồ câu của Vũ Trọng Tạo trong cơn mưa bão dập vùi. Từ trong chuồng chim, Tạo lóp ngóp chui ra với bộ dạng ướt sũng, trên người dính bê bết phân chim. Tạo bảo: "Em "chơi với chim" quen rồi, lấm lem bê bết thế này là chuyện hàng ngày ấy mà".
Năm 2005, Tạo bắt đầu theo học Khoa Kinh tế, trường Đại học Bình Dương cùng với mơ ước được làm "ông chủ" từ hai bàn tay trắng. Năm 2009 tốt nghiệp đại học, Tạo đi làm thuê cho một công ty may ở tỉnh Bình Dương với mức lương èo uột vừa đủ nuôi thân. Chán ở Bình Dương, Tạo lang bạt về Thái Nguyên đi làm thuê. Sang đầu năm 2010, Tạo về Hà Nội kinh doanh bất động sản với mức lương hàng tháng trên 10 triệu đồng.
Tạo cho biết: "Với mức lương trên 10 triệu đồng thì chỉ đủ tiền ăn, thuê nhà và trà đá. Mình là dân kinh tế ra mà chỉ đi làm thuê với đồng lương ba cọc ba đồng thì chẳng bõ bèn gì. Mình phải làm gì đó để tiền phải đẻ ra tiền. Đó cũng là suy nghĩ đeo đẳng mình suốt từ khi đi học đại học".
Khi còn học đại học, tình cờ Tạo đến một số cơ sở nuôi chim bồ câu ở Bình Dương đi chơi. Tạo thử tính toán giúp họ chi phí chăn nuôi chim bồ câu rồi đem so sánh với một số loại vật nuôi khác như nhím, lợn rừng, gà, vịt... Thấy nghề này chăn nuôi có lãi, Tạo mua mấy cặp chim bồ câu về nhà cho ông, bà nuôi thử để lấy giống, còn tự mình lên mạng internet rao bán chim giống và tìm kiếm khách hàng.
Kể lại thời gian đầu nuôi chim bồ câu, Tạo bảo: "Cuối năm 2010, bất động sản tụt dốc thê thảm. May mắn là thời điểm đó mình đã tích cóp được 40 triệu đồng từ việc kinh doanh bất động sản. Mình dùng toàn bộ số tiền đó mua 50 đôi chim bồ câu Pháp, về lập trang trại rồi quyết định ở nhà làm ăn trước sự ngỡ ngàng của gia đình, bạn bè, hàng xóm".
Vũ Trọng Tạo tìm thú vui bên đàn chim bồ câu của mình.
Khùng!
Đó là câu nói vui của bà Nguyễn Thị Sọan - mẹ của Tạo - về con mình khi thấy gã con đùng đùng đem chim về nhà nuôi. "Tôi với cả ông bà nội bảo nó, số tiền dành dụm được đem đi gửi ngân hàng để đó tích cóp, hàng tháng có thêm khoản lãi, đằng này nó lại đi mua chim về chăn thế mới khùng! Đó là chưa tính đến chuyện chim chết do dịch bệnh, còn thị trường đầu ra thì chưa có".
Nghe mẹ nói Tạo cười: "Mình đã tính hết cả rồi. Hồi còn lang thang ở Bình Dương, Thái Nguyên mình đã tính toán và tìm hiểu về mô hình này rất kỹ. Lúc còn làm bất động sản, mình đã tranh thủ tìm hiểu và tạo lập được một số đầu mối bán hàng khá uy tín ở khắp miền Bắc. Ngoài ra, ở khu vực Bắc Giang đã có nhiều hộ nuôi chim bồ câu, vì thế mình đã có sẵn một thị trường tạm ổn ngay tại Bắc Giang".
Nói về những ngày đầu quyết định về quê, Tạo tâm sự: "Khi mình quyết định ôm tiền về quê nuôi chim bị nhiều người kêu lắm! Nào là thanh niên lực lưỡng thế này thì phải lăn lộn thương trường chứ ai lại về quê đánh võng cuộc đời trên đôi cánh của mấy chú chim. Nhưng mà mình đã quyết thì cứ phải làm đến cùng. Chưa bao giờ mình nghĩ là sẽ thất bại trước mô hình này".
Chăm chim như chăm con!!!
Bán chim "mua" vợ
Đó là một trong những câu chuyện dí dỏm mà Tạo kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu đi bán chim. Hồi mới bắt đầu nuôi chim, Tạo phải tự mang chim đi bán rong khắp trong huyện ngoài tỉnh. Một lần đi bán chim đến xã Ngọc Vân, Tạo gặp được một cô gái xinh xắn hỏi mua.
Không ngờ, cô gái ấy lại là em gái của một người bạn và cũng có đam mê nuôi chim giống Tạo. Lúc nhận ra nhau cả hai người cảm thấy ngượng ngùng và đỏ mặt. Những lần sau đó hai người thường xuyên hẹn gặp nhau trao đổi kinh nghiệm về nuôi chim bồ câu lai... Rồi cả hai bén duyên nhau từ đó.
Tạo đùa: "Nhờ đi bán chim bồ câu nên tôi mới có vợ đấy, nếu không thì giờ này vẫn còn ế, không ai thèm ngó đến ý chứ. Vợ tôi đã giúp tôi rất nhiều trong việc phát triển trang trại chim bồ câu Pháp. Cô ấy cùng chung đam mê với tôi vì thế những lúc tôi có việc đi xa phát triển thị trường, cô ấy là người tôi tin cậy nhất để chăm sóc đàn chim bồ câu".
Với việc nuôi chim bồ câu, mỗi năm Tạo thu lãi hàng trăm triệu.
Nuôi chim hốt bạc
Dẫn chúng tôi ra một góc trại nuôi chim bồ câu Pháp, Tạo bảo chúng tôi đứng ngoài chuồng rồi một mình lách qua khe cửa vào chuồng chim bồ câu lớn nhất. Thấy người vào lũ chim bay rào rào rồi đậu lên vai, lên đầu của chủ nhân.
Tạo cho biết, cuối năm 2010 anh bắt đầu lập nghiệp với 50 cặp. Vì chim bồ câu Pháp có khả năng kháng bệnh tốt, trọng lượng nặng gấp đôi chim bồ câu ta, chúng lại sinh sản gối đầu liên tục, vừa chăm con non vừa đẻ trứng... Vì thế, chỉ sau hơn một năm, anh đã nhân giống ra được trên 500 đôi chim bồ câu đẻ, chưa kể chim hậu bị. Với hơn 500 đôi chim đẻ, mỗi năm anh thu được số tiền trên 800 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm anh thu được 400 triệu đồng.
Để phát triển thị trường chim bồ câu của mình, trang trại của Tạo đã liên kết với Sở Nông nghiệp của nhiều tỉnh ở miền Trung và miền Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Phú Thọ, Tuyên Quang... nhận cung cấp giống chim bồ câu chất lượng cao và hỗ trợ kỹ thuật trong việc chăn nuôi chim bồ câu. Những gia đình nào mua giống chim từ trại chim bồ câu của anh cũng đều được cung cấp bộ tài liệu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh chim bồ câu miễn phí.
Ngoài ra, bất kể hộ gia đình hay trang trại chăn nuôi nào gặp vướng mắc trong quá trình chăm sóc chim bồ câu cũng có thể gọi về số điện thoại cá nhân của anh, anh sẽ trực tiếp tư vấn và giúp đỡ miễn phí.
Vũ Trọng Tạo tính toán: Thị trường chim bồ câu sẽ tiếp tục "nóng" trong khoảng 5 năm nữa. Hiện tại lượng chim bồ câu tại các trang trại chăn nuôi bồ câu trong cả nước chưa đủ lượng chim giống để cung cấp cho thị trường. Trong trường hợp giá chim bồ câu thịt xuống thấp nhất là 50.000đ/con thì người chăn nuôi vẫn có lãi. Vì chi phí nuôi chim bồ câu cực rẻ. Nếu tính chi chí cho một cặp chim bồ câu trưởng thành bao gồm cả thức ăn và thuốc phòng chống dịch bệnh thì một ngày chưa đến 1.000đ.
Nếu giá chim thịt giảm xuống 50.000đ thì vẫn rẻ hơn thịt gà, thịt lợn, trong khi đó chi phí chăn nuôi gà lớn hơn gấp nhiều lần chim bồ câu mà giá trị dinh dưỡng của thịt gà lại không bằng chim bồ câu.
Để đáp ứng nhu cầu chim giống cũng như chim thịt anh Tạo đã xây dựng xong kế hoạch nhân tổng đàn chim thành 1.000 cặp vào năm 2013 trở thành trại chim bồ câu có uy tín và quy mô lớn nhất Khu vực miền Bắc và miền Trung trong thời gian tới .
Thái Dương
Last edited by a moderator: