nuôi cua đồng giống,cua đồng thương phẩm nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao

  • Thread starter newhopeforlove
  • Ngày gửi
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã đồng hóa (huyện kim bảng tỉnh hà nam), chúng tôi đến thôn lạc nhuế - Xã Đồng - Hóa _Kim Bảng-Hà Nam để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Ông Nguyễn Văn Mạc. ông mạc cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo… Thức ăn phải tươi, không bị ôi thiu, nấm mốc. Cần cho cua ăn đầy đủ, nếu cua thiếu thức ăn rất dễ ăn thịt lẫn nhau. Trong ao, ruộng nuôi, cần bố trí một số sàn ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua, đồng thời căn cứ điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Những tháng cuối chu kỳ nuôi cần tăng thêm thức ăn là động vật trong khẩu phần ăn để cua nhanh lớn và chắc thịt. Có thể thả thêm cá rô đồng, cá rô phi để ăn thức ăn thừa của cua, giảm ô nhiễm nước nuôi. Cua đồng là loại ưa thích nghi với thời tiết mát mẻ, vì thế phải trồng xen kẽ thêm rau muống, lúa, cây màu để giữ bóng mát cho cua vào mùa hè. Môi trường nước cũng cần phải giữ sạch sẽ và thường xuyên thay đổi nguồn nước vào, nước ra để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh. Vốn đầu tư cho nuôi cua rất thấp, chủ yếu là tiền thuê công thợ đào ao, mua tôn và cọc tre để khoanh bờ bao. Từ năm 2008 ông mạc cho biết ông đã đầu tư,nghiên cứu và nhân giống thành công giống cua đồng bán ra thị trường với nguồn giống ổn định và tỷ lệ sống xót cao hơn hẳn so với nguồn giống trôi nổi trên thị trường.Trước kia do mới đầu nuôi cua đồng nên ông có mua 300kg cua đồng giống ở xã hòa lâm-Ứng Hòa -Hà Tây về nuôi sau một thời gian nuôi thấy cua đồng chết rất nhiều,300kg cua đã hầu như chết hoàn toàn Ông tìm hiểu và được biết ông (L ) xã hòa lâm-Ứng hòa - Hà tây thu mua giống từ các nguồn không rõ nguồn gốc,do cua để lâu ngày và quá trình vận chuyển nên tình trạng cua giống không tốt mặt khác giống cua đồng này khi nuôi con cua khỏe to hơn sẽ kẹp chết các con cua non yếu khác.Không chấp nhận thất bại đó ông đã tự mình chọn lựa một số cặp cua đực,cái to khỏe nhân giống,sau một thời gian nhân giống số lượng cặp cua giống của ông phát triển rất tốt.Đến cuối năm 2008 ông đã chủ động nguồn giống nuôi và cung cấp ra thị trường với số lượng khoảng 100kg/ngày mang lại hiệu quả kinh tế rất cao,mỗi kg cua giống giá giao động từ 120-140,000/kg,cua đồng thương phẩm bán ra thị trường 130-150,000/kg trừ các khoản chi phí mỗi kg cua có thể lãi từ 30,000-40,000/kg vì vậy nuôi cua đồng là một hướng đi mới có thể xóa đói giảm nghèo và nếu nuôi với mô hình quy mô và khoa học,xen lẫn với một số loại vật nuôi khác thì có thể làm giàu ông Mạc chia sẻ
.
25201321235832.jpg

Ngoài nuôi cua đồng ông mạc còn hiện đang nuôi chạch đồng thương phẩm.Trao đổi với chúng tôi, Ông Thụ
, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Hóa cho biết: “Mô hình nuôi cua đồng của Ông Nguyễn Văn Mạc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những hiệu quả ban đầu, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ chỉ đạo các chi hội cơ sở, tiến hành trao đổi kinh nghiệm, vận động người dân trong xã nhân rộng mô hình này. Đặc biệt là tận dụng những diện tích đất trũng, diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả để phát triển mô hình nuôi cua đồng thương phẩm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên và người dân.


Nguồn (báo nông nghiệp hà nam)


 


kỹ thuật nuôi cua đồng

Mô hình nuôi cua đồng trong ao, ruộng

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensi, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, vùng đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Ở Lào,Campuchia và Hoa Nam (Trung Quốc) cũng gặp loài cua đồng này.
Cua đồng là một loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có: 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, canxi trong cua đồng rất cao: 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane chỉ thiếu arginine và histidine.
Cua đồng cũng là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, ngoài việc có giá trị cao về dinh dưỡng, thịt cua đồng có tính hàn nên là món ăn giải nhiệt rất tốt trong những ngày trời trở nắng. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ cua đồng được nhiều người ưa thích, như món canh cua rau đay, cua đồng rang me, bún riêu cua, lẩu cua, cua sữa... luôn luôn đem lại cảm giác ngon miệng và thích thú cho người thưởng thức.
Hiện nay các địa phương ở phía Bắc như Hà Tĩnh, Nam Định, Hải Phòng và các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Đồng Tháp… đang phát triển nuôi cua đồng rất mạnh với hiệu quả kinh tế cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cua đồng lớn, dùng cho thị trường trong nước và bán sang các nước lân cận, với giá bán 130.000 – 150.000đ/kg. Đây cũng là đối tượng nuôi mới góp phần phát triển kinh tế nông hộ, giải quyết công ăn việc làm tại các địa phương có điều kiện tự nhiên nhiều ao hồ, ruộng lúa chiêm trũng.



  1. Một số đặc điểm sinh học của cua đồng
Tập tính sống
Cua đồng sống bò trên đáy, đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm ở sông, rạch, đồng ruộng,... Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa.
Tính ăn
Cua đồng ăn tạp như cám ngô, lúa, rong, giáp xác nhỏ, ốc, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày.
Sinh trưởng của cua
Tuổi thọ trung bình của cua từ 1 - 2 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%.
Cua đực khác cua cái ở hình thái của phần bụng (thường gọi là yếm). Trứng cua nằm ở dưới yếm và nở thành cua con. Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu.
Theo ước lượng sơ bộ thì sản lượng cua đồng ở Việt Nam có khoảng hàng vạn tấn. Do hiện nay kỹ thuật canh tác mới, đã xây dựng thuỷ lợi, sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa... đã làm giảm nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương.
II. Kỹ thuật nuôi cua đồng

  1. Chọn địa điểm và thiết kế ao nuôi
Ao nuôi cua cần chọn là vùng nước ngọt có độ pH từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 31[SUP]o[/SUP]C, tốt nhất là 15 – 25[SUP]o[/SUP]C, hàm lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Ao nuôi có nguồn nước sạch không ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm, có nền đáy bùn sét, bùn cát.
Diện tích ao nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế sẵn có, vốn đầu tư, hệ thống thuỷ lợi toàn vùng, thông thường ao nuôi cua được thiết kế từ 3.000 – 5.000m[SUP]2[/SUP]. đáy ao bằng phẳng, có độ nghiêng về đáy cống để dễ dàng thoát nước khi thu hoạch.
Nếu nuôi ở ruộng thì đáy ruộng nên có hệ thống kênh theo kiếu xương cá song song với bờ ao và hướng ra cống, mức sâu so với mặt đáy ruộng khoảng 40cm.
Ao nuôi cua cần có hệ thống cống cấp thoát nước để chủ động được nguồn nước. Hệ thống bờ cần đầm nén chắc chắn, xung quanh có lưới rào chắn.
Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…tạo giá thể và nơi trú ẩn cho cua.

  1. Thả giống
Mật độ thả nuôi: 25kg/sào (1.000m[SUP]2[/SUP]).
Tiêu chuẩn chọn giống: cua giống có kích thước 1,2 – 1,4cm, khoảng 350 – 400con/kg, cua giống đồng đều, khoẻ mạnh và không bị dị hình.
Khi thả giống cần chú ý không nên thả trực tiếp xuống ao mà thả ở mé ao để cua giống tự bò xuống nước. Đối với ao nuôi có trồng lúa nên thả giống vào các mương nước.
Mùa vụ thả nuôi: Từ tháng 2 – 4 hàng năm, thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

  1. Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn: Cua là loài ăn tạp như ăn mùn bã hữu cơ, cám rang, bã đậu, khô lạc. Chúng cũng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp, giáp xác nhỏ. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Nếu có điều kiện nên tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và phế thải động vật để giảm giá thành.
Trong điều kiện ao nuôi, lúc mới thả thức ăn chủ yếu là bột ngô nấu chín, khẩu phần 5%, 2 ngày cho cua ăn một lần.
Sau khi nuôi được 2 – 4 tháng thức ăn là cám công nghiệp, ốc bươu vàng, cám ngô nấu chín với khẩu phần 7%.
Sau thời gian nuôi 4 – 6 tháng, thức ăn giống như ở giai đoạn 2 – 4 tháng với khẩu phần 10%.
Lưu ý: Cho ăn vào một thời điểm nhất định trong ngày, khoảng 4 – 5 giờ chiều và cho ăn vào một vị trí nhất định để tập thói quen cho cua tập trung để thuận tiện khi thu hoạch.
3. Quản lý ao nuôi
Thường xuyên kiểm tra ao nuôi cua để phát hiện địch hại gây bệnh, lỗ rò rỉ. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra độ nhiễm bẩn, pH của ao nuôi. Có thể dùng biện pháp sinh học để chống ô nhiễm nguồn nước như thả nuôi thêm cá rô đồng, cá rô phi đơn tính cỡ 3 – 4 cm với mật độ 1con/m[SUP]2[/SUP] nhằm tận dụng thức ăn thừa của cua.
Kiểm tra lưới chắn cua hàng ngày, không để cua vượt rào chắn. Mùa hè có thể trồng cấy bầu bí làm giàn mát cho ao nuôi.
Định kỳ bón phân hữu cơ: 25 – 30kg/sào để tạo điều kiện cho tảo và động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con.
Hàng tháng sử dụng chế phẩm vi sinh EMC với liều lượng 1lít/1.000m[SUP]2[/SUP], 2lần/tháng để ổn định nguồn nước.
Định kỳ bón vôi để bổ sung lượng vôi trong nước, thường từ 15-20 ngày/lần, lượng vôi sống 15 - 20kg/1000m[SUP]2[/SUP].
Độ sâu ao nuôi luôn đảm bảo 50 – 70cm, nếu mực nước thấp hơn thì cấp thêm.
Đối với ruộng có nuôi cua tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Một số bệnh thường gặp ở cua nuôi như bệnh nấm trên mai, bệnh do vi khuẩn, virut và bệnh do ký sinh trùng.
4. Thu hoạch
Sau 3 tháng nuôi cua đạt kích cỡ 3 – 5cm, tương ứng 65 – 75 con/kg, tiến hành thu hoạch.
Phương pháp thu: thu tỉa bằng rọ hoặc tháo bớt nước bắt bằng tay./.
“Một yêu cầu bất khả kháng khi nuôi cua thương phẩm là phải thả cua giống cùng một lứa. Đàn cua càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Bởi nó là loài giáp xác. Chúng tôi theo dõi cứ 1 tháng 10 ngày là cua lột vỏ một lần. Cho nên dứt khoát phải thả giống đồng loạt chứ không thể mua nay 5 kg, mai 3 kg để thả. Vì con to khoẻ chưa lột xác sẽ kẹp chết con cua nhỏ đang lột xác. Như vậy, thiên địch sẽ nằm ngay trong lòng nó.

Mật độ bèo tây trên mặt rãnh cũng không được quá dày. Nếu không cua sẽ bị đen, bán thua giá cua vàng tới 30.000 đ/kg. Đối với mô hình nuôi cua đẻ sinh sản, một điều tối quan trọng là không được dùng tường gạch hoặc kè đá để ngăn rãnh, mà phải đắp bờ đất. Bởi vì đó là nơi cua mẹ đào hang trú ngụ"

 
Last edited by a moderator:
Bổ sung vài thiếu sót trong kỹ thuật nuôi cua:
*
Đáy ao, đáy hồ, đáy ruộng nuôi cua tốt nhất là
cát, dở nhất là bùn. Nếu đáy là bùn, có thể sẽ
chết hết cua, lỗ vốn, phá sản.
*
Cua cần nơi trú ẩn. Trong tự nhiên, đó là những
kẽ đá, hay gầm hòn đá nằm trên cát. Cua có thể
vùi mình dưới cát, sau 10 giây hoàn toàn chìm
mất trong cát. Cách tốt nhất là đúc những hang
bằng bê tông mà thả xuống đáy, trên mặt cát.
Thiết kế cần suy tính kỹ lưỡng, sao cho cua dễ
dàng ra vào hang, và có nhiều hang cho nhiều cua.
Nếu thiết kế ao hồ nuôi cua nhiều tầng, có đúc
hang trú ẩn bằng bê tông, mật độ nuôi cua có thể
dày đặc gấp chục lần nuôi tự nhiên, và cua có thể
nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, không cần phải thả lứa.
Độ sâu của ao hồ này có thể tới 2 mét nước.
Nếu không thiết kế ao nhiều tầng, mức nước phải
thấp hơn 1 mét, và thường chỉ nửa mét thôi.
*
Nên trồng vài loại rong trong ao hồ nuôi cua với
mật độ vừa phải để cua ẩn nấp, kiếm mồi, và tôm
cá nhỏ cùng sống, sinh đẻ, cho cua có mồi sống.
Không nên thả bèo, vì rong đã đủ bóng rợp rồi,
để cua có màu sáng, bán được giá cao. Luôn luôn
phải cắt bớt rong đi để khống chế mật độ rong
thấp. Nếu nhiều rong, mật độ cua sẽ bị thấp, ảnh
hưởng thu nhập, có thể lỗ.
*
Nếu có điều kiện sông suối, nên cho ao hồ nuôi
cua luôn luôn có nước chảy lờ đờ, thì mật độ cua
có thể rất cao, gấp chục lần nuôi cua ao tù.
*
Kỹ thuật nuôi cua ruộng lúa, đã có người phổ biến
rồi. Cũng có tài liệu bằng tiếng Hán của Trung
Quốc, và tôi đã đọc lướt qua, thì không thích hợp
hoàn cảnh Việt Nam, vì họ dành một khoảng rộng
mấy mét đào dài theo ruộng sâu xuống để cho cua.
Diện tích đó ở Việt Nam thì chiếm hết ruộng, nên
không còn gọi là nuôi cua ruộng lúa nữa.
*
 
Tôi đang muốn nuôi, ai có thể nói giúp tôi mua giống cua ở đâu không?
 
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã đồng hóa (huyện kim bảng tỉnh hà nam), chúng tôi đến thôn lạc nhuế - Xã Đồng - Hóa _Kim Bảng-Hà Nam để tìm hiểu việc nuôi cua đồng của gia đình chị Ông Nguyễn Văn Mạc. ông mạc cho biết: “Nuôi cua đồng rất dễ và ít dịch bệnh, nguồn thức ăn lại đơn giản. Cua đồng ăn tạp, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, bèo, cám gạo… Thức ăn phải tươi, không bị ôi thiu, nấm mốc. Cần cho cua ăn đầy đủ, nếu cua thiếu thức ăn rất dễ ăn thịt lẫn nhau. Trong ao, ruộng nuôi, cần bố trí một số sàn ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua, đồng thời căn cứ điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Những tháng cuối chu kỳ nuôi cần tăng thêm thức ăn là động vật trong khẩu phần ăn để cua nhanh lớn và chắc thịt. Có thể thả thêm cá rô đồng, cá rô phi để ăn thức ăn thừa của cua, giảm ô nhiễm nước nuôi. Cua đồng là loại ưa thích nghi với thời tiết mát mẻ, vì thế phải trồng xen kẽ thêm rau muống, lúa, cây màu để giữ bóng mát cho cua vào mùa hè. Môi trường nước cũng cần phải giữ sạch sẽ và thường xuyên thay đổi nguồn nước vào, nước ra để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh. Vốn đầu tư cho nuôi cua rất thấp, chủ yếu là tiền thuê công thợ đào ao, mua tôn và cọc tre để khoanh bờ bao. Từ năm 2008 ông mạc cho biết ông đã đầu tư,nghiên cứu và nhân giống thành công giống cua đồng bán ra thị trường với nguồn giống ổn định và tỷ lệ sống xót cao hơn hẳn so với nguồn giống trôi nổi trên thị trường.Trước kia do mới đầu nuôi cua đồng nên ông có mua 300kg cua đồng giống ở xã hòa lâm-Ứng Hòa -Hà Tây về nuôi sau một thời gian nuôi thấy cua đồng chết rất nhiều,300kg cua đã hầu như chết hoàn toàn Ông tìm hiểu và được biết ông (L ) xã hòa lâm-Ứng hòa - Hà tây thu mua giống từ các nguồn không rõ nguồn gốc,do cua để lâu ngày và quá trình vận chuyển nên tình trạng cua giống không tốt mặt khác giống cua đồng này khi nuôi con cua khỏe to hơn sẽ kẹp chết các con cua non yếu khác.Không chấp nhận thất bại đó ông đã tự mình chọn lựa một số cặp cua đực,cái to khỏe nhân giống,sau một thời gian nhân giống số lượng cặp cua giống của ông phát triển rất tốt.Đến cuối năm 2008 ông đã chủ động nguồn giống nuôi và cung cấp ra thị trường với số lượng khoảng 100kg/ngày mang lại hiệu quả kinh tế rất cao,mỗi kg cua giống giá giao động từ 120-140,000/kg,cua đồng thương phẩm bán ra thị trường 130-150,000/kg trừ các khoản chi phí mỗi kg cua có thể lãi từ 30,000-40,000/kg vì vậy nuôi cua đồng là một hướng đi mới có thể xóa đói giảm nghèo và nếu nuôi với mô hình quy mô và khoa học,xen lẫn với một số loại vật nuôi khác thì có thể làm giàu ông Mạc chia sẻ
.
25201321235832.jpg

Ngoài nuôi cua đồng ông mạc còn hiện đang nuôi chạch đồng thương phẩm.Trao đổi với chúng tôi, Ông Thụ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Hóa cho biết: “Mô hình nuôi cua đồng của Ông Nguyễn Văn Mạc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những hiệu quả ban đầu, trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ chỉ đạo các chi hội cơ sở, tiến hành trao đổi kinh nghiệm, vận động người dân trong xã nhân rộng mô hình này. Đặc biệt là tận dụng những diện tích đất trũng, diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả để phát triển mô hình nuôi cua đồng thương phẩm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên và người dân.


Nguồn (báo nông nghiệp hà nam)
 


Back
Top