NUÔI CÁ CHẠCH BÙN,LƯƠN ...TRÊN BỂ

  • Thread starter manhhung86
  • Ngày gửi
mình đang sử dụng hệ thống như thế này,mong mọi người góp ý thêm
chach bun.jpg
 


Last edited by a moderator:
Không biết bạn mê tín nước ngoài đến thế nào,
nhưng cái sơ đồ bạn copy của nó có những điểm
yếu kém mà tôi đã chỉ ra. Ai cũng có thể thấy
tôi nói có lý bao nhiêu phần trăm, không cần
phải người nước ngoài mới thấy được. Người nước
ngoài nó cũng làm yếu kém rất nhiều, rồi cải tiến
rất nhiều, mới được như ngày nay, nhưng ngày mai
thì lại còn tốt hơn nữa. Cái sơ đồ bạn copy của
nó, bây giờ nó cũng đã sửa lại rồi, nhưng chưa
kịp đưa lên đó thôi.

Còn cái filter, tùy bạn thích loại nào thì kiếm
loại đó, chứ tôi không có thích con đường đi đó,
nên không tìm hiểu loại nào khác loại nào ra sao.
Tôi theo cách: dễ làm khó bỏ, ăn xổi ở thì, hết
nạc mới vạc đến xương, lấy ngắn nuôi dài. Đó cũng
là cách kinh doanh của người Mỹ. Họ cho rằng loài
người chúng ta ai cũng muốn làm lớn, nhưng vốn và
sức lực thì có hạn, nên phải theo phương châm đó.

Cho đến nay, rất nhiều người chăn nuôi thủy sản,
nhưng ở cái mức chạy máy lắng đọng và lọc nước để
xài lại thì ít người đã làm. Người ta mới chỉ đến
mức thải nước đi mà thôi. Có thế mới còn chút cháo
mà ăn. Theo các báo đưa tin về thành công, các đại
gia chăn nuôi mới chỉ tới mức thu nhập không quá
1 tỷ một năm.

Nếu bạn không nghe những lời góp ý của tôi, bỏ một
số vốn quá lớn cho một trang trại quá nhỏ bé như
thế, nếu có thành công, thì cũng không chắc hòa vốn
vì thu hoạch quá nhỏ bé, không bằng đường lối lấy
ngắn nuôi dài.
 


mình chỉ đưa ra những cái mình nghĩ là chung thôi.không nhất thiết mọi người phải làm theo,ai suy nghĩ thấy hay và đúng thì làm
đối với mình đang rất hiệu quả và chắc chắn nên mới chia sẻ cho mọi người,khẳng định nó không phải là ý tưởng đâu nhé
cái điều mình đã nói rồi là nhân công cũng là năng lượng và tiền bạc,thay vì mình tốn hàng giờ để thu phân cá còn tản mác trên bể chẳng hạn thì thời gian đó mình có thể làm việc khác,công việc đơn giản hơn rất nhiều,hoặc tăng năng suất,đằng nào cũng 1 công chăn bò,nó chỉ là dạng biến đổi năng lượng anh hiểu chứ
thu nhập của tôi cũng xấp xỉ như thế đó,đối với tôi mà nói lãi ít mà chắc chắn còn hơn là lãi nhiều mà rủi ro lớn,dĩ nhiên bà con khi bắt đầu đối tượng nuôi nào cũng dựa trên tinh thần tận dụng,hà tiện nhưng nếu khi mọi người có đủ số vốn để làm lớn thì suy ghĩ sẽ khác đấy,không kiên cố hóa mới là lạ
anh nên làm thử thì sẽ thấy nó có như anh nói không,về nguyên lí vận hành đó,đấy chỉ là trên suy nghĩ của anh thôi,nói thật với anh thì tôi cũng đã suy nghĩ giống anh trước khi tôi thiết kế hệ thống như thế này
bác anhmytran noi như thế là không hiểu tôi,tôi biết trình độ và khả năng mọi người chạy hệ thống tuần hoàn là rất khó,nên tôi đưa ra những cái chung như tôi ghĩ là cải tiến cho a,e nuôi trên bể thôi
mục đích của mình là đưa ra cái mình nghĩ là chung,và chuyển hóa năng lượng từ con người sang máy móc,bằng nhau đấy,nên mọi người thấy hay thì làm,mình đã làm nên mới có ảnh cho mọi người xem đó
 
Thanks các bác nhiều lắm. Nên tranh luận như này để tìm đc ưu nhược điểm bổ sung cho nhau. Những ng đi trc như bác mà chia sẻ thế này là ok rồi. E đang tính cái ao 1ha của e, bên cạnh là cánh đồng nhưng nước hok đc tốt cho lắm. E tính xây 1 cái bể lọc tầm 30 khối có nên hok ạ. E tính mỗi ngày xả 1 bể xuống ao nhưng chưa bik tính chi phí thế nào. Ngày xưa học lí ngu nhất nên chưa tính đc 30 khối nước loc/ngày thì mất nhiêu số điện. Và làm thế liệu có lợi hok?? E tính tạo các van xả ra vào đường ống mình đã khoan để nước phun 1 mặt rộng nhất có thể. Bác cho e ý kiến với. Ao e chủ yếu trắm trôi mè chép thôi. ( bể kết hợp nước dùng sinh hoạt hàng ngày và cung cấp cho vật nuôi của trại như lợn,gà.... E tính đêm mình bơm rồi chiều tối or sáng sớm xả nước xuống ao.)
 
Không thể tính tiền điện lọc nước được. Tuy vậy, có thể
tính được tiền máy bơm chạy 1 giờ hết bao nhiêu tiền điện.
Sau đó, tính xem máy bơm chạy 1 giờ thì bơm được bao nhiêu
mét khối? Cái này phụ thuộc vào chiều cao bơm nước. Ví dụ
bơm nước lên cao 1 mét, thì 1 giờ cái động cơ này bơm được
10 mét chẳng hạn, nhưng bơm lên cao 2 mét, thì 1 giờ nó
chỉ bơm được 3 mét thôi. Thật ra, điều này không cần phải
tính toán cho mệt. Chỉ việc hỏi một bác nông dân đã từng
xài cái máy bơm này thì bác ấy sẽ nói đúng đến từng xu.

Còn chuyện lấy nước sạch cho vào bể nuôi của mình, thì phải
có hồ hay bể nước dự trữ và xử lý hết chất độc, độ PH trước
khi đua vào bể nuôi, không cần lo lọc nước đâu. Lươn mắt nó
nhỏ, có thể chui rúc trong bùn, thí cần gì phải lọc nước?

Lươn sợ nhất là nước có tính Kiềm. Nó thích nước có độ Chua
hơn. Nước trung tính thì độ PH là 7, nhưng Lươn thích độ
PH ở 6,5. Trong diễn đàn đã có nói về cách đo độ PH. Bạn có
thể tham khảo ở đó. Tôi có đề nghị nuôi mẻ hay lên men rượu
rồi chua thành dấm. Dấm này pha loãng ra theo công thức để
pha vào nước bể nuôi. Nó sẽ làm độ PH bớt đi.

Những năm 1960 sau khi Pháp rút đi, bà con ta lạc hậu lắm,
còn ăn uống tắm giặt cùng ao nuôi cá, cho cá ăn cứt nữa.
Chính phủ mới sai người về từng làng xóm khai trí cho dân.
Trong đó có việc đào giếng và làm bể lọc.

Bể lọc gồm 3 phần: Phần khá lớn để đựng nước vào, phần nhỏ
ở giữ là đồ lọc, và phần còn lại, cũng rất to và sâu. Nước
cho vào bể chứa. Nó thấm qua bộ lọc và nước sang phần bên
kia thì đã lọc hết bụi bẩn rồi. 1- Bể chứa nước vào có một
vòi nước tháo cặn ra ở dưới đáy. Một thành bể của nó có nhiều
lỗ cho nước thấm sang bộ lọc. Các lỗ này cao hơn đáy bể có
lỗ thoát cặn. 2- Bộ lọc gồm có một lớp đá dăm khá lớn, cỡ
bằng trái chanh ở tầm cao của các lỗ ở bể 1 chảy sang. Trên
lớp đá dăm này là lớp cuội có kích thước chỉ bằng đốt ngón
tay cái thôi. Trên lớp cuội này thì có lớp cuội nhỏ hơn.
Trên lớp cuội nhỏ là lớp cát thô. Trên lớp cát thô là lớp
cát mịn. Ở độ cao của lớp cát mịn, thành bể có nhiều lỗ nhỏ
chảy sang bể chứa đầu ra nước sạch đã lọc.

Vậy nước ngấm qua bộ lọc mà chảy sang hồ chứa nước đầu ra,
Cặn bị lắng đọng trong bể thứ nhất thì tháo nước ra ở dưới
đáy bể. Khi lấy nước sạch ở bể đầu ra, và bể 1 đã chứa đầy
nước mới và sạch, thì nước mới bắt đầu ngấm qua bể lọc và
quá trình lọc nước lại bắt đầu. Nước lọc ngấm từ dưới lên,
và từ bình 1 sang bình 2, và sang bình 3.
 
Thanks các bác nhiều lắm. Nên tranh luận như này để tìm đc ưu nhược điểm bổ sung cho nhau. Những ng đi trc như bác mà chia sẻ thế này là ok rồi. E đang tính cái ao 1ha của e, bên cạnh là cánh đồng nhưng nước hok đc tốt cho lắm. E tính xây 1 cái bể lọc tầm 30 khối có nên hok ạ. E tính mỗi ngày xả 1 bể xuống ao nhưng chưa bik tính chi phí thế nào. Ngày xưa học lí ngu nhất nên chưa tính đc 30 khối nước loc/ngày thì mất nhiêu số điện. Và làm thế liệu có lợi hok?? E tính tạo các van xả ra vào đường ống mình đã khoan để nước phun 1 mặt rộng nhất có thể. Bác cho e ý kiến với. Ao e chủ yếu trắm trôi mè chép thôi. ( bể kết hợp nước dùng sinh hoạt hàng ngày và cung cấp cho vật nuôi của trại như lợn,gà.... E tính đêm mình bơm rồi chiều tối or sáng sớm xả nước xuống ao.)
Cậu có cái ao 1ha,sâu bnhieeu
Bên trên là chăn nuôi lợn gà,sinh hoạt gia đình
Đối tuong nuôi là cá truyền thống
Xung quanh là những nguồn nước ô nhiễm????
 
Cậu có cái ao 1ha,sâu bnhieeu
Bên trên là chăn nuôi lợn gà,sinh hoạt gia đình
Đối tuong nuôi là cá truyền thống
Xung quanh là những nguồn nước ô nhiễm????
Cái ao sâu bình quân / 3m. Trên có chăn nuôi nhưng nước thải tuyệt đối e hok cho xuống ao. Kể cả nước sinh hoạt hàng ngày. Cá thì e nuôi con truyền thống nên e ưu tiên vấn đề vs nước số 1 vì có con cá trắm là con chủ lực mà. Nước xung quanh hok ô nhiễm nhưng hok đc sạch cho lắm nên e mới tính thế. Thà mất 10tr tiền điện/ năm còn hơn 1 ngày vớt 1 tấn cá trắm :(. E sợ cái cảnh đó lắm.
 
Đây là sơ đồ bể lọc mà chính phủ đã phổ biến cho bà con
miền Bắc từ những năm sau 1954, quân Pháp đã đi khỏi.

filter_zps3845a4ce.jpg


Bể lọc gồm 3 bể: Bể nước đục, bể lọc, và bể nước trong.
Trong hình, thì vẽ tính từ Trái sang Phải.
Ba bể này đúc bê tông liền nhau, làm thành 1 bể 3 ngăn.
Các ngăn này đều có lỗ thủng sang nhau như vẽ ở ngăn
bên trái. Lỗ thủng không xuống tận đáy, mà còn chừa lại
một khoảng để lắng cấn cặn. Dưới đáy có lỗ thoát cặn ra.

Ngăn bên trái chứa nước đục. Nước đục chảy vào trong bể
này và để yên một thời gian cho lắng đọng cân cặn xuống
đáy. Thời gian này càng lâu thì càng tốt.

Khi cần lọc, thì phải rút nước ở bể chứa nước trong ở
bên phải ra. Khi nước ở bên phải thấp xuống hơn bể bên
trái, thì nước bắt đầu chảy qua các lỗ mà sang bể giữa.

Bể giữa này có nhiều thùng vừa khít thành bể để nước bắt
buộc chảy qua các lỗ trên thành thùng. Mỗi thùng đựng
những hòn đá hay sỏi hay cát sạch khác cỡ nhau, và cỡ
bên trái thì lớn nhất, cỡ bên phải thì nhỏ nhất. Nếu nước
đục có lẫn rác rưởi, thì cỡ đá lớn nhất có thể bằng đầup t
ngón chân cái. Nếu nước đục không có lẫn rác rưởi, thì cỡ
đá lớn nhất chỉ cần bằng trái xoan (sầu đông) đường kính
1 centimet là đủ. Thùng lọc thứ 2 thì cỡ sỏi (không phải
là đá dăm nữa mà là sỏi nhắn thín, tròn xoe) bằng hạt ngô
(hạt bắp). Thùng lọc thứ 3 thì sỏi cỡ hạt đậu xanh. Thùng
lọc thứ 4 thì là cát vàng cớ 2 milimet. Thùng lọc thứ 5
thì cát vàng mịn.

Tùy theo nước rất đục hay khá trong, bùn đọng lại giữa
các hòn sỏi đá sẽ nhiều lên, làm tốc độ lọc chậm lại, và
cuối cùng tắc lại, không chảy được sang bể nước ra nữa.
Lúc ấy phải lấy từng thùng lọc ra khỏi bể giữa, rồi đem
ra sông hồ nước trong mà rửa đá, sỏi cát đi, cho đến khi
sạch. Lúc đó, lại đổ đá hay sỏi, hay cát trở lại thùng sắt
và lắp trở lại vào bể giữa.

Mặc dàu nước lọc có trong, nhưng không bảo đảm nước sạch
không có chất độc. Như ngày xưa, mặc dàu sông hồ trong
đến đâu, rửa thùng đựng thuốc trừ sâu xuống ao hồ, thì
cá vẫn chết sạch cả ao. Trường hợp không có thuốc trừ
sâu, nhưng vẫn có thể có chất độc như thức ăn nuôi cá
còn thừa làm thối nước. Nước lọc vẫn trong, nhưng nước
chỉ bớt mùi thối đi, mà vẫn còn chất độc trong đó. Vì
vậy, không thể lọc được nước ô nhiễm, mà chỉ lọc được
nước đục thôi.
 

Thanks bac Amytran nhưng e hok làm thế này. Khá là bất tiện vì nhiều cái. Làm giờ đơn giản hơn rồi. Cái quan tâm là cái chi phí sử dụng có tốn hok thôi bác ak.
 
Tôi thấy bất tiện lắm. Chình vì thế
mà bể xây xong tốn bao nhiêu tiền lại
bị bỏ đi, chỉ đựng nước hay thả vài con
cá cảnh thôi, chứ không lọc nữa.

Bà con miền núi thì làm thế này:

Đào một cái giếng ở ngay cạnh suối.
Thế thì nước trong giếng chính là
nước suối ngấm vào. Mấy tháng thì
nạo vét bùn trong giếng đi một lần.
 
Tôi thấy bất tiện lắm. Chình vì thế
mà bể xây xong tốn bao nhiêu tiền lại
bị bỏ đi, chỉ đựng nước hay thả vài con
cá cảnh thôi, chứ không lọc nữa.

Bà con miền núi thì làm thế này:

Đào một cái giếng ở ngay cạnh suối.
Thế thì nước trong giếng chính là
nước suối ngấm vào. Mấy tháng thì
nạo vét bùn trong giếng đi một lần.
Cháu cũng đang tính là xây trên 1 cái ruộng cao hơn mặt ao ( ruộng ở vùng quanh ao cháu đến 1/2 là cao hơn mặt ao) sau đó đổ 1 lượt cát đen rồi 1 lượt than củi vs sỏi nhỏ trên cùng là 1 lượt cát vàng. Chỗ đầu xả xuống ao xây tạo ra 1 khoảng cách để nước chảy xuống ao. Đang tính như thế là giảm chi phí nhất vì đất là đát sét làm gạch nên tường xây đơn giản rồi ấp đất vào thêm. CÒn lại là độ PH thì mình tự điều chỉnh đc hok khó.
 
Cháu cũng đang tính là xây trên 1 cái ruộng cao hơn mặt ao ( ruộng ở vùng quanh ao cháu đến 1/2 là cao hơn mặt ao) sau đó đổ 1 lượt cát đen rồi 1 lượt than củi vs sỏi nhỏ trên cùng là 1 lượt cát vàng. Chỗ đầu xả xuống ao xây tạo ra 1 khoảng cách để nước chảy xuống ao. Đang tính như thế là giảm chi phí nhất vì đất là đát sét làm gạch nên tường xây đơn giản rồi ấp đất vào thêm. CÒn lại là độ PH thì mình tự điều chỉnh đc hok khó.
không cần thiết đâu bạn à,bạn phải biết nguyên nhân sinh ra ô nhiễm nguồn nước ao của bạn là gì,công nhận là nếu làm bể lọc thì sễ loại bỏ được 1 phần chất hữu cơ rắn nhưng các chất hòa tan trong nước bạn không xử lí được,bạn có thể dùng vi sinh xử lí đáy là ok rồi,còn nếu bạn tạo ra 1 ao lắng thì cũng được,không thì trước lúc nuôi nên đưa hóa chất xử lí môi truongf rồi kết hopwj bón vi sinh là ok rồi,cá tra người ta nuôi mấy trăm tấn trên 1 ha có thay nước mấy đâu,đơn giản là bạn tạo ra 1 chu trình chuỗi thức ăn trong ao là được,đó cũng là lí do tại sao có công nghệ nuôi cá,tôm siêu thâm canh nhưng không phải thay nước,bạn nuôi cá truyền thống và mật độ không dày lắm nên cũng không phải quá lo lắng đâu,kinh khủng nhất là tảo nở hoa khi nồng độ hữu cơ trong ao quá cao mà thôi,khắc phục cái này thì nên dùng hóa chất trong thủy sản
 
Người ta thường nuôi Tảo ở một nơi riêng, vì Tảo cho
vào bể nuôi thì bị ăn hết, không nuôi phát triển được.

Trường hợp Tảo mọc nhiều quá mà ăn không hết, thì có
thể phải vớt ra. Đó là trường hợp vật nuôi không thích
ăn Tảo.

Tảo nuôi thì giống Thủy Tao - Rận Nước (Bo Bo) rất thích
ăn, và rận nước lại là món ăn nuôi gột Lươn Bột rất tốt.

Bây giờ bờ biển Trung Quốc vùng Thanh Đảo tràn ngập Tảo,
không như ngày xưa thì cá tôm biển ăn hết. Người ta nói
đó là nước sông dạo này ô nhiễm, có nhiều chất Đạm từ
cống các nhà máy thải ra.

china-articleLarge.jpg


*
 
không cần thiết đâu bạn à,bạn phải biết nguyên nhân sinh ra ô nhiễm nguồn nước ao của bạn là gì,công nhận là nếu làm bể lọc thì sễ loại bỏ được 1 phần chất hữu cơ rắn nhưng các chất hòa tan trong nước bạn không xử lí được,bạn có thể dùng vi sinh xử lí đáy là ok rồi,còn nếu bạn tạo ra 1 ao lắng thì cũng được,không thì trước lúc nuôi nên đưa hóa chất xử lí môi truongf rồi kết hopwj bón vi sinh là ok rồi,cá tra người ta nuôi mấy trăm tấn trên 1 ha có thay nước mấy đâu,đơn giản là bạn tạo ra 1 chu trình chuỗi thức ăn trong ao là được,đó cũng là lí do tại sao có công nghệ nuôi cá,tôm siêu thâm canh nhưng không phải thay nước,bạn nuôi cá truyền thống và mật độ không dày lắm nên cũng không phải quá lo lắng đâu,kinh khủng nhất là tảo nở hoa khi nồng độ hữu cơ trong ao quá cao mà thôi,khắc phục cái này thì nên dùng hóa chất trong thủy sản
Thanks bác nhiều ạ. Bác cho e hỏi dùng loại nào là tốt nhất hiện nay ạ?
 
Người ta thường nuôi Tảo ở một nơi riêng, vì Tảo cho
vào bể nuôi thì bị ăn hết, không nuôi phát triển được.

Trường hợp Tảo mọc nhiều quá mà ăn không hết, thì có
thể phải vớt ra. Đó là trường hợp vật nuôi không thích
ăn Tảo.

Tảo nuôi thì giống Thủy Tao - Rận Nước (Bo Bo) rất thích
ăn, và rận nước lại là món ăn nuôi gột Lươn Bột rất tốt.

Bây giờ bờ biển Trung Quốc vùng Thanh Đảo tràn ngập Tảo,
không như ngày xưa thì cá tôm biển ăn hết. Người ta nói
đó là nước sông dạo này ô nhiễm, có nhiều chất Đạm từ
cống các nhà máy thải ra.

china-articleLarge.jpg


*
Tảo ở ao này là đa phần tảo đọc bác ak. Còn tảo ăn đc cá nó xử lý hết rồi nên mình mới phải gây nuôi tảo?
 
Tảo nuôi là tảo rất nhỏ, chỉ cá mới nở hay tôm tép
mới ăn được thôi. Tảo lớn thường thì cá không thích
ăn. Cá chỉ thích ăn một số rong rêu thôi. Vì thế mới
phải nuôi. Một số tảo tốt nhưng nhỏ quá, mà cá nhỏ
và tôm tép bị cá lớn ăn rồi, chỉ còn vài con, không
đủ sức ăn hết tảo trong nước, làm nước xanh đặc sánh
lại, biến đổi chất nước, làm cá khó lớn.

Vì nhiều lý do đó, người ta nuôi Tảo riêng, Cá riêng.

Tảo nuôi riêng rồi vớt ra, làm thành viên, thì cá mới
ăn được. Những nơi làm tảo sạch, thì cho người ăn, chứ
không đến lượt Cá được ăn. Rất nhiều Tảo biển, nhưng
chúng ta ở đây chỉ bàn về nuôi cá nước ngọt chứ có bàn
nuôi cá nước biển đâu?

Tảo nuôi riêng rồi vớt ra để nuôi Rận Nước hay Bo Bo.
Con này để nuôi cá mới nở từ trứng ra thì rất tốt, vì
nó nhỏ, và có đủ chất dinh dưỡng cho cá con, lươn con
lớn nhanh và khỏe. Con giun chỉ đỏ cũng nuôi cá bột rất
tốt. Giun quế thì hơi to, để cá và lươn đã lớn thêm một
chút nữa mới ăn được.

Tảo và Bo bo để nuôi gột lươn cá mới nở rất tốt, vì chúng
vừa cỡ miệng, lại tươi, còn đang sống, không rã ra làm bẩn
nước, đỡ nhiều phiền phức về nước ô nhiễm, và phải thay nước.
Thức ăn chết thì làm ô nhiễm, và nhất là không đủ dinh dưỡng
như Tảo tươi và Bo bo còn đang sống khỏe.
 
Tảo nuôi là tảo rất nhỏ, chỉ cá mới nở hay tôm tép
mới ăn được thôi. Tảo lớn thường thì cá không thích
ăn. Cá chỉ thích ăn một số rong rêu thôi. Vì thế mới
phải nuôi. Một số tảo tốt nhưng nhỏ quá, mà cá nhỏ
và tôm tép bị cá lớn ăn rồi, chỉ còn vài con, không
đủ sức ăn hết tảo trong nước, làm nước xanh đặc sánh
lại, biến đổi chất nước, làm cá khó lớn.

Vì nhiều lý do đó, người ta nuôi Tảo riêng, Cá riêng.

Tảo nuôi riêng rồi vớt ra, làm thành viên, thì cá mới
ăn được. Những nơi làm tảo sạch, thì cho người ăn, chứ
không đến lượt Cá được ăn. Rất nhiều Tảo biển, nhưng
chúng ta ở đây chỉ bàn về nuôi cá nước ngọt chứ có bàn
nuôi cá nước biển đâu?

Tảo nuôi riêng rồi vớt ra để nuôi Rận Nước hay Bo Bo.
Con này để nuôi cá mới nở từ trứng ra thì rất tốt, vì
nó nhỏ, và có đủ chất dinh dưỡng cho cá con, lươn con
lớn nhanh và khỏe. Con giun chỉ đỏ cũng nuôi cá bột rất
tốt. Giun quế thì hơi to, để cá và lươn đã lớn thêm một
chút nữa mới ăn được.

Tảo và Bo bo để nuôi gột lươn cá mới nở rất tốt, vì chúng
vừa cỡ miệng, lại tươi, còn đang sống, không rã ra làm bẩn
nước, đỡ nhiều phiền phức về nước ô nhiễm, và phải thay nước.
Thức ăn chết thì làm ô nhiễm, và nhất là không đủ dinh dưỡng
như Tảo tươi và Bo bo còn đang sống khỏe.
Giun chỉ và bo bo" bọ nước" " " bọ" khá đắt vì cái này bán cho bên cá cảnh khá hút hàng
 
Trước kia, thuở nhỏ, thỉnh thoảng tôi đi vớt bo bo về
nuôi cá chơi. Thỉnh thoảng thôi, vì tôi chơi một vài
hôm thì cá chết. Có lẽ nhiệt tình yêu cá của tôi không
đều hàng ngày. Chỉ sểnh ra một chút thì cá chết. Vì thế
tôi cũng không rành con bo bo này lắm. Bây giờ mới có
Internet, mới biết bọn Mỹ nó nuôi, và nó dạy nuôi luôn.

Không ngờ bo bo đắt và chạy hàng đến thế, thì tội gì
nuôi cua, lươn, cá làm gì cho mệt? Cứ nuôi bo bo bán
lấy tiền, thì thiếu gì tiền mua cua, mua lươn, mua cá
về ăn? Tôi không mấy tin vào chuyện này.
 
Trước kia, thuở nhỏ, thỉnh thoảng tôi đi vớt bo bo về
nuôi cá chơi. Thỉnh thoảng thôi, vì tôi chơi một vài
hôm thì cá chết. Có lẽ nhiệt tình yêu cá của tôi không
đều hàng ngày. Chỉ sểnh ra một chút thì cá chết. Vì thế
tôi cũng không rành con bo bo này lắm. Bây giờ mới có
Internet, mới biết bọn Mỹ nó nuôi, và nó dạy nuôi luôn.

Không ngờ bo bo đắt và chạy hàng đến thế, thì tội gì
nuôi cua, lươn, cá làm gì cho mệt? Cứ nuôi bo bo bán
lấy tiền, thì thiếu gì tiền mua cua, mua lươn, mua cá
về ăn? Tôi không mấy tin vào chuyện này.
Dạ chuyện xưa khác, nay khác nhiều rồi. việt nam 20 năm đổi đã thay đổi rất nhiều.
Bây giờ cũng có làng chế biến rác điện tử, làng mổ xe hơi cũ.
Mỗi người mỗi nghề và chọn cho mình một hướng đi trong một thị trường rộng lớn.
 


Back
Top