Nuôi ong lấy mật thu 2 tỉ mỗi năm

Nuôi ong lấy mật thu 2 tỷ mỗi năm

Anh Trần Xuân Phong ở thành phố Tuyên Quang hiện có 1.700 đàn ong mật khắp Nam - Bắc, thu lãi gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, chàng trai Trần Xuân Phong (sinh năm 1984) ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã mạnh dạn mở mô hình nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Phong đã có 1.700 đàn ong khắp Nam - Bắc với thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
mat-ong1.jpg

Đứng lên sau thất bại
Vượt quãng đường rừng hàng trăm km, tôi tới trang trại nuôi ong của gia đình anh Phong. Hàng nghìn thùng nuôi ong đặt khắp vườn, mùi thơm của mật ong phảng phất ngay từ ngoài cổng. Trần Xuân Phong sinh ra và lớn lên ở xã An Khang, học xong THPT, Phong thi đại học nhưng không đỗ. Lớn lên gắn liền với những ong, sáp mật mà gia đình nuôi nên anh nghĩ ngay tới việc sẽ làm giàu từ việc mở mô hình nuôi ong lấy mật.

“Lúc đầu tôi băn khoăn về việc chọn nghề. Bạn bè cùng trang lứa rời quê đi học tập, làm ăn hết, mỗi mình ở nhà bám lấy mấy đàn ong liệu có tương lai? Nhưng chính lúc đó bố tôi đã động viên và khuyên tôi cố gắng theo nghề nuôi ong làm giàu trên chính mảnh vườn gia đình”, Phong kể.



Năm 2002, Phong được bố giao lại 150 đàn ong mật giống nội để nuôi. Bước đầu vào nghề, anh luôn vấp phải khó khăn, thiếu đủ thứ, từ kinh nghiệm, vốn và đầu ra, nên chịu nhiều thất bại.

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trực tiếp tham quan và đánh giá cao mô hình nuôi ong của gia đình Phong. Thành phố Tuyên Quang đã đầu tư 6 tỷ đồng giúp anh Phong xây dựng nhà xưởng, dây chuyền vừa sản xuất vừa chế biến mật ong, tiến tới xây dựng thương hiệu mật ong rừng Tuyên Quang và xuất khẩu mật ong ra nước ngoài.

Phong chia sẻ: “Nuôi ong chỉ để lấy mật dùng thì khá dễ nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất của con ong. Sống với nó như bạn thì mới nuôi nó được. Muốn ong cho mật tốt phải đem ong đến những vùng có mùa hoa nở rộ. Lúc đầu, tôi đưa đàn ong đến những nơi có hoa để hút mật thì hoa đã tàn. Khi trở về, ong bị đói, cắn nhau chết hàng đàn, mật thì không có. Những lúc đó nhiều người khuyên nên chuyển sang nghề khác chứ nuôi ong không làm giàu được, nhưng tôi nghĩ do mình chưa thật sự hiểu về ong, mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm để mình phát triển sự nghiệp sau này”. Đầu năm 2005, anh Phong mạnh dạn vay ngân hàng để mua sắm vật tư, con giống, nâng số lượng đàn ong lên. Đầu năm 2006, thị trường tiêu thụ mật ong dần ổn định, bước đầu đem lại thu nhập kinh tế để Phong mạnh dạn mở rộng mô hình.
Vào Nam ra Bắc cùng ong
Để nâng cao năng suất và chất lượng mật cho ong, Phong không ngừng học tập và tìm cách lai giống chúng. Năm 2006, anh đã tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. Năm 2008, anh đã ký hợp đồng chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm với công ty Ong Đắk Lắk, sản phẩm ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó, vừa lấy mật vừa nhân đàn, đến nay anh đã có 1.700 đàn ong.

Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng, cây ăn quả, cây trồng vụ đông rất lớn, đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi ong mật (thức ăn chính là mật và phấn hoa tự nhiên). Nhưng để đàn ong có sản lượng mật quanh năm thì phải di chuyển đi đón những mùa hoa ở cả các tỉnh miền Nam.

“Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm là tôi phải di chuyển đàn ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều, tháng 2 lên Gia Lai hưởng hoa cà phê, tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Tháng 7 chuyển ong lên Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà”. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột. Đàn ong của Phong cho 4 vụ mật/năm.

Đến nay, đàn ong của Phong đã thu trên 100 tấn mật/năm, trị giá trên 3 tỷ đồng, trừ đầu tư chi phí anh còn thu lãi gần 2 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động là đoàn viên thanh niên trên địa bàn, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Xuất khẩu
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, tháng 5/2013, anh Phong đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên thanh niên, nâng tổng số đàn ong của HTX lên trên 4.000 đàn.

Khát vọng của Phong không chỉ là mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước mà anh còn muốn mang sản phẩm mật ong của mình xuất khẩu sang cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Anh chia sẻ: “Sản lượng mật ong của HTX thì không ngừng tăng nhưng ngoài bắc chưa có nhà máy chế biến nên phải mang sản phẩm thô vào Tây Nguyên để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài.Tốn chi phí xe cộ, lại không mang được thương hiệu mật ong của HTX mình. Khi xây dựng thành công nhà máy chế biến mật ong ở đây sẽ giảm được nhiều chi phí, không những thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi ong trong tỉnh mà cả các tỉnh miền núi phía bắc nữa”.

Theo Tiền Phong
 
mình ko biết mủ chúa nó như thế nào? 1 ổ ở ghế salon nhà mình , 1 ổ thì mình tự làm thùng cho tụi nó ở , mình làm cầu , nhưng tụi nó làm bám trên thùng ko àh /
mú chúa thường nằm ở cuối bánh mật và có 1 cục dài 1,5cm lòi ra và có vài con ong chăm sóc nó.tổ trong ghế salon thì bạn tách đàn bằng cách 1...(mình thì chưa thấy thùng ong cua ban no như thế nào) bạn có thùng có cầu mà ong không làm trên cầu thì có thể bạn đễ khoảng cách cầu hở rộng quá hoac sát quá thì nó sẽ làm chéo..mỗi cầu ong thì chiều rộng tầm 2,5cm nếu rộng hơn thì ong mỗi cầu se làm 2 bánh .mình để khoảng cáh mỗi cầu là 0,5 cm.. giờ có bánh mật thì bạn chịu khó cắt ra và dùng dây bộc bánh mật lên cầu sắp xếp lại 1 thời gian là ong sẽ làm chắc chắn rùi thao dây ra...trên youtobe có chỉ dẫn làm thùng nuôi ong bằng thùng xốp đó bạn học theo cách đó đỡ chi phí làm thùng nếu không thì lấy thùng sơn nước làm cũng được dùng ximang lỏng tráng lên khắp thùng mặt bên trong vài ngày là nuôi dc.cách đó thì tránh được thạch sùng kiến và gián.nếu bạn bít ong chúa rồi thì bạn chuyển tổ trong ghế salong qua đi đễ sau này tiện theo giỏi nhớ đễ lại vài bánh mật và nhốt chúa lại và cái ghế salong của bạn pải chuyện đi nơi khác tới khi ong chui hết vào tổ mới..
Bác này có KN nuôi ong ne :p
hjhj em chỉ mê ong từ nhỏ và tự nghi ra cách chứ chưa học qua ai hoặc sách vở ^^
 
Nuôi ong làm giàu là đúng ròi, nhưng cũng có khi mang thùng không về chất đống. Tại sao tôi dám nói vậy, vì chỗ tôi là một vùng đất trồng tràm rất thuận cho ong và 1/2 đất trồng dưa hấu rất là Ok. Bởi đó, nên có chuyện thùng ong chất đống . Những người nuôi ong nếu thùng ong để gần mấy ruộng dưa , ong sẽ chết do chất hóa học , người trồng dưa hấu phun xịt. Đây là riêng về địa phương tôi, nhưng không biết các cao thủ , những nới khác có bị cảnh ong và dưa hấu. Và có cách nào khắc phục được ong và dưa hấu không nhỉ?
 
Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
 
bạn thân mến ! Nhà báo nói như vậy là có căn cứ đấy, ở địa pương của bạn thì không biết, nhưng ở địa pương mình thì mỗi thùng ong được gọi là 1 đàn nen bạn cũng pải TC cho nhà báo. Về sản lượng mật khi thu hoạch thì tính bình quân mỗi đàn ong nội mỗi lần quay mật được 3kg, mỗi năm khai thác được 3 tháng, mỗi tháng thu 3 lần x 3kg/lần = 9 kg/đàn/ tháng x 100.000đ/kg = 900.000đ x 3 tháng = 2.700.000đ/năm. Nếu ô Phong nuôi 1.700 đàn x 2.700.000đ/đàn/năm sẽ thu được 4.170.000.000đ. (Số liệu khả thi) Hiện nhà mình đang nuôi 20 đàn sản lượng mật 4kg/đàn/lần quay mật.
 
có ai ở Tp. Hcm hay gần gần đó dạy nghề này ko nhi?
Minh o thai nguyen cung co nuoi 20thung(dan) .cach nhan dan len rat de nhung ban fai xem o khu vuc ban co nguon hoa nhieu hay it,hay la nuoi di chuen dan ong theo kieu du muc.cach nhan dan.dau tien ban fai cham soc cho dan ong that khoe ,chua tot dang o khoang6-8thang tuoi .dan ong co it nhat fai 4cau quan tro len ,khi dan ong da manh chua de nhieu ban quan sat thay rat dong quan thi la thoi diem chia dan tot.dau hieu ong chia dan tu nhien dau tien la ,ong tho xay nhieu lo to ong duc sau do khoang 3ngay ong tho se xay mu ong chua,luc nay la luc chung ta chuan bi chia dan.cach chia dan. Chuan bi 1thung tuong tu nhu thung dang nuoi,de sat vao canh ,cach khoang 5-10cm.khi thay mu chua da day nap (co dan manh dong quan chat choi ,mu chua chua day chua gia da chia dan bay di, vi vay nen chu dong chia dan som) nhac cau ong len quan sat xem chua gia o cau nao,thay cau co chua thi dat sang thung moi roi chia cac cau quan deu sang hi thung.thung co mu chua thi de cau nhong va chung nhieu hon vi fai mat khoang 20 ngay sau chua non moi de(chi chon 1 mu chua to va thang nhat o duoi day banh to de lai con dau loai bo het)dich thung cu sang ben canh mot it va dua thung moi vao gan vi chi cua thung cu .mat mot hai ngay quan sat xem thay ong vao thung nao nhieu thi dich thung ay ra xa vi chi cuva dua dan kialai gan.khi nao thay ong di lam ve deu hai thung thi duoc ,moi ngay dich hai thung xa nhau ra mot it den khi duoc khoang 1,5-2m thi thoi. Tren day la cach nhan dan cua minh.chuc ban thanh cong
 
Minh o thai nguyen cung co nuoi 20thung(dan) .cach nhan dan len rat de nhung ban fai xem o khu vuc ban co nguon hoa nhieu hay it,hay la nuoi di chuen dan ong theo kieu du muc.cach nhan dan.dau tien ban fai cham soc cho dan ong that khoe ,chua tot dang o khoang6-8thang tuoi .dan ong co it nhat fai 4cau quan tro len ,khi dan ong da manh chua de nhieu ban quan sat thay rat dong quan thi la thoi diem chia dan tot.dau hieu ong chia dan tu nhien dau tien la ,ong tho xay nhieu lo to ong duc sau do khoang 3ngay ong tho se xay mu ong chua,luc nay la luc chung ta chuan bi chia dan.cach chia dan. Chuan bi 1thung tuong tu nhu thung dang nuoi,de sat vao canh ,cach khoang 5-10cm.khi thay mu chua da day nap (co dan manh dong quan chat choi ,mu chua chua day chua gia da chia dan bay di, vi vay nen chu dong chia dan som) nhac cau ong len quan sat xem chua gia o cau nao,thay cau co chua thi dat sang thung moi roi chia cac cau quan deu sang hi thung.thung co mu chua thi de cau nhong va chung nhieu hon vi fai mat khoang 20 ngay sau chua non moi de(chi chon 1 mu chua to va thang nhat o duoi day banh to de lai con dau loai bo het)dich thung cu sang ben canh mot it va dua thung moi vao gan vi chi cua thung cu .mat mot hai ngay quan sat xem thay ong vao thung nao nhieu thi dich thung ay ra xa vi chi cuva dua dan kialai gan.khi nao thay ong di lam ve deu hai thung thi duoc ,moi ngay dich hai thung xa nhau ra mot it den khi duoc khoang 1,5-2m thi thoi. Tren day la cach nhan dan cua minh.chuc ban thanh cong
Bác ui viết có dấu đi :( Nhà e có ông anh nuôi 400 thùng trên Cao Bằng, a ý quê trong Quảng Bình ra. Bảo cứ nói thế thôi chứ nuôi vào thì biết hok đơn giản tý nào. A ý nuôi 10 năm rồi mà e chưa thấy thành tỷ phú :(
 
Minh o thai nguyen cung co nuoi 20thung(dan) .cach nhan dan len rat de nhung ban fai xem o khu vuc ban co nguon hoa nhieu hay it,hay la nuoi di chuen dan ong theo kieu du muc.cach nhan dan.dau tien ban fai cham soc cho dan ong that khoe ,chua tot dang o khoang6-8thang tuoi .dan ong co it nhat fai 4cau quan tro len ,khi dan ong da manh chua de nhieu ban quan sat thay rat dong quan thi la thoi diem chia dan tot.dau hieu ong chia dan tu nhien dau tien la ,ong tho xay nhieu lo to ong duc sau do khoang 3ngay ong tho se xay mu ong chua,luc nay la luc chung ta chuan bi chia dan.cach chia dan. Chuan bi 1thung tuong tu nhu thung dang nuoi,de sat vao canh ,cach khoang 5-10cm.khi thay mu chua da day nap (co dan manh dong quan chat choi ,mu chua chua day chua gia da chia dan bay di, vi vay nen chu dong chia dan som) nhac cau ong len quan sat xem chua gia o cau nao,thay cau co chua thi dat sang thung moi roi chia cac cau quan deu sang hi thung.thung co mu chua thi de cau nhong va chung nhieu hon vi fai mat khoang 20 ngay sau chua non moi de(chi chon 1 mu chua to va thang nhat o duoi day banh to de lai con dau loai bo het)dich thung cu sang ben canh mot it va dua thung moi vao gan vi chi cua thung cu .mat mot hai ngay quan sat xem thay ong vao thung nao nhieu thi dich thung ay ra xa vi chi cuva dua dan kialai gan.khi nao thay ong di lam ve deu hai thung thi duoc ,moi ngay dich hai thung xa nhau ra mot it den khi duoc khoang 1,5-2m thi thoi. Tren day la cach nhan dan cua minh.chuc ban thanh cong
Bạn cho mình hỏi, nhà mình đang có đàn ong ruồi mới làm tổ mình thấy có nhiều con ong bậu ở ngoài tổ, nghe các bạn nói mình cũng muốn nuôi thử như thế nào nhưng k biết cách làm thế nào để chuyển ong tự nhiên sang thùng để nuôi. Xin các bạn chỉ giùm, mình cảm ơn nhiều :)Xin chỉ giùm mình cách chuyển tổ ong tự nhiên trên cây sang thùng để nuôi. Cảm ơn cả nhà ;)
 
Bạn cho mình hỏi, nhà mình đang có đàn ong ruồi mới làm tổ mình thấy có nhiều con ong bậu ở ngoài tổ, nghe các bạn nói mình cũng muốn nuôi thử như thế nào nhưng k biết cách làm thế nào để chuyển ong tự nhiên sang thùng để nuôi. Xin các bạn chỉ giùm, mình cảm ơn nhiều :)Xin chỉ giùm mình cách chuyển tổ ong tự nhiên trên cây sang thùng để nuôi. Cảm ơn cả nhà ;)
nếu ong trên cây là giống làm tổ trên cây ngoài trờ thì nuôi không dc nhé bạn...ong trên cây mà loài làm trong tổ thì chỉ việc bắt chúa nhốt lại(bằng ống tre hay bằng gì đó tùy ý miễn sao hok có mùi ,mốc và có khe hở đễ ong chúa hok thể thoát ra ngoài) thì ong sẽ tự chui vào ở...tổ nuôi bằng gổ,trong thùng xốp (vào youtobe học cách làm thùng nuôi ong bằng xốp) mà pải bắt ngay hok kịp thì lấy bao chụp nguyên tổ lại chứ hok nó trú chân trên cây 1 2 ngày tìm dc tổ là nó sẽ kéo đi...đây là thùng ong dú của mình
 

File đính kèm

  • 10273149_620064444751242_4031036704761229356_o.jpg
    10273149_620064444751242_4031036704761229356_o.jpg
    99.4 KB · Lượt xem: 19
  • 1493584_620064268084593_2981724993217985046_o.jpg
    1493584_620064268084593_2981724993217985046_o.jpg
    37.2 KB · Lượt xem: 15
  • 1498804_620064498084570_4310546647663951300_o.jpg
    1498804_620064498084570_4310546647663951300_o.jpg
    43.2 KB · Lượt xem: 15
  • 1559376_620065231417830_8758456421014065577_o.jpg
    1559376_620065231417830_8758456421014065577_o.jpg
    84.7 KB · Lượt xem: 15
  • 1598072_620064831417870_7739266950944018325_o.jpg
    1598072_620064831417870_7739266950944018325_o.jpg
    55.6 KB · Lượt xem: 16
  • 10006078_620065338084486_2182745081924928069_o.jpg
    10006078_620065338084486_2182745081924928069_o.jpg
    104.2 KB · Lượt xem: 15
  • 10010537_620064988084521_2991198936370791781_o.jpg
    10010537_620064988084521_2991198936370791781_o.jpg
    68.8 KB · Lượt xem: 15
  • 10272655_620064564751230_5219545110001983379_o.jpg
    10272655_620064564751230_5219545110001983379_o.jpg
    44.3 KB · Lượt xem: 18
Như mọi người đã tính toán ở trên, với 1700 đàn ong lãi không chỉ 2 tỷ đâu . còn nếu 1700 thùng thì đúng là siêu lãi, nhưng đầu ra của số ong này cũng là một vấn đề nan giải đấy, nhà báo nói thì tôi tin chưa đến 10%...
 
Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
1700 đàn là 1700 thùng đấy bác ạ 1 thùng là 1 đàn do 1ong chúa lãnh đạo nếu quân số đông thì nó sẽ đẻ ra 1 ong chúa mới và chia đàn 1 nước không có 2 vua về thu nhập thì mình không có ý kiến nhà mình củng có 2 đàn ong 1 năm cung thu về 2lit mật:D
nui chơi cho đẹp mật tự nhin 100% không có ăn đường
mình ko biết mủ chúa nó như thế nào? 1 ổ ở ghế salon nhà mình , 1 ổ thì mình tự làm thùng cho tụi nó ở , mình làm cầu , nhưng tụi nó làm bám trên thùng ko àh /
mình có 1 cách san đàn duy nhất truyền từ đời ông nội mình cho bố mình còn bố mình chứa truyền lại cho mình măc dù theo bố bắt ong từ bé:) ong nhà mình không nui trong thùng vuông và không dùng cầu ong được nui trong thùng tròn đục từ cây kè( giống cây cọ nhưng không phải cọ) mỗi lần ong tự chia đàn là đi theo dùng đất cát nhỏ tung vào bầy ong đễ cho nó không bay xa được khi con tướng nó đậu vào một chổ nào dó thì bắt đầu thu quân khi ong lính và ong thợ gom hết vào thì con tướng nó sẽ bò ra ngoài để kiểm quân và bố mình đã chờ sẵn chộp lấy con tướng dùng cọng chỉ cột con tướng vào trong bọng và dùng tay gạt quân vào rồi đem về hơi cầu kì nhĩ:D
 
Kỹ thuật chia đàn thì quá dễ, nhưng đó là kỹ thuật xưa rồi.
Ngày nay người ta thích đàn ong thật to, năng suất mới cao.

Muốn biết ong chia đàn, phải theo dõi nó. Nếu nuôi trong đõ,
tức là một khúc thân cây gỗ cắt ra, đục bên trong đi, làm ra
như hình tang trống, rồi đặt tang trống đó lên trên một bệ
gỗ, và đậy lên trên miệng nó một mảnh gỗ nữa. Trên thân tang
trống, có khoan vài lỗ cỡ 8 ly cho ong ra vào. Miền núi, các
đõ ong thường có đường kính gang tay rưỡi (30cm) và chiều cao
chừng nửa mét, nên thể tích rất nhỏ bé. Khi ong phát triển,
có nhiều cầu đầy đõ, thì nó buộc phải chia đàn. Lúc đó, nó
xây mũ chúa, tức là xây một lỗ ong non to ngang hơn các lỗ
thường, và cao hơn các lỗ ong thường. Ong thợ nuôi con nhộng
trong lỗ này bằng sữa chúa, là thức ăn làm con ong to lớn và
phát triển buồng trứng, trở thành ong chúa. Đến ngày già, con
nhộng chui ra và là con ong chúa thứ 2 trong đàn. Lúc này đàn
ong buộc phải chia đàn, chỉ có 1 ong chúa một đàn, không thể có
2 chúa được. Lúc đó một chúa sẽ ra đi, và gần một nửa đàn ong
sẽ bay theo. Ta chỉ việc nhón con ong chúa đó một cách nhẹ
nhàng, thì một đám ong cũng theo, sang một đõ khác còn trống.

Thời gian đõ ong đầy, xây mũ chúa, là những thời gian ta có
thể thấy được, và đoán được thời gian sắp tới sẽ xảy ra chuyện
gì. Ví dụ đõ có thể có chỗ cho 5 cầu, và mỗi cầu mới cần 2 tuần
mới xây xong, và bây giờ đã có 3 cầu rồi, thì tính ra 1 tháng
sau sẽ thấy có mũ chúa. Khi thấy có mũ chúa rồi, thì một tuần
sau phải theo dõi thường xuyên để rình chúa mới ra khỏi lỗ, và
sắp sủa chia đàn. Lúc ấy phải theo dõi hàng giờ, nhưng ong chỉ
chia đàn ban ngày thôi, không chia đàn ban tối.

Đõ ong truyền thống rất nhỏ. Cả đõ mới được 1 ký hay 2 ký mật,
nhưng không thể lấy hết mật, mà phải luôn luôn để lại một chút.
Vì vậy, kỹ thuật mới đều làm Thùng ong, chứ không làm Đõ ong.
Thùng ong có một kích thước tiêu chuẩn, để các cầu ong dỡ ra
dễ dàng, lắp vừa vào máy quay mật, và có thể có rất nhiều cầu
ong. Thùng ong bình thường có kích thước mọi chiều chừng 1 tờ
giấy in của computer, còn gọi là khổ giấy thếp. Đó là cỡ cầu
ong. Thùng ong cỡ này chứa được chục cầu. Khi ong mới chia đàn,
ta cho một cầu mới làm dở dang vào đó, và đặt một cầu giả, là
một tấm gỗ, để ngăn cách cầu mới này với khoảng trống còn lại
của thùng. Khi ong quen thùng mới, bắt đầu xây tiếp vào cầu ong
dở dang, thì ta dịch nới cầu giả là tấm gỗ ra xa hơn, đặt thêm
một cầu thứ 2 vào đó để ong xây cầu thứ 2. Cứ như thế, phần tổ
ong có cầu càng ngày càng rộng ra, phần thùng trống càng ngày
càng hẹp lại, và cuối cùng, thùng ong đầy những cầu ong và cầu
mật thì mùa đông khô đến, ong không phát triển thêm nữa, và cầm
chừng. Đến mùa mật năm sau, thì ong phát triển, và xây mũ chúa
sắp chia đàn, vì thùng đã chật rồi.

Có người làm thêm thùng rồi tiếp nối vào thùng cũ, làm nên một
thùng ong to gấp đôi thùng bình thường, năng suất cao hơn thùng
ong cỡ thường. Tuy thế, người không đủ kỹ thuật thi khó giữ
được tổ ong lớn này.
 
hjhj em chỉ mê ong từ nhỏ và tự nghi ra cách chứ chưa học qua ai hoặc sách vở ^^
Năng suất mật ong phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống ong, nguồn mật, chất lượng của đàn ong,...Để đạt được một thùng ong mạnh (chất lượng cao) thì cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi ong kết hợp với kinh nghiệm thực tế tích lũy trong quá trình nuôi. Kỹ thuật nuôi ong hiện đại đã được ngành nông nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu hoàn chỉnh và chúng ta dễ dàng tìm kiếm trên mạng.
Như ledanghai trình bày ở trên thì kỹ thuật nuôi ong của anh còn rất sơ khai cho nên sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chủ động tách và phát triển đàn ong, cũng như là tốn khá nhiều công chăm sóc,.... Ví dụ cho thấy sự vượt trội của kỹ thuật nuôi ong hiện đại: Sử dụng ong chúa nhân tạo để chủ động về số lượng và thời điểm tách đàn, chủ động thay các ong chúa già, chủ động chọn dòng ong có các tính năng ưu việt theo ý muốn; hoặc là việc sử dụng nền ong ép sẵn sẽ giảm năng lượng cho việc xây tổ của ong góp phần tăng năng suất, đỡ mất thời gian để sửa bánh tổ, bánh tổ sẽ khó bị vỡ khi quay ly tâm để thu hoạch mật,... và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa.
ledanghai đã có những kiến thức cơ bản về ong nên sẽ vận dụng các kỹ thuật nuôi ong hiện đại rất nhanh.
 
Như mọi người đã tính toán ở trên, với 1700 đàn ong lãi không chỉ 2 tỷ đâu . còn nếu 1700 thùng thì đúng là siêu lãi, nhưng đầu ra của số ong này cũng là một vấn đề nan giải đấy, nhà báo nói thì tôi tin chưa đến 10%...
Bác nào có đầu ra ổn định cho nghề nuôi ong xin cho ý kiến ạ.
 
Tôi ở Tuyên Quang nè, nhưng giờ mới quan tâm đến con ong và mới được đọc bài báo này, vài năm trước tôi còn làm việc ở TP Tuyên Quang, qua lại An Khang liên tục mà cũng không nghe về anh Phong nuôi ong quy mô vậy, làm công tác dạy nghề lao động nông thôn, gặp các bác lãnh đạo xã cũng không nghe nói gì về 1 người dám nghĩ dám làm đạt hiệu qủa như vậy. Có lẽ bài báo chỉ để đọc lúc buồn thôi các bác. Ông chồng bà chị làm cùng cơ quan tôi thời điểm đó, và đến giờ vẫn duy trì 200 đàn ong. Nhưng ở Kim Phú, không phải địa chỉ kia, tính thời điểm đó là nhiều rồi.
Hôm nào có thời gian tôi phải đi xác thực lại xem thế nào. Nếu có thật thì làm 2 đàn về học nuôi cũng được.
 
Tính xác thực & thuyết phục của bài viết này không cao bạn ah...
Vì 1.700 đàn ong rải từ Bắc vào Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ đồng/năm. Vậy 1 đàn ong chỉ lãi có 1.176.470 đ/năm...vậy mỗi tháng chưa lời tới 100.000đ...ai mà dám nuôi...???
_ Bạn hãy xem lại là 1.700 đàn ong, hay là 1.700 thùng ong...???
_ Nếu 1.700 thùng ong, thì chia ra khoảng 5 đàn (mỗi miền 2 đàn). Vì chỗ tôi thấy 1 đàn ong ít nhất thì 200 thùng/đàn. Có nhà nhiều thì 300 thùng/đàn.
Nếu có 5 đàn ong mà lãi 2 tỉ thì đúng là lãi "khủng" vì gần = 400 tr/năm, vậy mõi tháng lãi gần 30 tr/tháng...!
.......
_ Còn nếu là 1.700 đàn ong rải từ Bắc đến Nam, mà chỉ lãi có 2 tỉ...!!!
Thì bài báo này chưa ráo mực là anh này đã "ra đi" rồi...!
_ Tôi nghĩ phải lời từ 50 tỉ đến gần 100 tỷ...
* Tôi nghĩ anh này đang đùa với lửa chứ hay ho gì mà "khuyến nông", lởi 2 tỷ/năm...có khi nào anh ta sẽ nghĩ lỗ 20 tỷ/năm ko...!!!
_ Tôi rán đọc cho xong bài báo, rồi lấy máy tính ra làm phép chia:
2.000.000.000đ : 1.700 đàn ong = 1.176.470đ./năm
....! Làm tôi quá sững sờ & sốt lên phát run....vì sao có người "hùng" trên đất Việt như vậy...!
....& cũng sững sờ là có nhà báo viết bài mà không cần tính thực tế, quên làm phép tính, hay vì nghĩa vụ phải viết, đến cuối tháng nhận lương để khỏi ngại...!
Trừ chi phí rồi mà bác,nhà a này gần nhà em
mình ko biết mủ chúa nó như thế nào? 1 ổ ở ghế salon nhà mình , 1 ổ thì mình tự làm thùng cho tụi nó ở , mình làm cầu , nhưng tụi nó làm bám trên thùng ko àh /
Ôn
Tôi ở Tuyên Quang nè, nhưng giờ mới quan tâm đến con ong và mới được đọc bài báo này, vài năm trước tôi còn làm việc ở TP Tuyên Quang, qua lại An Khang liên tục mà cũng không nghe về anh Phong nuôi ong quy mô vậy, làm công tác dạy nghề lao động nông thôn, gặp các bác lãnh đạo xã cũng không nghe nói gì về 1 người dám nghĩ dám làm đạt hiệu qủa như vậy. Có lẽ bài báo chỉ để đọc lúc buồn thôi các bác. Ông chồng bà chị làm cùng cơ quan tôi thời điểm đó, và đến giờ vẫn duy trì 200 đàn ong. Nhưng ở Kim Phú, không phải địa chỉ kia, tính thời điểm đó là nhiều rồi.
Hôm nào có thời gian tôi phải đi xác thực lại xem thế nào. Nếu có thật thì làm 2 đàn về học nuôi cũng được.
g ở chỗ nào tuyên quang
lam sao biiet ong tu chia đàn
Bạn kiểm tra khi đàn ong nhà bạn nhiều ong đực, có mũ chúa là ong chuẩn bị chia đàn,bạn phải cắt bỏ mũ chúa,hoặc chia đàn cho nó,nếu thấy đàn ong đủ khỏe
 
Back
Top