Nuôi ong lấy mật thu 2 tỉ mỗi năm

Nuôi ong lấy mật thu 2 tỷ mỗi năm

Anh Trần Xuân Phong ở thành phố Tuyên Quang hiện có 1.700 đàn ong mật khắp Nam - Bắc, thu lãi gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, chàng trai Trần Xuân Phong (sinh năm 1984) ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã mạnh dạn mở mô hình nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Phong đã có 1.700 đàn ong khắp Nam - Bắc với thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm.
mat-ong1.jpg

Đứng lên sau thất bại
Vượt quãng đường rừng hàng trăm km, tôi tới trang trại nuôi ong của gia đình anh Phong. Hàng nghìn thùng nuôi ong đặt khắp vườn, mùi thơm của mật ong phảng phất ngay từ ngoài cổng. Trần Xuân Phong sinh ra và lớn lên ở xã An Khang, học xong THPT, Phong thi đại học nhưng không đỗ. Lớn lên gắn liền với những ong, sáp mật mà gia đình nuôi nên anh nghĩ ngay tới việc sẽ làm giàu từ việc mở mô hình nuôi ong lấy mật.

“Lúc đầu tôi băn khoăn về việc chọn nghề. Bạn bè cùng trang lứa rời quê đi học tập, làm ăn hết, mỗi mình ở nhà bám lấy mấy đàn ong liệu có tương lai? Nhưng chính lúc đó bố tôi đã động viên và khuyên tôi cố gắng theo nghề nuôi ong làm giàu trên chính mảnh vườn gia đình”, Phong kể.



Năm 2002, Phong được bố giao lại 150 đàn ong mật giống nội để nuôi. Bước đầu vào nghề, anh luôn vấp phải khó khăn, thiếu đủ thứ, từ kinh nghiệm, vốn và đầu ra, nên chịu nhiều thất bại.

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang trực tiếp tham quan và đánh giá cao mô hình nuôi ong của gia đình Phong. Thành phố Tuyên Quang đã đầu tư 6 tỷ đồng giúp anh Phong xây dựng nhà xưởng, dây chuyền vừa sản xuất vừa chế biến mật ong, tiến tới xây dựng thương hiệu mật ong rừng Tuyên Quang và xuất khẩu mật ong ra nước ngoài.

Phong chia sẻ: “Nuôi ong chỉ để lấy mật dùng thì khá dễ nhưng nuôi số lượng lớn để làm giàu rất khó, phải am hiểu thời tiết, các vùng địa lý nhiều nơi và thấu hiểu được bản chất của con ong. Sống với nó như bạn thì mới nuôi nó được. Muốn ong cho mật tốt phải đem ong đến những vùng có mùa hoa nở rộ. Lúc đầu, tôi đưa đàn ong đến những nơi có hoa để hút mật thì hoa đã tàn. Khi trở về, ong bị đói, cắn nhau chết hàng đàn, mật thì không có. Những lúc đó nhiều người khuyên nên chuyển sang nghề khác chứ nuôi ong không làm giàu được, nhưng tôi nghĩ do mình chưa thật sự hiểu về ong, mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm để mình phát triển sự nghiệp sau này”. Đầu năm 2005, anh Phong mạnh dạn vay ngân hàng để mua sắm vật tư, con giống, nâng số lượng đàn ong lên. Đầu năm 2006, thị trường tiêu thụ mật ong dần ổn định, bước đầu đem lại thu nhập kinh tế để Phong mạnh dạn mở rộng mô hình.
Vào Nam ra Bắc cùng ong
Để nâng cao năng suất và chất lượng mật cho ong, Phong không ngừng học tập và tìm cách lai giống chúng. Năm 2006, anh đã tìm ra cách lai tạo giữa giống ong vàng của miền Bắc với giống ong Ý của miền Nam, tạo thành giống ong lai, vừa cho lượng mật cao, vừa chống chọi được với cái lạnh của miền Bắc. Năm 2008, anh đã ký hợp đồng chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm với công ty Ong Đắk Lắk, sản phẩm ra đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó, vừa lấy mật vừa nhân đàn, đến nay anh đã có 1.700 đàn ong.

Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng, cây ăn quả, cây trồng vụ đông rất lớn, đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi ong mật (thức ăn chính là mật và phấn hoa tự nhiên). Nhưng để đàn ong có sản lượng mật quanh năm thì phải di chuyển đi đón những mùa hoa ở cả các tỉnh miền Nam.

“Cứ vào đầu tháng 12 hàng năm là tôi phải di chuyển đàn ong vào tỉnh Bình Phước đón hoa điều, tháng 2 lên Gia Lai hưởng hoa cà phê, tháng 3 quay về tỉnh Bắc Giang đón vụ hoa vải, sau đó chuyển về đón hoa nhãn tại tỉnh Hưng Yên. Tháng 7 chuyển ong lên Sơn La đón vụ hoa càng cua, tháng 10, 11 về tỉnh Hà Giang có hoa bạc hà”. Việc di chuyển ong phải làm trong đêm, vì thời gian này là đàn ong về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và bị chết do thay đổi khí hậu đột ngột. Đàn ong của Phong cho 4 vụ mật/năm.

Đến nay, đàn ong của Phong đã thu trên 100 tấn mật/năm, trị giá trên 3 tỷ đồng, trừ đầu tư chi phí anh còn thu lãi gần 2 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động là đoàn viên thanh niên trên địa bàn, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Xuất khẩu
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi ong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, tháng 5/2013, anh Phong đứng ra thành lập hợp tác xã (HTX) nuôi ong Phong Thổ gồm 25 xã viên là những hộ nuôi ong trên địa bàn xã, trong đó có 70% là đoàn viên thanh niên, nâng tổng số đàn ong của HTX lên trên 4.000 đàn.

Khát vọng của Phong không chỉ là mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước mà anh còn muốn mang sản phẩm mật ong của mình xuất khẩu sang cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Anh chia sẻ: “Sản lượng mật ong của HTX thì không ngừng tăng nhưng ngoài bắc chưa có nhà máy chế biến nên phải mang sản phẩm thô vào Tây Nguyên để chế biến xuất khẩu ra nước ngoài.Tốn chi phí xe cộ, lại không mang được thương hiệu mật ong của HTX mình. Khi xây dựng thành công nhà máy chế biến mật ong ở đây sẽ giảm được nhiều chi phí, không những thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi ong trong tỉnh mà cả các tỉnh miền núi phía bắc nữa”.

Theo Tiền Phong
 
nếu ong trên cây là giống làm tổ trên cây ngoài trờ thì nuôi không dc nhé bạn...ong trên cây mà loài làm trong tổ thì chỉ việc bắt chúa nhốt lại(bằng ống tre hay bằng gì đó tùy ý miễn sao hok có mùi ,mốc và có khe hở đễ ong chúa hok thể thoát ra ngoài) thì ong sẽ tự chui vào ở...tổ nuôi bằng gổ,trong thùng xốp (vào youtobe học cách làm thùng nuôi ong bằng xốp) mà pải bắt ngay hok kịp thì lấy bao chụp nguyên tổ lại chứ hok nó trú chân trên cây 1 2 ngày tìm dc tổ là nó sẽ kéo đi...đây là thùng ong dú của mình

Bạn ở đâu vậy, mình nghe nói đồng bào Tây Bắc nuôi dong dú. Hình như ở miền Trung cũng có người nuôi. Loài này ít người biết vì sản lượng chắc kém hơn ong mật. PM cho mình số điện thoại nghen, mình sẽ gọi hỏi thăm bạn.
 
Bạn ở đâu vậy, mình nghe nói đồng bào Tây Bắc nuôi dong dú. Hình như ở miền Trung cũng có người nuôi. Loài này ít người biết vì sản lượng chắc kém hơn ong mật. PM cho mình số điện thoại nghen, mình sẽ gọi hỏi thăm bạn.
Minh ở yên sơn tuyên quang,ở đây nuôi ong lấy mật mà,0978897484
 
Tôi không biết giá tiền, nên không biết tính toán con số ra sao.

Ngày xưa ở làng tôi, một tổ ong tốt có thể cho 4-5 ký mật ong
mỗi lần lấy mật, và một năm có thể lấy 8 lấn, chứ không chỉ 4
lần như trong bài báo nói đâu. Vậy một tổ có thể cho hơn 3 chục
ký mật. Ba tổ cho 1 tạ mật một năm. Ba chục tổ thì được 1 tấn.
Lấy con số đó thì tính ra bao nhiêu tiền một người nuôi ong lúc
ấy thu được. Lúc ấy, sức người chỉ nuôi được 30 tổ thôi, chứ
không có sức nuôi hàng trăm hàng nghìn tổ.

Tôi không tin chuyện Lai Ong. Thứ nhất, Ong không phải dễ lai,
vì nếu dễ lai, thì không còn giống ong cho đến ngay nay. Ví dụ
như Gà chẳng hạn. Gà ở nhà quê Việt Nam thì lai hàng chục giống
khác nhau, không phải gà thuần. Thế nhưng Cá hay Rắn thì khác.
Con Cá nào là con cá ấy, nuôi chung ao hồ, nhưng nghìn năm vẫn
không có lai. Thứ hai, nếu lai nhân tạo, anh học sinh này sức
mấy có phòng thí nghiệm cho tinh và trứng ong kết hợp với nhau
để thành bào thai ong lai được? Trong tự nhiên, con ong cái bay
vút lên rất nhanh, rất cao, chỉ có vài con ong đực khỏe nhất,
tinh nhanh nhất mới bay lên kịp mà phối với nó ở tận trên tầng
mây mà thôi.

Chuyện thứ hai, là đưa ong đi đến chỗ có nở bông để thu mật và
phấn, thì cũng không dễ. Phải có nhiều công nhân để trong vài giờ
đưa hàng trăm tổ (thùng, hay đàn) ong lên xe tải, và trong vài
giờ đưa chúng vào chỗ đã định. Cộng với tiền xe nữa, thì số tiền
đó nhiều hơn số tiền bán mật mà ong thu được trong chuyến vừa rồi.
Tôi đã từng sống trong vùng nuôi ong, mỗi nhà nuôi 30 tổ ong, đều
tự đi mua bằng xe đạp (chừng chục tổ thôi) và tỷ lệ hao hụt không
đáng kể, nhưng công ty ong của nhà nước chở mấy lần bằng xe tải,
thì lần nào chở thì lần ấy chết sạch. Ong không chết ngay, nhưng
chết dần, rồi chết sạch. Một người làm chủ nhiều đàn ong ở khắp
Nam Bắc, thì tiền đi coi sóc các tổ ong cũng mất gần hết số mật
rồi, lại còn sức người khỏe đến đâu để đi khắp nơi như vậy? Không
biết mệt sao?

Còn chuyện đàn ong có nhiều thùng thì không có đâu. Mỗi đàn ong là
một thùng, còn gọi là một tổ nữa. Mỗi đàn ong có một con chúa. Đôi
khi có 2 con chúa thì chốc lát chúng sẻ đàn bay đi làm tổ mới, ở
trong thùng mới, và là thêm một đàn nữa. Không thể nào một đàn ong
lại chẻ ra làm nhiều thùng được. Có thể nói một đàn ong lớn thì to
về kích thước, trọng lượng, và số lượng ong gấp nhiều lần đàn ong
nhỏ, nhưng không thể nói một đàn ong ở nhiều thùng, nhiều tổ được.
Nói như vậy, thì ong chúa làm sao đi ra ngoài trời để bay đến các
thùng khác nhau để đẻ sao?
Các bác đọc không hiểu cứ phán bừa.
Thứ nhất: Đàn ong là gì ? Bài báo nói 1700 đàn ong chính là 1700 thùng ong, mỗi thùng ong người ta gọi là một đàn ong, bao gồm một con ong chúa và các con ong thợ, ong đực.
Thứ hai: Bài báo nói lấy được 4 vụ mật là đúng. Vì mỗi vụ mật bao gồm nhiều đợt lấy mật, không phải mỗi một vụ mật lấy đc có một lần mật.
Thứ 3: Mỗi một người nếu dành toàn thời gian chỉ để chăm ong thì có thể nuôi đc nhiều hơn gấp mấy lần 30 đàn như bác nói. khoảng 150 đàn là ch bình thường, trong khi ở đây các nhân viên nuôi ong có thể hỗ trợ cùng nhau thì hiệu quả còn cao hơn gấp nhiều lần.
Thứ 4: Bài báo nói thu nhập 2 tỷ trên năm là chuyện bình thường(kể cả chi phí di chuyển đàn cao), đây thu nhập không phải chỉ nguyên bán mật, ở đây còn bán ong giống, bán chân tầng, bán sữa ong chúa, bán phấn hoa,bán thương hiệu,... lấy từ tổ ong.
Có nhiều ý kiến nữa nhưng ko có thời gian tâm sự ạ :))
 
Tui cách an khang chừng 3km nghe nói có người nuôi ong có năm đc gần một tỷ thôi chưa thấy ai nuôi đc 2tỷ cả
 
Các bác đọc không hiểu cứ phán bừa.
Thứ nhất: Đàn ong là gì ? Bài báo nói 1700 đàn ong chính là 1700 thùng ong, mỗi thùng ong người ta gọi là một đàn ong, bao gồm một con ong chúa và các con ong thợ, ong đực.
Thứ hai: Bài báo nói lấy được 4 vụ mật là đúng. Vì mỗi vụ mật bao gồm nhiều đợt lấy mật, không phải mỗi một vụ mật lấy đc có một lần mật.
Bạn mới là người đọc không hiểu mà phán bừa.

Bạn chỉ đọc bài báo thôi, mà không đọc những bài người khác bình luận. Người ta nói sô đàn ong và số thùng ong khác nhau. Vì thế tôi mới nói mỗi một đàn ong là một thùng ong. Sô đàn ong và số thùng ong là một con số.

Bạn nói 4 vụ mật là đúng. Vậy vụ mật là thế nào? Ở Việt Nam, nói tóm lại, chỉ có mùa có nhiều hoa nở, và mùa ít hoa nở thôi. Vụ mật bạn nói có 4 vụ, thì vào những tháng mấy? Thế mà cũng nói người này đúng, người kia phán bừa?

Bạn không đọc tôi nói rằng lai ong là chuyện không dễ. Bài báo nói lai ong dễ như lai gà. Bạn có tin không?
 
Back
Top