Nuôi giun quế đỉnh cao !

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Có một cách nuôi giun quế rất hay mà tôi đã từng đọc ở trên agriviet.com này .
- Đó là với lượng phân trâu bò có sẵn thì ta xây bể nuôi với diện tích rộng 3 m dài 6 m và cao 0,7 m
- Bên trong bể chính được chia thành 9 bể nuôi phụ ( thành bể cao 0,4 m ), thành bể có chừa đoạn trống để giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 .

Còn đây là bản vẻ bể nuôi .
be-nuoi-giun-2-png.3069


be-nuoi-giun-1-png.3068

Về việc cho giun quế ăn thì ta chỉ cho giun quế ăn ở 7 ô nuôi và bỏ trống 2 ô liền kề với lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày .
5 ngày sau ta bỏ trống 2 ô tiếp theo và cho giun quế ăn một lượng thức ăn vừa đủ cho giun ăn 5 ngày ở 5 ô + 2 ô bỏ trống trước đó .
5 ngày tiếp theo ta lại bỏ trống 2 ô liền kề tiếp theo và cho ăn 7 ô còn lại một lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày
Cách cho ăn như thế sẽ bắt giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 -
Ô thứ 9 này là nơi ta định lỳ thu hoạch giun 5 ngày 1 lần . Khoảng 5 % giun thu được ở ô thứ 9 được thả lại vào ô thứ 1
2 ô bỏ trống sau 5 ngày ta có thể định kỳ lấy phân giun


Về kỹ thuật nuôi ta có thể lưu ý mấy điểm sau :

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã ủ, vỏ trái cây…Cụ thể chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân hay bất cứ phân động vật nào khác.

Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm và kiến thức của mình làm sao để bạn có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế.

CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG NUÔI GIUN !


 


Last edited by a moderator:
Ý tưởng đó tôi đã đưa lên AgriViet lâu rồi.

Sau đây là một sơ đồ đã đưa lên AgriViet:

RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Trong sơ đồ đó, thì giun đi theo một vòng khép kín.

Nơi màu xám là nơi xúc cứt giun mang đi bón ruộng.
Nơi đỏ nhạt là thức ăn mới đổ vào. Nơi màu đỏ là
lúc đổ thức ăn mới nhất, giun đang bâu vào đó ăn,
và là chỗ ta thu hoạch giun. Nơi màu vàng là nơi
trứng giun và giun con mới nở.

Cho giun ăn, thì ta cứ đổ tiếp mãi theo con đường
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu, không bao giờ có
chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng. Một cách đơn giản nhất
thì chỉ là một bể cạn chừng 1 gang tay hình chữ nhật,
ở giữa có một vách ngăn chạy dài nhưng không ngăn
đôi bể, mà hở 2 đầu để làm thành một chữ O dài. Trong
hình vẽ, tôi cố ý làm thật nhiều đường vòng vèo, để
kéo dài thời gian cho trứng giun nở và giun con lớn
rồi mới lấy cứt giun đi. Người coi ý tưởng, thì có
thể chỉ làm kiểu chữ O có một vách ở giữa thôi, cũng
có thể làm một vài chữ S dính với chữ I như trong
hình vẽ.

Tôi không theo thuyết "sinh khối" vì nó vô nghĩa, vô
lý với tôi. Tôi chỉ có giun, thức ăn, cứt giun thôi.
Khi giun đang ăn thức ăn, thì nơi đó có đủ mọi thứ,
kể cả trứng giun và giun con. Một thời gian sau, giun
bò sang nơi mới đổ thức ăn, thì nơi cũ chỉ có trứng
giun, giun mới nở, và chút thức ăn chưa ăn hết. Sau
đó giun nở hết và bò sang bên cạnh, thì nơi đó chỉ có
cứt giun để bón ruộng. Nơi mới đổ thức ăn, thì có giun
lớn và thức ăn, còn cứt giun thì rất ít. Có thể sàng
giun lớn ở đây đem đi bán. Giun sàng ra thì bị giày vò
bị thương, chứ không mạnh khỏe như giun còn lại trong
chuồng, nên ta không bao giờ nuôi chúng nữa. Chúng đã
vào sổ tử rồi.
 
Cám ơn bác anhmytran,
Sáng-kiến của bác độc-đáo! Theo chu-trình nuôi trùn, thì mô-hình của người Úc, tui rất thích và cho là hoàn-hảo, nhưng so với mô-hình của bác, thì họ phải xem xét lại. Riêng với tui, tui xin phép bác dùng mô-hình của bác trong tương-lai. Tui xin phép dùng ngay mô-hình của bác, hay cải-biến theo nhu-cầu bác há!
Lần nữa, tui cám ơn bác thật nhiều.
Thân.
 
Cám ơn bác anhmytran,
Sáng-kiến của bác độc-đáo! Theo chu-trình nuôi trùn, thì mô-hình của người Úc, tui rất thích và cho là hoàn-hảo, nhưng so với mô-hình của bác, thì họ phải xem xét lại. Riêng với tui, tui xin phép bác dùng mô-hình của bác trong tương-lai. Tui xin phép dùng ngay mô-hình của bác, hay cải-biến theo nhu-cầu bác há!
Lần nữa, tui cám ơn bác thật nhiều.
Thân.
Con chào chú Thuy-canh. hiện nay con muốn trồng rau thủy canh để gia đình ăn. Con muốn liên lạc với chú để xin kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nhưng con không biết cách để liên hệ. Nếu có thể được, chú vui lòng cho con xin địa chỉ mail của chú vào mail của con là "votrannam83@gmail.com" để con liên lạc với chú nha. Cám ơn chú nhiều.
Chúc chú vui!
 
Bạn Thienthuong dùng phầ mềm Auto CAD chắc là dân xây dựng, trong bản vẽ các vách ngăn có lẽ chừa 1 đoạn trống so le để giun di chuyển từ ngăn 1 đến 9, Trùn Quế củ chi có hướng dẫn thế này, các bác so sánh 2 phương pháp thu giun xem nhé:
5 BÍ QUYẾT NUÔI TRÙN QUẾ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm và kiến thức của mình làm sao để bạn có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế.

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã ủ, vỏ trái cây…Cụ thể chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân bò hay bất cứ phân động vật nào khác.

Thứ tư, chúng ta chỉ nên thu hoạch gần trong vách ô nuôi, vì ở đó trùn có mật độ dày nhất và tỷ lệ trùn bố mẹ rất lớn, không nên thu hoạch ở giữa ô nuôi, vì khu vực đó tỷ lệ trùn con và trứng rất nhiều, Trước khi thu hoạch nên nhử bằng thức ăn ở sát vách 1 ngày và ngày thứ 2 bắt đầu thu hoạch là trùn quế đạt trọng lượng tốt nhất.

Cuối cùng, sau mỗi lần thu hoạch, thì mật độ trùn khá thưa thớt, ta nên bổ sung bằng các thức ăn như cám gạo, cám ngô…để kích thích trùn ăn nhiều và sinh sản nhanh trong giai đoạn này, Và hãy nhớ là, chỉ bổ sung thôi, không nên cho ăn quá nhiều, và chỉ cho ăn trong thời gian tuần đầu tiên sau khi thu hoạch. Chúc bạn áp dụng các phương pháp trên đạt năng suất cao nhé.
 
Last edited by a moderator:
Xem file đính kèm 3069 Xem file đính kèm 3068 Diễn đạt bể nuôi giun của bác motnua thế này không biết đúng không?
cảm ơn bác về bài viết!
Bạn thienthuongxd vẽ chuồng nuôi giun quế hơi khác ý của mình nhưng sau khi quan sát thì mình nhận ra bản vẽ của bạn rất rất tốt - trên cả tuyệt vời , ứng dụng vào thực tế nuôi giun sẽ mang lại hiệu quả cao !
Mình xin chỉnh sửa lại bài viết .
Mong mọi người thông cảm !

Ý tưởng đó tôi đã đưa lên AgriViet lâu rồi.

Sau đây là một sơ đồ đã đưa lên AgriViet:

RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Trong sơ đồ đó, thì giun đi theo một vòng khép kín.

Nơi màu xám là nơi xúc cứt giun mang đi bón ruộng.
Nơi đỏ nhạt là thức ăn mới đổ vào. Nơi màu đỏ là
lúc đổ thức ăn mới nhất, giun đang bâu vào đó ăn,
và là chỗ ta thu hoạch giun. Nơi màu vàng là nơi
trứng giun và giun con mới nở.

Cho giun ăn, thì ta cứ đổ tiếp mãi theo con đường
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu, không bao giờ có
chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng. Một cách đơn giản nhất
thì chỉ là một bể cạn chừng 1 gang tay hình chữ nhật,
ở giữa có một vách ngăn chạy dài nhưng không ngăn
đôi bể, mà hở 2 đầu để làm thành một chữ O dài. Trong
hình vẽ, tôi cố ý làm thật nhiều đường vòng vèo, để
kéo dài thời gian cho trứng giun nở và giun con lớn
rồi mới lấy cứt giun đi. Người coi ý tưởng, thì có
thể chỉ làm kiểu chữ O có một vách ở giữa thôi, cũng
có thể làm một vài chữ S dính với chữ I như trong
hình vẽ.

Tôi không theo thuyết "sinh khối" vì nó vô nghĩa, vô
lý với tôi. Tôi chỉ có giun, thức ăn, cứt giun thôi.
Khi giun đang ăn thức ăn, thì nơi đó có đủ mọi thứ,
kể cả trứng giun và giun con. Một thời gian sau, giun
bò sang nơi mới đổ thức ăn, thì nơi cũ chỉ có trứng
giun, giun mới nở, và chút thức ăn chưa ăn hết. Sau
đó giun nở hết và bò sang bên cạnh, thì nơi đó chỉ có
cứt giun để bón ruộng. Nơi mới đổ thức ăn, thì có giun
lớn và thức ăn, còn cứt giun thì rất ít. Có thể sàng
giun lớn ở đây đem đi bán. Giun sàng ra thì bị giày vò
bị thương, chứ không mạnh khỏe như giun còn lại trong
chuồng, nên ta không bao giờ nuôi chúng nữa. Chúng đã
vào sổ tử rồi.
Bác có thể nói thêm các ưu điểm của cách nuôi của bác không ??
Ta cho ăn cố định một nơi hay luân chuyển theo đường giun chạy .
Bao nhiêu ngày ta cho giun ăn 1 lần ?
Bao nhiêu ngày ta thu hoạch giun 1 lần ?
Bao nhiêu ngày và khi nào thì ta nên xúc phân đi bón ruộng ?
Diện tích và chiều dài chiều rộng và khoảng cách giữa các thành bể phụ là bao nhiêu cm ?
Vài điều thắc mắc mong bác trả lời !
 

Em muốn diễn đạt cho bà con mình ai quan tâm dễ hiểu hơn thôi, e cũng hiểu ý bác motnua nhưng mạn phép Bác cải tiến tí.
 
Chào bạn motnua! mình cũng rất quan tâm đến con trùn này. mình nghĩ nuôi trùn sinh sản riêng, rồi thu hoạch trứng trùn, nuôi theo từng lứa thì năng suất cao hơn. còn trong luống nuôi trùn có trùn lớn, trùn bé, trứng trùn thì không thể đạt năng xuất tối ưu được. đó chỉ là suy diễn của mình và mình cũng chưa từng thực sự nuôi trùn nên có gì không đúng mong bạn bỏ qua.
trân trọng!
 
Chào bạn motnua! mình cũng rất quan tâm đến con trùn này. mình nghĩ nuôi trùn sinh sản riêng, rồi thu hoạch trứng trùn, nuôi theo từng lứa thì năng suất cao hơn. còn trong luống nuôi trùn có trùn lớn, trùn bé, trứng trùn thì không thể đạt năng xuất tối ưu được. đó chỉ là suy diễn của mình và mình cũng chưa từng thực sự nuôi trùn nên có gì không đúng mong bạn bỏ qua.
trân trọng!
Bạn mới nuôi thì học cách nuôi của bác này nhé .
Khi thu hoạch sẽ thu được nhưng lứa trùn đạt chất lượng và đỡ công sàn lộc giun bé - vì giun bé nằm ở màu vàng .
Bạn hãy suy nghĩ kỹ về cách nuôi này nhé !
Tham khảo :

Sau đây là một sơ đồ đã đưa lên AgriViet:

RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Trong sơ đồ đó, thì giun đi theo một vòng khép kín.

Nơi màu xám là nơi xúc cứt giun mang đi bón ruộng.
Nơi đỏ nhạt là thức ăn mới đổ vào. Nơi màu đỏ là
lúc đổ thức ăn mới nhất, giun đang bâu vào đó ăn,
và là chỗ ta thu hoạch giun. Nơi màu vàng là nơi
trứng giun và giun con mới nở.

Cho giun ăn, thì ta cứ đổ tiếp mãi theo con đường
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu, không bao giờ có
chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng. Một cách đơn giản nhất
thì chỉ là một bể cạn chừng 1 gang tay hình chữ nhật,
ở giữa có một vách ngăn chạy dài nhưng không ngăn
đôi bể, mà hở 2 đầu để làm thành một chữ O dài. Trong
hình vẽ, tôi cố ý làm thật nhiều đường vòng vèo, để
kéo dài thời gian cho trứng giun nở và giun con lớn
rồi mới lấy cứt giun đi. Người coi ý tưởng, thì có
thể chỉ làm kiểu chữ O có một vách ở giữa thôi, cũng
có thể làm một vài chữ S dính với chữ I như trong
hình vẽ.

Tôi không theo thuyết "sinh khối" vì nó vô nghĩa, vô
lý với tôi. Tôi chỉ có giun, thức ăn, cứt giun thôi.
Khi giun đang ăn thức ăn, thì nơi đó có đủ mọi thứ,
kể cả trứng giun và giun con. Một thời gian sau, giun
sang nơi mới đổ thức ăn, thì nơi cũ chỉ có trứng
giun, giun mới nở, và chút thức ăn chưa ăn hết. Sau
đó giun nở hết và bò sang bên cạnh, thì nơi đó chỉ có
cứt giun để bón ruộng. Nơi mới đổ thức ăn, thì có giun
lớn và thức ăn, còn cứt giun thì rất ít. Có thể sàng
giun lớn ở đây đem đi bán. Giun sàng ra thì bị giày vò
bị thương, chứ không mạnh khỏe như giun còn lại trong
chuồng, nên ta không bao giờ nuôi chúng nữa. Chúng đã
vào sổ tử rồi.
 
Chào bạn motnua! mình cũng rất quan tâm đến con trùn này. mình nghĩ nuôi trùn sinh sản riêng, rồi thu hoạch trứng trùn, nuôi theo từng lứa thì năng suất cao hơn. còn trong luống nuôi trùn có trùn lớn, trùn bé, trứng trùn thì không thể đạt năng xuất tối ưu được. đó chỉ là suy diễn của mình và mình cũng chưa từng thực sự nuôi trùn nên có gì không đúng mong bạn bỏ qua.
trân trọng!
Theo thiển-ý, thì đây là góp ý của một người trong nghề nuôi trùn vừa kinh-nghiệm, vừa thấu đáo sinh-lý sinh-hoạt của loài trùn. Tui đã bày tỏ với bác anhmytran, tui sẽ, nếu cần, cải-biến mô-hình của bác anhmytran. Bởi, nếu không cải-biến được cho thích-hợp, thì tui vẫn nuôi theo cách cũ.
Cám ơn bài trên của bạn.
Thân.
 
Thế thì cứ nuôi 1 ô để giống 5 ô thương phẩm sau 40 ngày thu sạch một lần và tốn công bắt và sàn lọc giun .
Cách nào cũng có ưu điểm của cách đó .
Cách của cháu cũng từ cách của bác anhmytran chỉ khác là cháu có thêm mắm muối thôi à !
 
Zui nhỉ !!!

Có cần cực khổ với cức như vậy hay ko - cức chứ ko phải rơm đâu mà cực khổ - bài bản như gạo vậy

Cái gì củng cần thực tế chút + chút lười biếng - thì mới ra 1 nông dân

Tôi chưa từng thấy con trùng quế như thế nào - nhưng theo lý thuyết của sự lười biếng do tôi nghĩ ra 3 cách như sau

1 cứ nuôi từng mẻ - nhanh gọn lẹ và thực tế - hầu như ai củng làm

2 nuôi theo vòng tròn - cách này chắc là ko thực tế với con trùn này - nên hầu như người ta làm thất bại - nên ko nghe ai nói tới

3 nuôi theo chiều dài - ngăn ô - cuối ô thì đi ngược lại - Tôi nghĩ đây là phương pháp hiện đại và thực tế nhất

Ưu khuyết điểm - thì tự mà suy nghĩ nhé - ko phải người ta ko nghĩ ra hay trong 1000 người nuôi trùng củng ko ai phát hiện ra - cách nào hay nhất - nhưng vấn đề là thực tế - phải làm như thế nào mới có kết quả

Và kết quả là nuôi từng ô - nếu thông minh thì liên kế các ô - tai sao ko đi vòng tròn trong thực tế - thì chỉ có thực tế mới biết được vì sao - con trùn nó là sinh vật - nó củng chịu ảnh hưởng nhiều thứ - nó ko dể dàng tưởng tượng như ta nghĩ đâu

Thôi nhé - tất cả chỉ là suy tưởng - nên ko muốn tranh cải - tôi có góp ý cho ai nuôi như sau - đây mới là thực tế

- lấy phân trùn + rơm mục - nuôi dế nhũi
- Cách bắt trùn - dùng cái sàng để trên cái thao - xúc mẻ trùng bỏ lên sàng nó sẽ lọt xuống thao - nếu lười biếng làm cho mẻ trùng mõng thì ta dùng đất mồi sát đáy sàn trong thao - bởi vì con trùng nó kỵ ánh sáng

Tôi chỉ nói 1 câu : nuôi vòng tròn là 1 sai lầm - và kết thúc ! - suy tưởng không thực tế - và ko ai áp dụng thành công .
 
Thưa bác Thủy Canh! con thích con trùn này lắm, mà cũng buồn cười vì con chưa thực sự nuôi nó bao giờ. con yêu nó vì những cống hiến thầm lặng của nó, nói ngoa thì nó đi trước để dọn đường cho con người. con người ném vào đất vô tội vạ phân vô cơ để được năng suất đột biến và cho đó là thành quả của mình mà quên là tự nhiên đã tích tụ hàng tỉ năm để tích lũy dinh dưỡng cho đất. rồi cũng đến lúc đất bị kiệt quệ. vậy cái gì có thể thổi luồng sinh khí cho đất và khôi phục dần sự màu mỡ của đất đây. con nghĩ đó là con trùn vì nó đã làm việc đó ngàn đời nay rồi.
Con nói vậy có gì sai bác nhắc con nha.
Kính bác Thuycanh!
 
Last edited by a moderator:
Thực tế trại nuôi giun ở Mỹ và Việt Nam
đã cho ăn ở bên cạnh để giun bò sang.
Các trại nuôi giun Mỹ đã sập tiệm mấy
năm nay rồi, nên bài tôi đọc nay đã mất.
Cũng không biết các bài kỹ thuật nuôi giun
quế ở Việt Nam có còn không, nhưng tôi nhớ
trong óc rồi. Bà con có tin hay không, tôi
chỉ có nhiệm vụ chia sẻ mà thôi. Tôi không
có ý tranh luận để bảo vệ ý kiến này.

Trên YouTube, không lâu lắm, cũng có cách
nuôi giun quế bằng cách chồng các khay lên
nhau. Thức ăn bỏ vào khay mới và chồng lên
trên. Giun cứ bò lên mãi. Khay trên cùng
chỉ có giun to khỏe nhất. Các khay dưới là
giun nhỏ dần. Khay dưới cùng chẳng có gì
ngoài cứt giun.

Tổng hợp 2 cách trên, thì giun đi theo thức
ăn, và rời bỏ chỗ cũ chỉ có cứt đái của nó.

Cách thứ nhất nuôi giun thành luống A, rồi
đổ thức ăn bên cạnh nó thành luống B. Sau đó
xúc luống A đi - lúc đó là cứt giun - rồi lại
đổ thức ăn vào luống A cho giun bò sang. Cứ
trở đi trở lại như vậy, và lúc mới đổ thì giun
chỗ đó là giun to khỏe nhất, còn luống cũ thì
là giun nhỏ, trứng, hay chỉ có cứt thôi, tùy
theo thời gian.

Cách thứ hai thì luôn luôn lấy cứt ở khay dưới
cùng, không lẫn lộn như cách thứ nhất, nhưng
mỗi lần lấy khay dưới cùng thì phải nhấc tất
cả các khay khác lên. Một công việc nặng nhọc.

Để khắc phục nhược điểm của cả 2 cách, mà lợi
dụng ưu điểm của cả 2 cách, thì là cách đổ thức
ăn bên cạnh, liên tục theo đường rồng rắn mà cái
đầu rắn lại cắn cái chót đuôi của nó.

Cách làm này đã dựa trên 2 thực tiến trên kia,
nhưng chỉ là suy luận thôi. Tôi không thấy suy
luận đó sai ở đâu. Đương nhiên, người chỉ suy
luận một khúc ngắn, thì chẳng bao giờ thành công.
Cái suy luận của tôi, cần phải có suy luận cụ thể
trong thực nghiệm nữa, như: đổ thức ăn rộng, cao,
dài bao nhiêu, tốc độ đỏ thức ăn nhanh chậm thế
nào (bao nhiêu giờ, ngày đổ một lần), thời gian
cho trứng giun và giun con nở là bao nhiêu? Từ
đó suy luận ra chặng đường từ nơi đổ thức ăn mới
đến chỗ thức ăn cũ chỉ còn là cứt giun, không có
trứng giun và giun con, là bao nhiêu mét, cũng
là bao nhiêu ngày? Các suy luận này phải tùy theo
người làm. Đổ nhiều mà giun ít thì nó làm sao kịp
ăn hết? Sau một thời gian mà trôi chảy, số giun
tăng lên nhiều, thì nó sẽ ăn nhanh hơn. Thế rồi
sau khi mình sàng lọc lấy giun đi, thì số giun còn
lại ăn ít đi, chậm lại, chứ không phải luôn luôn
đổ nhiều và cùng một tốc độ.

Nếu không áp dụng một trong ba cách trên đây, thì
giun quế luôn luôn ở lẫn trong cứt đái của nó, kể
cả trứng giun và giun con nhiều lứa tuổi, nhất định
ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất. Ngoài ra, khó
thu hoạch, và khi thu hoạch thì những con giun để
lại tiếp tục nuôi bị gãy giập, đứt đoạn, ảnh hưởng
đến năng suất.

Bây giờ những ai muốn phê bình, hãy trả lời câu hỏi
Làm sao thu hoạch giun quế dễ dàng?
 
Bây giờ những ai muốn phê bình, hãy trả lời câu hỏi
Làm sao thu hoạch giun quế dễ dàng?

Tôi chưa từng thấy con giun quế - và củng chẳn muốn tranh luận

cách thu hoạch giun quế là đem giá thể ra trải phơi ngoài nắng - giun sẽ gom tụ bên dưới

Nhưng như tôi đả nói - cách đó chưa phải là hay nhất - mà cái thực tế tôi biết theo kinh nghiệm của tôi là chỉ cần xúc nó lên cái sàng - khi gặp ánh sáng nó sẽ chui xuống cái thao mà thôi - trong thao để ít đất cho nó trú ẩn là xong
 
Trước khi "xúc nó lên cái sàng" thì đã phải
đổ thức ăn lên trên cho nó bò lên trên đã.

Đó là việc cần làm, và nó gợi ý mấy cách tôi
đã kể trên: đổ thành luống, đổ từng khay, và
đổ chạy dài rồng rắn như đèn kéo quân (đèn cù).
Đó cũng là chủ đề nêu ra ở đây ngay từ đầu.

Nếu không đổ thức ăn cho giun bò định hướng,
thì bạn phải xúc tất cả "lên cái sàng" chứ
không chỉ những con giun to khỏe nhất đâu.
 
Trước khi "xúc nó lên cái sàng" thì đã phải
đổ thức ăn lên trên cho nó bò lên trên đã.

Đó là việc cần làm, và nó gợi ý mấy cách tôi
đã kể trên: đổ thành luống, đổ từng khay, và
đổ chạy dài rồng rắn như đèn kéo quân (đèn cù).
Đó cũng là chủ đề nêu ra ở đây ngay từ đầu.

Nếu không đổ thức ăn cho giun bò định hướng,
thì bạn phải xúc tất cả "lên cái sàng" chứ
không chỉ những con giun to khỏe nhất đâu.
Cách của bác là cứ đổ những đống phân nhỏ chạy dài từ đầu đến đuôi và giun to chỉ có ở nơi phân nhiều mới đổ ???
Khi ta đổ phân mới vào cũng là một công đôi việc ???
 
Last edited by a moderator:
Thưa bác Thủy Canh! con thích con trùn này lắm, mà cũng buồn cười vì con chưa thực sự nuôi nó bao giờ. con yêu nó vì những cống hiến thầm lặng của nó, nói ngoa thì nó đi trước để dọn đường cho con người. con người ném vào đất vô tội vạ phân vô cơ để được năng suất đột biến và cho đó là thành quả của mình mà quên là tự nhiên đã tích tụ hàng tỉ năm để tích lũy dinh dưỡng cho đất. rồi cũng đến lúc đất bị kiệt quệ. vậy cái gì có thể thổi luồng sinh khí cho đất và khôi phục dần sự màu mỡ của đất đây. con nghĩ đó là con trùn vì nó đã làm việc đó ngàn đời nay rồi.
Con nói vậy có gì sai bác nhắc con nha.
Kính bác Thuycanh!
Em,
Ở Úc có 2 người liên-quan đến con trùn, một người hoạt-động trong trong phạm-vi rộng liên-quan đến cải-thiện môi-trường, trong đó có Con Trùn, ông David Murphy; còn người kia, chuyên dạy nuôi trùn, và là hiệu-trưởng của trường, đó là ông Eric Wilson. Tui đã đọc 2 ông nầy ở thư-viện và ảnh-hưởng tui hết sức sâu đậm.
Tui hiện còn 3 ổ nuôi trùn, là giống African Night Crawler, tui chọn giống nầy là để cho bạn tui đi câu, bởi mồi nhạy khỏi chê!
Tui cải-biến mô-hình của chủ-đề để thỏa-mãn, xem kết-quả thế nào, nhưng bấp-bênh lắm! Có thể tui sẽ không làm.
Thân.
 


Back
Top