Nuôi cua đồng ở ao (Nam Định).

  • Thread starter phung_gtvt
  • Ngày gửi
Chào các bác. Em quê ở Xuân Trường-Nam Định, quê em ao hồ nhiều. Em đang tính nuôi cua đồng ở ao thay nuôi cá, các bác có tài liệu nào hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cua đồng chia sẻ cho em với. Nơi cung cấp con giống, nguồn ra cho sản phẩm, các mô hình tiêu biểu để em liên lạc và tham quan cách làm??.
Em xin cảm ơn !
 


Chào các bác. Em quê ở Xuân Trường-Nam Định, quê em ao hồ nhiều. Em đang tính nuôi cua đồng ở ao thay nuôi cá, các bác có tài liệu nào hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cua đồng chia sẻ cho em với. Nơi cung cấp con giống, nguồn ra cho sản phẩm, các mô hình tiêu biểu để em liên lạc và tham quan cách làm??.
Em xin cảm ơn !

Ngộ tìm được cái link, lị vào đó mà xem.

Kĩ thuật nhân giống cua đồng

http://agriviet.com/home/threads/23805-Ki-thuat-nhan-giong-cua-dong
 
theo dấu chân "anh chệt" nầy tui thấy hảo...hảo.
nhưng thời tiết nóng quá !vả lại bận chút chuyện tui sẻ viết về nuôi cua đồng sau
xin nợ lại
 
Ngộ tìm được cái link, lị vào đó mà xem.

Kĩ thuật nhân giống cua đồng

http://agriviet.com/home/threads/23805-Ki-thuat-nhan-giong-cua-dong

Cám ơn các bác đã hướng dẫn. Bác nào có ở khu vực phía Bắc đã làm thành công về việc nuôi cua đồng ở ao cho em địa chỉ và số điện thoại để em chủ động liên lạc tham quan học hỏi kinh nghiệm được không ạ? Em muốn xin các bác chút kinh nghiệm thực tế.

Ngộ tìm được cái link, lị vào đó mà xem.

Kĩ thuật nhân giống cua đồng

http://agriviet.com/home/threads/23805-Ki-thuat-nhan-giong-cua-dong

Cám ơn các bác đã hướng dẫn. Bác nào có ở khu vực phía Bắc đã làm thành công về việc nuôi cua đồng ở ao cho em địa chỉ và số điện thoại để em chủ động liên lạc tham quan học hỏi kinh nghiệm được không ạ? Em muốn xin các bác chút kinh nghiệm thực tế.

Ngộ tìm được cái link, lị vào đó mà xem.

Kĩ thuật nhân giống cua đồng

http://agriviet.com/home/threads/23805-Ki-thuat-nhan-giong-cua-dong

Cám ơn các bác đã hướng dẫn. Bác nào có ở khu vực phía Bắc đã làm thành công về việc nuôi cua đồng ở ao cho em địa chỉ và số điện thoại để em chủ động liên lạc tham quan học hỏi kinh nghiệm được không ạ? Em muốn xin các bác chút kinh nghiệm thực tế.
 
tui sẻ viết về nuôi cua đồng sau
xin nợ lại

bác này nợ bài lâu quá nhỉ. :unsure:
Em đang tìm xem bác nào ở gần gần đã nuôi cua đồng ở ao thành công rồi để liên lạc mà khó quá... Bác nào giúp em với.
 
típ về cua đồng nè

Kỹ thuật nuôi cua đồng




Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân (Decapoda). Ở nước ta cua đồng thường gặp ở các thuỷ vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Ở Lào, Campuchia và Hoa Nam (Trung Quốc) cũng gặp loài cua đồng.



I.Đặc điểm sinh học:

Tập tính sống

Cua đồng sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm ở sông, rạch, đồng ruộng,... Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa.

Tính ăn

Cua đồng ăn tạp như tấm cám, lúa, rong, giáp xác, ốc, cá hay ngay cả xác chết động vật.

Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày. Sinh trưởng của cua

Tuổi thọ trung bình của cua từ 1 - 2 năm qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%.

Cua đực khác cua cái ở hình thái của phần bụng (thường gọi là yếm). Trứng cua nằm ở dưới yếm và nở thành cua con.

Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu.

Theo ước lượng sơ bộ thì sản lượng cua đồng ở Việt Nam có khoảng hàng vạn tấn. Do hiện nay kỹ thuật canh tác mới, đã xây dựng thuỷ lợi, sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa... đã làm giảm nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương.

II.Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm:

2.1. Nuôi Ao

Có thể nuôi cua con thành thịt trong các dạng ao hồ riêng biệt hay nuôi kết hợp trong ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, một ao nuôi cua tốt nên có các đặc điểm như: gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước; nền đáy ao, hồ nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm); đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 6.5-8.5 và nhiệt độ từ 28-32[SUP]0[/SUP]C.

Ao nuôi nên có diện tích từ 300-1.000m[SUP]2[/SUP], độ sâu 0.8-1.2 m với bờ bao có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1.5m và cao 1-1.5m và cao hơn đỉnh lũ ít nhất 0.5m. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để thuận tiện cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng tre hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên đăng theo hình chữ V.

Trong ao nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau.

2.2. Nuôi trong ruộng lúa.

Chọn ruộng có diện tích khoảng 0.5-1 ha, địa thế bằng phẳng. Cách rào chắn giống như nuôi cua trong ao. Tuy nhiên, nên đào nhiều mương dọc ngang trong ruộng để cua trú ẩn. Mương nuôi nên rộng từ 1.5-2m và sâu 0.8-1m. Diện tích mương bao chiếm khoảng 15 - 20% diện tích ruộng.

Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng đăng tre hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt

Trong ruộng nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau

Hoặc nuôi đăng quầng trên ruộng theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m.

2.4. Thả giống và chăm sóc

Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 4-8 dl. Lúc này nguồn giống phong phú điều kiện môi trường nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua. Những tháng mùa khô cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, môi trường nước ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cua.

Hiện nay, nguồn giống nuôi chủ yếu là nguồn giống tự nhiên và do khai thác đánh bắt bằng nhiều hình thức khác nhau nên con giống thường hao hụt nhiều. Phương pháp vận chuyển chưa phù hợp cách tốt nhất là sử dụng bao bằng lưới cước và để cua đầy bao rồi buộc chặc để cua không cử động được tránh tình trạng chúng cắn lẫn nhau làm hao hụt nhiều.


Mật độ thả nuôi
Ao (con/m[SUP]2[/SUP])Ruộng (con/m[SUP]2[/SUP])Thời gian nuôi
10 - 15
5 - 7
5 -6 tháng

<tbody>
</tbody>




* Chọn giống:


Nên chọn những con giống khoẻ mạnh còn đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng, không bị đóng rong, có thể chọn những con cua đực nuôi để tăng năng suất và giá trị thương phẩm

Khi nuôi cua trong ruộng lúa, có thể nuôi theo dạng luân canh vào mùa nước nổi hoặc nuôi xen canh

Nuôi xen canh cần thả giống vào mương bao nuôi tạm trước khi lúa đã tốt thì tăng nước lên ruộng để cua lên ruộng tìm thức ăn.

Nên thả cua khi nhiệt độ, độ phèn ... nằm trong khoảng thích hợp, tiến hành thả cua lúc trời mát và nên thả trên mé bờ để cua tự bò xuống nước.

* Chăm sóc:

Cua đồng là lòai ăn tạp thiên về động vật. Về cơ cấu thành phần thức ăn nuôi cua nên thực hiện nguyên tắc vừa thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cua vừa phải giảm giá thành, tìm nhiều cách giải quyết thức ăn nuôi cua.

Thức ăn cho cua thịt rất đa dạng bao gồm: cá tạp, tôm còng, ốc, rau, khoai lang, khoai mì,...Nên dùng loại thức ăn chế biến, loại đã chế biến thành hạt vừa có chất lượng dinh dưỡng cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường.

Tỷ lệ cho ăn khoảng 5-8% trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày, sáng sớm 20 40% và chiều mát cho ăn 60 – 80% tổng lượng thức ăn hàng ngày, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Thức ăn phải còn tươi tốt, không sử dụng thức ăn đã bị mốc hoặc ôi thiu.

Cần cố định điểm cho ăn, cứ 1.00m[SUP]2[/SUP] ruộng có từ 5 – 7 chổ cố định để kiểm tra. Thức ăn được rải đều trên ruộng nuôi.

Cần căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày một cách linh hoạt.

Tiến hành thay nước hàng ngày khoảng 30-50% để giữ môi trường trong sạch. Hạn chế sử dụng nông dược khi nuôi cua trong ruộng lúa. Điều chỉnh lượng nước trong ruộng thường xuyên cao từ 15 – 20 cm.

Có thể bổ sung thêm cỏ, rau muống, bèo,...vào ruộng để làm nơi trú ẩn, làm thức ăn bổ sung cho cua và hạ nhiệt.

Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới để kịp thời khắc phục tránh thất thoát do cua bò ra ngoài. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH khi môi trường nước thay đổi.


--------

Hôm trước em tìm được sách hướng dẫn kĩ thuật nuôi cua đồng rồi mà kô bbiết lưu đâu mất, hôm nào tìm ra em gửi tặng bác.

<tbody>
</tbody>

Kỹ thuật nuôi cua đồng​
( Thời gian đăng : 23:14:24 23/02/2009 )
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 310C, tốt nhất là 15 – 250C, lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 310C, tốt nhất là 15 – 250C, lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.
Tuỳ theo thực tế từng vùng như nguồn giống, thức ăn, diện tích nuôi (ruộng trũng hay đào dắp mới) để chọn hình thức nuôi cho phù hợp.
1. Nuôi chuyên cua trong ao diện tích nhỏ
Diện tích ao nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế sẵn có về vị trí địa lý, vốn đầu tư, hệ thống thuỷ lợi toàn vùng mà có thể thiết kế ao nuôi cua từ 3 – 5 sào. yêu cầu đáy ao bằng phẳng, có tốc độ nghiêng về đáy cống để dễ dàng thoát nước khi thu hoạch. Đáy bùn là sét hoặc bùn cát thuận lợi cho việc đắp bờ đầm nén chắc chắn. Khi làm vệ sinh đáy ao nên cho một tỷ lệ cát thích hợp sẽ hạn chế cua đào hang, phá bờ. Đáy ruộng nuôi có hệ thống kênh xương cá song song với bờ ao hướng ra cống, mức sâu so với mặt đáy ruộng là 40 cm.
Ao nuôi cua cần có cống cấp thoát nước, chủ động được nguồn nước. Hệ thống bờ cần đầm nén chắc chắn, xung quanh có lưới rào chắn.
2. Chọn cua giống bố mẹ
Chọn cua mái mẩy, chắc, càng vừa phải, yếm to, không bị thương, đầy đủ chân, mai, không có rêu bám. Chọn cua đực khoẻ mạnh, có bộ càng to khoẻ, yếm nhỏ, không xây xước.
Khi giao phối cua cái được thụ tinh ôm trứng trong yếm, nở thành con nằm trong yếm mẹ được bảo vệ, sau hơn 10 ngày cua con rời yếm mẹbơi trôi nổi hoặc dạt vào bờ kiếm mồi, lột vỏ rồi lớn dần lên.
Nên thả cua vào lúc trời mát, mật độ 1 con/m2.
3. Quản lý, chăm sóc
Thức ăn: Cua là loài ăn tạp như ăn mùn bã hữu cơ, cám rang, bã đậu, khô lạc. Chúng thích ăn nhất là thịt các loài nhuyễn thể như trai ốc hến, thịt cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khi thác tại chỗ, tuỳ theo từng vùng mà có những loại thức ăn khác nhau. Thức ăn phải tươi và cho cua ăn tăng dần theo liều lượng phù hợp để tránh hiện tượng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.
Lượng thức ăn hàng ngày cho cua ăn bằng 7 – 10% trọng lượng cua. Cho cua ăn vào sáng sớm và chiều tà, buổi sáng cho ăn lượng thức ăn chiếm 1/3, buổi chiều cho ăn 2/3 lượng thức ănôtrong ngày. Nên đặt một số sàng thức ăn ở các góc ao và nơi giữa bờ và ao để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Quản lý ao nuôi:
Thường xuyên kiểm tra ao nuôi cua để phát hiện địch hại gây bệnh, lỗ rò rỉ. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra độ nhiễm bẩn , pH của ao nuôi. Có thể dùng biện pháp sinh học để chống ô nhiễm nguồn nước như thả nuôi thêm cá rô đồng, cá rô phi đơn tính cỡ 3 – 4 cm với mật độ 1 con/5 m2 nhằm tận dụng thức ăn thừa của cua.
Kiểm tra lưới chắn cua hàng ngày, không để cua vượt rào chắn. Mùa hè có thể trồng cấy bầu bí làm giàn mát choâo nuôi cua.
4. Thu hoạch
Nên thu tỉa cua lớn, giữ lại cua nhỏ, mỗi lần thu nên tháo bớt nước và dùng lưới cào để thu hoạch.

Chúc bác thành công!

 
Last edited by a moderator:
Bài này chỉ là lý thuyết ai đó nghĩ ra và cho rằng làm theo là được,
nên có những chỗ chưa hợp lý, những chỗ hổng chưa tính đến, và không
có con số cụ thể như:
*
Kỹ thuật nuôi cua giống: thời gian, mật độ, cho ăn, vệ sinh, thời
gian thu hoạch, và kế hoạch lịch trình lâu dài liên tục có cua giống.
*
Vốn hàng rào, nilon lót cho 1 công ao, vốn thức ăn, vốn cá thả xen,
vốn giống, thời gian nuôi 1 lứa, năng suất, lợi nhuận, và so sánh
với nuôi thuỷ sản khác thì hơn thiệt ra sao?
*
Vì vậy, ai nuôi thì tham khảo, và thong thả đầu tư, chứ đừng làm ăn
lớn ngay. Hãy để chính mình có kinh nghiệm đã mới biết lời lãi ra sao.
*
 



Back
Top