Nuôi lợn không phân

chào bạn

chia sẻ ý tưởng với bạn vì lúc trước mình có tiềm hiểu mà không có làm
 
nôn na là : sử dụng men vi sinh cho vào mụn cưa làm nền cho heo ở

khi con heo đi tiểu và phân thì men vi sinh phân hủy ,con heo sẻ ăn lại

1 phần phân đó và các nhà khoa học nhận thấy heo phát trển tốt và thịt ngon

hơn heo bình thường

- phần quan trọng là chi phí đầu tư chuồn trại chỉ tốn có khoảng 20% so với nuôi heo phòng lạnh

_ tấn thành sưa tầm tài liệu
 
men này theo tài liệu là của trung quốc sx

họ mời nông dân việt nam mình qua xem và biếu 1 ít về dùng thử

hiện bây giờ nghe nói các nhà khoa học vn ta có làm đề tài nghiên cứa

và nuôi thí điểm

- nếu bạn rảnh thì gọi ra viện chân nuôi hỏi thử xem
---------------
( 84.4)75 72 174

à có làm thì cho mình biết để đến xem nhé
 

Last edited by a moderator:
Bài copy hơi dài, các bác đọc thong thả

XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Bản tin chuyên đề/Phần II
2. Các phương pháp cơ bản xử lý chất thải chăn nuôi


2.1. Các loại chất thải trong chăn nuôi

Chất thải trong chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn; chất thải khí bao gồm CO<sub>2</sub>, NH<sub>3</sub>, CH<sub>4</sub>, H<sub>2</sub>S… đây đều là những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính; chất thải lỏng bao gồm nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng...
Chất thải từ hệ thống chăn nuôi tập trung đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn được xử lý chỉ chiếm chưa đầy một nửa, số còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. Có thể tham khảo báo cáo của dự án Susane do Viện Chăn nuôi thực hiện năm 2006 về sự phân bố chất thải vật nuôi ở Việt Nam như sau:

CD-05-04.jpg


Còn đối với chất thải lỏng, có tới 60% được thải trực tiếp ra đất hoặc nguồn nước, 12% là thải trực tiếp vào ao cá, chỉ 25% được sử dụng làm hầm biogas. Trong khi đó, chất thải chăn nuôi sử dụng làm phân bón cho cây trồng đang có chiều hướng giảm do quy mô chăn nuôi tăng song diện tích trồng trọt ngày càng thu hẹp.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, chất thải chăn nuôi có mức BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 500 mg/l, có chứa số lượng vi khuẩn E.coli và trứng ký sinh trùng ở mức cao không thể chấp nhận được. Lượng vi khuẩn tăng nhanh trong nước ngầm, 100% mẫu rau xanh có sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón đều có E.coli. Kiểm tra thịt tại các chợ ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, 2,2% mẫu thị nhiễm Salmonella và 43,3% nhiễm E.coli.
Vấn đề chất thải chăn nuôi lợn được đánh giá là trầm trọng nhất. Hiện quy mô nuôi lợn ở nước ta hầu hết đều rất nhỏ (1- 5 con/hộ). Các hộ không có đủ đất trồng cho chất thải chăn nuôi. Hơn nữa, chất thải chăn nuôi có mùi khó chịu nên không được người dân ưa chuộng dùng làm phân bón cho các loại cây trồng.
Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới.
Phải xử lý chất thải của sản xuất chăn nuôi. Đúng vậy, nhưng xử lý bằng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ,…, thậm chí mẹo gì thì chưa có cơ quan nào hệ thống và hướng dẫn đầy đủ cho người chăn nuôi nên trên thực tế, ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang hiện hữu một cách thách thức. Để quản lý chất thải có hiệu quả hiện nay ở một số nước tiên tiến đã khuyến cáo cho người chăn nuôi thực hiện các bước sau:
1.Giảm thiểu nguồn phát sinh
2.Tái sử dụng – tái chế
3.Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn
4. Chôn lấp hợp vệ sinh
Dưới đây giới thiệu một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi cơ bản như sau:
2.2. Phương pháp ủ phân cơ bản
a , ý nghĩa
ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Phân trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn.
b, Vị trí
- Nếu gia đình nuôi nhiều gia súc: Nên chọn vị trí ở gần chuồng để đỡ công chuyên chở, tốt nhất là ở phía sau chuồng, trên nền đất được nện kỹ hay có thể lát bằng gạch nếu có điều kiện. Nơi ủ nên có mái che, xung quanh đều có rãnh và hố được đậy kín để hứng nước phân chảy ra.
- Nếu gia đình nuôi ít gia súc: Có thể không cần làm nền ủ phân bên ngoài mà tốt nhất là làm chuồng lợn 2 bậc: Bậc cao để lợn nằm và máng ăn, còn bậc thấp để chứa phân.
c, Kỹ thuật ủ
* Kỹ thuật ủ nổi

Đối với phân chuồng, phân bắc, tốt nhất là ủ kết hợp với 1 trong 3 loại phân sau: Super lân Lâm Thao hoặc phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ 2-3%), hoặc chế phẩm EM thứ cấp (tỷ lệ 1-1,5 lít dung dịch nồng độ 1-5% tưới cho 1-2 tạ phân chuồng), có bổ sung thêm chế phẩm Penac P (gói màu vàng, 1-2 gói/tấn phân, có tác dụng kích thích vi sinh vật có ích phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại).
Trộn đều các loại phân với nhau, chất thành đống có độ cao 1,5-2m, đường kính tùy số lượng phân đem ủ. Đơn giản nhất là trộn đều phân với lân hoặc vôi, vun thánh đống cao 0,5 - 0,6 m to chừng 0,8 - 1m sau đó dùng xẻng nén phân và dùng rơm rạ phủ lên trên (ủ nóng) hoặc rải một lớp phân 10 - 15 cm rắc một lớp lân hoặc vôi bột nén chặt đống phân rồi trát một lớp bùn dày 1 - 2cm chỉ chừa một lỗ ở đỉnh. ủ 3- 4 tháng hoai là dùng được (ủ nóng).
Nén chặt, trát một lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn có đường kính 20-25cm để đổ nước tiểu, nước phân bổ sung (15-20 ngày/lần), làm mái che mưa cho đống phân ủ.
Sau 40-50 ngày (vụ hè) hoặc 50-60 ngày (vụ đông) đống phân chuồng hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp, không có mùi hôi thối, đem bón cho cây trồng rất tốt.
* Kỹ thuật ủ chìm

Chọn đất nơi cao ráo, đào hố ủ sâu: 1,0-1,5m, đường kính hố ủ: 1,5-3m (tuỳ lượng phân cần ủ). Đáy và phần chìm của hố ủ được lót bằng nilon hay lá chuối tươi để chống nước ngầm xâm nhập hoặc nước phân chảy đi, rồi tiến hành ủ phân chuồng, phân bắc, phân xanh vào hố đã chuẩn bị, như đã trình bày ở phần trên.
2.3. Giới thiệu một số phương pháp xử lý môi trường hiện đại
a. Kỹ thuật sử dụng các vi sinh vật có ích (EM) để xử lý chất thải của lợn
Công nghệ sử dụng EM trong chăn nuôi đã và đang là một trong những hướng đi được nghiên cứu và phát triển nhiều ở những năm gần đây. Với những hộ chăn nuôi tập trung, lượng phân sinh ra rất lớn. Vì thế làm thế nào để xử lý phân hiệu quả, nhanh, đạt tiêu chuẩn phân bón và vệ sinh thú y là rất cần thiết cho việc giải quyết ô nhiễm môi trường cho cộng đồng khu vực. Việc sử dụng các chế phẩm EM ***lamf tăng cường khả năng xử lý phân vừa rút ngắn thời gian ủ vừa thỏa mãn các yêu cầu về vệ sinh thú y và tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
Hiện có nhiều chế phẩm sinh học được sử dụng hiệu quả trong ngành chăn nuôi. Ví dụ việc sử dụng chế phẩm sinh học Openamix – LSC với mức 3-4 lít Openamix – LSC/1 tấn phân lợn giúp hạn chế thất thoát amoniac, tăng hàm lượng đạm tổng số, tăng hàm lượng phốt pho và kali tổng số trong đống phân ủ. Việc bổ sung chế phẩm sinh học Openamix – LSC rất có hiệu quả trong việc nâng cao hàm lượng khoáng trong khối ủ. Phương pháp ủ hiếu khú làm phân lợn nhanh hoai, có thời gian ủ chỉ trong vòng 28 ngày ngắn hơn nhiều so với ủ hiếm khí.
Quy trình kiểm soát và các hệ thống xử lý chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi trong thành phần amino axit trong phân lợn. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phương pháp xử lý phân lợn với nước rửa và nước uống đã có EM đã cải tiến một cách đáng kể hàm lượng các amino axit, đặc biệt là các amino axit thiết yếu trong phân lợn khô. Thêm vào đó, phân lợn được xử lý chỉ với nước rửa có EM chứa một lượng amino axit nhiều hơn tương đối so với phân lợn chưa được xử lý và cũng an toàn hơn với môi trường chứa đựng chất thải của trại lợn đó.

---------------
b. Phương pháp xử lý phân lợn tổng hợp sử dụng quy trình lọc sinh học BIOSORTM (Comprehensive pig manure treatment using the BIOSORTM biofiltration process)
Ngày nay, sự gia tăng của các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về các vấn đề môi trường đã và đang dẫn đến sự gia tăng nghiên cứu về các phương pháp xử lý phân lợn ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong các nghiên cứu về xử lý phân lợn, phương pháp sử dụng đệm lọc sinh học tỏ ra là một phương pháp rất đáng tin cậy trong xử lý và tái sinh chất lỏng và chất khí thải ra từ các trại chăn nuôi lợn.
Liên quan đến tiềm năng của công nghệ này, nhiều nghiên cứu và phát triển với quy mô sản xuất đã và đang được tiến hành để chứng minh rằng quy trình xử lý BIOSORTM là một phương pháp hiệu quả trong việc xử lý phân lợn và mùi tại các trang trại nuôi lợn.
Cơ sở của phương pháp lọc sinh học là đưa nước thải và khí thải đi qua một máy lọc có chứa một tầng đệm hữu cơ. Để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm, lớp đệm hữu cơ này có thể thực hiện theo 2 cách, thứ nhất đóng vai trò như một chất nhựa tự nhiên có chức năng lưu giữ chất gây ô nhiễm; thứ hai là làm môi trường cho các vi sinh vật có thể biến đổi các vật chất được giữ lại trong lớp đệm. Các chất gây ô nhiễm được chuyển hóa thành CO<sub>2 </sub>và H<sub>2</sub>O do hoạt động của các vi sinh vật. Bộ phận cấu thành lớp đệm, đặc biệt là lignin và các axit hữu cơ, có chứa nhiều nhóm chức phân cực như : rượu, phenol, aldehit, xeton, axit và ete. Đặc tính phân cực này làm các phân tử hữu cơ và các kim loại chuyển tiếp có khả năng hấp phụ tốt. Tính hấp phụ cũng có liên quan đến các yếu tố như cấu trúc lỗ rỗng, tính dẫn điện (đối với hấp phụ vật lý).
Các nghiên cứu khác nhau đã và đang được nghiên cứu về các loại lớp đệm sinh học, chủ yếu là than bùn nhằm kiểm soát sự ô nhiễm nước. Nghiên cứu đầu tiên về máy lọc đệm sinh học nhằm lọc không khí bị nhiễm bẫn được thực hiện bởi Bohn, Zeizig, Rand và các cộng sự. Trong các nghiên cứu này, các máy lọc sinh học có tầng đệm hữu cơ được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm lượng nước và khí thải gây ô nhiễm với chi phí rẻ hơn các công nghệ hiện có.
Hàm lượng NH<sub>3</sub> và H<sub>2­</sub>S trong các trại chăn nuôi lợn thường thay đổi theo mùa lần lượt từ 1.0 đến 7.1 ppm và từ 0.03 đến 0.21 ppm. Một máy lọc sinh học được lắp đặt tại trang trại chăn nuôi và vận hành với lưu lượng 7000m<sup>3</sup>/h có thể xử lý từ 94% đến 100% lượng amoniac có trong khí thải. Đối với hydro sulphit thì thiết bị này có thể xử lý triệt để 100%. Các thiết bị khứu giác đã chứng minh rằng phương pháp xử lý khí này làm giảm một cách rõ rệt cường độ mùi hôi.
Một hệ thống đơn giản, hiệu quả và an toàn có thể kiểm soát mùi hôi là cần thiết cho việc làm giảm lượng phân dư thừa và chi phí vận chuyển.
Trước tiên trong quá trình xử lý phân lợn người ta chia phân lợn thành các pha lỏng và pha rắn trong một bể phân hủy – bể lắng gạn kết hợp có dung tích 1200m<sup>3</sup> (thực chất là một thùng chứa được lắp ráp lại). Bùn lắng (thường chiếm từ 15 – 20% tổng thể tích phân thải ra) được ổn định và khử mùi bằng quá trình xử lý yếm khí. Lượng chất lỏng còn lại (chiếm từ 80 – 85%) được dẫn vào một máy lọc thô có thể tích 8 m<sup>3</sup>, máy này được cấu tạo từ các vật liệu tự nhiên có cấu trúc thô. Tiếp theo đó, phần lỏng được bơm lên bề mặt của tầng lọc sinh học thể tích 400 m<sup>3 </sup>được cấu tạo từ một lớp đệm hữu cơ nhiều lớp (vỏ bào, than bùn và vỏ cây). Để đáp ứng các quy chuẩn hiện tại, nước phân đã qua xử lý được lưu trữ trong những thùng chứa trước khi được sử dụng làm nước rửa hay dùng để tưới ruộng. Không khí bị nhiễm mùi của các chuồng nuôi cũng đồng thời được dẫn vào máy lọc sinh học; sau khi xử lý nó được hồi lưu trở lại khu chuồng nuôi.
Các kết quả từ nghiên cứu về kỹ thuật này đã chỉ ra rằng máy lọc sinh học với lớp đệm hữu cơ (BIOSORTM) là một phương pháp sinh học rất đáng tin cậy để xử lý nước và khí thải từ các trang trại nuôi lợn. Thực tế thì kỹ thuật BIOSORTM đã được sử dụng để xử lý phân lợn trên toàn thế giới. Kỹ thuật này có thể làm giảm lượng chất gây ô nhiễm trong phân lợn tới hơn 90% và loại bỏ gần 95% lượng mùi hôi thoát ra từ chuồng nuôi, kho chứa, từ quá trình vận chuyển và rải phân. Hệ thống BIOSORTM được lắp đặt trực tiếp tại trại nuôi mà không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của trang trại. Nó cũng cho phép tái sử dụng các hệ thống đã lắp đặt trước.
Sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu trên, giới khoa học thế giới có thể khẳng định một điều rằng quy trình xử lý BIOSORTM là một kỹ thuật đáng tin cậy, đơn giản và hiệu quả, là một giải pháp mang tính toàn cầu nhằm xử lý các vấn đề về môi trường do chất thải của lợn gây ra. Do đó từ nay kỹ thuật này có thể giải quyết cơ bản những lo ngại của con người nảy sinh trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi lợn.
Trong các nghiên cứu về xử lý phân lợn, quy trình xử lý BIOSORTM là một phương pháp hiệu quả trong việc xử lý phân lợn và mùi tại các trang trại nuôi lợn. Hệ thống này bao gồm một bể phân hủy – bể lắng gạn kết hợp, một bộ lọc trước bảo vệ và một máy lọc sinh học hoạt động kép.
c. Công nghệ chăn nuôi sinh thái không chất thải
Chăn nuôi sinh thái là hệ thống chăn nuôi không có chất thải, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng tài nguyên và kỹ thuật rẻ tiền, chăn nuôi không lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất hóa học, sử dụng công nghệ vi sinh làm kỹ thuật nền tảng.
Chăn nuôi sinh thái không chất thải hiện đang thu hút được nhiều chú ý từ các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và các hộ chăn nuôi. Chăn nuôi sinh thái là loại hình chăn nuôi sử dụng độn lót sinh thái đơn giản và hiệu quả.
Đây thực sự là một công nghệ chăn nuôi không chất thải vì toàn bộ phân và nước giải nhanh chóng được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính gia súc.
Hơn nữa, chăn nuôi theo công nghệ này không phải dùng nước rửa chuồng và tắm cho gia súc nên không có nước thải từ chuồng nuôi gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Trong chuồng nuôi không có mùi hôi thối bởi vì vi sinh vật (VSV) hữu ích trong chế phẩm sử dụng đã cạnh tranh và tiêu diệt hết các vi sinh vật có hại và sinh mùi khó chịu. Vì không sử dụng nước rửa và tắm cho gia súc nên trong chuồng không có chỗ cho muỗi sinh sôi và vì VSV nhanh chóng phân giải phân nên cũng không có chỗ cho ruồi đẻ trứng. Nhờ hệ VSV vật hữu ích tạo được bức tường lửa ngăn chăn các VSV gây bệnh nên chăn nuôi theo công nghệ này hạn chế được tới mức thấp nhất sự lây lan bệnh tật giữa gia súc với nhau cũng như giữa gia súc với người.
Sử dụng độn lót sinh thái để tiết kiệm tài nguyên nước vì khi sử dụng công nghệ này hoàn toàn không phải tắm cho lợn, cọ rửa chuồng trại thường xuyên nên hạn chế được lượng nước rất lớn thường phải sử dụng trong chăn nuôi lợn. Ngoài ra công nghệ này không làm ô nhiễm các nguồn nước dự trữ do không phát thải chất thải dạng lỏng.
Chăn nuôi truyền thống thường gặp những hạn chế sau:
Phân thải ra làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước và không khí
Phân, nước tiểu và nước rửa chuồng trở thành môi trường cho ruồi muỗi sinh sôi
Chi phí thức ăn cao, giá cả thịt lợn thị trường không ổn định
Sử dụng rất nhiều nước để rửa chuồng, nước rửa chuồng đó lại làm ô nhiễm sông suối
Tốn công lao động để rửa chuồng và dọn phân
Vùng chăn nuôi nhiễm bẩn gây ra nhiều bệnh dịch nguy hiểm
Chi phí thuốc thú y cao, lạm dụng kháng sinh
Chất lượng thịt lợn thấp
Thu nhập và lợi nhuận chăn nuôi thấp
Chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh thái khắc phục được hầu hết các nhược điểm của chăn nuôi truyền thống:
Toàn bộ phân và nước tiểu được VSV phân giải
Không chất thải, không ô nhiễm môi trường và nguồn nước
Giảm đáng kể mùi hôi thối trong chuồng nuôi
Giảm cơ bản ruồi muỗi trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh
Phân và nước tiểu được phân giải nhanh
Nước giải được phân giải trong vòng 3 giờ
Phần được phân giải trong 2-3 ngày
Hoàn toàn không có mùi hôi trong chuồng nuôi và xung quanh
Phân và nước tiểu được phân giải nhanh nhờ VSV
Không có phân hay giọt nước tiêu nào thải ra môi trường hay sông suối
Không có than phiền từ hàng xóm hay cơ quan quản lý môi trường
Toàn bộ chất thải của gia súc được phân giải bên trong chuồng lợn
Hoàn toàn không có nước thải ra khỏi chuồng
Không có nước cho muỗi đẻ trứng
Không có phân cho ruồi đẻ trứng
Giảm thiểu tônt thất do côn trùng ký sinh
Giảm thiểu sự lây lan bệnh từ gia súc sang người
Tiết kiệm 80% nước
Sử dụng protein của chất thải và các thành phần hưu cơ khác
Sử dụng xơ từ thức ăn hạt
Các chất dinh dưỡng được phân giải trong đệm lót được chuyển thành protein của VSV
Độn lót sinh thái cho phép lợn vận động, chơi, vui đùa, dũi đất gần với bản năng vốn có của loài này.
Tăng tiêu hóa và hấp thu axit amin
ít bị stress, ít bị bệnh tật
Điều kiện vệ sinh tốt sẽ tạo ra thịt vệ sinh an toàn thực phẩm
Mang lại vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn
Tăng độ mềm của thịt
Tăng 5% khối lượng so với lợn nuôi thông thường
Tiết kiệm 10% chi phí thức ăn
Tiết kiệm 80% nước
Tiết kiệm 60% chi phí lao động
Giảm chi phí thuốc thú y
Giảm bệnh tật và tử vong cho lợn
Tăng tổng sản lượng lợn
Tăng tổng thu nhập lên 150 NDT/lợn
Công nghệ độn lót sinh thái trong chăn nuôi lợn khá đơn giản, hộ chăn nuôi nào cũng có thể thực hiện. Phương pháp cụ thể có thể tóm tắt như sau:
- Chuẩn bị chuồng trại, nguyên vật liệu
+Trấu, mùn cưa với tỷ lệ 50 : 50.
+ Làm đệm lót lên men vi sinh vật với chế phẩm vi sinh BALASA-N 01
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Chỉ tiêu kỹ thuật của đệm lót
+ Chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi: NH3, CO2, H2S…
+ Các chỉ tiêu khác: Tăng trọng, dịch bệnh, tiêu tốn thức ăn…
- Các bước làm đệm lót lên men:
+Diện tích đệm lót 20 m<sup>2</sup>: độ dầy đệm lót là 50 cm
+ Chế dịch lên men
+ Rải chất đệm thành 3 lớp, mỗi lớp đầy 20 cm .
+ Mỗi một lớp tưới một lần dịch lên men, đảm bảo độ ẩm 50%, để yên cho thảm độn lên men đều trong 3-7 ngày.
- Đệm lót lên men đạt tiêu chuẩn là đệm đạt độ tơi xốp, lên men tốt, phân hủy phân triệt để sau 2-3 ngày.
-Nhiệt độ bề mặt vào mùa hè 25oC, mùa đông 20oC
-Nhiệt độ ở phía sâu 10-20cm vào mùa hè 40-50 <sup>oC</sup>, mùa đông 30-40 <sup>0</sup>C
-Độ ẩm bề mặt của đệm lót từ 30-40%
Một ví dụ điển hình về sử dụng công nghệ này là trang trại lớn của anh Đào Tất Hiệp, một hội viên Hội nông dân xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Phương pháp sử dụng men vi sinh này thực chất là việc tổng hợp những vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ phù hợp, trộn chúng vào chất xơ mịn (mùn cưa), tạo thành một lớp “đệm” dày vài chục cm trong chuồng lợn, thay cho nền bê tông thông thường. Vi sinh vật sẽ phân giải các chất thải từ phân và nước tiểu của lợn nhờ đó loại bỏ mùi hôi thối, giảm hẳn ruồi muỗi. Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh để xử lý chất thải còn đem lại những lợi ích khác như: tiết kiệm điện nước vì sẽ giảm thiểu việc tắm rửa cho lợn, giảm nhân công vì có thể bỏ hẳn khâu dọn vệ sinh chuồng trại, lợn lại ít bị bệnh tật và khỏe mạnh hơn.
Hiệu quả của việc sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn đã được thể hiện tại chính trang trại nuôi lợn của gia đình anh Hiệp ngay sau vài tháng sử dụng. Anh Hiệp cho biết, chăn nuôi lợn từ nhiều năm nay và đã sử dụng nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường nhưng lần này khi được tiếp xúc với phương pháp vệ sinh chuồng trại mới anh thực sự bất ngờ và bị thuyết phục.
Việc áp dụng phương pháp này rất đơn giản, dù là trang trại lớn hay người chăn nuôi nhỏ lẻ đều có thể sử dụng, ít tốn kém mà hiệu quả lại lâu dài. Với 10m<sup>2 </sup>bề mặt chuồng, chỉ cần sử dụng nền đất bình thường, nếu là nền xi măng thì cần đục lỗ để vi sinh vật có thể tiếp xúc với đất và phát triển tốt. Đổ mùn cưa dày khoảng 40 cm lên rồi sử dụng một gói men vi sinh (125g) trộn đều với 10 kg bột ngô rồi rải đều lên nền mùn cưa, dùng cào đảo trộn thật kỹ sau đó tưới nước cho hỗn hợp đủ ẩm. Lưu ý độ ẩm của hỗn hợp độn lót rất quan trọng, không được quá khô cũng không được quá ướt, chỉ cần hơi có độ dính là được. Công đoạn cuối cùng là phủ ni lông lên trong 3- 5 ngày cho vi sinh vật ổn định và phát triển số lượng phù hợp là có thể thả lợn. Trong quá trình sử dụng chỉ cần để ý khi lớp mùn cưa khô thì tưới thêm chút nước để giữ ẩm là được, hoàn toàn không phải tắm rửa cho lợn, không phải dọn chuồng, sau 4 năm sử dụng mới phải thay thế lớp độn lót khác. Hơn nữa, lớp độn lót này sau khi sử dụng sẽ trở thành phân bón sạch rất tốt cho cây trồng.
Điều dễ nhận thấy nhất khi tham quan khu chuồng trại đã áp dụng phương pháp men vi sinh độn lót của gia đình anh Hiệp là không còn mùi hôi thối của chất thải, các khu chuồng đều sạch sẽ hơn, thoáng hơn. Nhìn những chuồng lợn đều từ 10- 15 con lợn thịt, con nào cũng khỏe mạnh, thoải mái ủi dũi trong lớp “đệm” màu nâu vàng, những người đến tham quan có thể trò chuyện mà không phải khó chịu vì mùi hôi. Đến nay trang trại của gia đình anh Hiệp đã áp dụng được hơn 100m<sup>2 </sup>nền chuồng độn lót men vi sinh, những lao động trước đây đảm nhiệm việc dọn vệ sinh cho những dãy chuồng này đã chuyển hẳn sang làm công việc khác, hàng chục lao động trong trang trại cũng phấn khởi hơn.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta phương pháp mới này mới chỉ là một chương trình thử nghiệm, trong nước lại chưa chủ động sản xuất được loại men vi sinh này. Mặt khác người chăn nuôi vẫn chưa thực sự coi trọng và có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề vệ sinh môi trường, nhất là việc xử lý chất thải chăn nuôi. Bởi vậy để phương pháp mới này có thể sớm đi vào sử dụng trên diện rộng và vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi từng bước được nâng lên thì rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng, các nhà khoa học, không chỉ là việc kiểm định và nhập khẩu men vi sinh từ nước ngoài mà còn là việc nghiên cứu, chế tạo để phục vụ lâu dài cho ngành chăn nuôi vốn có tiềm năng rất lớn ở nước ta.
d. hơn ở Việt Nam
Việc mở rộng quy mô đàn và tổ chức nuôi ngay tại nhà nằm trong các cụm dân cư, vùng ven đô thị... có mặt bằng chật hẹp, không khí tù hãm, phân, nước thải không xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ. Để khắc phục được tình trạng trên, công nghệ biogas sẽ vừa giải quyết nạn ô nhiễm môi trường, vừa giúp chủ hộ có khí gas đun nấu sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài túi biogas bằng chất dẻo PE ra, còn có các dạng hầm biogas xây gạch rất phù hợp cho việc chăn nuôi với số lượng đầu gia súc lớn và trong điều kiện mặt bằng chật hẹp như ở các cụm dân cư nông thôn, các vùng ven đô thị, các khu tập thể...
Mô hình biogas dạng hầm xây gạch có các ưu điểm là ít tốn diện tích, có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài, có thể bố trí cho cả hầm cầu vệ sinh gia đình và tận dụng được mặt bằng ngay trên phía trên để chăn nuôi, nhưng hạn chế là giá thành còn cao gấp 1,5 - 2 lần so với dạng túi nhựa PE có cùng sức chứa.
Qua theo dõi, mỗi túi hay hầm xây được nạp phân hàng ngày của 4 - 6 con lợn có trọng lượng từ 60kg trở lên thì lượng gas sinh ra đủ cho một gia đình có 5 - 6 người đun nấu hàng ngày... còn nếu lượng lợn nuôi nhiều hơn thì gas sẽ thêm nhiều để dùng.
Để chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn và chất thải, nước thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt gia đình tại các cụm dân cư, thị trấn, đô thị, các khu tập thể... không gây ô nhiễm cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nuôi trồng thủy sản, thiết nghĩ không có giải pháp nào tốt hơn là hầm, túi biogas.
Các cấp chính quyền địa phương nên vận động, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng, lắp đặt hầm, túi biogas theo từng quy mô trang trại như sau:
Với quy mô chăn nuôi cộng đồng, hệ thống xử lý được xây dựng với 6 hầm biogas cỡ trung bình, dung tích mỗi hầm 65 m<sup>3</sup>, được xây dựng theo kiểu cải tiến của Đài Loan;
Hệ thống 03 hộ gia đình, xây dựng 01 hầm biogas cỡ lớn, dung tích 280 m<sup>3</sup>, theo kiểu hồ yếm khí (Covered lagoon);
Hệ thống 01 hộ gia đình, xây dựng 01 hầm cỡ nhỏ 15 m<sup>3</sup>, theo mô hình biogas hình tròn cho hộ gia đình nhỏ.
 
Last edited by a moderator:
e. Xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi lợn bằng thực vật thuỷ sinh
Thủy sinh thực vật là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước, nó có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm phân compost, thức ăn cho người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn thu thêm được lợi nhuận. Các thực vật thủy sinh có khả năng xử lý chất thải chăn nuôi tốt đợc phân thành 3 nhóm chính sau:
- Thủy thực vật sống chìm: loại thủy thực vật này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.
- Thủy thực vật sống trôi nổi: rễ của loại thực vật này không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá của nó phát triển trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và dòng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.
- Thủy thực vật sống nổi: loại thủy thực vật này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi có chế độ thủy triều ổn định.
Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu
<table class="MsoNormalTable" style="width: 435pt;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="1" width="580"> <tbody> <tr> <td style="padding: 5.25pt; background: #cccccc none repeat scroll 0% 0%; width: 41%; -moz-background-clip: -moz-initial; -moz-background-origin: -moz-initial; -moz-background-inline-policy: -moz-initial;" valign="top" width="41%">
Loại
</td> <td style="padding: 5.25pt; background: #cccccc none repeat scroll 0% 0%; width: 30%; -moz-background-clip: -moz-initial; -moz-background-origin: -moz-initial; -moz-background-inline-policy: -moz-initial;" valign="top" width="30%">
Tên thông thường
</td> <td style="padding: 5.25pt; background: #cccccc none repeat scroll 0% 0%; width: 41%; -moz-background-clip: -moz-initial; -moz-background-origin: -moz-initial; -moz-background-inline-policy: -moz-initial;" valign="top" width="41%">
Tên khoa học
</td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="padding: 5.25pt; width: 41%;" width="41%"> Thuỷ sinh thực vật sống chìm
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Hydrilla
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Hydrilla verticillata
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Water milfoil
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Myriophyllum spicatum
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Blyxa
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Blyxa aubertii
</td> </tr> <tr> <td rowspan="4" style="padding: 5.25pt; width: 41%;" width="41%"> Thuỷ sinh thực vật sống trôi nổi trôi nổi
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Lục bình
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Eichhornia crassipes
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Bèo tấm
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Wolfia arrhiga
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Bèo tai tượng
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Pistia stratiotes
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Salvinia
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Salvinia spp
</td> </tr> <tr> <td rowspan="3" style="padding: 5.25pt; width: 41%;" width="41%"> Thuỷ sinh thực vật sống nổi
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Cattails
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Typha spp
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Bulrush
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Scirpus spp
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 31%;" valign="top" width="31%"> Sậy
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 28%;" valign="top" width="28%"> Phragmites communis
</td> </tr> </tbody> </table>​


Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật trong các hệ thống xử lý
<table class="MsoNormalTable" style="width: 435pt;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="1" width="580"> <tbody> <tr> <td style="padding: 5.25pt; background: #cccccc none repeat scroll 0% 0%; width: 32%; -moz-background-clip: -moz-initial; -moz-background-origin: -moz-initial; -moz-background-inline-policy: -moz-initial;" valign="top" width="32%">
Phần cơ thể
</td> <td style="padding: 5.25pt; background: #cccccc none repeat scroll 0% 0%; width: 29%; -moz-background-clip: -moz-initial; -moz-background-origin: -moz-initial; -moz-background-inline-policy: -moz-initial;" valign="top" width="29%">
Nhiệm vụ
</td> </tr> <tr> <td rowspan="2" style="padding: 5.25pt; width: 29%;" width="29%"> Rễ và/hoặc thân
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Lọc và hấp thu chất rắn
</td> </tr> <tr> <td rowspan="4" style="padding: 5.25pt; width: 29%;" width="29%"> Thân và /hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nước
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Hấp thu ánh mặt trời do đó cản trở sự phát triển của tảo
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 71%;" valign="top" width="71%"> Chuyển oxy từ lá xuống rễ
</td> </tr> </tbody> </table>​

Nước thải (nước thải thô) từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có thuỷ sinh thực vật. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tuỳ ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tùy thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m<sup>3</sup> và diện tích bề mặt 36m<sup>2</sup>. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57-58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD<sub>5</sub> (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD<sub>5</sub> giảm khoảng 80-90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.
Ngoài ra, các cây thủy sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.
f. Xử lý chất thải khí trong chăn nuôi
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã thừa nhận, chăn nuôi đang được coi là một ngành gây ô nhiễm lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành vận tải. Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra tới 65% lượng Nitơôxít (N<sub>2</sub>O) trong khí quyển.
Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO<sub>2</sub>. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO<sub>2</sub> toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH<sub>4</sub>) – khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO<sub>2</sub>. Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được khẳng định là một tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí Amoniac (NH<sub>3</sub>) – thủ phạm của những trận mưa axit.
Tại Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi gây ra đang ngày một ở mức báo động. Xã Trực Thái (Nam Định) có 91,13% hộ nuôi. Kết quả mà cơ quan chức năng thu được là mức khí độc NH<sub>3</sub>, H<sub>2</sub>S cao hơn mức cho phép 4,7 lần, mức nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi trung bình là 18.675 vi sinh vật (cao hơn tiêu chuẩn của Nga 12 lần), Ô nhiễm do chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi lợn thì không chỉ làm hôi tanh không khí mà còn ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước và tài nguyên đất.
* Cắt giảm khí thải bằng tác dụng của một số loại thức ăn
Khi dùng chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn cho lợn, gà, chó, mèo, ... nói chung là vật nuôi thì các vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học sẽ trở thành những "chiến sĩ" bảo vệ đắc lực thành ruột của vật nuôi, ngoài nhiệm vụ "chiến sĩ" chúng còn sản sinh ra rất nhiều loại men (enzymes) giúp thức ăn phân hủy để ruột hấp thụ, sự tái hấp thu các chất đạm sẽ làm cho việc thải chất bã của vật sẽ giảm mùi rõ rệt, đặc biệt là mùi khai của nước tiểu (lợn, chó, mèo), mùi hôi của phân gà, mùi tanh của cá...
Một số chế phẩm bổ sung vào thức ăn để khống chế ô nhiễm mùi tại Việt Nam - Thức ăn bổ sung chăn nuôi (zootechnical additives) là những chất có ảnh hưởng tốt đến thành tích sản xuất cũng như sức khoẻ động vật và những chất có ảnh hưởng tốt đến môi trường, bao gồm:
+ Các chất nâng cao khả năng tiêu hoá như axit hữu cơ, enzyme.
+ Các chất làm cân bằng vi sinh vật đường ruột như axit hữu cơ và muối của chúng, probiotic, prebiotic, chất chiết thảo dược có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm mốc.
+ Những chế phẩm có tính miễn dịch như sữa đầu, lòng đỏ trứng làm giầu bằng kháng thể hoặc các chất kích thích miễn dịch như probiotic, nucleotid chế tạo đặc biệt.
+Các chất khử mùi hôi trong phân (deodorant), khử độc mycotoxin...
Chăn nuôi càng phát triển, chất thải chăn nuôi ngày càng tăng, đây là một hiểm hoạ lớn đối với môi trường sinh thái. Tuy nhiên con người không chịu bó tay để chăn nuôi vẫn phát triển, môi trường vẫn trong lành, sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng đáp ứng nhu cầu của con người, tạo việc làm, tăng thu nhập từ chăn nuôi và cải thiện đời sống cho người chăn nuôi về sản phẩm cũng như môi trường sống bằng những chế phẩm sinh học sau đây:

<table class="MsoNormalTable" style="width: 471pt;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="1" width="628"> <tbody> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> TT
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Tên chế phẩm
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Bản chất chế phẩm
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Tác dụng
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Xuất xứ
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 1
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Deodorase
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Chất tách từ thảo mộc
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Giảm khả năng sinh NH<sub>3</sub>
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Thái Lan, Đức
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 2
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> DK sarsapomin 30
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Chất chiết từ thảo mộc
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Giảm khả năng sinh NH<sub>3</sub>
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Hoa Kỳ
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 3
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> EM
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Tổng hợp nhiều loại vi sinh vật
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Tăng hấp thu thức ăn giảm bài tiết chất dinh dưỡng qua phân
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Nhật Bản
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 4
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> EMC
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Thảo mộc, khoáng chất thiên nhiên
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Giảm khả năng sinh NH<sub>3</sub>, S0<sub>2</sub>, giải độc trong đường tiêu hoá
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Việt Nam
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 5
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Kemzym
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Emzym tiêu hoá
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Tăng hấp thu thức ăn, giảm bài tiết chất dinh dưỡng qua phân
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Thái Lan, Đức
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 6
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Pyrogreen
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Hoá sinh thiên nhiên
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Giảm khả năng sinh NH<sub>3</sub>
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Hàn Quốc
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 7
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Yeasac
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Tế bào men sacharomyces
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Tăng tiêu hoá, hấp thu thức ăn
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Thái Lan, Đức
</td> </tr> <tr> <td style="padding: 5.25pt; width: 6.52%;" valign="top" width="6%"> 8
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 21.64%;" valign="top" width="21%"> Lavedae
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 29.34%;" valign="top" width="29%"> Hoá chất
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 25.3%;" valign="top" width="25%"> Diệt dòi phân
</td> <td style="padding: 5.25pt; width: 16.3%;" valign="top" width="16%"> Thái Lan, Đức
</td> </tr> </tbody> </table>​

* Ứng dựng công nghệ EM trong chăn nuôi
Vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microorganisms) là tổng hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm mốc) sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể sử dụng chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi khuẩn sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi khuẩn sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng.
Thành phần và quá trình hoạt động của của các vi khuẩn sinh vật trong chế phẩm EM. Trong chế phẩm EM có khoảng 80 loài vi khuẩn cả kỵ khí và hiếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO<sub>2</sub> và H<sub>2</sub>O), vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N<sub>2</sub> trong không khí thành các chất Nitơ), xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi khuẩn sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin). Các vi khuẩn sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống sinh thái, hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.
EM là chế phẩm được nuôi cấy hỗn hợp gồm năm nhóm vi sinh vật có ích: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm sợi. Chế phẩm gốc có tên gọi là EM1.
+ Tác dụng của EM trong chăn nuôi:
1. Tăng tỷ lệ phát triển, chóng lớn
2. Giảm tỷ lệ chết
3. Tăng tỷ lệ cai sữa và khả năng sinh sản
4. Cải thiện chất lượng chăn nuôi
5. Ngăn chặn phát triển bệnh tật và dịch bệnh
6. Hạn chế mùi hôi thối
+ Cách thức sử dụng EM trong chăn nuôi
- Bổ sung vào nước uống
- Bổ sung vào thức ăn
- Phun chuồng trại để khử mùi hôi, cho vào nước thải để xử lý sinh học
- Xử lý phân động vật thành phân bón hữu cơ có chất lượng
 
theo mình nghĩ cách này rắc rối quá. Phương Tây họ đâu có nuôi heo kiểu như thế. Mà làm sao mà thịt heo ngon hơn cách nuôi truyền thống dc chứ. Với lại đây là sản phẩm của China thì càng không nên học tập
 
theo mình nghĩ cách này rắc rối quá. Phương Tây họ đâu có nuôi heo kiểu như thế. Mà làm sao mà thịt heo ngon hơn cách nuôi truyền thống dc chứ. Với lại đây là sản phẩm của China thì càng không nên học tập
Cách đây ko lâu em..vô tìhh xem được trên tizi là ở Việt Nam mình có bác đã nghiên cứu và áp dụng mô hình nuôi heo ko dọn chuồng này rồi, sản phẩm là của Việt Nam 100% nhưng em ko nhớ là ông nào,he he
 
Ở gần nhà tôi cũng có người làm rồi. Cũng khá đơn giản thôi. Tôi có thể tóm tắt như thế này : Khi xây chuồng Lợn ( Heo), ta dùng 1/2 chuồng xây chắc chắn làm bệ cho Lợn nằm . 1/2 còn lại làm bể chứa để ủ phân như Bác Tập Tành Chăn nuôi hướng dẫn. Từ mặt bệ cho lợn nằm đến đáy bể khoảng 0,5m là vừa, ta chọn mùn cưa từ cây gỗ Keo là tốt nhất vì nó ít độc sau đó rải xuống bể khoảng 0,4m, chộn đều với chế phẩm sinh học, đậy nylon kín ủ trước một thời gian rồi hãy thả Lợn vào. Chúc bà con ta thành công.
 
Bạn nói thế thì chỉ theo cảm tính, chứ không có lý luận khoa học.
*
Tôi thì nghĩ thế này:
*
Mỹ nuôi heo theo cách truyền thống: chỗ ăn, chỗ chơi, chỗ nằm, chỗ
ỉa riêng biệt, rửa luôn luôn cho sạch. Cứt đái nước rửa được đưa
vào nơi xử lý riêng. Cách này đòi hỏi nhiều diện tích, nhất là diện
tích xử lý chất thải. Ưu điểm là đạt yêu cầu kể cả chuồng trại, kể
cả hoàn cảnh môi trường.
*
Cách nuôi heo cho ỉa đái lên nền chuồng, nghe cũng có lý, nhưng chắc
hẳn không thể sạch bằng cách ỉa đái và rửa riêng. Vậy ai có máu mạo
hiểm, thì có thể nuôi thử với quy mô nhỏ . Sau khi thành công và có
dày kinh nghiệm, thì phát triển lên quy mô lớn. Ai không có máu mạo
hiểm, thì cứ nên theo cách cổ truyền mà làm.
*
Còn chuyện cho heo ăn lại cứt của nó sau khi chế biến, thì tôi xin
can. Chắc chắn không thể được. Chẳng cần lý luận kiểu gì cả. Số tiền
chế biến cứt heo cho nó ăn được thì đắt hơn mua thức ăn mới cho nó.
*
 
khách hàng mà biết mình nuôi heo kiểu này chắc không dám ăn
thân
 
trên vtv2 tháng 1 này có phát trương trình bạn nhà nông nói về cách làm lót chuồng kiểu này.dùng men BALASA-n01 để làm.ai ở hà nội cứ sang trường dhnn1 mà mua,100% của việt nam do ts nguyễn khắc tuấn nghiên cứu
 
Chào các bác!
Đề tài này cũng hay đấy! Tôi cũng gần bác Hiện "hoạn" và Thầy Tuấn thôi tôi sẽ qua thăm quan và trao đổi cùng mọi người nhé!
Còn theo ý kiến chủ quan của tôi thì mô hình này chỉ phù hợp với quy mô hộ gia đình "quy mô nhỏ" vì cách nuôi này trước đây bà con mình cũng có làm chuồng theo kiểu này để nuôi lợn nhưng chưa có men vi sinh nên rất bẩn, hiên nay một số gia đình nuôi lợn nái Móng cái ở một số địa phương cũng vẫn nuôi theo phương pháp ủ phân trong chuồng.
 
Thực ra Lợn nó không ăn lại phân của nó, khi phân được các vi sinh vật phân hủy cùng với lớp mùn cưa có một số loại côn trùng sinh sống, lợn sẽ đào bới lớp hỗn hợp này để tìm côn trùng. Nuôi lợn kiểu này để giảm lượng nước sử dụng rửa chuồng và hạn chế nước thải và xử lý phân lợn. Hiện tại có rất nhiều trại lợn nuôi với số lượng lớn vẫn rửa chuồng hằng ngày nên lượng nước thải ra quá lớn, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng mặc dù cũng có bể Bio gas .Bác anhmytran so sánh nông nghiệp VN với nông nghiệp Hoa Kỳ có vẻ hơi khập khiễng rồi.
 
Nuôi lợn... không mùi

theo mình nghĩ cách này rắc rối quá. Phương Tây họ đâu có nuôi heo kiểu như thế. Mà làm sao mà thịt heo ngon hơn cách nuôi truyền thống dc chứ. Với lại đây là sản phẩm của China thì càng không nên học tập
Made in VietNam đây bác ơi:
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td> Người nuôi lợn quy mô lớn "ngán" nhất là mùi hôi chất thải trong chuồng. Nhưng với loại men vi sinh trộn chung với thức ăn được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu chế tạo, "vấn nạn" này không còn.

“Nghe tin ĐH Nông nghiệp I Hà Nội (ĐNHN I HN) phối hợp tổ chức tham quan mô hình "nuôi lợn không phân", tôi đăng ký tham gia ngay”. Anh Nguyễn Văn Phúc ở Đội 4, xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), chủ trại lợn đang thử nghiệm loại men khử hôi mùi kể.

Chuồng sạch, lợn lớn nhanh

Dù đầu tư tới 65 triệu đồng xây hầm biogas rộng 200m<sup>3</sup> nhưng trại nuôi lợn của anh cũng chỉ xử lý được 50% chất thải. “Nhà gần trang trại, những ngày nắng nóng, hết tiếng lợn kêu đinh tai, lại mùi phế thải mà nhức hết đầu óc”, anh Phúc nói.

Trong mấy ngày tham quan mô hình, anh Phúc được tặng vài thùng men vi sinh dưới dạng “xách tay”. Được các nhà khoa học ở khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường ĐHNN I HN giúp đỡ, anh đã quyết tâm thử nghiệm.
pig.jpg
Những ngày nóng nực nhất, chuồng heo của anh Phúc vẫn không bốc mùi hôi. Ảnh: Việt Tùng
Theo hướng dẫn, nền chuồng lợn khử mùi hôi phải được lót một lớp chất độn chuồng trộn mùn cưa dày khoảng 40cm. Nếu là nền xi-măng, cần đục một vài lỗ để vi sinh vật tiếp xúc với đất để tăng hiệu quả. Men được trộn theo tỷ lệ cứ ba gói (150gam/gói) trộn với 10kg bột ngô, rồi rải đều trên nền chuồng khoảng 20m<sup>2</sup>. Nhờ sử dụng men vi sinh, lợn khỏe mạnh và lớn nhanh hơn hẳn. Sau hai tháng thử nghiệm, trọng lượng lợn ở chuồng sử dụng men vi sinh đạt 20 - 23kg/con, còn ở chuồng thường chỉ đạt 17- 18kg/con.

Giờ đây, dù trời oi nồng, thế nhưng đứng giữa chuồng lợn của anh Phúc vẫn không thấy mùi hôi. Phân lợn được men vi sinh vật phân hủy tơi xốp như mùn cưa.

Tự sản xuất men vi sinh

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trạch, Trưởng khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản ĐHNN I HN cho biết, từ sự xuất hiện mô hình nuôi lợn không phân ở Trung Quốc, từ tháng 6/2009, "Dự án nghiên cứu và thử nghiện men vi sinh vật dùng trong chăn nuôi lợn” của Khoa đã được Cục Khuyến nông, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lê, phụ trách khâu kỹ thuật cho biết: "Dự án đang được thử nghiệm ở ba điểm là Sóc Sơn, Hà Nội, Nghĩa Hưng, Nam Định và Văn Giang, Hải Dương." Theo tiến sĩ Tuyết Lê, men vi sinh của ĐHNN I HN đang phát huy tác dụng, khả năng khử mùi rất tốt. Tuy nhiên, để kiểm tra thời gian công dụng của men thì cần phải có thêm thời gian.

Chủ nhiệm dự án, tiến sĩ Bùi Quang cho biết, đến tháng 12/2009 sẽ tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu men khử mùi hôi phân lợn, nếu đạt sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt.

Theo tính toán của tiến sĩ Tuyết Lê, giá thành của sản phẩm men vi sinh của ĐHNN I HN khi sản xuất sẽ thấp hơn sản phẩm nhập ngoại 8-10%. Ưu điểm của loại men là kích thích lợn tiêu hóa tốt, chóng lớn, ít mắc bệnh và có khả năng khử mùi ngay từ trong dạ dày lợn, tỷ lệ khử mùi đạt khoảng 80%.

<table align="center" border="1" cellpadding="1" cellspacing="1" width="90%"> <tbody> <tr> <td bgcolor="#ffffcc"> Tiến sĩ Tuyết Lê cho biết, có hàng triệu tế bào vi sinh vật hữu ích trong mỗi gram men khử mùi. Khi được trộn với chất độn chuồng, cũng như ủ men trong bể biogas, các vi sinh vật hữu ích này sẽ ăn phân, phân hủy những chất hữu cơ trong phân lợn, trong đó có những chất hữu cơ gây nên mùi hôi thối của phân). Trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong phân lợn, lượng tế bào vi sinh vật ngày một tăng, vì vậy nó vẫn có tác dụng khử mùi khi đàn lợn lớn và thải ra nhiều phân hơn.

Tiến sĩ Tuyết Lê cũng hướng dẫn: Nên vùi phân xuống lớp độn chuồng để men sẽ phân hủy tốt hơn, đồng thời khi men đã phân hủy, lợn có thể dũi được. Qua đó, men kích thích lợn tiêu hóa tốt, chóng lớn và nó có thể khử mùi ngay từ khi phân đang còn trong dạ dày lợn.
</td> </tr> </tbody> </table>
</td> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td style="padding-top: 8px;"> Theo Báo Đất Việt</td></tr></tbody></table>http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/26008_Nuoi-lon-khong-mui.aspx
 


Back
Top