NUÔI CÁ CHẠCH BÙN,LƯƠN ...TRÊN BỂ

  • Thread starter manhhung86
  • Ngày gửi
mình đang sử dụng hệ thống như thế này,mong mọi người góp ý thêm
chach bun.jpg
 


Last edited by a moderator:
Lý thuyết thì hay lắm, nhưng có áp dụng được hiệu quả
thiết thực hay không, thì phải so sánh với cách nuôi
bình thường không có sục khí.

Riêng tôi nghĩ tiền điện chạy máy này, chưa kể tiền vốn
bỏ ra mua thiết bị và xây chuồng trại, thì đủ trả cho tiền
lời chăn nuôi. Tổng kết lại, thì lỗ.

Theo bạn, thì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm bạn phải trả
bao nhiều tiền điện để chạy máy?
 
Về thiết kế, tôi bàn thế này:

Bể nuôi của bạn là 20 mét khối. Nếu chiều sâu của nước là 1 mét,
thì diện tích mặt của bể là 20 mét vuông. Chia 20 mét cho Pi lấy
tròn là 3, thì được gần 7. Vậy thì bán kính là 2 mét 65, đường
kính là hơn 5 mét.

Bạn cho chạy máy sục khí, thì tốc độ nước chảy mạnh nhất là ở
thành bể. Giữa bể không có giòng chảy. Vậy thì không thể có nước
chảy sang bể thu phân được. Nếu có, thì cũng lờ đờ, 30 phút không
gom sạch được phân. Phải đặt ống dẫn nước thải ngang hay xéo xuống
thì phân mới dễ chạy sang bể lắng phân.

Tốt nhất thì đáy của cả 2 bể nên làm hình phễu để gom phân.

Sau khi lắp đặt xong, bạn cho nước vào đầy như thiết kế, rồi đổ
một chậu mùn phân xanh, hay phân chuồng vào chạy thử coi sao?
 

Cảm ơn đã góp ý
1 tôi đang sử dụng ,tôi chỉ đưa lên những chi tiết chung
2 việc đầu tư thì có người sử dụng bạt và xây bể nuôi ,lí do tại sao?nói là tốn kém nhưng thực ra chỉ thêm 1 chút thôi,a có thể vẽ 1 hệ thống nuôi có đường cấp thoát nước sẽ hiểu
3 nó chỉ là dạng biến đổi năng luợng và đơn giản hóa bằng máy móc(nhaan công cũng là dạng năng lượng và tiền bạc)
4 tùy vào mục đích sử dụng để mọi người cho phép máy sục khí chạy trong bao lâu(thu phân hay ddánh thuốc 1 cách từ từ để khỏi sốc,cung cấp oxy kịp thời nếu chưa thay nuước kịp,riêng tôi đánh giá cao lợi ích của dòng chảy đối với thủy sản)
 
Thu phân theo hình thức li tâm và gia tốc,a có thể làm bể to hơn quan trong là tốc độ nước chảy, nếu a sợ thì có thể chia làm nhiều bể nhỏ nhưng điều này không cần thiết và bể khoong nhất thiết phải là quá vũng lòng chảo vì lực li tâm và lực hút sang bể lắng
Tại sao bể lắng tôi lại đưa ống lên cao 2/3 bể vì ở độ cao này sẽ lắng tốt nhất
Nó chạy trên nguyên tắc bình thông nhau nên tốc độ đầu vào coi bằng đầu ra
 
Last edited by a moderator:
Tôi muốn thay thế bể bắng bằng 1 thieét bị may moc hay gì đó nhỏ gon nhưng chưa nghĩ ra,bac anhmytran. Nghiên cứu giúp bên đó có bán máy drumfilter ko,moiws tìm trên mạng thấy cái này
 
Last edited by a moderator:
Đáy hình phễu thì tự lắng, không cần giòng chảy ly tâm
và lực dồn cặn vào giữa.

Nước thông theo bình thông nhau thì không có giòng chảy.
Phải có bơm mới có giòng chảy được. Bạn lại làm ống chảy
ngược lên, thì cặn không thể nào chạy sang bể nhỏ được.
Bạn cứ làm đi, sẽ thấy việc xảy ra như tôi nói, chứ không
như bạn tưởng tượng đâu.

Giòng chảy phải có sự thay đổi chất lượng thì mới có giá
trị. Giòng chảy không có thay đổi chất lượng thì làm vật
nuôi phải tốn sức chống lại. Nó cũng có mặt tốt làm cho
vật nuôi tập thể dục, thịt sẽ chắc, dai, và ngon hơn, nhưng
có mặt xấu là hạ thấp tỷ số chuyển đổi thức ăn ra tăng trọng.

Trong thiết kế của bạn, máy sục khí đã bơm nước trong ống
đưa nước về bể chính. Như vậy sẽ có giòng chảy, nhưng thiết
kế không ăn khớp với ý đồ giòng chảy, khiến giòng chảy yếu,
tốn rất nhiều tiền điện thì mới gom được chất thải. Nếu đáy
2 bể đều hình phễu cả, và đường đưa nước có cặn sang bể thu
cứt và thức ăn thừa nằm ngang thì đỡ tiền máy bơm hơn.
 
Drum Filter thì rất phổ biến. Trong các xe máy chạy
đều có cái lọc khí này để khí vào cháy trong xi lanh
được sạch sẽ.

Trong các máy hút bụi cũng có. Máy sau khi hút bụi
xong thì khí bị thổi qua một cái túi lọc và thổi ra
trở lại trong phòng. Chỉ có bụi bị giữ lại trong túi
thôi.

Các máy phun hơi nước và máy lọc khí trong nhà cũng
có drum filter. Hệ thống Center Air - điều hòa không
khí - cũng có.

Về nguyên lý, nó gồm có một cái ống thổi hơi bụi bần
vào một cái bình mà thành bình là những lỗ nhỏ hơn hạt
bụi. Cái bình này là Drum Filter - ống lọc hình cái trống.
Bụi bẩn sẽ bị giữ lại, còn khí sạch thì thổi ra.

Làm sạch nước, thì có bể lắng, bể lọc, và bạn thích loại
đầu lọc. Các bể lắng, bể lọc, và đầu lọc chỉ lọc được
một lượng nước thì phải thay, hay phải rửa sạch bụi bẩn
đi. Từ những năm 1960 mấy, chính phủ đã hô hào xây dựng
bể lắng bể lọc cho dân thôn quê có nước sạch mà xài. Sau
đó phong trào chìm xuồng luôn, vì các bể lắng, bể lọc,
và đầu lọc bị bùn bẩn nhiều quá, làm tắt hẳn hệ thống.

Trong chăn nuôi, chỉ việc bơm thay nước đã là một khoản
khá tốn kém, nhiều người không làm được. Thế mà bạn còn
đòi đi thêm một bước chi tiền không có lãi nữa là khoản
lọc nước? Bạn nên từng trải lọc chục mét khối nước sông
Hồng đi. Tôi thì quá rành nước sông Hồng rồi. Chẳng có
drum filter nào có thể lọc được nước sông Hồng cả.
 
Nhiều người mặn mà với mấy e chạch lươn quá nhỉ. E cũng mê nhưng chưa thể có tg nghiên cứu nó đc. Xem hoài bọn Tàu khựa mà cũng hok ăn thua. Chắc có lẽ nên nhờ đội ngũ vietsub dịch hộ những đoạn phim nói về kĩ thuật nuôi cá giống và thương phẩm mất. :(
 
a có thể xem video về kĩ thuật nuôi lươn sẽ thấy mọi người sẽ tốn thời gian cho việc hút phân bằng ống,cho dù bể có vũng thế nào thì chất thải rắn luôn có tầm 40% rải rác xung quanh bề không vào giữa luôn được,đây chính là lí do làm nước nhanh hỏng,thay vì mất thời gian đi hút như thế vì với hệ thống rất nhiều bể thì tôi cũng chỉ việc xả van bể lắng thôi
hệ thống này tôi đang sử dụng để nuôi cá chạch bùn,có video bên trên nhưng tôi chưa muốn cho mọi người xem vội,đây là hệ thống tuần hoàn của nước ngoài,tôi chỉ cắt 1 phần nghĩ là cái chung cho mấy a,e cùng nuôi trên bể thôi.tôi cũng không tự nghĩ ra mà thiết kế đâu(a không tin thì có thể làm thí nghiệm nhỏ,tốc độ không vừa đâu,thiết kế kiểu j,sử dụng năng lượng như thế nào thì cũng phải quy ra tiền để cộng vào chi phí nuôi đúng không,tuy tôi có chút kiến thức qua học hành nhưng cũng chỉ là người nuôi cá bình thường thôi)
cái Drumfilter tôi muốn anh tư vấn giúp vì bên mỹ cũng phát triển lâu rồi,nguyên tắc đúng là như anh nói nhưng không phải để lọc trong vắt như nước uống đâu,cá vẫn sống trong nước đục mà,lọc hạt tầm 10um,nếu có thì anh cho tôi biết giá của nó hoặc là tôi sẽ tự chế
 
Nhiều người mặn mà với mấy e chạch lươn quá nhỉ. E cũng mê nhưng chưa thể có tg nghiên cứu nó đc. Xem hoài bọn Tàu khựa mà cũng hok ăn thua. Chắc có lẽ nên nhờ đội ngũ vietsub dịch hộ những đoạn phim nói về kĩ thuật nuôi cá giống và thương phẩm mất. :(
hi,anh suy nghĩ đơn giản nhỉ,nhưng cũng có cái đúng,nếu cứ thế mà thành công thì ít
Nhiều người mặn mà với mấy e chạch lươn quá nhỉ. E cũng mê nhưng chưa thể có tg nghiên cứu nó đc. Xem hoài bọn Tàu khựa mà cũng hok ăn thua. Chắc có lẽ nên nhờ đội ngũ vietsub dịch hộ những đoạn phim nói về kĩ thuật nuôi cá giống và thương phẩm mất. :(
rất nhiều người uy nghĩ như cậu,cũng đúng nhưng không đủ được đâu,có thầy trực tieps dạy thì khả năng cậu thất bại lần đầu cũng là rất cao,nói chung làm gì cũng có học phí quan trong là ta chấp nhận và nhìn nhận đúng về vấn đề,rút được những kinh nghiệm.nếu dễ dàng thì lúc đó cũng trở nên bão hòa mất rồi
 
Vâng. Chăn nuôi thì phải đóng học phí rồi bác ợ. Quan trọng đóng sao cho giá nó vừa phải là đc. Còn muốn có thầy là khó đấy ( phương diện truyền đạt nghề cho mình 70-80%) Đa phần ai cũng giấu nghề, toàn dạy cái google đã có mà hok bao giờ dạy cái xương máu của họ => ta vẫn phải có bài học xương máu để tự nâng cao bản thân. E nói là nói chung chung chứ xã hội kiểu gì cũng có ng nọ ng kia. Chẳng qua là mình chưa gặp đc thầy đc thợ. Hi
 
nhất trí với cậu
mình biết nhiều loài,tôm,cá bống bớp,cá chạch
cá chạch quan trọng nhất là thức ăn(nếu làm giống) và quản lí bệnh tật cậu ak,cậu nên tìm hiểu kĩ cái này nhé,sương máu nó ở cái bệnh cho nuôi thương phẩm đó
 
tới thời điểm sớm nhất mình sẽ lập topic chia sẻ kĩ thuật với các cậu
 


Back
Top