Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
HIc, tài liệu đó mình cũng đọc rùi. Nó có đề cập đến hàm lượng dinh dưỡng của lá đu đủ. Nhưng giờ đọc kĩ lại thì ko thấy nói là cho thỏ ăn lá đu đủ hay trái đu đủ gì hết :7^:
Nguyên đàn thỏ nhà em giờ rờ bụng con nào cũng trơn láng, mướt mát như người mẫu cả :8^: Giờ chắc em chuyển qua kinh doanh thỏ cảnh, thỏ hoa hậu <_<
 
K
Nuôi thỏ vụ đông đc k mấy pác. E đag tính nuôi vài trăm con thỏ thịt qua tết thì pán nè.
 
S
Nuôi thỏ vụ đông đc k mấy pác. E đag tính nuôi vài trăm con thỏ thịt qua tết thì pán nè.

Nuôi đc , cứ nuôi tẹt. Che chắn chuồng trại cho kĩ. Nếu quá lạnh (dưới 10 độ C ) thì từ bây giờ bạn có thể làm Đệm lót sinh học. Vừa đỡ công dọn phân thỏ, vừa ủ ấm cho thỏ B)
 
K
Hêhê e chém vậy thôi. Chứ có pít nuôi nấg gì đâu kảm ơn ý kiến kủa a..
 
S
phân thỏ bón trực triếp lên cây cam mà k cần phơi khô hay ủ có ảnh huởng gì k các bạn .
 
S
Hêhê e chém vậy thôi. Chứ có pít nuôi nấg gì đâu kảm ơn ý kiến kủa a..
A đù :bang: Còn đang tính hỏi bạn mua thỏ con ở đâu mà nuôi thỏ thịt có lời. Ra là chém
phân thỏ bón trực triếp lên cây cam mà k cần phơi khô hay ủ có ảnh huởng gì k các bạn .

Theo kinh nghiệm thì chẳng sao. Nhưng cũng không nên bón như thế vì các loại nấm mốc dễ phát triển gây hại cho bộ rễ của cây (thường cây ăn trái rễ yếu lắm) Chỗ em có nhà trồng tiêu rải phân bò khô chưa ủ xuống. Bữa sau mối đến ăn phân, ăn luôn rễ tiêu :unsure: Cây cam có tinh dầu chắc mối ko ăn rễ đâu
bón kiểu đó phân thỏ bị khô và rất lâu phân hủy. Nên đào 1 cái hố, tấp phân thỏ xuống sau đó phủ 1 tấm bạt/ ni lông lên. 1 tháng sau múc ra bón. Lúc này phân đã hoai nên tốt đất hơn nhiều so với rải phân trực tiếp xuống gốc cây
 
Mọi người cho hỏi là đã có ai cho thỏ ăn bã đậu chưa và cho ăn luôn hay phải nấu chín,nếu phải nấu thì phức tạp quá,cho ăn luôn được thì tiện hơn.Ở chỗ mình là 1,500 đ/kg,mình định cho ăn thay cỏ,mọi người tư vấn giúp nhé.
 
V
Anh Dũng cho ăn bã đậu đó
1 ngày mấy mươi kg bã đậu.
Lấy về trộn cám cho ăn sống. ko nấu

--------

Hè hè, bà con vô tư vấn giúp em cái.
Nên làm thế nào để dễ dàng thu gom phân thỏ. ??
Em dọn phân thỏ sắp bệnh rùi, hu hu
Ko làm theo cách như anh DŨng đc vì ko có mương nước.

Mỗi người tư vấn cho em 1 cách hốt phân với :1^:
Em làm 1 vòng nạo nạo hốt hốt 30 chuông thỏ mất cả tiếng đồng hồ. Sắp tới thỏ con lớn lên nữa hốt chết mất

Theo ý kiến em là người không có kinh nghiệm tư vấn cho người kinh nghiệm đầy mình thế này.
nền bê tông hứng phân làm dốc, cuối nền có một cái máng thu về cái hố. ở trước cái hố đó ta làm 1 cái lưới. cuối ngày lấy nước áp lực phun vào nền nước chảy về hố ga phân đọng ở cái lưới. lấy xẻng xúc 5 xẻng hết phân. phân đó coi như đã rửa qua nước đái thỏ. cho xuống ao cá 300m2 cá ăn ngon lành
 
S
Anh Dũng cho ăn bã đậu đó
1 ngày mấy mươi kg bã đậu.
Lấy về trộn cám cho ăn sống. ko nấu

--------

Hè hè, bà con vô tư vấn giúp em cái.
Nên làm thế nào để dễ dàng thu gom phân thỏ. ??
Em dọn phân thỏ sắp bệnh rùi, hu hu
Ko làm theo cách như anh DŨng đc vì ko có mương nước.

Mỗi người tư vấn cho em 1 cách hốt phân với
Em làm 1 vòng nạo nạo hốt hốt 30 chuông thỏ mất cả tiếng đồng hồ. Sắp tới thỏ con lớn lên nữa hốt chết mất
Theo ý kiến em là người không có kinh nghiệm tư vấn cho người kinh nghiệm đầy mình thế này.
nền bê tông hứng phân làm dốc, cuối nền có một cái máng thu về cái hố. ở trước cái hố đó ta làm 1 cái lưới. cuối ngày lấy nước áp lực phun vào nền nước chảy về hố ga phân đọng ở cái lưới. lấy xẻng xúc 5 xẻng hết phân. phân đó coi như đã rửa qua nước đái thỏ. cho xuống ao cá 300m2 cá ăn ngon lành

HIc, vì lí do hết tiền, nên nền chuồng làm = ...đất nện :cnguoi:
thế mới đau lòng
 
V
Anh Dũng cho ăn bã đậu đó
1 ngày mấy mươi kg bã đậu.
Lấy về trộn cám cho ăn sống. ko nấu

--------

Hè hè, bà con vô tư vấn giúp em cái.
Nên làm thế nào để dễ dàng thu gom phân thỏ. ??
Em dọn phân thỏ sắp bệnh rùi, hu hu
Ko làm theo cách như anh DŨng đc vì ko có mương nước.

Mỗi người tư vấn cho em 1 cách hốt phân với
Em làm 1 vòng nạo nạo hốt hốt 30 chuông thỏ mất cả tiếng đồng hồ. Sắp tới thỏ con lớn lên nữa hốt chết mất


HIc, vì lí do hết tiền, nên nền chuồng làm = ...đất nện :cnguoi:
thế mới đau lòng

Theo ngu ý của em thế này bác nghe xem có được không thì bác làm nhé
Bác mua vôi sống đã nghiền bột, chộn với đất đồi tơi nhỏ. nền bác muốn có thể gia cố thêm bằng mua 1 ít tre đan thành lưới 30x30cm. sau đó trải hỗn hợp đã chộn dày 10cm dùng tay cầm hòn gạch hoặc có cái đầm càng tốt đầm chặt, cán phẳng. sau đó bác dùng xi măng chộn cát tỷ lệ 1/3 sau đó cán phẳng mỏng để tránh ngấm nước. thế là bác được cái nền ngon, bền tốt, rẻ, vì thực tế cái nền này đã được kiểm chứng và em thấy phù hợp với chăn nuôi trong môi trường ẩm ướt và nền ko cần chịu lực nhiều. những chỗ bác dự kiến đặt chân chuồng có thể đặt dưới nền 1 viên gạch là ok bác a. đáy nền này chống ẩm tốt phết. em nghĩ nếu 30m2 chac chỉ tốn khoảng 1tr tiền vật liệu. công thì mình tự làm 1 ngày. vị chi là hơn triệu 1 tẹo
 
S
em nghĩ nếu 30m2 chac chỉ tốn khoảng 1tr tiền vật liệu. công thì mình tự làm 1 ngày. vị chi là hơn triệu 1 tẹo

hic, trại em đến 150 m2, tốn kha khá công và tiền B)
Mọi người tiếp tục tư vấn giúp em cách hốt phân thỏ nhanh và tiện lợi . Em xin hậu tạ = nút thanks :lol:
- Lư ý: 1 ngày 2 xô phân, khoảng 40 kg
 
V
hic, trại em đến 150 m2, tốn kha khá công và tiền B)
Mọi người tiếp tục tư vấn giúp em cách hốt phân thỏ nhanh và tiện lợi . Em xin hậu tạ = nút thanks :lol:
- Lư ý: 1 ngày 2 xô phân, khoảng 40 kg

cảm ơn bác nhiều a. vụ này em chắc tham khảo thêm trại gà nuôi gà đẻ lạnh bằng chuồng.
 
N
em cũng chưa nuôi thỏ, nhưng có thể bác ứng dụng đệm lót sinh thái vào bên dưới nền chuồng thỏ xem thế nào, vì theo em biết đệm lót sinh thái khử mùi hôi và phân rất tốt ạ.
 
S
em cũng chưa nuôi thỏ, nhưng có thể bác ứng dụng đệm lót sinh thái vào bên dưới nền chuồng thỏ xem thế nào, vì theo em biết đệm lót sinh thái khử mùi hôi và phân rất tốt ạ.

THanks Nguyễn Dương.
Nền = đệm lót nhiều nhược điểm lắm dương ui
1. Thỏ đái dữ lắm, phải cào mặt phân liên tục :unsure:
2. Để các loại men hoạt động tốt thì nền phải ấm và độ ẩm cao, mầm bệnh cũng phát triển tốt, lâu dài thì thành cả ổ bệnh cho thỏ
3. Vô phương xài thuốc tiêu độc, khử trùng vì sẽ chết men đệm lót B)
4. Tăng nhiệt độ trại nuôi, Mùa nắng trên em mà tăng thêm 2-3 độ là thành lò hấp luôn, thỏ ghét nóng, chịu lạnh giỏi hơn chịu nóng, nóng quá sẽ đẻ ít
5. Chế phẩm balasa cũng mắc, 150m2 sâu 40 cm sẽ tốn ...mớ tiền :1^:
 
V
THanks Nguyễn Dương.
Nền = đệm lót nhiều nhược điểm lắm dương ui
1. Thỏ đái dữ lắm, phải cào mặt phân liên tục :unsure:
2. Để các loại men hoạt động tốt thì nền phải ấm và độ ẩm cao, mầm bệnh cũng phát triển tốt, lâu dài thì thành cả ổ bệnh cho thỏ
3. Vô phương xài thuốc tiêu độc, khử trùng vì sẽ chết men đệm lót B)
4. Tăng nhiệt độ trại nuôi, Mùa nắng trên em mà tăng thêm 2-3 độ là thành lò hấp luôn, thỏ ghét nóng, chịu lạnh giỏi hơn chịu nóng, nóng quá sẽ đẻ ít
5. Chế phẩm balasa cũng mắc, 150m2 sâu 40 cm sẽ tốn ...mớ tiền :1^:

Vụ này nghe khoai phết. Hay chuồng bác đã đầm đất nện rồi, bác làm bao xi tráng lên rồi rửa nước cho nhanh. bác có ao nên lấy nước từ ao lên cũng tiện, Khắc phục trước đã để đỡ ốm đã, rồi lấy tiền thuốc tiết kiệm được mua thêm xi tráng thêm cho nền nó sạch vì em nghĩ cái này là sạch nhất chứ quét với hót dưới đáy nền vẫn ngấm nước đái thỏ, lúc nóng amoni sẽ bốc nên em sợ thỏ nó cũng ốm theo bác a
 
9
hic, trại em đến 150 m2, tốn kha khá công và tiền B)
Mọi người tiếp tục tư vấn giúp em cách hốt phân thỏ nhanh và tiện lợi . Em xin hậu tạ = nút thanks :lol:
- Lư ý: 1 ngày 2 xô phân, khoảng 40 kg

pấm cho mình kái nút thank đi mình hướng dẫn cho mà làm..
 
9
thanks rùi á :wub:

hồi xưa mình nuôi 50 em thỏ cỏ, công việc dọn phân thấy là mắc ói kinh khủng. Mình đi mua bạc (mũ) loại mà người ta nuôi cá đó, căn bạc dưới đáy chuồng, căn xéo theo kiểu nhà 1 mái, thỏ ỉa và đái lên bạc thì phân sẽ tự dồn về 1 góc, góc đó mình đặc kái xô phân sẽ tự tọt vào xô lun.
 
Back
Top