nuôi ong vò vẽ : nghề mới

  • Thread starter vi ngay mai
  • Ngày gửi
Nhắc tới đuôn dừa, đuôn chà là thì ai cũng biết đó là đệ nhất đặc sản miền nam , nhưng nói đến trứng ong vò vẽ có lẽ nhiều người còn chưa biết , trứng hay gọi là ấu trùng ong vò vẽ thì có hình dạng gần giống như đuôn dừa nhưng thon và nhỏ hơn có thể chế biến được nhiều món ăn nhưng ngon nhất là nầu cháo và chiên giòn,món ấu trùng này có vị béo ngậy giống như đuôn dừa nhưng có mùi đặc trưng riêng, thơm ngon và ăn nhiều không thấy ngán..

32011a1299591722cxhaoon.jpg



Thức ăn của ấu trùng là các l'oại côn trùng khác nên rất giàu đạm.hiện nay đã có nhiều người nuôi loại ong này kết hợp với trồng rừng .
Điển hình là ông Vũ Phi Phụng ở phú thọ:
32011a1299591683cnhrung.jpg



Dựa vào địa hình đồi núi trung du, khí hậu ổn định, sau nhiều trăn trở về lựa chọn cách làm kinh tế, ông Phụng đã quyết tâm đi theo nghề nuôi ong rừng ngay tại vườn nhà dưới chân núi Buộm. Đây là một nghề khá mạo hiểm mặc dù vốn đầu tư ban đầu không lớn mà chủ yếu là nhờ vào sự may rủi của thiên nhiên, thời tiết nhưng ông Phụng vẫn quyết tâm theo đuổi. Là một loại vật nuôi có nguồn gốc từ núi rừng và là ấu trùng nên việc nhân giống ban đầu hết sức tỉ mỉ và khó khăn.
32011a1299591903ong2.jpg


Ngay từ những ngày đầu, ông Phụng phải lặn lội lên rừng sâu để tìm bắt những tổ ong đang chuẩn bị xây tổ mang về vườn nhà để nhân giống mùa sau. Khi đã có một vài tổ, đến mùa thu hoạch, vào mùa đông, ông có cách duy trì giống và nhân giống rất đặc biệt. Dùng rơm, rác phủ kín tổ ong tạo nơi trú ngụ mùa đông cho ong trưởng thành và giữ chân ong tại vườn nhà. Đến mùa sinh sản và xây tổ, mỗi con trưởng thành sẽ tự tách đàn và tự xây thành tổ riêng ngay trong vườn nhà và xung quanh ruộng lúa, ven rừng. Từ đó, ông Phụng có thể có được hàng trăm tổ ong.



Cùng với việc tự nhân giống, gia đình ông Phụng còn cất công lên Yên Bái, Lào Cai để mua những tổ ong mới xây về nuôi tại vườn của gia đình để tăng số lượng đàn ong. Trong quá trình nuôi và nhân giống, ông Phụng cũng gặp không ít những khó khăn về con giống. Nếu thời tiết không thuận lợi cộng với việc bị nhiễm độc thì ấu trùng có thể bị hỏng hay ong chúa kém thì ong thợ có thể bỏ tổ bay đi nơi khác.

32011a1299592150ong3.jpg


Với diện tích vườn khoanh nuôi khoảng hơn 3 sào cộng với đồi cây và chia làm 3 khu nuôi, ông Phụng đã nuôi hai giống ong chính mang lại hiệu quả kinh tế cao là ong vò vẽ và ong bầu đất. Đây là hai loại ong được thị trường tiêu thụ ưa thích. Trong đó loại ong bầu đất có giá trị kinh tế cao hơn nhờ giá trị dinh dưỡng của nó nhưng khó nuôi hơn. Kiên trì và bền bỉ, đến nay, vườn ong nuôi của ông Phụng đã lên tới hơn 300 tổ cộng với hơn 20 tổ ong bầu đất đang đến thời gian cho thu hoạch.

Thời gian nuôi loại ong rừng này không dài chỉ khoảng 3 tháng là cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm trong điều kiện thời tiết ấm áp. Vào vụ thu hoạch lúa tháng 9, ông Phụng cắt các tổ ong đã cho thu hoạch và cho vào lưới sắt mang bán tại thị trường trong tỉnh rồi Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Dương...Mỗi tổ ong vò vẽ bình thường cũng bán được từ 70 đến 100.000 đồng. Đặc biệt, giống ong bầu đất có thể cho giá từ năm trăm đến một triệu đồng. Loại nhộng ong dùng làm thực phẩm với giá 100.000 đồng/ 1 kg. Kiên trì bền bỉ với nghề nuôi ong rừng tương đối mạo hiểm này, mỗi năm vườn ong rừng đã mang lại cho gia đình ông Phụng thu nhập từ 30 đến 35 triệu đồng, giúp cho gia đình ông từng bước thoát nghèo. Đến nay, nhờ có nghề nuôi ong rừng, gia đình ông đã ổn định cuộc sống và xây được căn nhà mái bằng khang trang, góp phần ổn định kinh tế xã hội của địa phương.
 


Last edited by a moderator:
Nếu khu nào người ta nuôi ong mật thì bạn không nuôi được ong vò vẽ, nó đi săn ong mật sẽ bị người nuôi ong mật diệt cả đàn.
 


Phải nói đây là cái nghề nguy hiểm chứ không phải là " khá mạo hiểm " . ai bị nó chích 1 phát là thấy mấy ông trời, chạy xa 10m nó còn đuổi theo chích, lặn xuống nước ngóc đầu lên là nó làm cái cớp liền, tui chưa thấy ai dám đốt ong ban ngày mà phải đợi đến đêm mới dám. Quê tui mổi lần đi đốt ong rất vui, rủ rê mấy ông hàng xóm đốt 4 đến 5 cây đuốc cùng hè 1 2 3 đưa lên 1 lượt, sau đó đem vô nấu cháo, thêm 1 chúc xíu nước cốt dừa ăn rất ngon, ăn xong ai bị dị ứng nổi mề đai thì lấy tàn ong đốt trùm mền xông 1 chúc là hêt.
Tui thấy nếu nuôi ong vò vẽ, cái khâu khó nhất là làm sao lấy được nhộng, mà không phải đốt hết cả đàn ong.
Bac oi bay gio b co con nuoi ong dat nua ko?bac co hang ban ko bao nhieu tien 1 kg b oi?xin tra loi gap nhe
 
Tôi nuôi ong từ ngày xưa và cũng đã có 14 năm kinh nghiệm nuôi ong bò vẽ. Nhưng chỉ là khai thác giống trong tự nhiên về nuôi chứ không tự nhân giống được. Ngày xưa nuôi để lấy tiền đi học, sau này đi làm việc nên không có thời gian nuôi nữa. Bắt và nuôi thì không khó, chỉ nhân giống là khó. Bài báo trên cũng có chỗ nói hơi quá....Nghề nuôi ong cũng kiếm ra tiền nhưng phải bạn nào có tính cần cù, cẩn thận và nhanh nhẹn mới theo được.
rất mong được làm quen cùng bác. Minh có mong muốn được chia sẽ và tìm hiểu về nuôi ong vò vẽ. rất mong được học hỏi từ bác. bác vui lòng cho mình xin sđt hoặc zalo để mình gọi hỏi thăm với nhé. Đt mình: 0982361554
 
Zậy trách nhiệm hình sự và dân sự thuộc về ai ?
Mới có vụ thứ 2 rồi bạn, thôn 4 trường xuân, đắc song, đắc nông
một phụ nữ bị ong này chích phải bán đất đi viện.

Ong rừng nha, chưa ai dám nuôi
 



Back
Top