Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
nhưng em bỏ nó vô chung với thỏ đực thì nó không cho thỏ đực nhẩy ma nó nhẩy lên mình thỏ đực không à hồi đợt rồi em đã mất mười mấy con thỏ con rùi. giò bỏ con nầy nữa tiết quá mấy anh ơi?

Thỏ đực k nhảy được trong trường hợp này là do thỏ yếu hoặc bị bệnh tật, đổi thỏ đực khác phối.
 
C
nhưng em bỏ nó vô chung với thỏ đực thì nó không cho thỏ đực nhẩy ma nó nhẩy lên mình thỏ đực không à hồi đợt rồi em đã mất mười mấy con thỏ con rùi. giò bỏ con nầy nữa tiết quá mấy anh ơi?
Đúng rồi đấy anh...thỏ cái chủ động thế là đang chịu đực đấy..nhiều khi cái "sung" quá át hết con đực. Nếu đực đó vẫn "yếu đuối" hoài thì anh đổi đực. Nhiều trường hợp anh có thể hỗ trợ bằng cách kéo duôi thỏ cái lên hoặc kết hợp nắm 2 chân sau thỏ cai nâng lên giúp thỏ đực dễ nhảy hơn,
 
N
tốt nhất là nuôi thỏ ta ăn thịt thơm và giòn. chứ thỏ lai ăn không ngon
 
S
tốt nhất là nuôi thỏ ta ăn thịt thơm và giòn. chứ thỏ lai ăn không ngon

bác nói sao chứ em thấy thịt như nhau.
Thỏ ta nhỏ xíu, 1 con thỏ nuôi lâu gì đâu mà đc có 1,5-1,7 kg.
Nếu bác nuôi để ăn thì nuôi con gì cũng đc. Chứ nuôi làm ăn kinh tế mà nuôi thỏ ta thì vừa tốn công tốn sức mà lời lãi chả bao nhiêu
 
S
mấy bác cho em xin cái hình bộ phận sinh dục thỏ cái khi sắp phối với
Em hok biết nó nở to là to cỡ nào, màu hồng cỡ nào là đạt :botay: thấy tụi thỏ cái nhốt chung nhảy lên lưng nhau quất phà phà mà thả vô chuồng thỏ đực, thỏ đực nhảy nó lại cụp đuôi trốn :1^:
 
S
mấy bác cho em xin cái hình bộ phận sinh dục thỏ cái khi sắp phối với
Em hok biết nó nở to là to cỡ nào, màu hồng cỡ nào là đạt :botay: thấy tụi thỏ cái nhốt chung nhảy lên lưng nhau quất phà phà mà thả vô chuồng thỏ đực, thỏ đực nhảy nó lại cụp đuôi trốn :1^:

cũng đang quan tâm đay. thỏ cái chiu đực thì phối rất nhanh .còn k chiu thì nó cứ chạy vòng vòng .nhưng rồi con đực cũng đè ra làm được vậy con cái đó có mang thai k vậy .
 
C
cũng đang quan tâm đay. thỏ cái chiu đực thì phối rất nhanh .còn k chiu thì nó cứ chạy vòng vòng .nhưng rồi con đực cũng đè ra làm được vậy con cái đó có mang thai k vậy .
Ngay cả khi thỏ cái chủ động hay thỏ đực phải đè ra làm (phối được, có tiếng kêu, đực trượt xuống mình cái) thì tỉ lệ đậu thai trung bình khoảng 70% là tốt rồi ^^!.

--------

mấy bác cho em xin cái hình bộ phận sinh dục thỏ cái khi sắp phối với
Em hok biết nó nở to là to cỡ nào, màu hồng cỡ nào là đạt :botay: thấy tụi thỏ cái nhốt chung nhảy lên lưng nhau quất phà phà mà thả vô chuồng thỏ đực, thỏ đực nhảy nó lại cụp đuôi trốn :1^:
Nở to hơn bình thường tí à anh, màu hồng nhạt, ẩm...Khi nào nở rất to, màu tím hoặc hồng đậm là đã qua chu kì giao phối. Hồi trước em cũng khó xác định, giờ có dịp nhìn mấy em hậu bị chuẩn bị phối lần đầu riết quen dễ nhận ra (thỏ hậu bị phối lần đầu âm hộ chỉ hơi to, hồng sen, ẩm nói chung là hình tượng mẫu ) ^^!
Còn thỏ cái đã chủ động rồi, khi thỏ đực nhảy lại trốn thì anh giữ thỏ cái lại nhẹ nhàng bằng 1 tay, tay kia kéo nhẹ duôi thỏ cái lên cho thỏ đực dễ xâm nhập vùng cấm....Nhìu thỏ cái ngồi xụp đuôi phủ xuống che mất âm hộ nên đực chẳng làm gì dc
 
Last edited by a moderator:
T
cho mình hỏi thỏ bị gì ?

đàn 7 con có 2 con bị . không biết do bệnh hay do thỏ mẹ đạp trúng . con kia thì giống như bị "dời ăn" của người (bệnh nhìn như bị bỏng mà phải lấy con dấu đóng vào mới hết ấy)
23082013338-jpg.html
 
Last edited by a moderator:
S
em nuôi đóng 1 dãy 10 chuồng. con thỏ đực phối làm dãy chuồng rung Ầm Ầm Ầm như xe tải chạy qua. 9 chuồng kia thỏ sợ chạy Bình Bình loạn xạ, đập chân nghe Đùng Đùng :bang:
Khung cảnh rất là ... hỗn loạn, cứ như có chó sói đột nhập bắt thỏ ấy :botay:
anh chitoan chụp cho em tấm hình với. giúp dễ dàng nhận biết cho tất cả những anh em mới nuôi thỏ nữa :wub: thấy anh Phiện đăng hình mà sao xóa mất rùi anh ??
 
Có lẽ mình phải dừng nghề nuôi thỏ lại một thời gian dài .chứ nhìn lũ thỏ bị bấm mình hết chịu nỗi.đành dừng tại đây để đi làm ăn za,kiếm vốn về mở trại thỏ thật hoành tráng.mọi người hãy nhớ Tho viet1 này nhé.hẹn gặp lại.monh rằng. Việt nam sẽ sản xuất ra thuốc đặc trị nấm da trên con thỏ dễ thương này
 
C
Có lẽ mình phải dừng nghề nuôi thỏ lại một thời gian dài .chứ nhìn lũ thỏ bị bấm mình hết chịu nỗi.đành dừng tại đây để đi làm ăn za,kiếm vốn về mở trại thỏ thật hoành tráng.mọi người hãy nhớ Tho viet1 này nhé.hẹn gặp lại.monh rằng. Việt nam sẽ sản xuất ra thuốc đặc trị nấm da trên con thỏ dễ thương này
Thỏ bị gì vậy anh? Anh up hình tình trạng cho anh em hiểu biết thêm dc không a?
 
V
Help!!!!!!! Bệnh viêm vú ở thỏ

Tôi nuôi thỏ được vài tháng rồi. Thỏ mẹ đã bắt đầu sinh sản. Nhưng thỏ mẹ có hiện tượng bỏ ăn, lừ đừ, các núm vú bị sưng đỏ và khô cứng sau khi sinh khoảng vài ngày dẫn đến một số thỏ mẹ bị chết. Tôi không rõ là bệnh gì? Có bạn nào từng gặp trường hợp như mình không. Chỉ dùm tôi cách phòng bệnh và cách chữa trị bệnh này như thế nào. Xin cảm ơn!
 
Tôi nuôi thỏ được vài tháng rồi. Thỏ mẹ đã bắt đầu sinh sản. Nhưng thỏ mẹ có hiện tượng bỏ ăn, lừ đừ, các núm vú bị sưng đỏ và khô cứng sau khi sinh khoảng vài ngày dẫn đến một số thỏ mẹ bị chết. Tôi không rõ là bệnh gì? Có bạn nào từng gặp trường hợp như mình không. Chỉ dùm tôi cách phòng bệnh và cách chữa trị bệnh này như thế nào. Xin cảm ơn!

Thỏ bị sốt sữa do bạn không tiêm can xi khi thỏ đẻ. Khi thỏ bị tình trạng như thế này thì bạn nên mổ tại chổ viêm sưng lấy hết cặn sữa và mũ ra, sát trùng vết mổ, chích Penstrep.
 
C
em nuôi đóng 1 dãy 10 chuồng. con thỏ đực phối làm dãy chuồng rung Ầm Ầm Ầm như xe tải chạy qua. 9 chuồng kia thỏ sợ chạy Bình Bình loạn xạ, đập chân nghe Đùng Đùng :bang:
Khung cảnh rất là ... hỗn loạn, cứ như có chó sói đột nhập bắt thỏ ấy :botay:
anh chitoan chụp cho em tấm hình với. giúp dễ dàng nhận biết cho tất cả những anh em mới nuôi thỏ nữa :wub: thấy anh Phiện đăng hình mà sao xóa mất rùi anh ??
Em vừa chụp vài tấm hình...chụp không rõ lắm mong anh chị em thông cảm.
Đây là 1 em hậu bị lên giống, chuẩn bị phối lần đầu. Dễ thấy âm hộ hơi sưng to (sưng phía đầu âm hộ), đỏ hồng, ẩm. Như thế này sẽ rất dễ phối, nếu ngay lúc bỏ vào chưa phối được có thể cho thử lại vào buổi sau hoặc đổi đực (lúc chiều vừa bỏ vào là đực phối dính ngay ^^!).


+ Em này là thỏ mẹ. Âm hộ sưng khá to, có màu tím hồng chứng tỏ đã qua chu kì phối giống. Thỏ cái sẽ không chịu đực.


+ Hình ảnh 2 thỏ mẹ có âm hộ không sưng, màu đỏ hồng nhạt hoặc hơi trắng, thấy rõ âm hộ khá khô => Đã qua chu kì lên giống, thỏ cái không chịu đực



+lẽ ra lúc chiều ráng tìm 1 em âm hộ không sưng, trắng hơi hồng thôi (thỏ chưa đến chu kì lên giống, chưa chịu đực) nhưng tìm chưa thấy, hẹn hôm khác sẽ chụp sau.
+ Thỉnh thoảng có vài thỏ bị sưng rất to âm hộ, màu đỏ tím và tím đậm, rất khô là bị viêm nhiễm (khi nào gặp sẽ chụp cho anh chị em) ^^!
P/S: Lý thuyết là thế nhưng thực tế có thể không chính xác 100%, mọi người làm thực tế sẽ dần rút kinh nghiệm thôi. Chúc thành công ^^!
 
S
he he, thank anh Chitoan
Sáng nay thấy 1 em giống như hình anh chitoan đưa lên. Thả vô chuồng thỏ đực, mới gãi gãi lưng cho nó an tâm mà đã thấy nhỏng đít lên rồi.
em đực phóng lên, mới đc 5 giây đã kêu éc éc
Hèn gì mấy ông anh bảo, yếu sinh lý không được ăn thịt thỏ. :nono:ăn vô 5 giây là ra :lol: hết đời trai
 
Last edited by a moderator:
Back
Top