nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao

chào mọi người. dạo này thấy mọi người quan tâm nhiều đến con bò thịt nên em mạo muội mở topic này để mọi người cùng vào trao đổi về kinh nghiệm nuôi bò thịt làm sao để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Agriviet.Com-bò.jpg

Agriviet.Com-thumbnail.aspx.jpeg
 


Last edited:
bây giờ thì quan trọng nhất là có kỹ thuật và lòng quyết tâm các bạn ạ. nguồn vốn nếu thiếu thì có thể vay mượn nhiều cách mà. nhà nước luôn hỗ trợ người chăn nuôi.
tiện đây em xin giới thiệu 1 số phương pháp dự trữ thức ăn cho mùa đông và mùa khô để anh em tham khảo áp dụng:
Thân cây bắp sau thu hoạch có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phụ phế phẩm từ ngũ cốc, và vì thế nó có tiềm năng lớn trong việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Đinh Văn Cải và cộng tác 1999) thì thân cây bắp sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32% xơ thô; 68,7% NDF; Tỷ lệ tieu hoá chất hữu cơ: 53,3% và năng lượng trao đổi cho trâu bò: 7,46 MJ/kg chất khô. Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng thân cây bắp sau thu hoạch là khô cứng vì vậy cần thiết bị cán dập, chặt ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần.
Rơm rạ ở nước ta có khối lượng rất lớn nhưng tỷ lệ sử dụng trong chăn nuôi trâu bò còn rất khiêm tốn. Phần lớn chúng được sử dụng làm chất đốt (ở miền Bắc), hoặc đốt trực tiếp ngoài ruộng làm phân bón ruộng, một lượng nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam). Rơm rạ có thể sử dụng như một nguồn thức ăn chính để nuôi trâu bò cày kéo, sinh sản. Rơm rạ còn là nguồn xơ rất tốt để phối hợp với thức ăn nhuyễn, những thức ăn bổ sung đắt tiền khác trong chăn nuôi bò sữa và vỗ béo bò thịt..
Rơm rạ kềnh càng hơn và chất lượng thấp hơn thân cây bắp. Nếu chỉ cho ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn được một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu., vì thế gia súc được nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có khoảng 10-12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa kém. Phần thân lúa được tiêu hóa nhiều hơn lá vì thế nên gặt lúa ở mức càng thấp càng tốt.
Khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp.
Rơm rạ được ủ với 4-5% urea sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào cuả trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6kg so với 1,6kg DM/100kg khối lượng).
Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou và CTV cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọïng bình quân: 866-921 gam/ngày
Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hoá xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám…
Khi sử dụng nitơ phi protein, lưu huỳnh là yếu tố giới hạn chính đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Một hỗn hợp gồm 90% urea và 10% sulphat natri (Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]) làm cho tỷ lệ N/S được cân bằng. Rơm rạ thường có hàm lượng canxi, phospho và muối thấp. Việc bổ sung coban (Co), đồng (Cu) sẽ cải thiện được khẩu phần dựa trên rơm rạ. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được cải thiện một cách đáng kể nếu bổ sung 1.5-2% urea, 10% rỉ mật và 0.5% hỗn hợp khoáng (muối, P, Ca, S)..
Phụ phẩm xay sát
Cám gạo có chất lượng rất khác nhau tùy thuộc vào quy trình xay sát. Cám gạo loại tốt thì có ít vỏ trấu nên hàm lượng xơ tổng số thấp (khoảng 6-7%) giá trị TDN khoảng 70% và protein thô từ 13-14%, Năng lượng trao đổi từ 12-12,5 MJ/kg chất khô. Cám gạo chất lượng xấu thì hàm lượng xơ có thể lên đến 20%. Cám gạo loại tốt là một nguyên liệu thức ăn rất có giá trị vói trâu bò, vì vậy giá cám gạo loại tốt cũng rất cao.
Hèm bia, bã rượu có protein thô từ 26%-32% (theo chất khô). Phụ phẩm này được sử dụng ở dạng ướt, khô hoặc ủ ướp chung với rỉ mật và axít hữu cơ. Hèm bia của các nhà máy bia của ta theo phân tích của chúng tôi có 32% protein; 18% xơ (theo chất khô); tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ đạt 68% và giá trị năng lượng trao đổi 12 MJ/kg chất khô (tương đương với cám gạo loại tốt). Hèm bia vừa giàu đạm, vừa giàu năng lượng nên từ lâu đã được sử dụng phổ biến để nuôi bò sữa. Độ ẩm cao là điều bất lợi chính trong việc dự trữ và sử dụng các loại thức ăn này.
Khô dầu là phụ phẩm sau khi những hạt có dầu được ép vắt hoặc chế biến để lấy dầu. Thí dụ như bánh dầu dừa, đậu phộng, hạt bông vải, cao su… Protein thô của khô dầu dao động từ 20-40%. Khả năng phân giải protein và số lượng dầu phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Eùp bằng phương pháp thủ công (ép vít) hàm lượng dầu còn khoảng 10% trong khi với phưong pháp ép kiệt (trích ly) dầu chỉ còn 1%. Chất xơ cũng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào chế biến và số lượng vỏ hạt.
Khô dầu dừa là nguồn năng lượng và protein có giá trị được sử dụng một cách rộng rãi
Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá protein của chúng thấp và thức ăn mau bị ôi khét. Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nước và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50% trong khẩu phần
Khô dầu đậu phộng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôibò thịt và bò sữa. Hàm lượng xơ thấp và không có sự hạn chế nào trong việc sử dụng cho gia súc nhai lại
Khô dầu bông vải chứa gossypol không hại đối với bò trưởng thành nhưng khả năng tăng trọng của bò sẽ được cải thiện nếu thêm sulfat sắt vào khẩu phần có nhiều bánh dầu bông vải. Có thể sử dụng 10-15% bánh dầu bông vải trong thức ăn hỗn hợp cho bê, đối với bò thịt có thể sử dụng 30%.
Hạt bông vải nguyên cũng được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh. Hạt nguyên loại tốt chứa khoảng 20% dầu và 19% protein. Vỏ hạt bông vải chứa nhiều xơ (50% CF) nhưng vẫn có thể sử dụng ở mức 30% trong khẩu phần bò thịt. Thí nghiệm vỗ béo bò thịt của Lê Viết Ly đã thành công khi sử dụng khẩu phần vỗ béo có 2 kg hạt bông+ 2kg rỉ mật+ rơm ủ urea.
Khô dầu đậu nành thường đắt và được sử dụng cho gia súc dạ dày đơn. Vỏ hạt đậu nành chứa 37% CF, 12% CP và giá trị năng lượng tương đương với hạt ngũ cốc là một loại thức ăn có giá trị cho tất cả các loại trâu bò.
Một hạn chế chung trong việc sử dụng khô dầu cho chăn nuôi là hàm lượng dầu còn lại trong phụ phẩm cao nên hay bị ôi khét, thời gian bảo quản ngắn. Điểm bất lợi nữa là khô dầu dễ bị nhiễm nấm Aspergillus sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, đặc biệt là ở khô dầu đậu phộng. Khắc phục được các hạn chế đó, phụ phẩm hạt lấy dầu là nguồn protein có giá trị trong chăn nuôi
Rỉ mật được sử dụng trong chăn nuôi để cải thiện tính ngon miệng, bổ sung một số chất khoáng. Rỉ mật còn được sử dụng như một thức ăn bổ sung năng lượng cho khẩu phần thức ăn thô chất lượng kém. Với một hàm lượng đường dễ lên men cao, rỉ mật như là một nguồn năng lượng rẻ tiền để sử dụng với các loại nitơ phi protein. Các loại khoáng cần được cân đối lại bởi vì trong rỉ mật chứa ít phospho và natri và không đủ lượng lưu huỳnh cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Hàm lượng kali trong rỉ mật cao.
Xác mì là phụ phẩm sau khi chiết xuất tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn). Xác mì có hàm lượng chất khô thấp (khoảng 20%), rất nghèo protein (1,5-1,6%), hàm lượng xơ thấp (10-11%, tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ rất cao (92-93%) vì vậy giá trị năng lượng trao đổi đạt tới 13MJ/kg chất khô (Đinh Văn Caỉ và cộng tác 1999). Vì vậy xác mì là một loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho tất cả các đối tượng trâu bò đặc biệt là vỗ béo bò thịt. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải được bổ sung protein, khoáng và vitamin vì những thành phần này trong bã củ mì không đáng kể. Nước ta là nước trồng khoai mì, nhiều nhà máy chế biến tinh bột khoai mì mỗi năm cho ra một khối lượng lớn xác mì nhưng mới sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ để nuôi trâu bò. lí do chính là khâu bảo quản và vận chuyển. Cần nghiên cứu khả năng giảm hàm lượng nước của xác mì xuống còn 60-65% để dễ dàng áp dụng các phương pháp bảo quản nhằm sử dụng hữu hiệu hơn loại phụ phẩm này.
Bã thơm chủ yếu là vỏ và lõi vì thế chứa nhiều chất xơ, năng lượng và vitamin A nhưng protein và muối khoáng thấp. Do hàm lượng nước cao nên phế phẩm này cần được sử dụng ở gần nguồn của chúng. Chúng có thể làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy. Có thể áp dụng phương pháp ủ ướp với công thức 65% bã thơm, 20% rơm lúa, 5% bột bắp, 10% rỉ mật và 1,5% urê.
Có một số yếu tố hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm làm thức ăn cho bò. Sự thu gom rất khó khăn do việc thu hoạch thủ công rãi rác ở các hộ nông dân nhỏ; việc cung cấp hầu hết là theo mùa và không đáng tin cậy lắm. Nhiều yếu tố về hóa học và vật lý cũng hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm cho trâu bò. Hàm lượng nước cao gây khó khăn trong vận chuyển, bảo quản và khả năng ăn vào. Một số phụ phế phẩm rất dễ hỏng do hàm lượng dầu và đường cao. Giá trị dinh dưỡng thay đổi nhiều do quá trình chế biến đơn giản và chưa được tiêu chuẩn hóa. Chúng thường xuyên bị nhiễm nấm, vi khuẩn và một số phụ phẩm có chứa độc tố đối với trâu bò. Hầu hết các phụ phế phẩm thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Có hai kỹ thuật chính để sử dụng tối đa phụ phế phẩm như một nguồn thức ăn cho gia súc:
· Bổ sung một cách thích hợp các chất dinh dưỡng khác để cân bằng sự thiếu hụt trong phụ phế phẩm;
· Cần phải được bảo quản theo các phương pháp thích hợp để kéo dài thời hạn sử dụng và để tránh hư hỏng.
Phụ phế phẩm có thể phơi khô, ủ để gia tăng thời gian sử dụng và tránh hư hỏng. Phơi nắng có thể thực hiện đối với một số phụ phẩm nhưng ủ ướp mới là phương pháp đáng tin cậy nhất. Ngoài ra, trong quá trình ủ ướp có thể bổ sung một số thức ăn khác để tạo ra một thức ăn ủ hoàn hảo, cân đối về dinh dưỡng.
Ủ rơm khô với urê
Rơm rạ khô giá trị dinh dưỡng thấp, tiêu hoá kém và trâu bò không ăn được nhiều. Bằng các phương pháp chế biến làm rơm ướt, mềm, tăng giá trị dinh dưỡng, tăng khả năng tiêu hóa và tính ngon miệng. Phương pháp thông thường nhất đang được áp dụng rộng rãi ở các nhước đang phát triển để chế biến rơm rạ cho trâu bò là ủ rơm với urea. Rơm ủ theo phương pháp này còn cung cấp cho trâu bò nguồn đạm phi protein rất có lợi cho vi sinh vật dạ cỏ, vì vậy có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa kinh tế lớn. Kĩ thuật ủ rất đơn giản
Nguyên liệu
· Cứ 100 rơm khô cần 40g urea và 80-100 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1.). Tùy theo lượng rơm cần ủ mà lượng urea và nước cũng tăng theo tỷ lệ trên.
· Tấm nilon lớn đủ che kín hố ủ (to hay bé là tùy độ lớn bề mặt hố ủ, sao cho khí amonoac hình thành trong và sau quá trình ủ không thoát ra ngoài).
· Bình tưới rau để tưới nước vào rơm khi ủ.
Hố ủ
Hố ủ có thể xây bằng gạch gồm các vách: hố có ba vách, hố có hai vách cạnh nhau hoặc có hai vách đối diện. Nói chung là cần tối thiểu hai vách để nén rơm cho chặt. Có thể lợi dụng góc nhà, tường nhà làm hố ủ rơm. Nền có thể là nền xi măng, gạch hay lót nhiều lớp lá chuối hoặc nilon. Dung tích hố ủ phụ thuộc vào số lượng rơm cần ủ hay quy mô đàn bò.
Cách ủ
Urê pha vào nước theo tỷ lệ trên, khuấy đều cho tan hết, sau đó cho vào bình tưới. Cứ trải một lớp rơm mỏng (20cm) lại tưới nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại cho rơm thấm nước urê, dùng chân nén cho chặt, rồi lại tiếp tục trải một lớp rơm và tưới nước, lại nén cho chặt. Làm như thế nhiều lần cho đến khi hết rơm và hết nước. Sau đó phủ tấm nilon lên trên sao cho thật kín, không để khí ammoniac ở trong thoát ra ngoài. Những hố ủ ngoài trời cần có thêm mát tre nưa.
Lấy cho ăn
Sau 7 đến 10 ngày ủ có thể lấy rơm ra cho bò ăn, lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa. Lấy xong đậy kín ngay tấm nilon lại.
Yêu cầu chất lượng rơm ủ
Rơm ủ chất lượng tốt là rơm ẩm đều, mềm, không có mốc xanh mốc trắng mọc, màu rơm vàng nâu gần với màu tự nhiên của rơm trước khi ủ, mùi khai ammoniac.
Rơm ủ thường được trâu bò thích ăn, và ăn được nhiều hơn so với rơm khi chưa ủ. Tuy nhiên một số trâu bò lần đầu tiên không chịu ăn rơm ủ urê, phải kiên trì tập cho chúng quen dần. Lúc đầu cho ăn ít, trộn chung với thức ăn khác, sau đó tăng dần lên.
Vào mùa khô không có cỏ, chúng ta hoàn toàn có thể dùng rơm ủ urea cho bò ăn tối đa (khoảng 10-12kg/ngày), bổ sung thêm muối ăn hoặc đá liếm thì bò tơ vẫn tăng trọng và bò mẹ vẫn béo mập và sinh sản tốt
Bánh dinh dưỡng
Bánh dinh dưỡng là một dạng chế biến phụ phẩm được ép thành bánh, có thêm chất khoáng và muối. Thành phần chủ yếu cuả bánh dinh dưỡng là rỉ mật. Rỉ mật vừa là chất kết dính vừa là nguồn cung cấp năng lượng, cung cấp khoáng vi lượng. Urea cung cấp nitơ cho vi sinh vật dạ cỏ. Chất độn thường là cám gạo hoặc cám mì, bã khoai mì…Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Ngoài ra còn sử dụng chất kết dính khác như vôi, ciment. Bò ăn bánh dinh dưỡng được thêm chất dinh dưỡng, cải thiện môi trường dạ cỏ có lợi cho vi sinh vật tiêu hoá thức ăn vì vậy sẽ có hiệu qủa tốt đối với khẩu phần nghèo dinh dưỡng.
Lợi ích của bánh dinh dưỡng
· Cung cấp N phi protein cho vi khuẩn dạ cỏ, nhu cầu này ở gia súc nhiệt đới cao hơn gia súc ôn đới.
· Cung cấp rỉ mật là nguồn năng lượng dưới dạng đường dễ lên men, khoáng nên kích thích hệ thống enzym vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
· Cung cấp lượng muối, P và S cần thiết cho trâu bò nhưng thường bị thiếu trong thức ăn nhiệt đới.
Yêu cầu chất lượng bánh dinh dưỡng
· Các nguyên liệu phối trôn bánh dinh dưỡng phải có chất lượng tốt, không bị mốc hay ôi khét hư hỏng để bảo đảm thành phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
· Độ cứng thích hợp: không vỡ khi vận chuyển (chịu nén dưới áp lực 5-6 kg/cm[SUP]2[/SUP])
· Sản phẩm không bị mốc sau 6 tháng bảo quản.
Các chất ảnh hưởng đến độ rắn của bánh dinh dưỡng
· Rỉ mật phải có độ Brix trên 85 (đặc). Rỉ mật càng nhiều thì độ cứng càng kém.
· Urê và muối ăn hút nước nên cũng ảnh hưởng đến độ cứng.
· Đá vôi, xi măng thường được dùng làm chất kết dính.
· Để bánh xốp hơn ta dùng một số chất đệm như vỏ đậu phộng xay nhỏ, bột bã mía, rơm xay, bột dây đậu phọâng.
Cách làm bánh dinh dưỡng
Dụng cụ cần thiết nhất là khuôn bánh. Khuôn làm bằng gỗ như khuôn bánh chưng, kích cỡ các chiều tùy ý ta. Có khi khuôn chỉ đơn giản là một cái tô nhưa. Khuôn này phù hợp với quy mô hộ sản xuất theo phương pháp thủ công. Sản xuất ở quy mô vừa cho nhiều bò hoặc cho nhóm hộ thì cần khuôn ép bằng sắt có khả năng nén nguyên liệu trong khuôn vừa nhanh vừa mạnh. Ngoài khuôn còn cần các thiết bị trộn, xô thùng…
Có nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng. Công thức đang sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bò sữa như sau: Rỉ mật: 37- 40%, cám gạo: 35- 40%, urea: 5-8%, vôi: 5-7%, xi măng: 4%, Muối: 2%. Hỗn hợp khoáng 2-3%.
Trình tự phối trộn
Trước hết cân chính xác rỉ mật, urea, muối theo tỷ lệ nhất định (xem công thức ở bảng dưới). Hoà tan hết urea và muối vào rỉ mật, goị là hỗ hợp A (hỗn hợp lỏng)
Cân chính xác lượng chất độn (cám…), chất kết dính (vôi, ciment), khoáng… trộn đều tạo thành hỗn hợp B (hỗn hợp khô)
Trộn hỗn hợp A với hỗn hợp B thật nhanh, thật đều cho tới khi đồng nhất thì đưa vào khuôn ép. Quá trình này phải làm nhanh không để hỗn hợp nguôi lạnh sự kết dính sẽ kém. Sau 1 ngày bánh khô ta có thể cho bò ăn hoặc bao gói để dủng dần. Bánh dinh dưỡng làm đúng kĩ thuật đóng trong bao nilon có thể bảo quản đến nửa năm không bị mốc hay chảy nước.
Chú ý kiểm tra độ ẩm hỗn hợp bằng cách dùng tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông tay ra không bị rã rời là được.
Cách cho ăn.
Để bò liếm gặm nguyên bánh, không bóp nát, bẻ vụn hoặc hoà bánh vào nước cho bò ăn. Vì trong bánh có urea nên cần bò ăn từ từ tốt hơn là ăn một lần. Số lượng bánh cho một bò trưởng thành tùy thuộc vào lượng urea trong bánh. Nếu bánh có 10% urea thì cho ăm 1kg, nếu bánh có 4-5% urea thì cho ăn 2kg bánh cho một con/ngày. Bò tơ cho ăn ít hơn. Tuyệt đối không cho bê con ăn bánh dinh dưỡng có thể sẽ bị ngộ độc urea.
Tảng liếm hay còn gọi là đá liếm cũng làm tương tư như làm bánh dinh dưỡng nhưng thành phần khác bánh dinh dưỡng. Tảng liếm mục đích là cung cấp muối ăn và khoáng chất cho bò nên thành phần chủ yếu là muối ăn, bột xương, hỗn hợp khoáng vi lượng. Đá liếm không có urea nên cho cho tất cả các đối tượng bò và bê sử dụng.
 


Bạn tiengdan_codon có thể chỉ mình cách ủ chua cây bắp dc ko?cây bắp khô bò có chịu ăn không bạn,vì mình có 3000m2 bắp chuẩn bị thu hoạch
 
uhm mình đang thực hiện ủe cây bắp đó bạn, cây khô hay tươi gì cũng ủ đc hết ah.
bò thích ăn loại này lắm nhưng ban đầu chưa quen nên tập từ từ.
nguyên liệu gồm có:
1. thân cây bắp khô hoặc tươi
2. cứ 10lít rỉ đường/1tấn cây
3. 5kgmuối/tấn cây
4. ít thì mua bao nilon nhiều nên xây bể k1.5 khối
5. 1 tấm nilon phủ trên mặt tránh vào không khí
cách làm.
băm nhỏ thân cây bắp k2-3cm nếu là bắp đã thu hoạch trái thì khỏi cần phơi nếu cây non quá thì phơi chút cho bớt nước. băm đến đâu bạn đổ vào hố ủ và dằm thật chặt nhé. mỗi lớ k15cm thì pha rỉ mật với nước tưới cho ngấm đều vào thân bắp. sau đó rắc muối lên trên. cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết hố ủ nhé. khi dằm nhớ chú ý các góc nhé dằm ko chặt là sẽ bị thối đó. khi kết thúc bạn phủ 1 lớp nilon lên trên và dùng vật nặng hoặc dùng đất phủ lên trên khoảng 20cm là ok.
sau khi ử khoảng 8tuần thì có thể lấy ra cho bò ăn có mùi của rỉ mật nên rất thơm bò khoái ăn lắm
bạn làm thử nhé chúc thành công
 
rỉ đường là pơhụ phẩm của quá trình tinh luyên đường đó bạn. loại nay dùng rất nhiều trong nông nghiệp như làm thức ăn râu bò, ủ phân vi sinh .... bạn liên hẹ những nơi gần nhà máy mía đường là dễ có nhất hay ncác nơi bán sản phẩm mía đường để mua giá cũng rất rẻ thôi.
nếu ko thể tìm ra bạn cũng có thể thay thế nó bằng bột ngô, cám gạo cũng đc
 
Bạn tiengdan_codon có thể chỉ mình cách ủ chua cây bắp dc ko?cây bắp khô bò có chịu ăn không bạn,vì mình có 3000m2 bắp chuẩn bị thu hoạch
cây bắp dù khô hay tươi thì bò cũng chỉ ăn lá thôi bác,còn phân thân bò k ăn được(trừ cây bắp non).lúc trc em cứ tưởng thân cây bắp k có giá trị bằng rơm chứ,ở chỗ em người dân trồng bắp nhiều vô kể,đến gần lúc thu hoạch mình xin chặt phần ngọn thì người dân càng thích.
*em có câu hỏi thế này:nếu thân cây ngô cho vào máy băm(khoảng 3-5cm) rồi phơi khô,cho vào mày nghiền thành bột(ở nhà mỗi ngày em có thể nghiền cả tấn bột cám bắp ,lúa) đóng bao cất vào kho.khi cho bo ăn mình hòa bột này với bột mỳ,ngô,cám gạo và muối...cho bò ăn được k nhỉ
 

bskeu thân. thân cây bắp nếu bạn phơi khô vốn đã ko có nhiều dinh dưỡng chit bằng rơm khô thôi ăn cho no bụng chứ ngèo dinh dưỡng. nếu có điều kiện bạn nên nghiền nhỏ rồi ủ với đạm hoặc rỉ mật thì sẽ tốt hơn rất nhiều. bạn nên hiểu sâu vấn đề hơn 1 chút con bò có dạ dày 4 ngăn và ko có nhiều dịch để tieu hóa thức ăn mà chủ yếu nhờ vào vi sinh vật dạ cỏ. bạn ủ thức ăn tức là làm gia tăng nguồn vi sinh vật thì bò sẽ tiêu hóa tốt hơn. mặy khác chính những vi sinh vật đó khi vào dạ dày lại là nguồn đạm đọng vật cung cấp cho bò. theo mình tốt nhất nên băm nhỏ ủ cgua rồi ngiền ra cho bò ăn. mỗi người 1 ý hy vọng có hướng đi tốt nhất cho con bò thịt
 
Rỉ đường còn gọi là "nước Cam" theo tiếng nói của người
Hưng Yên. Tôi rất thích ăn "nươc Cam" còn nói chi đến Bò.
Ngày xưa khi đường mía giá nhà nước là 3 đồng, thì giá
nước Cam là 5 hào, bằng 1/6 giá đường.
*
Ai trồng mía, thì thường kéo mật (trâu kéo máy cán thân
cây mía lấy nước mía đun sôi cô đặc) rồi đổ vào bồn cho
nguội, sẽ kết tinh ra những tảng đường màu đen hay nâu
đen. Để những tảng đường này vào một chỗ thoát nước, thì
chúng hút ẩm trong không khí, hoà tan những chất không
phải đường, và róc xuống dưới, gọi là Rỉ Đường vì nó rỉ
xuống. Nó có mùi thơm của Mía và có vị ngọt sắc khé cổ,
hơi chua (độ PH thấp, nhiều Axít). Ngày xưa khi xây nhà
xây bể chứa nước mưa, thì trộn nước Cam này vào vôi vữa,
sẽ rất cứng và bền, tôi không biết vì sao. Tảng đường
sau 1 năm rỉ hết nước Cam xuống dưới, thì rã ra như bột
và có màu nhạt hơn. Bột này cho thêm rất ít nước vào,
nấu nhẹ lửa, rồi để nguội cho kết tinh lại, thì được
đường màu vàng nhạt rất đẹp, và hạt đường lớn hơn (tinh
thể lớn) bán với giá cao, cho người mua về nấu nướng.
Đường đen tảng chưa róc rỉ đường thì giá thấp hơn nhiều.
*
Trở lại chuyện thân cây Ngô, thì rất nhiều dinh dưỡng,
không phải ít đâu. Thân cây Ngô xay, làm mồi nuôi Nấm
rất tốt. Đã có kỹ sư đại học ở Đà Lạt vá Sai Gon cùng
làm thành công, có tài liệu trên Internet cách đây mấy
năm, khi tôi đang tìm hiểu làm Nấm ở Việt Nam, nhưng
bây giờ thì không còn online nữa. Nếu ai muốn tìm, có
thể lần mò mấy trường đại học mà có tài liệu này mang
về mà làm Nấm.
*
Kinh nghiệm thực tế của tôi, đã từng nuôi bò đẻ kéo
xe (thiến rồi), thì bò nào cũng thích ăn thân cây Ngô
sau khi hái trái bắp rồi. Có điều chúng không cắn được
thân cây Ngô ra mảnh nhỏ mà nuốt được, nên đành nhai
giập, hít nưóc, rồi nhả bẵ. Tôi đặt lên thớt, chặt
xéo ra những mảnh nhỏ, thì bò nhai và nuốt chửng.
Chính tôi cũng đã nhai một mảnh thân cây Ngô này, và
thấy rất thơm ngon, nhưng không thể nuốt được như bò,
mà phải nhả bã. Riêng bã mia tôi nhả ra, thì bò và
ngưa vẫn ăn nuốt ngon lành. Ngọn mía và gốc mía chặt
nhỏ, bò và ngựa cũng thích ăn, và nuốt chửng.
*
Chuyện ủ thân cây Ngô như kể trên có được hay không,
tôi không chắc, nên phải có người làm rồi, mới chắc.
Tôi biết rằng cỏ tươi mà để ủ (cứ để yên chẳng làm
gì hết) thì trở nên màu vàng úa, bốc mùi rượu chính
tôi còn rất thèm, nói chi đến Bò, Ngựa. Dù sao, cho
rỉ đường là không cần thiết, và tốn tiền. Còn chuyện
cho phân đạm vô cơ vào để nuôi vi khuẩn, tôi cũng không
tin là tốt. Trái lại, tôi cho là có hại. Vật nuôi mà
ăn chất hoá học vô cơ vào làm gì mà không hại?
*
 
Nhân dịp này xin các bác có kinh nghiệm cho em hỏi.
-Nếu nuôi khoảng 30 con bò mà trồng cỏ Va06 thì cần diện tích trồng là bao nhiêu?
-Như bác anhmytran nói thì ủ cỏ là cứ để yên.Cho em hỏi,ủ nó bao lâu,quy trình ủ như thế nào?
-Mía ở các quán nước mía đã xay hết nước thì chúng ta có thể đem về ủ để ăn dần được k?(vì thường chỉ có mùa hè người ta mới bán nước mía)???
 
Mình có 2 câu hỏi mong mọi người giúp mình:
1. giá bò giống (có thể là bê cái) bao nhiêu một con?
2. mình muốn trồng cỏ VA06 thì mình có thể kiếm giống ở đâu, và diện tích cỏ nên trồng để đủ cho 1 con bò? (đồng nai, Sài Gòn).
Cám ơn mọi người
 
Nhân dịp này xin các bác có kinh nghiệm cho em hỏi.
-Nếu nuôi khoảng 30 con bò mà trồng cỏ Va06 thì cần diện tích trồng là bao nhiêu?
-Như bác anhmytran nói thì ủ cỏ là cứ để yên.Cho em hỏi,ủ nó bao lâu,quy trình ủ như thế nào?
-Mía ở các quán nước mía đã xay hết nước thì chúng ta có thể đem về ủ để ăn dần được k?(vì thường chỉ có mùa hè người ta mới bán nước mía)???
chào bạn. theo tài liệu kỹ thuật bạn muốn nuôi 30 con bò thịt thương phẩm thì cần k7000m2 cỏ nhưng thực tế trong chăn nuôi thì ko cần tới mức đó vì bạn có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, tôi ko thể trả loqì chắc chắn là cần bao nhiêu diện tích mà tôi chỉ có thể nói với bạn nếu trồng va06 thì để nuôi 30 con thì tối thiểu cũng phải có 3000m2 trồng cỏ. tất nhiên bạn cần phải có kế hoạch tích lũy, dự trữ thức ăn như rơm, cỏ khô, thức ăn ủ chua, bột mì, bắp... còn cho ăn bao nhiêu vào thời điểm nào thích hợp nữa bạn ạ.
còn quy trình ủ thì mỗi người 1 kinh nghiệm khác nhau mình cũng chỉ có 2 kinh nghiệm trong ủ thức ăn là ủ cây ngô và kiềm hóa rơn trước khi cho bò ăn, đã làm và cho ăn thấy hiệu quả, ủ chua thì cần k2 tháng và kiềm hóa thì cần 2 tuần
thân cây mía vốn rất nhiều đường vì thế khi ép vẫn còn sót lại k5% lượng đường nên nếu bạn ủ chua đc để cho bò ăn dần cũng rất tốt đó nhưng có lẽ cách ử phức tạp hơn 1 chút vì nó khô quá và không ngấm nước nữa. (bã thải nhà máy mía đường)
vài dòng góp ý chúc bạn thành công

--------

bac anhmytran nói không cần cho thêm rỉ mật đường thì cũng không sao nhưng sẽ mất thêm thời gian để vi sinh vật sinh sản đủ số lượng để phân giải thân cây ngô vì nó cứng và ít đường, tất nhiên là thân cây già nhé. ta cho thêm rỉ mật với mục đích làm thức ăn ban đầu cho hệ vi sinh và số còn lại cũng là thức ăn cho con bò sau này. vì ta có cho nó ăn rỉ mật ko nó cũng ko thích ăn lắm. giá cả thì rất rẻ mà mình mới mua 1200đ/kg. nếu là thân mà ko cho rỉ mật thì khi ủ lá nát mất rồi thân vẫn còn cứng ấy.
còn chuyện cho bò ăn ure thì đã có rất nhiều công trình trên giáy và cũng rất nhiều người thực hiện cả nông trại đến trang trại đều sử dụng rồi bác ạ. ta thường hay nói độ đạm trong thức ăn đó chính là lượng nitơ. còn ure là đạm phi protein nên ta cho ăn vopứi khẩu phần vừa phải khi kết hợn với thức ăn sẽ làm tăng đáng kể lượng đạm trong thức ăn vật nuôi tất nhiên ko ai cho bò uống nước pha ure hết mà ohải ủ hoặc dùng để kiềm hóa rơm vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng lại làm mềm rơm
 
Last edited:
Cho rỉ đường vào thì tăng chất bổ, đương nhiên tốt,
nhưng tốn tiền. Bạn nói giúp tiêu hoá, cũng có thể
đỡ tiền, vì cho bò ăn thứ khác có thể còn đắt hơn.
Còn bạn nói bò không thích ăn rỉ đường thì không chắc
đúng, vì chính tôi thích ăn rỉ đường. Ngày xưa mẹ tôi
vẫn phải mua rỉ đường cho tôi ăn. Tôi nghiện đấy.
*
Chuyện cho u rê vào tăng độ đạm thì đúng. Cho phân
đạm 1 lá, hay 2 lá vào cũng tăng độ đạm. Có điều tăng
độ đạm không có nghĩa là bò sẽ ăn được cái đạm ấy, mà
là hại bò. Ví dụ đổ một thùng a xít Nitơric lên con
bò thì nhiều độ đạm lắm, và con bò chết ngay lập tức.
Thiếu gì người cho phân đạm vào nước mắm, mắm tôm để
tăng độ đạm?
*
Bạn nói có sách vở, vậy bạn có thể cho tôi tham khảo
những công thức hoá học xảy ra khi bò ăn đạm u rê vào
miệng được không? Làm sao u rê biến ra thịt bò? Tôi
học xong phổ thông ở Việt Nam rồi, và có đủ trình độ
đọc được các công thức hoá học và tra tìm trên Internet
tiếng Anh để đối chiếu.
*
 
Principle

Đúng là có rất nhiều công trình nói về chuyện ủ rơm bằng ure để tăng lượng đạm cho thức ăn, có thể tham khảo rất nhiều video nói về việc này, bác anhmytran nói cũng đúng, phải đưa ra nguyên lý phản ứng ra sao để khi bò ăn vào thì có lợi chứ không có hại.

links: http://agriviet.com/home/threads/51...u-chua-thuc-an-xanh-cho-trau-bo#axzz236vydWXM
http://bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_id=23&id=925&kh=
 
cám ơn bác anhmytran có bài viết phản biện. trong các tài liệu khao học kỹ thuật trong chăn nuôi bản thân tôi chỉ tin tưởng duy nhất sách báo, tạp chí hoặc các web của cục chăn nuôi việt nam hoặc bộ nông nghiệp ptnt. những gì tôi viết mà các bạn đọc đc cũng đa số từ lý thuyết ở đó và thực tế của bản thân tôi mà ra. xin trích dẫn 1 đường link của cục chăn nuôi về vấn đề cho bò ăn ure. tất nhiên là chẳng ai cho bò uống phân đạm cả vì con bò không thể hấp thụ đc loại đạm này mà nó dùng nuôi vi sinh vật rồi trâu bò ăn cái vi sinh vật này cũng như dùng phân bón cho lúa rồi người ăn lúa vậy chẳng ai dám nói người ăn phân cả đúng ko nào hihi, nói vui 1 tí các bác đừng cho là khó nghe nhé.
http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=4610.
mỗi người có cách làm riêng tôi đã đọc và đã làm nên các bạn cứ than khảo rồi áp dụng làm sao cho hợp lý nhé chúc cả nhà vui, thank tất cả mọi người

--------

đây là nguyên lí của việc sử dụng ure của con bò. coppy hoàn toàn từ bài giảng nông nghiệp của bộ nông nghiệp ptnt nhé.
BỔ SUNG URÊ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Nguyễn Thị Hồng Gấm – TTGNN VĨNH LONG
Trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại, người ta thường phối trộn thêm urê để tăng thêm chất lượng thức ăn cho chúng. Song việc trộn urê vào thức ăn nếu không đúng cách cũng dễ gặp rủi ro. Vì vậy người chăn nuôi cần hiểu biết cơ bản những kiến thức những xung quanh về vấn đề sử dụng urê làm thức ăn cho bò để ngăn ngừa những thiệt hại không đáng có nhằm góp phần tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
Trước hết ta cần hiểu tại sao bò là loài gia súc ăn cỏ, nhưng lại sử dụng được urê trong khẩu phần.
Urê là 1 chất chứa nitơ không phải protein, mà loại nitơ này bò có thể tổng hợp thành chất tiêu hóa được do dạ dày chúng có cấu tạo 4 ngăn: đó là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Chính vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ biến đổi chất nitơ này thành protein có giá trị cho vật chủ.
(Cơ chế như sau:Trong dạ cỏ, nitơ phi protein này được vi sinh vật phân giải thành amoniac và các vi sinh vật sẽ sử dụng các sản phẩm này để tổng hợp ra protein để chúng sinh trưởng và phát triển thành số lượng lớn. Sau đó chúng đi từ dạ cỏ đến phần dưới của hệ thống tiêu hóa, dạ dày, ruột và được tiêu hóa tại đây, chúng sẽ giải phóng ra các amino acid. Các amino acid này sau đó sẽ được hấp thụ vào máu gia súc)
Chính đặc điểm này tạo ra sự khác biệt chính giữa 2 loại động vật nhai lại và động vật dạ dày đơn. Điều này lý giải tại sao gia súc có dạ dày đơn như heo thì sẽ không sử dụng được urê trong khẩu phần.
Những điều cơ bản khi sử dụng urê trong khẩu phần thức ăn của bò:
-Lượng urê bổ sung trong khẩu phần cho bò phụ thuộc vào cách thức cho ăn, dao động từ 70-100g/con/ngày
-Mức độ bổ sung urê vào khoảng 1% của tổng khẩu phần khô, hoặc 2-3% của hỗn hợp thức ăn tinh (thức ăn tinh hỗn hợp là loại thức ăn được phối hợp từ các nguyên liệu sẳn có như tấm bắp gạo, bột củ khoai mì và các loại khô dầu, bột cá, bột xương, sò, hỗn hợp khoáng vi lượng và vitamin. Thức ăn này thường được sản xuất ở dạng bột hay dạng hạt và hiện nay đang bán rộng rải trên thị trường).
-Mức độ bổ sung urê trong hỗn hợp TĂ tinh có thể nhiều hơn 3% nếu có 1 loại nguyên liệu ngon miệng như rỉ mật đường được cho thêm vào trong khẩu phần và lượng thức ăn thô xanh giảm đi.
Những chú ý khác để sử dụng urê một cách hiệu quả:
-Để có thể sử dụng urê thích hợp và có hiệu quả, nên cung cấp đầy đủ thức ăn tinh, nhiều năng lượng, khoáng chất và vitamin, vì vi sinh vật cần những chất này để tổng hợp nên protein của cơ thể chúng từ nguồn nitơ phi protein có trong urê.
-Rỉ mật là nguồn năng lượng và khoáng chất rất tốt. Có thể chế hỗn hợp nước urê rỉ mật với tỉ lệ urê tối đa là 10% để cho bò liếm, tỉ lệ urê lỏng là: 2.5kg urê + 4.5 kg rỉ mật + 28 lít nước.
-Urê nên được trộn kỹ với TĂ trong khẩu phần. Không được để có những cục urê còn nguyên trong TĂ vì gia súc có thể bị ngộ độc.
-Những gia súc dưới 1 năm tuổi hoặc ốm yếu không nên cho ăn urê.
-Phải kiểm soát được lượng urê gia súc ăn vào. Trước khi cho ăn phải có một thời kỳ cho gia súc làm quen với urê, nghĩa là lần đầu cho ăn với 1 lượng nhỏ , đến ngày thứ 7-10 thì mới cho ăn lượng tối đa theo tính toán.
-Khẩu phần nhiều urê làm giảm tính ngon miệng, vì vậy tốt nhất là nên bổ sung thêm đường hoặc rỉ mật, hoặc trộn vào cỏ ủ, trộn đều vào thức ăn hỗn hợp cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít.
Có 3 cách sử dụng urê: 1.Trộn vào thức ăn hỗn hợp. 2.Trộn với rĩ mật đường. 3.Trộn vào cỏ ủ hoặc rơm ủ.
Điều cần lưu ý cuối cùng là nếu cùng lúc sử dụng nhiều loại thức ăn có chứa urê như thức ăn hỗn hợp, bánh dinh dưỡng, rơm ủ urê thì phải tính sao cho liều lượng cho vào các loại thức ăn đó không được quá mức cho phép.
Khi nào xảy ra ngộ độc - triệu chứng ngộ độc và cách xử lý khi bị ngộ độc urê.
-Ngộ độc khi cho bò ăn một lần nhiều lượng urê, amonac xuất hiện nhiều vượt quá khả năng sử dụng của vi sinh vật và khi đó chúng được hấp thụ vào máu, đến gan. Khi đó gan quá tải không có khả năng biến đổi chúng trở lại urê, lượng amniac cao trong máu sẽ gây ngộ độc.
-Triệu chứng ngộ độc urê ở con vật biểu hiện: ủ rũ, tiết nhiều nước bọt, bỏ ăn thậm chí bị chết.-Khi chẩn đoán bò bị ngộ độc thì phải tiến hành truyền tĩnh mạch nước sinh lý ngọt, kết hợp với chích tĩnh mạch sulfat magie 2% (thao tác này phải do chuyên viên thú y đảm trách). Ngoài ra phải cho bò uống nhiều nước và cho bò uống thêm những loại thuốc lợi tiểu để giúp bò đẩy nhanh quá trình thải urê ra ngoài. Nếu phát hiện muộn và không xử lý kịp thời thì phần lớn sẽ gây tử vong cho bò.
đây là đường link http://pmard.mard.gov.vn/pmard/Chitiếttin/tabid/127/itemid/291/CategoryId/293/Default.aspx

<tbody>
</tbody>
 
Last edited:
Trích Nguyễn Thị Hồng Gấm – TTGNN VĨNH LONG
Cơ chế như sau: Trong dạ cỏ, nitơ phi protein này được vi sinh vật
phân giải thành amoniac và các vi sinh vật sẽ sử dụng các sản phẩm
này để tổng hợp ra protein để chúng sinh trưởng và phát triển thành
số lượng lớn. Sau đó chúng đi từ dạ cỏ đến phần dưới của hệ thống
tiêu hóa, dạ dày, ruột và được tiêu hóa tại đây, chúng sẽ giải phóng
ra các amino acid. Các amino acid này sau đó sẽ được hấp thụ vào
máu gia súc.
Nghe có lý lắm, nhưng tôi cần các công thức hoá học để chứng minh
cho lý thuyết này. Trong trường phổ thông, bộ giáo dục chỉ dạy rằng
cây xanh mới tổng hợp chất hữu cơ, không có dạy vi sinh vật tổng
hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Nếu bộ giáo dục lạc hậu, chưa biết
vi sinh vật có thể tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, chúng ta có
thể làm cách mạng trong nông nghiệp. Đó là nông nghiệp trong bóng
tối, không cần năng lượng mặt trời, vẫn làm ra chất đạm. Ta không
cần bò nữa, mà chiết ngay Amino Acid trong môi trường nuôi cấy vi
khuẩn ra làm thức ăn thôi. Cuộc cách mạng này sẽ giải quyết nạn thiếu
đất trầm trọng ở nước ta. Xây nhà nhiều tầng chứ khỏi phải trải dài
diện tích dưới nắng nữa. Từ xưa cũng có nhà khoa học nông nghiệp đề
nghị nuôi tảo làm thức ăn, nhưng vẫn phải có ánh nắng mặt trời. Bây
giờ nuôi vi sinh vật bằng u rê trong nhà nhiều tầng thì kinh tế hơn.
*
 
cái này thì chắc là em ko đủ trình độ để có câu trả lời làm thỏa lòng bác và các bạn quan tâm rồi. em chỉ là nông dân thôi có may mắn lắm cũng là đc đào tạo hết phổ thông trường làng và 1 tí chuyên ngành chẳng liên quan gì tới nông nghiệp hết. tay ngang 100% ạ, nên cũng chỉ là nge các ông ngồi trên đó nói rồi ''bán tín bàn nghi''như bác và đa ssố mọi người thôi. rồi về ngẫm nghĩ hy vọng hiểu được vấn đề nhưng tối trí quá nên chẳng ngĩ đc vậy là vừa thử vừa run run tự nhủ ''cả gia tài đấy''. và rồi(cọn con bò xấu xí nhất) cho ăn thử 1 cọng thấy ko sao, rồi 2,3,4 cọng vẫn ok. 1 nắm rồi 2,3 nắm thấy nó ăn ngon lành vậy là cho tất cả ăn. và ăn đến nay cũng đc tháng rồi thấy ko sao chẳng biết có tốt không nữa nhưng rơm mềm và bò thích ăn hơn. đi tham quan mấy ông lớn nuôi bò sữa cũng thấy họ cho ăn như thé mà bò mập mạp ko chết vậy là thêm đc tí tự tin nữa bác ah. hôm nay bác hỏi vậy làm em chột dạ ngĩ biết đâu sau này nó mới chết thì khổ nên gọi hỏi ông chủ trại đó thì ông nói đã cho ăn nhiều năm rồi kĩ sư họ về tư vấn hẳn hoi. vậy thì thôi chứ thắc mắc gì được nữa hả các bác. lại ngồi mày mò tìm hiểu trên máy tính được mấy cái này mà em ngu quá nên ko hiểu gì hết cứ đăng lên đây bác nào hiểu thì nói lại theo ngôn ngữ nông dân cho e hiểu với.
§ Phân hóa học chứa N hữu cơ như urea, cần có vi sinh vật phân giải thành ammonium mới được sử dụng. Vi sinh vật tiết ra phân hóa tố urease để thủy phân urea, để sau cùng cho ra NH[SUB]3[/SUB] theo phản ứng:
CO(NH[SUB]2[/SUB])[SUB]2[/SUB] (urea) + H[SUB]2[/SUB]O => (NH[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB]CO[SUB]2[/SUB] => 2NH[SUB]3[/SUB] + CO[SUB]2[/SUB]
Tốc độ phân giải urea tùy thuộc vào pH và nhiệt độ. Nhiệt độ cao, pH có tính áit yếu là điều kiện thích hợp cho sự phân giải này.
Nếu không có vi sinh vật thì sự phân giải không xảy ra, urea sẽ gây ngộ độc cho con vật đó là lý do tại sao không được cho trâu, bò ăn quá nhiều ure vượt quá khă năng phân giải của vi sinh vật.
Trong điều kiện thích hợp sự phân giải urea xảy ra trong vài ngày..
Các vi khuẩn có tiết ra urease có thể kể: Sarcinia hansenii, Bacillus pasteurii, Erwinia amylovora, Proteus vulgaris, Bacillus freudenreichii, Sporosarcina ureae...
[h=3][sửa]Vi sinh vật trong quá trình khoáng hóa chất hữu cơ chứa N[/h]Có vô số loài vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải hữu cơ. Mật số chứa từ 10[SUP]5[/SUP]-10[SUP]7[/SUP]/mm2 dạ cỏ. Vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn đều có tham gia vào sự khoáng hóa N hữu cơ.
Trong đều kiện háo khí sự phân giải protein, ammonium, sulfate và nước xảy ra nhanh và cho ra CO[SUB]2[/SUB].
Trong điều kiện yếm khí, sự phân giải chậm hơn và cho ra ammonium, amino acid, CO[SUB]2[/SUB], các acid hữu cơ, H[SUB]2[/SUB]S...(quả trình ủ yếum khí nên cần 1 đến vài tuần mới có thể sử dụng)
Vi khuẩn tham gia vào sự khoáng hóa các protein có thể kể: Pseudomonas, Bacillus, Clostridium, Serratia, Micrococus. Còn tham gia vào việc phân giải các nucleic acid gồm có các vi khuẩnPseudomonas, Micrococus, Corynebacterium, Clostridium...
Tham gia vào quá trình hóa khoáng phân urea có nhiều loài vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn. Trong số vi khuẩn có thể kể đến các chi Bacillus, Micrococcus, Sarcinia, Pseudomonas, Achromobacter,Corynebacterium, Clostridium, trong đó có các loài sau đây được nghiên cứu nhiều: Bacillus pasteurii, B. freudenrichii.
đây nữa
[h=3]Quá trình nitrate hóa[/h]Trong điều kiện thoáng khí, NH[SUB]4[/SUB] ban đầu sinh ra do quá trình khoáng hóa N hữu cơ sẽ 1iên tục chuyển hóa và biến thành NO[SUB]3[/SUB]. Quá trình này xảy ra qua 2 giai đoạn:
1. Ôxít hóa ammonium thành nitrite (NO[SUB]2[/SUB]).
2. Ôxít hóa NO[SUB]2[/SUB] thành nitrát (NO[SUB]3[/SUB]).
[h=3][sửa]Vi sinh vật tham gia trong quá trình nitrate hóa[/h]Có 2 nhóm vi sinh vật tham gia 2 giai đoạn của quá trình này. Trong đó có 7 nhóm vi khuẩn tự dưỡng:
====Nhóm vi khuẩn ôxít hoá NH[SUB]4[/SUB] thành NO[SUB]2[/SUB]: nhóm này do 5 chi vi khuẩn đảm nhiệm:
1. Vi khuẩn hình (que) bầu dục: Nitrosomonas.
2. Vi khuẩn hình cầu: Nitrosococcus.
3. Vi khuẩn xoắn: Nitrosospira.
4. Vi khuẩn có khuẩn lạc nhầy nhụa (zoogloae) và có nang (cyst): Nitrosococystis.
5. Vi khẩn có khuẩn lạc nhầy nhụa, không có nang: Nitrosogcola.
[h=4][sửa]Nhóm vi khuẩn ôxít hoá nitrite thành nitrate[/h]1. Vi khuẩn không có zoogloea: Nitrobacter.
2. vi khuẩn có zoogloea: Nitrocystis.
Trong bảy chi vi khuẩn trên đây, NitrosomonasNitrobacter là thường gặp nhất. Ngoài các vi khuẩn trên, các vi sinh vật dị dưỡng như Streptomyces, Pseudomonas, Aspergillus... cũng có tham gia quá trình chuyển hóa N này nhưng không quan trọng lắm

--------

cơ bản nó là thế các bác ạ , có 2 khả năng xảy ra. 1 là trình độ phổ thông chưa hiểu nên bộ giáo dục ko đưa vào vì em cũng hết cao đẳng mà nge ko hiểu( chắc tại mình ngu giống bò hihi). 2 là đó là khoa học chuyên ngành nên họ ko có thời gian cho học sinh học . còn tài liệu nói về vấn đề này đã có từ những năm 70 của thế kỉ trước cơ

--------

em có 1 bài viết của bộ nông nghiệp hoa kỳ nghiên cứu về việc cho bò ăn ure bác xem lại rồi cho em xin ý kiến tóm tắt nhé, vì tiếng anh của em tiếng đc tiếng không nên chẳng biết dịch như thế nào cho đúng hết cả.
pas.fass.org/content/26/3/257.full.pdf
 
Last edited:
Từ khoá Urea Molasses Block (UMB) cho nhiều bài báo tiếng Anh
về cho vật nuôi ăn U rê. Họ không cho vào thức ăn, mà làm thành
hòn đá liếm. Thành phần U rê trong hòn đá liếm không quá 10%.
Trong đó còn có bột, mật (rỉ đường), muối, và xi măng hay đất sét.
*
Nguồn: http://www.esgpip.com/PDF/Technical bulletin No.1.pdf
Công thức làm hòn đá liếm:
Mật đường 40, U rê 10, Cám 25, Dầu ăn 10, Phốt phát và Can xi 1,
Muối ăn 10, cộng 100 phần trăm. Còn nước để trộn 4, hay vừa đủ.
Trong đó còn dạy cách pha trộn nữa. Không biết pha trộn thì có
thể không đúc được ra hòn đá liếm, hay hòn đá quá mềm, liếm nhiều,
có độc cho vật nuôi.
*
Cũng có bài có chỗ giải thích như bài trên là: Urê cho vi trùng
trong dạ cỏ của bò làm ra chất đạm. Nên nhớ là dạ cỏ, chứ không
phải lá sách hay tổ ong nhé. Tuy thế, tôi vẫn chưa tìm ra được
nguồn khoa học nào chứng minh việc vi trùng làm ra đạm hữu cơ.
capable of being used by the microbial population in the rumen to produce protein
Nguồn Wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Urea-molasses
Bài đó nói hòn đá liếm có u rê giúp cho bò có thêm đạm mà không phải
ăn thức ăn có cho u rê gây ra mùi khó ngửi khó ăn, cũng đỡ tiền mua
thức khác có chất đạm bổ sung đắt tiền hơn.
*
Tôi cũng mới bỏ chút công tìm kiếm những bài chế biến thức ăn cho bò,
nhưng chưa tìm ra bài nào có cho u rê vào cả.
*
Sơ bộ mới lục tìm đến đây, thì kết luận chưa đầy đủ của tôi là:
U rê có thể làm hòn đá liếm, chứ không nên cho vào thức ăn của bò.
Theo cách làm của ta bây giờ, là hại cho bò, nhưng nó không có tài
phản đối như tôi, nên nó im miệng mà ăn những thứ độc hại. Cũng như
nhiều người ở Việt Nam đang mua dồ ăn TQ về ăn vậy.
*
Phần giải thích hoá học của bạn rất dài giòng, nhưng tóm lại là
lạc đề. Vấn để cô gái nói là "tổng hợp acid amin từ u rê" nhưng
bạn không chứng minh được cô ta đúng, mà lại đi tìm "phân giải
chất đạm ra chất vô cơ." Chuyện này thì ai chả biết, mà bạn phải
giải thích? Bạn nên coi đọc phần tôi viết trên, khi đi tìm hiểu wiki
về tác dụng của u rê trong dạ cỏ của bò.
*
Còn chuyện bạn cho bò ăn theo mấy kỹ sư nông nghiệp Việt Nam,
thì là việc của bạn. Bạn có bán chúng vào lò mổ cũng là quyền
của bạn. Tôi thì bàn về lý luận. Tôi không có bò, cũng chẳng
thể cho nó ăn ngon, hay ăn u rê. Các bạn khác có đọc phần bàn
luận này, có người nghe bạn, có người nghe tôi. Đúng hay sai,
không ảnh huởng đến tôi, mà cấu vào tùi tiền của người nuôi bò.
*
 
Chào các bác!
Các bác thảo luận về món "cho bò ăn Ure (nito phi Protein) mà ra thịt (protein)" sôi nổi quá. Quả thật bác anhmytran làm khó tiengdan_codon quá nhỉ????:wacko: vì cái món này ngay kể cả ng được đào tạo bài bản trong trường ĐH cũng khó viết ra được phương trình hóa học (môn này là môn học kinh điển nhất đó các bác ạ)
Em mạo muội có đôi lời như thế này:
- (gia súc nhai lại nói chung) ăn Ure vào dạ cỏ, trong dạ cỏ có hệ vi sinh vật (VSV-hệ VSV rất phong phú và đa dạng), chúng tiết ra men Ureaza để phân giải Ure thành NH3 và CO2
xúc tác===Ureaza (vsv)
CO(NH2)2 ------------------> NH3 + CO2

NH3 sinh ra từ PƯ này sẽ được VSV sử dụng vào trong các PƯ sinh hóa chuyển Cetoacid thành acid amin
xúc tác ====================Men (VSV)
Cetoacid (R-CO-COOH) + NH3 ------------------------> Acid amin (R-CH.NH2-COOH) ------> Protein (VSV)
- Quá trình tổng hợp NH3 chậm hơn quá trình sinh NH3, do vậy nếu bổ sung quá nhiều nito phi protein có thể gây ngộ độc Ure.
- Việc tổng hợp NH3 thành Protein VSV diễn ra đồng thời với quá trình chuyển hóa Đường trong dạ cỏ (nguồn cung cấp năng lượng cho VSV và cung cấp nguồn Cetoacid để kết hợp với NH3). Do vậy khi bổ sung Ure chúng ta phải bổ sung một lượng tinh bột nhất định để đáp ứng quá trình chuyển hóa và tránh gây ngộ độc.

Sơ đồ phản ứng minh họa

Agriviet.Com-SLDVnangcao_Phan_II.jpg



Agriviet.Com-da_co2.jpg


Hy vọng đáp ứng phần nào nhu cầu của các bác.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top