L
Lò Văn Tèo
Guest
Nuôi động vật hoang dã: Nhiều rủi ro, khó quản lý
TT - Ngày 25-3 tại TP.HCM, Tổng cục Lâm nghiệp và Hội Động vật học VN đã tổ chức hội thảo “Nhân nuôi, phát triển bền vững động vật có nguồn gốc hoang dã”.
Một con hổ được nuôi nhốt tại doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh (ảnh chụp năm 2009) - Ảnh: Đức Tuyên
Hầu hết các trại nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) tại VN hiện nay đều vì mục đích thu lợi nhuận. Việc làm này ẩn chứa nhiều nguy cơ cho môi trường và con người.
Tại hội thảo, TS Scott Roberton - trưởng đại diện Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD (WCS) - cảnh báo rằng: “Người nuôi vì lợi nhuận sẽ nhân nuôi càng nhiều càng tốt, không đảm bảo môi trường hoang dã hoặc làm mất hành vi hoang dã của động vật. Cũng vì lợi nhuận, các chủ trại sẽ chỉ tập trung chọn lọc, lưu giữ những đặc tính có lợi của vật nuôi như cá sấu có da đẹp, hươu có sừng to...”.
TS Scott nhấn mạnh: “Gây nuôi vì mục đích thương mại có thể đe dọa hoạt động bảo tồn. Việc khuyến khích nuôi một loài hoang dã có thể làm tăng lượng săn bắt loài đó từ tự nhiên để làm con giống”. Một khảo sát của WCS năm 2008 cho thấy 42% các trại vẫn lấy con giống từ tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cũng chỉ ra rằng 20% trang trại nuôi nhím tại tỉnh Sơn La vẫn mua nhím tự nhiên.
10.000 cơ sở nuôi động vật hoang dã
Theo Cục Kiểm lâm, đến nay đã có 10.000 cơ sở nuôi ĐVHD đăng ký với cơ quan chức năng ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Có 3 triệu ĐVHD thuộc 70 loài đang được nuôi, trong đó có bốn loài chính là trăn, cá sấu, khỉ đuôi dài và rắn các loại.
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là hai khu vực nuôi ĐVHD lớn nhất cả nước (chiếm 70%), tiếp theo là đồng bằng sông Hồng (20%).
Bên cạnh việc gây hại cho bản thân loài hoang dã, nhân nuôi mục đích thương mại còn ẩn chứa nguy cơ dịch bệnh, các trang trại ĐVHD là môi trường lý tưởng để xuất hiện các bệnh truyền từ động vật sang người.
“Thực tế cho thấy những bệnh dịch nguy hiểm như SARS, cúm A/H1N1 đều có mối liên hệ với trại nuôi ĐVHD” - ông Scott nói.
GS.TS Lê Vũ Khôi (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói ở nước ta, các trang trại chưa tạo điều kiện sinh sản khi nuôi hổ, gấu và những loài động vật quý hiếm khác, chủ yếu là mua gom những cá thể bị săn bắn trái phép từ tự nhiên về nuôi. “Làm như vậy là vi phạm luật pháp” - TS Khôi cho biết.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), việc nuôi ĐVHD hiện nay diễn ra theo phong trào và chứa đựng nhiều rủi ro cho người dân.
Những năm trước, nghề nuôi heo rừng tại TP.HCM phát triển mạnh, nay nhu cầu nuôi đã bão hòa nên giá bán heo giống giảm 30% so với trước. Ngành nuôi nhím cũng đang đi theo quy trình tương tự. Hiện giá nhím giống lên đến trên 10 triệu đồng/cặp. Theo tính toán, chỉ 3-5 năm nữa thị trường nhím giống sẽ bão hòa.
Mới đây nhất là phong trào nuôi yến phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM. Thật ra chỉ một số hộ nuôi yến thu được lợi nhuận cao nhưng đã kéo theo hàng trăm nhà đầu tư khác đổ tiền tỉ ra xây nhà yến.
Ông Hưng thừa nhận: “Rất khó quản lý hoạt động nuôi ĐVHD vì còn thiếu các quy định cụ thể. Hiện chưa có thông tư hướng dẫn quản lý gấu nuôi, chưa có tiêu chuẩn ngành cho từng trại nuôi, chưa có quy chế quản lý loài dẫn dụ như chim yến”.
TRẦN MẠNH
TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) vừa tuyên phạt Huỳnh Văn Hai (con trai chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh, trụ sở tại ấp Đông, xã Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) 36 tháng tù giam, Huỳnh Tấn Đạt (con Huỳnh Văn Hai) 30 tháng tù giam, Lê Nhạc Phi (ngụ xã Thạnh Tây, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) 26 tháng tù giam, Đinh Công Tường (ngụ P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) 26 tháng tù giam và 11 bị cáo còn lại nhận án treo từ 18-28 tháng.
Các bị cáo đều bị phạt về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh do ông Huỳnh Văn Phùng đứng tên nhưng thực chất hoạt động của doanh nghiệp lại do Huỳnh Văn Hai chỉ đạo điều hành. Năm 2000, doanh nghiệp này mua hai con hổ, sau đó gửi nuôi tại khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM). Đến năm 2003 doanh nghiệp mua thêm 10 con hổ nữa (không có nguồn hợp pháp) và nuôi nhốt tại khu du lịch Thanh Cảnh.
Đầu năm 2003, một con hổ đang nuôi bị chết, thay vì báo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để giám sát, khám nghiệm và tiêu hủy, ông Huỳnh Văn Hai lại bàn bạc với vợ là Huỳnh Thị Mỹ và con trai Huỳnh Tấn Đạt tìm mối bán hổ để lấy tiền.
Ông Hai liên hệ với Lê Nhạc Phi - người chuyên bán rắn - nhờ mai mối bán hổ. Phi rủ thêm Đinh Công Tường cùng hùn tiền mua con hổ (trọng lượng 165kg) với giá 2,2 triệu đồng/kg. Sau đó Phi và Tường bán hổ lại cho hai người tên Phong và Bình cùng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với số tiền 379,5 triệu đồng.
Tháng 3-2003, ông Hai lại liên hệ với Phi để bán một con hổ khác đã bị chết (nặng 180kg). Phi lại cùng Tường liên hệ được mối mua hổ là ông Lê Văn Hùng (ngụ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Ba tháng sau, Phi, Tường và ông Hùng mới đến mua hổ với giá 250 triệu đồng. Ông Hùng khai nấu được 9,1kg cao và sử dụng hết vào việc trị bệnh cho bản thân.
Thấy có thể kiếm lời được từ việc buôn bán hổ, ngày 1-7-2003, Tường và Phi tiếp tục đến doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh mua con hổ thứ ba (đã chết) nặng 146kg với giá 2,4 triệu đồng/kg, sau đó bán lại cho một người tên Tiến (không xác định được nhân thân lai lịch).
Ngoài việc bán hổ thông qua mối của Phi và Tường, giữa năm 2003 ông Huỳnh Văn Hai còn bán con hổ nặng 120kg cho một nhóm người khác với số tiền 266,6 triệu đồng.
Tháng 1-2006, ông Huỳnh Văn Hai thông qua Nguyễn Dụng (ngụ thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tiếp tục bán một con hổ nặng 156,5kg với giá 365,5 triệu đồng. Khi nhóm người mua vận chuyển hổ từ doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh đến thị xã Thủ Dầu Một thì bị lực lượng Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra bắt giữ.
Vụ án được mở rộng điều tra, qua những chứng cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can tham gia mua bán hổ.
ĐỨC TUYÊN - ANH THOA
nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Index.html
TT - Ngày 25-3 tại TP.HCM, Tổng cục Lâm nghiệp và Hội Động vật học VN đã tổ chức hội thảo “Nhân nuôi, phát triển bền vững động vật có nguồn gốc hoang dã”.
Một con hổ được nuôi nhốt tại doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh (ảnh chụp năm 2009) - Ảnh: Đức Tuyên
Hầu hết các trại nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) tại VN hiện nay đều vì mục đích thu lợi nhuận. Việc làm này ẩn chứa nhiều nguy cơ cho môi trường và con người.
Tại hội thảo, TS Scott Roberton - trưởng đại diện Hiệp hội Bảo tồn ĐVHD (WCS) - cảnh báo rằng: “Người nuôi vì lợi nhuận sẽ nhân nuôi càng nhiều càng tốt, không đảm bảo môi trường hoang dã hoặc làm mất hành vi hoang dã của động vật. Cũng vì lợi nhuận, các chủ trại sẽ chỉ tập trung chọn lọc, lưu giữ những đặc tính có lợi của vật nuôi như cá sấu có da đẹp, hươu có sừng to...”.
TS Scott nhấn mạnh: “Gây nuôi vì mục đích thương mại có thể đe dọa hoạt động bảo tồn. Việc khuyến khích nuôi một loài hoang dã có thể làm tăng lượng săn bắt loài đó từ tự nhiên để làm con giống”. Một khảo sát của WCS năm 2008 cho thấy 42% các trại vẫn lấy con giống từ tự nhiên. Một nghiên cứu năm 2010 cũng chỉ ra rằng 20% trang trại nuôi nhím tại tỉnh Sơn La vẫn mua nhím tự nhiên.
10.000 cơ sở nuôi động vật hoang dã
Theo Cục Kiểm lâm, đến nay đã có 10.000 cơ sở nuôi ĐVHD đăng ký với cơ quan chức năng ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Có 3 triệu ĐVHD thuộc 70 loài đang được nuôi, trong đó có bốn loài chính là trăn, cá sấu, khỉ đuôi dài và rắn các loại.
Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là hai khu vực nuôi ĐVHD lớn nhất cả nước (chiếm 70%), tiếp theo là đồng bằng sông Hồng (20%).
Bên cạnh việc gây hại cho bản thân loài hoang dã, nhân nuôi mục đích thương mại còn ẩn chứa nguy cơ dịch bệnh, các trang trại ĐVHD là môi trường lý tưởng để xuất hiện các bệnh truyền từ động vật sang người.
“Thực tế cho thấy những bệnh dịch nguy hiểm như SARS, cúm A/H1N1 đều có mối liên hệ với trại nuôi ĐVHD” - ông Scott nói.
GS.TS Lê Vũ Khôi (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói ở nước ta, các trang trại chưa tạo điều kiện sinh sản khi nuôi hổ, gấu và những loài động vật quý hiếm khác, chủ yếu là mua gom những cá thể bị săn bắn trái phép từ tự nhiên về nuôi. “Làm như vậy là vi phạm luật pháp” - TS Khôi cho biết.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), việc nuôi ĐVHD hiện nay diễn ra theo phong trào và chứa đựng nhiều rủi ro cho người dân.
Những năm trước, nghề nuôi heo rừng tại TP.HCM phát triển mạnh, nay nhu cầu nuôi đã bão hòa nên giá bán heo giống giảm 30% so với trước. Ngành nuôi nhím cũng đang đi theo quy trình tương tự. Hiện giá nhím giống lên đến trên 10 triệu đồng/cặp. Theo tính toán, chỉ 3-5 năm nữa thị trường nhím giống sẽ bão hòa.
Mới đây nhất là phong trào nuôi yến phát triển mạnh mẽ tại TP.HCM. Thật ra chỉ một số hộ nuôi yến thu được lợi nhuận cao nhưng đã kéo theo hàng trăm nhà đầu tư khác đổ tiền tỉ ra xây nhà yến.
Ông Hưng thừa nhận: “Rất khó quản lý hoạt động nuôi ĐVHD vì còn thiếu các quy định cụ thể. Hiện chưa có thông tư hướng dẫn quản lý gấu nuôi, chưa có tiêu chuẩn ngành cho từng trại nuôi, chưa có quy chế quản lý loài dẫn dụ như chim yến”.
TRẦN MẠNH
TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) vừa tuyên phạt Huỳnh Văn Hai (con trai chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh, trụ sở tại ấp Đông, xã Vĩnh Phú, thị xã Thuận An) 36 tháng tù giam, Huỳnh Tấn Đạt (con Huỳnh Văn Hai) 30 tháng tù giam, Lê Nhạc Phi (ngụ xã Thạnh Tây, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) 26 tháng tù giam, Đinh Công Tường (ngụ P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) 26 tháng tù giam và 11 bị cáo còn lại nhận án treo từ 18-28 tháng.
Các bị cáo đều bị phạt về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh do ông Huỳnh Văn Phùng đứng tên nhưng thực chất hoạt động của doanh nghiệp lại do Huỳnh Văn Hai chỉ đạo điều hành. Năm 2000, doanh nghiệp này mua hai con hổ, sau đó gửi nuôi tại khu du lịch Suối Tiên (TP.HCM). Đến năm 2003 doanh nghiệp mua thêm 10 con hổ nữa (không có nguồn hợp pháp) và nuôi nhốt tại khu du lịch Thanh Cảnh.
Đầu năm 2003, một con hổ đang nuôi bị chết, thay vì báo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương để giám sát, khám nghiệm và tiêu hủy, ông Huỳnh Văn Hai lại bàn bạc với vợ là Huỳnh Thị Mỹ và con trai Huỳnh Tấn Đạt tìm mối bán hổ để lấy tiền.
Ông Hai liên hệ với Lê Nhạc Phi - người chuyên bán rắn - nhờ mai mối bán hổ. Phi rủ thêm Đinh Công Tường cùng hùn tiền mua con hổ (trọng lượng 165kg) với giá 2,2 triệu đồng/kg. Sau đó Phi và Tường bán hổ lại cho hai người tên Phong và Bình cùng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với số tiền 379,5 triệu đồng.
Tháng 3-2003, ông Hai lại liên hệ với Phi để bán một con hổ khác đã bị chết (nặng 180kg). Phi lại cùng Tường liên hệ được mối mua hổ là ông Lê Văn Hùng (ngụ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Ba tháng sau, Phi, Tường và ông Hùng mới đến mua hổ với giá 250 triệu đồng. Ông Hùng khai nấu được 9,1kg cao và sử dụng hết vào việc trị bệnh cho bản thân.
Thấy có thể kiếm lời được từ việc buôn bán hổ, ngày 1-7-2003, Tường và Phi tiếp tục đến doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh mua con hổ thứ ba (đã chết) nặng 146kg với giá 2,4 triệu đồng/kg, sau đó bán lại cho một người tên Tiến (không xác định được nhân thân lai lịch).
Ngoài việc bán hổ thông qua mối của Phi và Tường, giữa năm 2003 ông Huỳnh Văn Hai còn bán con hổ nặng 120kg cho một nhóm người khác với số tiền 266,6 triệu đồng.
Tháng 1-2006, ông Huỳnh Văn Hai thông qua Nguyễn Dụng (ngụ thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tiếp tục bán một con hổ nặng 156,5kg với giá 365,5 triệu đồng. Khi nhóm người mua vận chuyển hổ từ doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh đến thị xã Thủ Dầu Một thì bị lực lượng Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra bắt giữ.
Vụ án được mở rộng điều tra, qua những chứng cứ tài liệu thu thập được, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can tham gia mua bán hổ.
ĐỨC TUYÊN - ANH THOA
nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Index.html