Nuôi cá mú trong ao đất....

  • Thread starter exciter_1827
  • Ngày gửi
thỏa theo nguyện vọng của bác duchuy100386 nên em lập topic này.....ai đã,đang và chuẩn bị nuôi con cá này thì xin mời vào cho ký kiến....thân....

từng nuôi qua nhiều loại như con tôm hùm,tôm sú,tôm thẻ,cá chim,cá chẽm,ốc hương......nhưng chỉ duy nhất có con cá mú là đem lại lợi nhuận lớn nhất cho người nuôi tính đến thời điểm này....1 vốn 4 lời quả là 1 con số đáng mơ ước phải không mấy bác......
 


Last edited by a moderator:
a1297701615mu.jpg

phải con này không bác. giá cao vậy mà nuôi lại khó khăn hèn chi người nuôi không mặn mà với nó là phải
 


đây mới là con cá mú nghệ nè bác....kỷ lục ở chỗ em nuôi đạt được 45kg đó.....

 
nhìn phát thèm. 45kg thời gian nuôi bao lâu vây bác. chỗ bác nuôi nguồn thức ăn chính là cá tạp hở?
 
uh...nguồn thức ăn cho cá mú thì là cá tạp thôi....con cá mú nghệ 45kg này nghe nói nuôi gần 5 năm....chỉ biết hồi đó người ta bán cho 1 tay buôn ở SG họ đánh xe 1.5 tấn ra để chở mỗi con cá này...giá bán con cá này cách đây tầm 3 năm là 400k/kg đó.....
 
Bác cho mình biết để được một ký cá mú thì tốn bao nhiêu thức ăn vậy bác. cá tạp chỗ bác giờ giá bao nhiêu ký và nguồn cá tạp có ổn định không bác?
 
nói ra sợ bác cười chứ thật sự em chẳng biết cái hệ số chuyển đổi nó là bao nhiêu nữa....hihihi....vì cá em nuôi chẳng bao giờ cố định ở 1 ao từ nhỏ tới lớn cả....cứ thả ương nuôi vài tháng là lại lọc cá để chuyển qua ao khác có cá gần cùng kích cỡ và lại thả lứa khác....cứ tầm 3 tháng em lại thả 1 lứa....với 5 ao nuôi thì em luôn có cá bán quanh năm...mỗi tháng bán từ 1 đến 2 đợt tuy không nhiều....chỉ đến cuối năm thì mới tổng kết sổ xem lời lỗ thế nào thôi....
nguồn cá tạp ở chổ em thì có quanh năm(nguồn cá chính là từ Bình thuận ra)....nhưng giá thì chênh lệch theo mùa....như giá của năm ngoái rẻ nhất tầm 7k/kg còn mắc nhất tầm 15k/kg.....nói chung tính đổ đồng quanh năm là tầm 10k/kg đó bác....
 
....nếu bác Tám mà có dịp ghé chỗ em để tận mắt xem cái mô hình nuôi cá mú thì chắc chắn bác sẽ hiểu cái con men vi sinh nó không thể là phần then chốt để đem lại lợi nhuận cho bà con....

Đừng có nói là bác Tám Lúa phải tốn 1 vé máy bay về để tham quan cái ao cá mú của anh đó nhé!:eek:

Thôi thì anh chụp hình úp lên cho mọi người xem và phụ đề nó khác là khác ở chổ nào để mọi người mở rộng tầm mắt, kể cã bác Tám luôn hi..hi...

Cám ơn anh trước.
 

xem hình thì ta không thể có cái nhìn tổng quát được....từ hệ thống cấp thoát nước,bờ bao,độ sâu đáy ao...cũng như mồi và cách cho ăn cùng 1 số yếu tố tự nhiên khác....nói chung rất khó hình dung nếu không nhìn được tận mắt....thân....
 
người nuôi biết cách thúc cá mau lớn hay giữ cho cá chậm lớn để bán được giá cũng là một thủ thuật trong nghề này....như năm rồi giá thấp nhất có 130k/kg nhưng giá cao nhất tới 310k/kg...

Bác có thể giải thích rõ cái đoạn giữ cho cá chậm lớn ấy.Con này đáng lẽ càng lớn càng tốt chứ đâu như cá tra đâu mà cần giữ cho đúng kích cỡ thuơng phẩm. ngày bác cho ăn mấy lần vậy?con này có bệnh gì đặc thù không bác
 
giữ cho cá chậm lớn nghĩa là ta cho ăn ít hơn bình thường thôi...không phải vì sợ lớn quá không bán được mà là chờ giá lên cao thôi....nuôi cá mú quan trọng nhất là canh sao cho cá bán được giá nhất....dù cá có hao 80% ta vẫn có thể 1 lời 1 mà.....
thường thì cho cá ăn ngày 1 lần vào buổi sáng thôi....khi cá tầm 5-6 tháng thì còn tùy thuộc vào thủy triều ta có cho ăn 2-3 ngày 1 lần....tuy cá mú là loại săn mồi nhưng nếu ta nuôi-sang ao-lọc đều cỡ cá thì ta cho cá nhịn ăn 5-7 ngày là chuyện bình thường....
 
hao 80% mà vẫn 1 lời 1 cơ ah nghe hấp dẫn nhỉ.Mà bác nuôi tỉ lệ hao hụt có cao không?tỉ lệ phân đàn có cao không bác?
 
giữ cho cá chậm lớn nghĩa là ta cho ăn ít hơn bình thường thôi...không phải vì sợ lớn quá không bán được mà là chờ giá lên cao thôi....nuôi cá mú quan trọng nhất là canh sao cho cá bán được giá nhất....dù cá có hao 80% ta vẫn có thể 1 lời 1 mà.....
thường thì cho cá ăn ngày 1 lần vào buổi sáng thôi....khi cá tầm 5-6 tháng thì còn tùy thuộc vào thủy triều ta có cho ăn 2-3 ngày 1 lần....tuy cá mú là loại săn mồi nhưng nếu ta nuôi-sang ao-lọc đều cỡ cá thì ta cho cá nhịn ăn 5-7 ngày là chuyện bình thường....

Thôi đi ông thần nước lờ lợ, ông không chụp hình, ông không mô tả, Tám Lúa cũng biết cách ông thiết kế ao nuôi gòy ...miễn bàn, miễn bàn.

Tám Lúa từ trại giam.
 
thường thì tỉ lệ hao hụt tầm 30%....còn tỉ lệ phân đàn thì phụ thuộc vào chất lượng con giống cũng như mật độ thả nuôi và cách chăm sóc nữa....

ao nuôi thì con chẳng thiết kế nổi đâu bác Tám...những ao này thì đã được làm từ hơn 20 năm trước rồi...con chỉ biết kế thừa và tiếp tục phát triển nó thôi...con cá mú khi sang ao có thể cách xa nhau chứ không nhất thiết là 2 ao phải liền kề....thân...
 
sao bác tám " iu dấu" bị banned nũa dậy ? pà kon có ai biết nguyên nhân không ?
sao voi tui thấy bất công cho bác tám quá...
 
sao bác tám " iu dấu" bị banned nũa dậy ? pà kon có ai biết nguyên nhân không ?
sao voi tui thấy bất công cho bác tám quá...

Quái lạ và vô lý... Bác 8 cũng có nhiều thành viên hâm mộ :wacko::blink::angry:
Nguyên nhân bị BAN là xúc phạm thành viên khác ( http://agriviet.com/home/showthread.php?t=41771 )
Bác 8 còn 15 ngày nữa là được UNBAN, nếu thắc mắc vui lòng vào topic thắc mắc nghen bạn, tránh làm lệch hướng chủ đề chúng ta đang bàn là "cá mú".
liemtran308 ---- 08-02-2011 ---28 Days--- 08-03-2011, ~01:00 PM 15 Days, 2 Hours
 
sau đây là một số bệnh ở cá mú mà người nuôi thường gặp phải

1. Virus:
Là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây bệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. Ở cá mú có 2 loại virus được báo cáo là virus gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus…
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách: Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi sử dụng. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng cho cá.
2. Bệnh do vi khuẩn
Trong môi trường nuôi có thể thấy vi khuẩn bám vào lưới, sống với cây cỏ và động vật trong môi trường nuôi. Kết với các phân tử trong nước. Dạng phiêu sinh hoặc nổi tự do trên mặt nước.
Cơ quan bị lây nhiễm: Vây và đuôi, thân, mắt.
Dấu hiệu: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u. Màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không. Cá chết ở đáy.
Vi khuẩn bị nhiễm bệnh cho cá khi: Mật độ nuôi quá cao, chất lượng dinh dưỡng và nước kém. Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi khuẩn xâm nhập. Ô nhiễm chất hữu cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển. Cá bị thương.
Phòng ngừa: Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi. Duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật bám trên lưới. Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt.
Xử lý: Tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. Tắm cá nhanh bằng dung dịch formalin và iodine.
3. Các bệnh do nấm:
Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng lượng bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ…
Phòng ngừa: Tránh làm cá bị thương, chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm khỏi hệ thống nuôi. Không cho cá thức ăn bẩn và hư. Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo.
4. Bệnh do ký sinh trùng:
Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang và thân.
Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí. Mang có màu lợt. Màu sắc của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung.
Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử. Cá chết nhiều nếu không được điều trị.
Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng, hàm lượng 0,5ppm trong 3 – 5 ngày, sục khí mạnh. Thay nước và hóa chất hàng ngày hoặc tắm cho cá bằng Formalin, hàm lượng 200ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá vào bể nước sạch 2 lần trong 3 giờ xử lý cá.
5. Trùng lông tơ:
Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Ký sinh trên da cá.
Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá
Các dấu hiệu của bệnh: Xuất hiện các chấm trắng trên da cá. Cá cọ mình vào các vật cứng khi bơi. Trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
Điều trị: Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước có 25ppm Formalin (25ml Formalin trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng 3 ngày.
6. Sán lá ở da:
Là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể, có chiều dài 2 – 6mm.
Cơ quan bị nhiễm: Bên ngoài cơ thể, mắt.
Điều trị: Tắm cá trong nước ngọt 10 – 30 phút hoặc tắm cá trong dung dịch oxy già 150ppm, trong 10 – 30 phút, sục khí mạnh. Ngoài ra còn chú ý sán lá ở mang và giun tròn gây hại.

Nguồn : Vietlinh
 
chào bác exiter _1827 bác cho em hỏi cá mú sống được ở nước lợ vậy ta có thể đưa nó vào nước ngọt được không vậy bác ..??
 
đưa vào nước ngọt thì vô tư,nhưng chắc cỡ vài tiếng là chúng ngủm ngay ah....hihihi....đùa bác cho vui chứ con cá mú chỉ thích hợp trong môi trường nước có độ mặn từ 12-33%o thôi...
 
con này tệ quá thua cá chẽm rồi. 12-33 ppt cũng thuộc laọi rộng muối rồi , bác thử nghiên cứu hạ độ mặn dần dần đến hết thử xem nếu thành công thì en ra khánh hòa lấy giống về nuôi thử hi hii .
 


Back
Top