Nuôi “hàng độc”

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu

Những ngày này, ông Huỳnh Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thương mại Chăn nuôi Phước Thịnh (huyện Củ Chi - TPHCM), luôn tất bật với việc xây dựng thêm chuồng trại, tiếp đón khách từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào thăm mô hình nuôi “hàng độc”.
Làm bạn với... rắn
Trước khi trở thành giám đốc, ông Huỳnh Chí Công từng làm nhiều nghề như phụ hồ, lái xe… Đầu năm 2008, ông bắt đầu nuôi thỏ nhưng loài này dễ bệnh, việc chăm sóc khó khăn mà khi thu hoạch lại không có đầu ra.
Một lần tình cờ, ông lên Tây Ninh học hỏi cách nuôi thỏ và phát hiện mô hình nuôi rắn ráo trâu (hay còn gọi là rắn long thừa) cho hiệu quả kinh tế cao. Ông tiến hành nuôi thử nghiệm. Do không có kinh nghiệm nên thời gian đầu, rắn nuôi chết hàng loạt bởi chúng nhạy cảm với thời tiết, dẫn đến bệnh tật mà ông lại không có thuốc điều trị.
6chothuynh_5025a.jpg

Ông Huỳnh Chí Công trong hầm rắn, kiểm tra rắn con giống​
Thua lỗ nhưng vị giám đốc trẻ quyết đầu tư vào mô hình này. Sau khi tìm được nguồn nhập khẩu thuốc chữa bệnh, trang trại rắn của ông không còn “lay lắt” nữa mà ngày càng phát triển. Để chủ động nguồn cung thức ăn cho rắn, ông xây chuồng nuôi ếch. Cũng trong quá trình nuôi, ông phát hiện loài kỳ đà có thể ăn những con ếch chết. Ông liền đầu tư nuôi thêm kỳ đà, vừa đơn giản vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông tận dụng những chú ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, còn ếch sống trở thành thức ăn cho rắn.
Lắm công phu
Hơn 4 năm trong nghề , “ăn, ngủ” cùng động vật hoang dã giúp ông Công hiểu đặc tính của từng loài. Ông tiết lộ: “Với kỳ đà, khi nuôi phải cho chúng phơi nắng giống như cá sấu. Chuồng trại xây khá đơn giản, diện tích khoảng
9 m2 là đủ chỗ cho 25 con. Trong quá trình nuôi không được để kỳ đà quá to, béo bụng vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nếu trọng lượng kỳ đà vượt 4 kg/con, giá sẽ không cao”. Chỉ vào một con kỳ đà có bụng to, ông cho biết: “Con kỳ đà này nặng gần 5 kg là quá tiêu chuẩn, bán sẽ mất giá. Giờ chủ nhân của nó gửi công ty nhờ chăm sóc để giảm cân”.
Còn với loài rắn ráo trâu, kỹ thuật nuôi cũng lắm công phu. Hầm nuôi rắn cần được xây kỹ bằng tường gạch, xung quanh bao bọc bằng lưới B40. Thức ăn chủ yếu của rắn là chuột, cóc, ếch, nhái… còn sống. Ông nhấn mạnh: “Khi cho rắn ăn, thức ăn không được để tràn lan mà phải đựng vào trong thùng để thức ăn thừa không rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng. Mỗi tuần chỉ cho rắn ăn 2-3 lần. Trong chuồng, cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống. Hằng ngày, cần thay nước để bảo đảm vệ sinh. Nên đặt bóng đèn trong chuồng để cho rắn thích nghi với ánh sáng, đồng thời tạo nhiệt độ giữ ấm cho rắn khi vào mùa đông”.
Thu tiền tỉ
Hiện tại, công ty của ông Công nuôi hơn 400 con rắn ráo trâu (mỗi con nặng trên 1 kg), gần 2 tấn kỳ đà và 40 con chim trĩ đỏ trong giai đoạn trưởng thành, sinh sản. Việc nuôi những loài vật có tên trong Sách đỏ phải được sự cho phép của cơ quan kiểm lâm nên ngay khi có ý định mở rộng mô hình trang trại, ông Công đã xin cấp phép để thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Đến nay, công ty của ông cung cấp trĩ giống cho người dân quanh vùng với giá 350.000 đồng/con (2 tháng tuổi). Còn với kỳ đà, giá bán dao động từ 370.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cao điểm có thể đạt 450.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. Riêng rắn ráo trâu có giá từ 800.000 đồng đến 900.000 đồng/kg.
Chỉ trong năm 2011, ông đã xuất khẩu rắn, kỳ đà thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm đến nay, ông cũng đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng và dự kiến đến cuối năm có thể đạt khoảng 2 tỉ đồng. Không những thế, ông còn tăng quy mô nuôi kỳ đà, rắn xuất khẩu với diện tích khoảng 4.000 m2, cung cấp giống cho bà con trong vùng, hướng dẫn cách chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.
“Để tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, sắp tới công ty sẽ tìm thị trường mới để tăng tính ổn định cho đầu ra, hạn chế rủi ro” - ông Công cho biết.
Ông Đặng Minh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Củ Chi - TPHCM, nhận xét: “Mô hình nuôi động vật hoang dã không mới nhưng nuôi để xuất khẩu như Phước Thịnh là đơn vị đầu tiên trên cả nước. Công ty này cũng là trang trại điểm của TPHCM về nuôi động vật hoang dã hiện nay”.

<tbody>
</tbody>


Bài và ảnh: THÁI PHƯƠNG
http://nld.com.vn/20120804094443954p0c1010/nuoi-hang-doc.htm
 


Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu

Những ngày này, ông Huỳnh Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thương mại Chăn nuôi Phước Thịnh (huyện Củ Chi - TPHCM), luôn tất bật với việc xây dựng thêm chuồng trại, tiếp đón khách từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào thăm mô hình nuôi “hàng độc”.
Làm bạn với... rắn
Trước khi trở thành giám đốc, ông Huỳnh Chí Công từng làm nhiều nghề như phụ hồ, lái xe… Đầu năm 2008, ông bắt đầu nuôi thỏ nhưng loài này dễ bệnh, việc chăm sóc khó khăn mà khi thu hoạch lại không có đầu ra.
Một lần tình cờ, ông lên Tây Ninh học hỏi cách nuôi thỏ và phát hiện mô hình nuôi rắn ráo trâu (hay còn gọi là rắn long thừa) cho hiệu quả kinh tế cao. Ông tiến hành nuôi thử nghiệm. Do không có kinh nghiệm nên thời gian đầu, rắn nuôi chết hàng loạt bởi chúng nhạy cảm với thời tiết, dẫn đến bệnh tật mà ông lại không có thuốc điều trị.
6chothuynh_5025a.jpg

Ông Huỳnh Chí Công trong hầm rắn, kiểm tra rắn con giống​
Thua lỗ nhưng vị giám đốc trẻ quyết đầu tư vào mô hình này. Sau khi tìm được nguồn nhập khẩu thuốc chữa bệnh, trang trại rắn của ông không còn “lay lắt” nữa mà ngày càng phát triển. Để chủ động nguồn cung thức ăn cho rắn, ông xây chuồng nuôi ếch. Cũng trong quá trình nuôi, ông phát hiện loài kỳ đà có thể ăn những con ếch chết. Ông liền đầu tư nuôi thêm kỳ đà, vừa đơn giản vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông tận dụng những chú ếch chết làm thức ăn cho kỳ đà, còn ếch sống trở thành thức ăn cho rắn.
Lắm công phu
Hơn 4 năm trong nghề , “ăn, ngủ” cùng động vật hoang dã giúp ông Công hiểu đặc tính của từng loài. Ông tiết lộ: “Với kỳ đà, khi nuôi phải cho chúng phơi nắng giống như cá sấu. Chuồng trại xây khá đơn giản, diện tích khoảng
9 m2 là đủ chỗ cho 25 con. Trong quá trình nuôi không được để kỳ đà quá to, béo bụng vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nếu trọng lượng kỳ đà vượt 4 kg/con, giá sẽ không cao”. Chỉ vào một con kỳ đà có bụng to, ông cho biết: “Con kỳ đà này nặng gần 5 kg là quá tiêu chuẩn, bán sẽ mất giá. Giờ chủ nhân của nó gửi công ty nhờ chăm sóc để giảm cân”.
Còn với loài rắn ráo trâu, kỹ thuật nuôi cũng lắm công phu. Hầm nuôi rắn cần được xây kỹ bằng tường gạch, xung quanh bao bọc bằng lưới B40. Thức ăn chủ yếu của rắn là chuột, cóc, ếch, nhái… còn sống. Ông nhấn mạnh: “Khi cho rắn ăn, thức ăn không được để tràn lan mà phải đựng vào trong thùng để thức ăn thừa không rơi vãi ra ngoài làm bẩn chuồng. Mỗi tuần chỉ cho rắn ăn 2-3 lần. Trong chuồng, cần đặt vật chứa nước cho rắn tắm và uống. Hằng ngày, cần thay nước để bảo đảm vệ sinh. Nên đặt bóng đèn trong chuồng để cho rắn thích nghi với ánh sáng, đồng thời tạo nhiệt độ giữ ấm cho rắn khi vào mùa đông”.
Thu tiền tỉ
Hiện tại, công ty của ông Công nuôi hơn 400 con rắn ráo trâu (mỗi con nặng trên 1 kg), gần 2 tấn kỳ đà và 40 con chim trĩ đỏ trong giai đoạn trưởng thành, sinh sản. Việc nuôi những loài vật có tên trong Sách đỏ phải được sự cho phép của cơ quan kiểm lâm nên ngay khi có ý định mở rộng mô hình trang trại, ông Công đã xin cấp phép để thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Đến nay, công ty của ông cung cấp trĩ giống cho người dân quanh vùng với giá 350.000 đồng/con (2 tháng tuổi). Còn với kỳ đà, giá bán dao động từ 370.000 đồng/kg, giá xuất khẩu cao điểm có thể đạt 450.000 đồng đến 600.000 đồng/kg. Riêng rắn ráo trâu có giá từ 800.000 đồng đến 900.000 đồng/kg.
Chỉ trong năm 2011, ông đã xuất khẩu rắn, kỳ đà thu về hơn 600 triệu đồng. Còn từ đầu năm đến nay, ông cũng đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng và dự kiến đến cuối năm có thể đạt khoảng 2 tỉ đồng. Không những thế, ông còn tăng quy mô nuôi kỳ đà, rắn xuất khẩu với diện tích khoảng 4.000 m2, cung cấp giống cho bà con trong vùng, hướng dẫn cách chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.
“Để tránh phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, sắp tới công ty sẽ tìm thị trường mới để tăng tính ổn định cho đầu ra, hạn chế rủi ro” - ông Công cho biết.
Ông Đặng Minh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Củ Chi - TPHCM, nhận xét: “Mô hình nuôi động vật hoang dã không mới nhưng nuôi để xuất khẩu như Phước Thịnh là đơn vị đầu tiên trên cả nước. Công ty này cũng là trang trại điểm của TPHCM về nuôi động vật hoang dã hiện nay”.

<tbody>
</tbody>



Bài và ảnh: THÁI PHƯƠNG
http://nld.com.vn/20120804094443954p0c1010/nuoi-hang-doc.htm
• Cảm ơn các bác cho thông tin quí báo về con vật nuôi nầy ...
 
Củ Chi mà cũng có mùa đông sao?
*
Không bán rắn cho TQ thì bán cho ai?
*
Cả nước có ít nhất 2 làng rắn ngoài bắc,
và nhiều trại rắn trong Nam, có lẽ anh này
làm có lời nhất?
*
 
Anh này có thuốc nhập khẩu từ Mỹ đó bác. Quy mô trung bình đang mở rộng hơn, Doanh thu thì không biết báo có thêm bớt gì không? Các đặc tính và phát hiện bệnh của ảnh cũng giỏi, hiii
 
Cách đây mấy hôm, tôi đưa 3 con đi chơi ở Cung Khoa Học
(Scien Center) gần nhà. Đây là một toà nhà 4 tầng, mở
cửa bán vé cho mọi người vào chơi những trò chơi khoa học
dạy trong trường phổ thông. Tháng Tám này, nó mở cửa
phát vé không lấy tiền cho trẻ con ở trong thành phố
và người lớn đi kèm.
*
Đến chỗ bò sát, tôi thấy có một con rắn ráo trâu bề thân
lớn hơn ngón chân cái, màu gần đen xì, vì vằn trắng của
nó cũng xám xịt. Gần lồng kính trưng bày nó, có dán tờ
giấy in giới thiệu về nó. Thì ra rắn ráo trâu cũng sống
được ở miền băng giá này. Trước khi có tuyết, nó đã phải
chui vào hang để trú đông.
*
blackratsnake.jpg

*
Luật của bang cho phép bắt rắn nầy từ đầu tháng Năm đến
cuối tháng Tám, nhưng phải bắt bẳng tay, và mỗi ngày chỉ
được băt 1 con thôi. Không được lấy trứng rắn.
*
Vậy thì có thể làm trại nuôi rắn này chứ? Hay nhập từ
Việt Nam.
*
 
Cách đây mấy hôm, tôi đưa 3 con đi chơi ở Cung Khoa Học
(Scien Center) gần nhà. Đây là một toà nhà 4 tầng, mở
cửa bán vé cho mọi người vào chơi những trò chơi khoa học
dạy trong trường phổ thông. Tháng Tám này, nó mở cửa
phát vé không lấy tiền cho trẻ con ở trong thành phố
và người lớn đi kèm.
*
Đến chỗ bò sát, tôi thấy có một con rắn ráo trâu bề thân
lớn hơn ngón chân cái, màu gần đen xì, vì vằn trắng của
nó cũng xám xịt. Gần lồng kính trưng bày nó, có dán tờ
giấy in giới thiệu về nó. Thì ra rắn ráo trâu cũng sống
được ở miền băng giá này. Trước khi có tuyết, nó đã phải
chui vào hang để trú đông.
*
blackratsnake.jpg

*
Luật của bang cho phép bắt rắn nầy từ đầu tháng Năm đến
cuối tháng Tám, nhưng phải bắt bẳng tay, và mỗi ngày chỉ
được băt 1 con thôi. Không được lấy trứng rắn.
*
Vậy thì có thể làm trại nuôi rắn này chứ? Hay nhập từ
Việt Nam.
*
Nhưng nguồn gốc con nầy xuất xứ từ đâu mà vào Mỹ vậy Bác ?
 



Back
Top