Nuôi Ếch Thái Lan - Ai có kinh nghiệm chia sẻ dùm

  • Thread starter MrNguyen
  • Ngày gửi
Hiện nay mình đang có 15 đôi ếch thái lan, mình mới học hỏi cách nuôi. ACE trong diễn đàn ai có kinh nghiệm về nuôi ếch giúp mình chút kinh nghiệm tham khảo đc không?
 


không bác nào có kinh nghiệm trong việc nuôi Ếch sao? Ai có up dùm với nha!
 
có loài ếch này nuôi sẽ cho năng xuất cao nè...::p;)::p


857100104cl2khonglo2.jpg
Loài động vật lưỡng cư này có thể sống tới 15 năm và chúng ăn những con cua, côn trùng thậm chí cả những con ếch nhỏ hơn. Những con ếch này được tìm thấy ở Tây Phi, nhưng chúng đang bị giảm dần về số lượng vì sự tàn phá môi trường và thiếu nguồn thức ăn, bên cạnh đó chúng còn bị bắt đem đi bán.
100104cl2khonglo3.jpg
 
Một cái đùi ếch này thôi là cả nhà ăn mệt

@Mrnguyen : Mình kiểm tra lại các chủ đề về ếch thái lan trên diễn đàn hầu như ko có vì vậy cop một bài trên mạng đưa vào đây để tư liệu của diễn đàn thêm phong phú . Nếu bạn biết hoặc đã đọc rồi thì đừng cười nhé .
Ếch Thái Lan còn có tên khoa học là Rana Rugulosa, được du nhập vào Việt Nam từ 4 năm qua, một số người đã nếm mùi cay đắng và thất bại vì đầu tư mạnh vào nuôi ếch Thái Lan. Thế nhưng, ở huyện Mỏ Cày đã có người thành công trong việc nuôi ếch Thái Lan, điển hình là chú Nguyễn Văn Ót ở ấp Hội Thành (Đa Phước Hội).
Sau nhiều năm nuôi trăn, kỳ đà, không đạt hiệu quả như mong muốn, năm 2003 chú Nguyễn Văn Ót (còn gọi là chú Năm Ót) chuyển sang nuôi ếch đồng nhưng hiệu quả vẫn thấp, đến tháng 5 vừa qua chú Năm Ót bắt đầu nuôi 2.700 con ếch Thái Lan trong diện tích 500m<SUP>2</SUP>. Hiện tại còn 2.469 con, trong đó có 600 ếch cái và 700 ếch đực để nhân giống. Nguồn thức ăn là trùn quế, bà chằn và thức ăn viên dành cho cá. Bàn về kinh nghiệm nuôi ếch Thái Lan, chú Năm Ót nói một cách tự tin: “Nuôi ếch Thái Lan không có gì khó, chỉ cần cho ăn đều đặn, thay đổi thức ăn, nguồn nước nuôi phải sạch, phòng ngừa 4 loại bệnh như ghẻ, mù mắt, quẹo cổ và sình bụng”.
Sau khi hướng dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi ếch Thái Lan, chú Năm Ót cho biết thêm: Bên cạnh học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đã và đang nuôi ếch Thái Lan, đồng thời qua nghiên cứu các tài liệu nuôi ếch Thái Lan, tôi rất đồng tình về kỹ thuật của Tiến sĩ Lê Thanh Hùng - Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh về nuôi ếch Thái Lan, cụ thể là nuôi trong bể xi măng, nên có độ nghiêng khoảng 50<SUP>o</SUP> để dễ thay nước, che lưới nylon trên bể nhằm tránh nắng trực tiếp, không nên che mát hoàn toàn, mực nước trong ao chỉ nên ngập khoảng 1/2 đến 2/3 thân ếch, thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là mùa nắng. Mật độ thả nuôi, tháng đầu 150-200 con/m<SUP>2</SUP> đến tháng thứ 3 từ 80 đến 100 con/m<SUP>2</SUP>. Sau 7-10 ngày tuổi lựa những con lớn nuôi riêng để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau. Ếch thường ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm. Cho ếch uống vitamin C theo định kỳ để giúp tăng cường sức khỏe và tiêu hóa thức ăn.
Còn nuôi trong ao đất thì ao không lớn quá vì khó quản lý, xung quanh ao nên dùng tol hoặc phên tre để rào cao khoảng 1,2m. Mật độ thả nuôi thưa hơn trong bể xi măng, cách 2-3 ngày phải thay nước, chỉ thay nước 1/3 đến 1/4 tránh thay hết nước. Nuôi trong ao đất ít tốn công chăm sóc so với nuôi trong bể xi măng, nhưng lại khó kiểm soát.



Để phòng các bệnh lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, cổ quẹo nên giữ nước sạch, thường xuyên thay nước, theo định kỳ trộn các men tiêu hóa vào thức ăn của ếch, loại bỏ những con có triệu chứng bệnh mù mắt, cổ quẹo, mật độ nuôi không nên quá dày đặc.
Theo ước tính của chú Năm Ót hiện nay, đàn ếch Thái Lan 2.469 con này mỗi con nặng khoảng 500gram với giá bán 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí chú còn lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng (sau 6 tháng nuôi).
Chú Năm Ót cho biết thêm kinh nghiệm, môi trường nuôi không có mùi hôi, ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đầy đủ thích hợp nguồn thức ăn có nhiều đạm cho ếch phát triển nhanh (thức ăn phải tươi sống hoặc chế biến). Môi trường xung quanh phải yên tĩnh, không ồn ào. Không nên nuôi ếch vào mùa đông vì thời tiết lạnh thường xuyên làm cho ếch kém ăn dễ bị nhiễm bệnh. Khi mua ếch về nuôi phải rõ nguồn gốc, tránh mua con giống trôi nổi trên thị trường.
Nói về quy mô phát triển đàn ếch Thái Lan, chú Năm Ót phấn khởi: “Sang năm 2008, tôi sẽ tăng đàn ếch lên khoảng 20.000 con trên diện tích hơn 1.000m<SUP>2</SUP>, đến khi bán chắc được khoảng 6 tấn, thị trường chủ yếu của tôi hiện nay tại Tiền Giang”.

Chi cục Thuỷ sản Bắc Giang phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Tân Yên thực hiện mô hình nuôi ếch Thái Lan tại 4 xã: An Dương, Lam Cốt, Đại Hoá và Phúc Sơn; bước đầu mang lại hiệu quả khá cao.
Gia đình anh Bùi Văn Huân (xã Lam Cốt) là một trong những hộ tiên phong tham gia mô hình, anh cho biết: “Quan trọng nhất là tuân thủ các bước theo đúng hướng dẫn kỹ thuật”. ếch được phân loại ngay từ khi nhập giống và nuôi riêng từng loại trong các lồng khác nhau. Cho ăn đúng thời gian, đủ số lượng theo từng giai đoạn tăng trưởng của ếch. Sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu Cargill, dạng viên nổi, hệ số thức ăn chung = 1, 1kg. Loại 1 có độ đạm 35%, cho ăn 30 ngày đầu. Loại 2 có độ đạm 25%, cho ăn từ ngày 31 trở đi. Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ để kịp thời xử lý khi ếch có dấu hiện bị bệnh. Coi trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thuốc phòng bệnh đường ruột và bệnh chướng hơi cho ếch. Dùng muối và chất kháng sinh để trị bệnh viêm loét ngoài da cho ếch.
Do thực hiện tốt quy trình kỹ thuật nên ếch của gia đình anh Huân tăng trưởng nhanh, sau hơn 3 tháng, đạt trọng lượng trên 0,25kg/con. Anh Huân theo dõi khá cụ thể, chi tiết quá trình tăng trưởng của ếch: Khi mới đưa về ếch nặng 0,6g/con. Nuôi 15-30 ngày đạt 80-115g/con; 30-60 ngày đạt 115-230g/con; 60-75 ngày đạt 230-315g/con. Với số lượng hơn 2.000 con, giá bán 28.000 đồng /kg, gia đình anh thu được hơn 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, mô hình thử nghiệm nuôi ếch Thái Lan ở Tân Yên vẫn còn một số hạn chế do người nuôi chưa nắm bắt dầy đủ quy trình kỹ thuật, chất lượng con giống chưa đạt yêu cầu, khi chuyển cho các hộ nuôi nhiều con đã nhiễm bệnh. Bà con còn coi nhẹ công tác vệ sinh phòng bệnh và lúng túng trong việc xử lý bệnh phát sinh.
Kết quả thực hiện mô hình nuôi ếch Thái Lan ở Tân Yên cho thấy: Hình thức nuôi ếch trong lồng lưới ở trên ao cá có hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi trong bể. Vì trên cùng diện tích ao sẽ thu được 2 loại sản phẩm là cá và ếch. Mặt khác, khi nuôi trong bể ếch dễ bị nhiễm bệnh hơn so với nuôi trong lồng. Thời gian nuôi ếch ngắn nên thu hồi vốn nhanh. Nếu tuân thủ đúng quy trình nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế khá cao.
 
Nuoi Ech

A Nuoi Ech O Dau Vay.toi Dang O Tp Hcm.so Dt Cua Toi La 0909315322.neu A Muon Nuoi Ech Thi A Alo Cho Toi Nha.toi Se Huong Dan Cho A Nuoi
 
Hiện nay mình đang có 15 đôi ếch thái lan, mình mới học hỏi cách nuôi. ACE trong diễn đàn ai có kinh nghiệm về nuôi ếch giúp mình chút kinh nghiệm tham khảo đc không?

Bạn đang nuôi ếch bố mẹ hay ếch con vậy:
+Nếu là bố mẹ thì bạn phải nuôi riêng ếch đực ếch cái ra khi nào cần sinh sản thì mới cho vào bắt cặp .
+Nếu là ếch con bạn phải thường xuyên theo dõi,cho ăn no kẻo không chúng ăn thịt lẫn nhau đấy vì loài này phàm ăn lắm.
Chúc bạn thành công!
 
Kinh nghiệm nuôi ếch đồng

Kinh nghiệm nuôi ếch đồng ở Cần Thơ

Một vài năm gần đây nhiều nông dân ở Ô Môn, Cần Thơ đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao thu nhập. Nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá lóc, cá rô đồng, cá giống. Riêng anh Tám Keo ở thị trấn Ô Môn thì lại chọn con ếch đồng để nuôi và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong một lần gặp gỡ, anh Tám bộc bạch kinh nghiệm nuôi ếch đồng của mình: Vào khoảng tháng 4 - 5 dương lịch năm 2002, anh thu mua khoảng 10 - 12kg ếch con ở chợ, số lượng khoảng 400 - 450 con về nuôi thử nghiệm trong ao gần nhà, ao của anh được bao bọc cẩn thận bằng hàng rào tôn xi măng. Trong quá trình nuôi ếch đồng tăng trưởng nhanh. Từ số lượng ếch ban đầu, chỉ sau 4 - 5 tháng nuôi ếch đã đạt trọng lượng trung bình 8 - 10 con/kg. Giá bán ếch đồng trên thị trường luôn ổn định từ 15 - 18.000đ/kg. Lần nuôi thử nghiệm này làm anh Tám rất mê con ếch đồng vì chỉ sau 4- 5 tháng nuôi anh thu lợi gần 3 triệu đồng. Từ đợt nuôi này anh bớt lại 200 con ếch nái cho đẻ trứng (tỷ lệ ếch đực là 1/10), ương dưỡng con giống cho vụ nuôi ếch tiếp theo. Với diện tích ao nuôi khoảng 1.200m2, anh Tám đầu tư trên dưới một triệu đồng mua tôn về quây thành hàng rào, xung quanh đào ao vuông, phần giữa ao anh trồng lúa tạo nguồn thức ăn côn trùng cho ếch. Dưới ao anh thả nuôi rau mát, trên bờ ao anh trồng chuối, rau lang làm nơi trú ẩn, tạo bóng mát cho ếch vào mùa nắng.
Vụ vừa rồi, ao nuôi của anh Tám có gần 3.000 con ếch và anh đã thu hoạch vào dịp giáp tết. Trọng lượng trung bình 5 -6 con/kg, giá ếch lên 20.000đ/kg, ao nuôi ếch của anh cho thu lợi gần 5 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập khá lý tưởng ở nông thôn. Anh Tám cho biết: Ếch đồng luôn có giá cao, được thị trường ưa chuộng. Nguồn thức ăn của ếch đồng rất phong phú, có nhiều trong tự nhiên như cua, ốc, các loại côn trùng, cá... vì thế nuôi ếch đồng không tốn nhiều vốn mà lại cho thu nhập khá cao. Tuy nhiên, anh Tám cũng còn nhiều băn khoăn về kỹ thuật nuôi ếch vì anh nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân vì thế nếu người dân được tập huấn về KHKT thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, khi đó sẽ có nhiều nông dân tham gia đầu tư nuôi ếch và nguồn thu nhập cho người dân cũng sẽ cao hơn.
NNVN, 24/2/2004

<HR color=#0000ff SIZE=1>Nuôi ếch Thái Lan ở Đồng Tháp

Ếch là động vật lưỡng cư gần gũi với con người từ xa xưa, ếch hiện diện khắp nơi hoang dã, sống ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và cả ở miền núi. Thịt ếch trắng hồng, dai, thơm ngon là nguồn cung cấp đạm động vật cho con người. Ếch được chế biến nhiều món ngon khoái khẩu đối với các cư dân châu Âu và châu Á, vì có giá trị thương phẩm cao.
Từ năm 2003, nghề nuôi ếch ở Việt Nam được hình thành. Ở một số trang trại nhỏ ở miền Bắc, miền Trung đã nhập giống ếch Thái Lan về nuôi, đến giữa năm 2004, ở Nghệ An, Hà Tĩnh cũng đã nhập giống ếch này.
Ở tổ 1 ấp 3 xã Bình Hàng Tây huyện Cao Lãnh, có anh Nguyễn Văn Thâm, người đầu tiên cho ếch sinh sản và ươm ếch giống. Năm 2004, sau khi ươm thành công mẻ đầu tiên để thử nghiệm, năm 2005, anh mở rộng bể ươm lên 200m vuông với 12 mẻ, mỗi mẻ ươm 30.000 con với 100 cặp giống bố mẹ ếch bò Thái Lan sẽ cho ra giống lai F1. Hiện nay trại sản xuất giống của anh Thâm đã có ếch con 20 ngày tuổi, ếch con từ ngày sinh sản đến lúc thả nuôi được là 30 ngày, giá ếch giống từ 800-1000đ/con, anh Thâm đã ký hợp đồng giao con giống ở các trại chăn nuôi miền Trung.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học: Bên cạnh những thuận lợi của dòng ếch lai Thái Lan, để phát triển thành ngành nuôi bền vững, các trang trại sản xuất ếch giống cần kỹ thuật cao, lâu dài, không thể chấp nhận từ vài trăm cặp ếch bố mẹ nhập từ Thái Lan về nhân giống phân tán khắp nơi nuôi thịt rồi tiếp tục cho tái sinh sản, dẫn đến tình trạng đồng huyết thoái hóa, ếch con không phát triển, chậm lớn, chết hàng loạt. Như vậy các trang trại sản xuất giống cần có những nghiên cứu nên nhập ếch bò Bắc Mỹ về phối giống với ếch địa phương như ở Thái Lan đã làm, có như vậy mới tạo được nhiều giống ếch lai tốt tránh tình trạng đồng huyết và giúp cho nghề nuôi ếch tại Việt Nam phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm, nhiều sông rạch đầy lầy, thuận lợi phát triển nghề nuôi này. Quy trình nuôi ếch cũng dễ thực hiện, tiền đầu tư bể nuôi, vèo nuôi ít tốn kém, nhưng khi quyết định nuôi, bà con cũng cần trang bị cho mình hiểu biết kỹ thuật. Việc chọn địa điểm nuôi cũng phải đảm bảo phù hợp với tập tính, môi trường sinh sống của ếch và phù hợp với quy mô đầu tư của kinh tế hộ, hay kỹ thuật trang trại. Môi trường, nước nuôi cũng cần xem xét một cách cẩn trọng. Nên mua ếch giống cùng cỡ, ếch con có tập tính rất háu ăn, nếu để đói, ếch có thể ăn thịt lẫn nhau, ếch thả nuôi chỉ một lần thôi với mật độ trung bình 100con/ m vuông. Về thức ăn cho ếch cũng rất thuận lợi, ếch bò Thái Lan có thể ăn thức ăn viên chế biến sẵn. Sau thời gian từ 3-4 tháng, có thể đạt trọng lượng 4 con/kg. Lượng thức ăn cần phải điều chỉnh theo từng lứa tuổi của ếch. Ở Việt Nam, người ta nuôi ếch có thể dùng thức ăn viên của cá tra, basa. Nuôi ếch cũng cần có chế độ kiểm tra xử lý như: thường xuyên kiểm tra nguồn nước, kiểm tra dịch bệnh, nhất là trong lúc thay nước, bà con cũng cần tiếp tục phân đàn, lựa lại kích cỡ lần nữa.
Chí Thanh - KHPT, 8/7/2005


<HR color=#0000ff SIZE=1>Hiệu quả nuôi ếch ở Hà Tĩnh

Những năm gần đây ở Hà Tĩnh có một số công ty trong quá trình giao lưu thương mại với các nước Thái-lan, Malaysia... đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm nuôi ếch. Sự ham mê tìm tòi, ứng dụng đã thúc đẩy họ tổ chức trang trại sản xuất hiệu quả trên quê hương mình.
Tài liệu về nuôi ếch đã có từ lâu và được giảng dạy trong Trường đại học Thủy sản. Từ những năm 1990 - 1991, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cũng đã viết tài liệu kỹ thuật phổ biến cho nông dân. Sau đó, một số nơi cũng đã nuôi thử ếch Cuba, ếch đồng... nhưng có nhiều lý do, nên chưa phát triển được.
Từ những tài liệu ban đầu, kinh nghiệm của bạn và quan trọng hơn là những ứng dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất, trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc đã bước đầu có thành công trong việc nuôi đặc sản ba ba và ếch. Ðặc biệt, trang trại đã đạt kết quả tốt trong việc sản xuất giống và bảo đảm chất lượng, vừa để nuôi vừa kinh doanh phục vụ giống cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tuy thời gian còn ngắn, nhưng đã chứng minh hiệu quả cao từ vùng đất chuyên độc canh cây lúa. Tính ra trị giá thu được ở mức hàng tỷ đồng/ha/năm. Việc "thực như mơ" này góp phần tác động vào tư duy kinh tế của nhiều người dân Hà Tĩnh.
Nguyên nhân thành công của mô hình trên chính là việc tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới. Con ếch là loài hoang dã, nhưng để có được con ếch công nghiệp phải có một quy trình hoàn hảo, nhiều công đoạn, từ việc chăm sóc ếch đực, ếch cái, đẻ trứng thụ tinh, chăm sóc nòng nọc, ếch con, đến việc xây dựng bể ương ếch con, lồng ếch thịt. Ếch là loài lưỡng cư, đặc điểm sinh học và tập tính sinh hoạt có nhiều đặc điểm khác biệt so với những loài thủy sản khác. Vì vậy, việc bố trí mùa vụ, chất lượng thức ăn, môi trường nước, cách bố trí lồng nuôi, việc phân lập đàn,v.v. đòi hỏi phải thực hiện đúng kỹ thuật.
Tuy thời gian chỉ một năm, ếch bố mẹ chưa tạo được nhiều, nhưng trang trại giống của Công ty Lý - Thanh - Sắc đã sản xuất gần một triệu con giống cung cấp cho người sản xuất. Ðặc biệt, trang trại đã bố trí nhiều ao nuôi ếch với quy trình kỹ thuật mới. Lồng bằng vật liệu lưới ni-lông mầu xanh hoặc đen, cấu tạo như hình hộp với kích thước mặt 4 m x 2m, cao 1,2 m, thả xuống ao, có tấm xốp nổi làm sân ăn cho ếch. Mỗi lồng thả từ 400 đến 500 con ếch (ếch hơn 20 ngày tuổi), sau ba tháng có thể đạt 70-100 kg ếch thịt. Như vậy, một ao 300 m2, có hộ gia đình đặt hơn 10 lồng ếch và có thể nuôi 2-3 lứa trong năm. Ðặc biệt, ao nuôi ếch vẫn có thể nuôi cá bình thường vì ếch chỉ sống phần mặt nước (trên tấm xốp nổi) nên hiệu quả ao càng cao.
Trên cơ sở kinh nghiệm và kỹ thuật đã được ứng dụng ở trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc, ngành thủy sản Hà Tĩnh đã biết phối hợp và vận động nhân dân trong tỉnh ứng dụng, mở rộng mô hình nuôi ếch theo quy trình công nghệ mới này. Hiện nay, ở tỉnh có 30 điểm làm mô hình, được trang trại của Công ty Lý - Thanh - Sắc và Trung tâm khuyến ngư giúp đỡ về giống và chuyển giao công nghệ. Trang trại đã liên kết chặt chẽ với các hộ bằng cách cung ứng giống, thức ăn, lồng lưới và thu mua sản phẩm. Nhiều hộ gia đình đã thu hoạch được hai lứa ếch đạt hiệu quả kinh tế vượt trội. Gia đình ông Thịnh ở Thạch Hội (huyện Thạch Hà) nuôi thử năm lồng trên ao rộng 250 m2, sau ba tháng thu lãi gần 10 triệu đồng, dưới ao vẫn nuôi cá bình thường. Ông dự kiến sẽ đặt thêm năm lồng nữa... Ðây là một nguồn thu nhập đáng kể trong hoàn cảnh nghèo khó của ông Thịnh.
Trang trại của anh Hải, ở xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) cũng bố trí một cụm ao nuôi 10 lồng ếch và hứa hẹn cho nhiều kết quả khả quan. Còn trang trại của Hợp tác xã Ðồng Tâm ở Thạch Trị, Thạch Hà nuôi ếch thịt và ếch sinh sản đã tự tạo được giống. Hộ gia đình anh Thành ở Hương Sơn nuôi hơn một vạn con ếch, đã và đang cho thu hoạch cao... Và còn rất nhiều hộ gia đình ở Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà... đã cho thu hoạch lứa đầu. Có nơi đã bắt đầu hình thành tổ, hội để giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bằng nghề nuôi ếch. Trung tâm khuyến ngư tỉnh Hà Tĩnh và các phòng thủy sản của các huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật rộng rãi, nhằm khuyến khích các hộ gia đình phát triển nghề nuôi ếch hàng hóa.
Nghề nuôi ếch ở Hà Tĩnh xuất hiện chưa được một năm, nhưng sự phối hợp nhịp nhàng của các "nhà": doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông đã tạo nên hiệu quả cao. Giống ếch ở Hà Tĩnh cùng với những công nghệ mới đã bắt đầu đến với nhiều nơi trong cả nước, hứa hẹn một nghề mới - nghề nuôi thủy đặc sản.
BÙI TÙNG PHONG Giám đốc Sở Thủy sản Hà Tĩnh - eND, 22/02/2005


<HR color=#0000ff SIZE=1>Nuôi ếch ở Hà Tĩnh

Năm 2004, Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành xây dựng một số mô hình trình diễn nuôi ếch trong tỉnh, với tổng diện tích 0,5 ha, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, xin giới thiệu hai mô hình điển hình để bà con tham khảo, áp dụng.
Nuôi trong lồng
Chủ mô hình là chị Vương Minh Nga, xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, với quy mô là 10 lồng nuôi, thể tích 27 – 30m3/lồng. Lồng làm bằng lưới cước, phía trên có cửa cho ếch ăn.
Lồng nuôi: Đặt trong ao diện tích 900m2, sâu 0,8-1,2m, mỗi lồng được bố trí 6 cọc để giữ lồng, đáy lồng được trải một lớp xốp, trên lớp xốp trải một lớp phên tre và phên nứa để giữ độ ẩm và làm sàn ăn cho ếch.
Mật độ: 80 con/m3, tổng lượng giống thả 24.300 con/ lồng.
Chăm sóc, quản lý:
Thức ăn: Chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi nhập từ Thái Lan, ngoài ra còn sử dụng thức ăn tươi như giun đất, côn trùng, các loại cám gạo, cám ngô trộn với bột cá để tạo thức ăn viên.
Thời gian cho ăn: Cho ếch ăn 2 bữa/ngày vào lúc 6h và 18h, lượng thức ăn cho ăn bằng 4 – 5% trọng lượng ếch trong ao. Sau 2 giờ cho ăn, tiến hành kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Hàng ngày theo dõi hoạt động của ếch, kiểm tra địch hại như chuột, rắn rết. Định kỳ thay nước ao 1 lần/tuần, luôn duy trì bèo tây ở mương và trong ao để làm mát nước.
Sau 20 ngày nuôi, tách những con vượt đàn sang nuôi riêng để tránh chúng ăn lẫn nhau.
Kết quả: Do ảnh hưởng của thời tiết nên sau 4,5 tháng nuôi, ếch đạt cỡ trung bình 180 – 200g/con, tỷ lệ sống 60%.
Thu hoạch: 2.770,2kg x 35.000đ/kg = 96,957 triệu đồng
Chi phí: 68,7 triệu đồng, bao gồm:
Cải tạo ao: 2 triệu đồng; giống 24,3 triệu đồng; thức ăn 5,4 tấn x 6 triệu đồng/tấn = 32,4 triệu đồng; thuốc và hóa chất: 3 triệu đồng; khấu khao 20%: 2 triệu đồng; nhiên liệu+điện: 5 triệu đồng.
- Thu lãi: 28,257 triệu đồng.
Nuôi trong ao đất
Chủ mô hình này là anh Nguyễn Văn Quang, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, với quy mô 1.000m2, tường được che bằng ngói fibrôximăng và lưới cước cao 1,2m, đào mương trong ao rộng 1,5m, sâu 0,3m.
Chuẩn bị ao nuôi: Tẩy ao bằng cách dùng 12kg vôi sống rải đều lên 100m2 ao.
Thả giống: Ngày thả 26/4/2004, mật độ thả 27 con/m2, cỡ 170 – 200 con/kg.
Chăm sóc, quản lý: Giống như nuôi ếch trong lồng.
Kết quả: Sau 4,5 tháng nuôi, ếch thương phẩm đạt trung bình 200g/con, tỷ lệ sống 60%.
Thu hoạch: 3.240kg x 35.000đ/kg = 113,4 triệu đồng.
Chi phí: 81 triệu đồng, gồm:
Cải tạo ao, ruộng 5 triệu đồng; giống 27 triệu đồng; thức ăn: 6 tấn x 6 triệu đồng/tấn = 36 triệu đồng.
Thuốc và hóa chất: 3 triệu đồng
Khấu hao 20%: 5 triệu đồng.
Nhiên liệu+điện : 5 triệu đồng.
Lãi: 32,4 triệu đồng.
Theo ông Trương Huy Dũng, cán bộ khuyến ngư Sở Thủy sản Hà Tĩnh, ếch là loài nuôi mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở Hà Tĩnh, ngành thủy sản tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo và khuyến khích nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích nuôi để tăng thu nhập, tận dụng tiềm năng, diện tích mặt nước, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn.

NNVN, 31/12/2004
 

Tại sao ếch chết quá nhiều!!!

Chào các anh em ,quý bà con!!!
Nhà mình cũng nuôi ếch TL được ít lâu, học hỏi cũng được chút kinh nghiệm!!!
Mình mới cho sinh để (lần đầu) từ 10 con ếch giống để dành từ lứa trước!!!
Em con khoảng 1 tháng tuổi, mình không hiểu tại sao ếch lại có triệu chứng lỡ loét (trầy da) 1 hoặc 2 chân rồi vài ngày sau lại chết, và cứ thế ngày nào cũng chết. Mặc dù nước chuồng vẫn thay hằng ngày ,cho ăn khoảng 4 lần mỗi ngày. Khi bị triệu chứng trên, gia đình cũng trộn thuốc kháng sinh + thức ăn, nhưng vẫn còn chết ếch con (50 con chết mỗi ngày )
Cho em hỏi, ai có kinh nghiệm xin chia sẻ, em xin cảm ơn!
Hoặc có thể email: hthtam000@yahoo.com, điện thoại : 0908098040 (Tâm) để có thể hướng dẫn trực tiếp cho em , em xin cảm ơn!!!
Hình ảnh ao nuôi, ếch lỡ loét có đi kèm !!! ( nhà em ở ấp 3 xã Tân Thạnh Tây ,huyện Củ Chi, HCM)
Hình ảnh: http://www.mediafire.com/?ey5eob9ebvszc
http://www.mediafire.com/i/?x9kiojh5f5e5wjh
http://www.mediafire.com/i/?x3cp4n4cqar6x7j
http://www.mediafire.com/i/?zxzxdoyggbd6dqq
http://www.mediafire.com/i/?222yxj11rkxr0nk
http://www.mediafire.com/i/?uzke1h1h6w0mlwm
http://www.mediafire.com/i/?ubdkxxtsciwc274
 
Chúc mọi người nuôi ếch thắng to, năm nào cũng có lãi. Cần bán ếch thịt thì liên hệ Bửu. Chuyên thu mua ếch
 


Back
Top