Nuôi lợn không phân

Cám ơn bạn TapTanhChanNuoi đã cho đọc tài-liệu nầy. Dĩ-nhiên là hầu-hết những điều truyền-đạt trên tui chưa đủ sức để hiểu, nên hết sức khát-khao được thăm trang-trại của anh Đào-Tất-Hiệp, chỉ với mục-đích được xác-nhận rằng trên đời nầy, bất cứ gì cũng có thể xãy ra, kể cả những điều nghịch-lý, nên tui mong sẽ được học hỏi tận nơi.
Vì không hiểu được nhiều, nên những điều không hiểu đó, theo thiển-ý, lại trở thành không thể xãy ra trong thực-tế, thậm-chí ngược lại với những điều tui nghĩ là mình hiểu, nay lại bị đảo ngược, điển-hình như tiến-trình ủ phân là một.

Cám ơn bạn lần nữa, mong rằng sẽ có dịp được bạn chịu khó sưu-tầm thêm cho bà con thêm kiến-thức.
Thân ái.
 
Thứ nhất, tôi không so sánh nông nghiệp VN với nông nghiệp Mỹ .
Tôi chỉ ví dụ cách nuôi động vật có rửa chuồng sạch sẽ vẫn là
một cách làm được việc. Nếu bạn thấy nước khác, hay nơi nào ở
ViệtNam nuôi lợn có rửa chuồng và xử lý nước thải, thì tôi cũng
không cho là chuyện lạ.
*
Thứ hai, nuôi lợn không rửa chuồng mới là chuyện lạ. Bài của bạn
Trần Vi mới đăng đây có nói về men cho lợn ăn, nhưng không nói
kỹ về chuồng trại xây cất và vận hành cụ thể ra sao. Cụ thể là
lót dày bao nhiêu, công thức hỗn hợp thế nào . Sau đó vận hành
thì mỗi con lợn 30 ký nuôi 1 tháng thì nó dũi nền như thế nào,
và nền chuồng dày lên ra sao ? Sau đó thì lợn 40 ký, rồi 50 ký
rồi 1 tạ, thì tình hình nền chuồng ra sao, có khác nhiều so với
khi chưa đưa lợn vào không, vân vân.
*
Chúng ta đôi khi đọc chỉ nghe thấy điều người ta nói, mà không
nghĩ thêm những điều đó xảy ra trong thực tế thế nào. Tôi nghĩ
khi lợn ỉa, nó ỉa trong góc chuồng, và nằm ở góc chuồng xa nhất
nơi nó ỉa . Nó không dũi chuồng nơi nó ỉa và nơi nó nằm. Nơi ỉa
đái đó sẽ hôi thối, và men nền chuồng không đủ ngấm ngược lên
nơi nó ỉa đái. Tôi không nghĩ tiếp được tình hình sẽ như thế nào,
nhưng có cảm giác như ngày xưa tôi nuôi lợn trong chuồng xây có
2 bậc, mà bậc cao là nơi Lợn đi lại, nằm, và có máng ăn, bậc thấp
là nơi chứa cứt đái, mà chủ nuôi phải làm việc luôn luôn. Ngày ấy
phân chuồng là một vật liệu rất có giá trị, được xài hết mức, nên
cũng không phải là vấn đề khó xử.
*
 
Xin cám ơn tấc cả Bà Con đã tham gia góp ý cho chủ đề,nhưng xem ra vẫn chưa có ai đã thực tế nuôi lợn theo mô hình này cả.!!!

Nếu có ai đã thực tế nuôi vui lòng cho xin chút thông tin nhé.
Xin cám ơn

Thân.
 
theo mình nghĩ cách này rắc rối quá. Phương Tây họ đâu có nuôi heo kiểu như thế. Mà làm sao mà thịt heo ngon hơn cách nuôi truyền thống dc chứ. Với lại đây là sản phẩm của China thì càng không nên học tập
em nghỉ không hẳn thế đâu bác công nghệ dù là của ai thì cũng có cái tốt cái xấu chứ nếu là cái xấu thì phải tẩy chay là đúng rồi còn cái gì đúng cái j hay thì cũng có thể học tập không nên vơ đũa cả nắm thế chứ:unsure:
 
Trong chăn nuôi gà đẻ đã áp dụng phương pháp này để làm tấm lót sàn cho gà, xử lý phân rất tốt không có mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường! Nhưng không có cho gà ăn lại phân đã xử lý đó đâu!

Còn việc xử lý phân lợn, rồi cho lợn ăn lại phân đó thì chưa thấy ai áp dụng!
---------------
Nếu nuôi như thế này thì có lẽ không tắm heo hả ta! Heo thường xuyên ủi đệm lót chuồng nên dơ lắm (như hình ở bài của bác tranvi)!
 
Last edited by a moderator:
Trong chăn nuôi gà đẻ đã áp dụng phương pháp này để làm tấm lót sàn cho gà, xử lý phân rất tốt không có mùi hôi và không gây ô nhiễm môi trường! Nhưng không có cho gà ăn lại phân đã xử lý đó đâu!

Còn việc xử lý phân lợn, rồi cho lợn ăn lại phân đó thì chưa thấy ai áp dụng!
---------------
Nếu nuôi như thế này thì có lẽ không tắm heo hả ta! Heo thường xuyên ủi đệm lót chuồng nên dơ lắm (như hình ở bài của bác tranvi)!

Chính xác theo như lý thuyết thì không cần (và không được) tắm cho heo.
Còn việc heo ăn lại phân là do nó tự ủi nền và ăn những gì nó thích (trong đó có phân) chứ không chủ động cho heo ăn phân.
 
Em gửi thêm một ít thông tin để ai quan tâm thì tham khảo nha!

Phương pháp làm đệm cũng đơn giản được tiến hành theo các bước: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau đó tưới một lần dịch lên men lên mỗi lớp, độ ẩm đạt 50%, để từ 3-7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa hè là 25ºC, mùa đông là 20ºC. Đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Một gói men của Trung Quốc giá khoảng 50.000 đồng.

Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn.

Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.

Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như cúm gia súc gia cầm: lở mồm long móng, tai xanh, cúm… đang gây mối lo ngại nhiều gia đình chăn nuôi.
 
Em gửi thêm một ít thông tin để ai quan tâm thì tham khảo nha!

Phương pháp làm đệm cũng đơn giản được tiến hành theo các bước: rải chất đệm (50% trấu + 50% mùn cưa) thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau đó tưới một lần dịch lên men lên mỗi lớp, độ ẩm đạt 50%, để từ 3-7 ngày cho lên men. Giữ cho nhiệt độ bề mặt vào mùa hè là 25ºC, mùa đông là 20ºC. Đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Một gói men của Trung Quốc giá khoảng 50.000 đồng.

Đệm lót làm nền chuồng nuôi sẽ thay cho nền bê tông như truyền thống. Các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển trong mùn cưa sẽ phân giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc gia cầm thải ra. Thời gian để phân giải nước tiểu mất khoảng 3 giờ, còn phân trong vòng 2-3 ngày. Do đó, giảm đáng kể mùi hôi thối của phân, giảm ruồi muỗi, tạo môi trường thông thoáng cho lợn phát triển khỏe mạnh và không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người.

Đặc biệt, protein vi sinh vật tạo ra trong mùn cưa của độn lót sẽ trở thành thức ăn sinh thái cho lợn. Khi được phân giải, các chất dinh dưỡng trong phân lợn sẽ chuyển hóa thành protein của vi sinh vật có lợi. Khi lợn dũi mùn cưa sẽ nhai nuốt nguồn protein này vào. Các vi sinh vật có lợi sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của lợn tốt hơn.

Theo kết quả đánh giá, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn và trọng lượng lợn cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn.

Đệm lót sinh thái trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào dũi cho lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như cúm gia súc gia cầm: lở mồm long móng, tai xanh, cúm… đang gây mối lo ngại nhiều gia đình chăn nuôi.

Hiệu quả kinh tế như vậy sao diễn đàn mình chưa có ai áp dụng hết vậy ta .!!! ???
 
Tôi đã viết rồi, nhưng vẫn phải nhắc lại những ai tin thuyết
lợn ỉa và dũi phân này:
*
Lợn ỉa ở chỗ nào trong chuồng, và nằm ở chỗ nào?
Từ khi ỉa ra, bao nhiêu lâu thì cục cứt ấy sẽ được nó ủi?
Cục cứt lợn ở trên nền có xử lý chất nọ chất kia thì bao
nhiêu ngày sẽ được phân huỷ như đã nói phét?
*
Lý luận chặt chẽ mà nói, thì chính người chủ nuôi lợn sẽ
phải trộn đảo phân lợn thì nó mới biến chất được . Như vậy
thì lại là lối xử lý phân chuồng từ hồi Pháp đến hồi bao
cấp rồi, kể cả chuyện không tắm cho lợn nữa. Thời gian đó
chưa có phân hoá học, rồi mới có nhưng quá ít, đắt như thuốc,
nên phân chuồng cũng được vào loại phân đắt tiền sau phân
bắc, tức là cứt người. Làm gì gọi là "không phân?"
*
 
Nuôi lợn

Làm gì gọi là "không phân?"
*

Bác Mỹ câu nệ câu chữ quá rồi! Nghĩ rộng ra chút đi bác.

Mà em thấy cách nuôi này nó dơ dơ làm sao ấy (từ chuồng trại cho đến con heo) nên chắc ít người áp dụng!
 
Tui chưa từng nuôi heo nên không rõ. Lúc nhỏ, Mẹ rất thích nuôi để thêm lợi-tức. Mẹ bảo, con heo ngộ lắm, ngay khi về chuồng mới, cho nó ỉa chỗ nào, thì từ đó về sau sẽ ỉa chỗ đó. Theo phương-pháp nuôi trên có khi nó ỉa đều chăng?
Trong phân và nước tiểu có gì, sau khi phân-giải thì ra gì?
Cứ cho là 3-4 giờ thì nước tiều được phân-hủy, phân chỉ mất 2-3 ngày. Thì rõ-ràng là nói chuyện chơi và coi thường sự phán-đoán của mọi người.
Bây giờ, cứ cho chuyện phân-hủy trên là thật, thì có ai giúp giải-thích dùm :
- Heo có lựa được phân mới và đã phân-hủy để ăn?
- Heo ăn vô bụng, iả ra ngoài, xong "ăn lại" như vậy được mấy lần nữa thì "hết bổ"?
- Còn cái nầy mới ghê : Heo có phân-biệt và chừa lại trứng giun, trứng sán không?

Đối với những điều mới lạ, hay ho thì chúng ta rất nên theo. Vì đó là con đường của tiến-bộ. Nhưng trước khi theo, cũng xin được giải-thích rõ. Bởi, nếu hay như vậy mà không theo thì... ngu. Mà theo bừa, không hỏi kỹ thì... cũng ngu! Đàng nào cũng không khôn. Chỉ có người viết bản tin là biết tin đó tốt hay xấu thôi.
Thân.
 
Last edited:
Mấy bác ơi sao mà định kiến dữ thế? cái nào tốt nên học hỏi thì cứ học hỏi. Kiến thức không phân biệt quốc gia đâu mấy bác!!
 
- Heo ăn vô bụng, iả ra ngoài, xong "ăn lại" như vậy được mấy lần nữa thì "hết bổ"?

Đúng như bác nói nếu cứ "ăn", "ỉa" rồi lại "ăn", "ỉa" mà ko cần cho ăn thì đúng là siêu lợi .!!!

Tình hình là em đã nghe nhiều thông tin về vấn đề này nhưng cũng bán tính bán nghi, xin cám ơn tất cả mọi người đã cho ý kiến.

Thân.
 
Last edited:
Không chừng đây là mô hình nuôi thử nghiệm theo chương trình - mục tiêu - dự án. Kinh phí được cấp nào đó tài trợ hoàn toàn?
 
Phương pháp nuôi này đã được thử nghiệm và ứng dụng ở một số tỉnh miền bắc từ cuối năm 2009 rồi. Và men vi sinh thì Việt Nam mình cũng đã sản xuất được!

Nhưng không biết hiện nay có còn duy trì hay không thôi! Do cũng tồn tại một số vấn đề trong phương pháp nuôi này!
 
Phương pháp nuôi này đã được thử nghiệm và ứng dụng ở một số tỉnh miền bắc từ cuối năm 2009 rồi. Và men vi sinh thì Việt Nam mình cũng đã sản xuất được!

Nhưng không biết hiện nay có còn duy trì hay không thôi! Do cũng tồn tại một số vấn đề trong phương pháp nuôi này!


Như vậy nếu như thành công thì chắc là nó đã tự lan tỏa rồi.!!!
 
Mấy bác ơi sao mà định kiến dữ thế? cái nào tốt nên học hỏi thì cứ học hỏi. Kiến thức không phân biệt quốc gia đâu mấy bác!!

Thưa bạn,
Vậy chứ bạn không thấy mọi người "học" và có "hỏi" đàng-hoàng đó sao?
Cho dù tôi nói đây là một phương-pháp "hoang-tưởng" đi nữa, thì người giới-thiệu phương-pháp nuôi nầy chẳng những không phiền-hà mà còn thấy đây là một dịp may để thu-phục những người cứng lòng chưa tin.
Phải không nào?
Sau cùng, chúng ta vẫn trao đổi một cách hài-hòa. Xin bạn đừng lo.
Thân.
 
Chào các bác!
Hôm nay tôi có đi hội hảo tổng kết Dự án về máy phát điện biogas cùng chú Phúc, chú Phúc có nhận xét về cách chăn nuôi này khá tốt nếu ai quan tâm có thể liên hệ với chú Phúc theo số ĐT: 0974558301
 
Em cũng có tham gia Topic này, hôm nay đọc thêm mấy bài của các bác, thấy các bác tranh luận có phần gay gắt rồi, cho em xin nhé. Bác Thủy Canh và Bác anhmytran dù ở nước ngoài,( Em cũng không biết bên ấy các bác có làm nông nghiệp hay không) nhưng các bác tham gia nhiệt tình như thế là Em rất hiểu các Bác một lòng hướng về quê huơng đất nước, cái TÂM của các bác Chúng Em rất ghi nhận. Dạo đầu năm 2010 Em có thăm trang trại của Ông Chủ Tịch Hội Nông Dân Tập Thể xã Em, Em thấy trong chuồng lợn của ông ấy có 1/2 là bệ bằng Bê tông,1/2 chuồng đổ mùn cưa, Em không có ý nuôi lợn nên Em không hỏi ông ấy kỹ hơn. Thấy cá bác tranh luận gay gắt quá, ngay ngày mai Em sẽ đến nhà ông ấy hỏi cho rõ ngọn ngành sự việc, Em sẽ có bài và ảnh up lên cho cá bác xem. Cho các bác cả tên, tuổi ,địa chỉ và số điện thoại của ông ấy để bác nào cần tìm hiểu liên hệ được dễ dàng hơn. Chúc các bác: Chăn nuôi - sinh sôi nảy nở, trồng trọt - hoa trái tốt tươi.
 
Back
Top