Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
N
các bác ơi ,có bác nào nuôi thỏ ở mạn miền bắc việt nam ko ?cho e hỏi đầu ra của thỏ thì xuất đi tỉnh nào ?lời lãi ra sao ?e đang đứng giữa ngã ba đường bjo ko biết nuôi con gì ?
 
T
Thank bác, hôm nay em hết bệnh rùi :lol:
Dọn đống phân thỏ muốn bệnh lại luôn :1^:10 xô, gần 2 tạ phân thỏ. :1^: quét dọn, phun thuốc mất mém mém 3 tiếng đồng hồ.
Dọn xong phải về nhà uống C sủi bọt với canxi :10^:
Bến Tre giá thỏ thế nào rùi anh?

giá cũng bình thường như mọi ngày, vậy mà kêu bán thỏ giống 100k/kg bị chê mắc. eo.
đang chờ thỏ đẻ, dạo này giá nhỉn lên cũng thấy ham,
mình làm chuồng cao 1.3m nên cũng đỡ phải dọn phân, 1 tuần/lần. chỉ hay bị viêm vú do ăn dư đạm tiêu chảy, dính nền chuồng. áp dụng quy trình của chú Dũng nên cũng đỡ hơn nhiều rồi

bác có kiếm được giống cỏ nào trồng chưa, giá cả trên đó hấp dẫn quá, nâng đàn lên đi.
 
V
các bác ơi ,có bác nào nuôi thỏ ở mạn miền bắc việt nam ko ?cho e hỏi đầu ra của thỏ thì xuất đi tỉnh nào ?lời lãi ra sao ?e đang đứng giữa ngã ba đường bjo ko biết nuôi con gì ?
Năm ngoái thỏ ở phú thọ, hà nội bán cho người mua buôn bình thường 50.000 đ/1kg . năm nay thì mình ko rõ
 
S
các bác ơi ,có bác nào nuôi thỏ ở mạn miền bắc việt nam ko ?cho e hỏi đầu ra của thỏ thì xuất đi tỉnh nào ?lời lãi ra sao ?e đang đứng giữa ngã ba đường bjo ko biết nuôi con gì ?
Ninh bình là chỗ có công ty NIPPON gì đó đặt trụ sở thu mua thỏ làm thuốc mà. bác lên mạng search đọc thông tin đi
giá cũng bình thường như mọi ngày, vậy mà kêu bán thỏ giống 100k/kg bị chê mắc. eo.
đang chờ thỏ đẻ, dạo này giá nhỉn lên cũng thấy ham,
mình làm chuồng cao 1.3m nên cũng đỡ phải dọn phân, 1 tuần/lần. chỉ hay bị viêm vú do ăn dư đạm tiêu chảy, dính nền chuồng. áp dụng quy trình của chú Dũng nên cũng đỡ hơn nhiều rồi

bác có kiếm được giống cỏ nào trồng chưa, giá cả trên đó hấp dẫn quá, nâng đàn lên đi.
Em quyết định trồng VA06 rùi. Đỡ phải chăm sóc.
Bác cho ăn cám gì mà dư đạm thế?
Quy trình của bác Dũng khúc nào bày em với, em đang bị 1 con thỏ mẹ mấy hôm nay ỉa phân dính chuồng, chắc dính trường hợp này rùi. Phân nó tròn lại từng chùm như phâm mềm, hôi hôi. Bị cả tuần nay rùi, hôm nay thấy nó chê cám, bắp. lo ăn rau thui. Đang lo ko biết chuyện gì
 
T
Em quyết định trồng VA06 rùi. Đỡ phải chăm sóc.

VA06 năng suất cao do có nhiều vật chất khô, nhưng bù lại nó cứng hơn các loại khác. thỏ hay bỏ nhiều, dọn chuồng mệt luôn. nhà bạn gần bến xe Daklak o? hôm nào mình gửi vài cọng Mulato 2 cho nhân giống. cầm cọng cỏ lên đã tay lắm, ...bù lại bạn gửi vài trăm...gam cafe cho mình. haha
 
S
Em quyết định trồng VA06 rùi. Đỡ phải chăm sóc.

VA06 năng suất cao do có nhiều vật chất khô, nhưng bù lại nó cứng hơn các loại khác. thỏ hay bỏ nhiều, dọn chuồng mệt luôn. nhà bạn gần bến xe Daklak o? hôm nào mình gửi vài cọng Mulato 2 cho nhân giống. cầm cọng cỏ lên đã tay lắm, ...bù lại bạn gửi vài trăm...gam cafe cho mình. haha
èo, vài cọng thì khi nào em mới nhân giống cho đủ đây :1^: thỏ em thì chuyên gia ăn cỏ. :1^:
 
T
Nhờ anh tư vấn giúp

Anh Dũng kính mến!
Tình hình là em vừa chập chững bước vào nuôi thỏ mà gian nan quá anh ạ. Em có khoảng 36 con thỏ con sau cai sữa, mới tách mẹ hôm 19/10 đến nay mà đã 3 em ra đi do tiêu chảy rồi. Em cũng chỉ cho ăn cám viên, uống nước đến 22h. Uống thuốc phòng cầu trùng, e.coli như đúng quy trình của anh, uống nước đun sôi để nguội. Một ngăn 0,25m2 em chỉ nuôi 3 con. Em không biết nguyên nhân từ đầu mà chỉ nghi do ăn toàn thức ăn tinh không đủ chất xơ. Vậy anh cho em hỏi ngoài thức ăn tinh ra anh có cho thỏ sau cai sữa ăn thêm rau, cỏ không ạ? Anh có thể chia sẻ Khẩu phần ăn của thỏ sau cai sữa của anh để em tham khảo được chứ anh? Email của em: nxtruong83@gmail.com.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của anh.
Chân thành cám ơn anh!
 
V
Anh Dũng kính mến!
Tình hình là em vừa chập chững bước vào nuôi thỏ mà gian nan quá anh ạ. Em có khoảng 36 con thỏ con sau cai sữa, mới tách mẹ hôm 19/10 đến nay mà đã 3 em ra đi do tiêu chảy rồi. Em cũng chỉ cho ăn cám viên, uống nước đến 22h. Uống thuốc phòng cầu trùng, e.coli như đúng quy trình của anh, uống nước đun sôi để nguội. Một ngăn 0,25m2 em chỉ nuôi 3 con. Em không biết nguyên nhân từ đầu mà chỉ nghi do ăn toàn thức ăn tinh không đủ chất xơ. Vậy anh cho em hỏi ngoài thức ăn tinh ra anh có cho thỏ sau cai sữa ăn thêm rau, cỏ không ạ? Anh có thể chia sẻ Khẩu phần ăn của thỏ sau cai sữa của anh để em tham khảo được chứ anh? Email của em: nxtruong83@gmail.com.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của anh.
Chân thành cám ơn anh!

Về nuôi thỏ em chỉ biết sơ qua thế này , bác lên cho thỏ ăn thêm rau củ quả, nhưng lên phơi cho héo rồi hãy cho ăn bác nhé. nếu ăn chuyên cám mình nghĩ sẽ không hợp lý. còn các cái khác bác buổi tối buzzz cái nick skaterboi nhờ bác đấy giúp thêm.
thực tết kinh nghiệm cách đây 20 năm của mình là tuyệt đối không cho thỏ ăn rau củ quả còn tươi mà nên phơi héo, như vậy lượng thức ăn sẽ ăn được nhiều hơn và thỏ ít bị bệnh đường ruột.
còn không biết bây giờ thỏ giống mới công nghệ mới thì thế nào. chứ ăn toàn cám hoặc ăn nhiều cám quá cũng nhanh thanh lý chuồng thỏ lắm
 
S
Anh Dũng kính mến!
Tình hình là em vừa chập chững bước vào nuôi thỏ mà gian nan quá anh ạ. Em có khoảng 36 con thỏ con sau cai sữa, mới tách mẹ hôm 19/10 đến nay mà đã 3 em ra đi do tiêu chảy rồi. Em cũng chỉ cho ăn cám viên, uống nước đến 22h. Uống thuốc phòng cầu trùng, e.coli như đúng quy trình của anh, uống nước đun sôi để nguội. Một ngăn 0,25m2 em chỉ nuôi 3 con. Em không biết nguyên nhân từ đầu mà chỉ nghi do ăn toàn thức ăn tinh không đủ chất xơ. Vậy anh cho em hỏi ngoài thức ăn tinh ra anh có cho thỏ sau cai sữa ăn thêm rau, cỏ không ạ? Anh có thể chia sẻ Khẩu phần ăn của thỏ sau cai sữa của anh để em tham khảo được chứ anh? Email của em: nxtruong83@gmail.com.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của anh.
Chân thành cám ơn anh!

Bạn cho ăn cám gì ?
Cám nhiều đạm quá thỏ cũng đi ỉa
Cám nhiều béo quá thỏ cũng đi ỉa
Cám mặn quá thỏ uống nhiều nước cũng đi ỉa
Xơ dưới 8% thỏ cũng dể đi ỉa.

Con thỏ vãi cả phức tạp :wacko:
 
V
Bạn cho ăn cám gì ?
Cám nhiều đạm quá thỏ cũng đi ỉa
Cám nhiều béo quá thỏ cũng đi ỉa
Cám mặn quá thỏ uống nhiều nước cũng đi ỉa
Xơ dưới 8% thỏ cũng dể đi ỉa.

Con thỏ vãi cả phức tạp :wacko:

em đọc thấy cũng phức tạp thật nhưng bác thành công thì cũng đúng là người thật kiên trì
 
C
Anh Dũng kính mến!
Tình hình là em vừa chập chững bước vào nuôi thỏ mà gian nan quá anh ạ. Em có khoảng 36 con thỏ con sau cai sữa, mới tách mẹ hôm 19/10 đến nay mà đã 3 em ra đi do tiêu chảy rồi. Em cũng chỉ cho ăn cám viên, uống nước đến 22h. Uống thuốc phòng cầu trùng, e.coli như đúng quy trình của anh, uống nước đun sôi để nguội. Một ngăn 0,25m2 em chỉ nuôi 3 con. Em không biết nguyên nhân từ đầu mà chỉ nghi do ăn toàn thức ăn tinh không đủ chất xơ. Vậy anh cho em hỏi ngoài thức ăn tinh ra anh có cho thỏ sau cai sữa ăn thêm rau, cỏ không ạ? Anh có thể chia sẻ Khẩu phần ăn của thỏ sau cai sữa của anh để em tham khảo được chứ anh? Email của em: nxtruong83@gmail.com.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của anh.
Chân thành cám ơn anh!
19 cai sữa, hôm nay 25 vậy chi thỏ con gần 40 ngày, với 36 cái sau 50 ngày còn 30 con đã là đạt.
 
T
Bạn cho ăn cám gì ?
Cám nhiều đạm quá thỏ cũng đi ỉa
Cám nhiều béo quá thỏ cũng đi ỉa
Cám mặn quá thỏ uống nhiều nước cũng đi ỉa
Xơ dưới 8% thỏ cũng dể đi ỉa.

Con thỏ vãi cả phức tạp :wacko:
Cám ơn bạn!
Mình cho ăn cám C15 của lợn. Vậy chắc là cám mặn rùi bạn nhỉ. Chắc mình phải giảm lượng cám đi và thêm cơm nguội hoặc thóc mầm vào khẩu phần ăn. Hết cám c15 mình chuyển qua c64 như bác Dũng chắc ok bạn nhỉ.
Bạn skaterboi ui. Bạn có thể truyền cho mình chút bí kíp được không. Mình quyết tâm sống mái với con thỏ rùi. Công việc cũng nghỉ rùi. Bây giờ chỉ tập trung vào ban đầu với 20 con mái đẻ mà gian nan quá trời.
Cám ơn sư phụ trước nha!
 
Anh Dũng kính mến!
Tình hình là em vừa chập chững bước vào nuôi thỏ mà gian nan quá anh ạ. Em có khoảng 36 con thỏ con sau cai sữa, mới tách mẹ hôm 19/10 đến nay mà đã 3 em ra đi do tiêu chảy rồi. Em cũng chỉ cho ăn cám viên, uống nước đến 22h. Uống thuốc phòng cầu trùng, e.coli như đúng quy trình của anh, uống nước đun sôi để nguội. Một ngăn 0,25m2 em chỉ nuôi 3 con. Em không biết nguyên nhân từ đầu mà chỉ nghi do ăn toàn thức ăn tinh không đủ chất xơ. Vậy anh cho em hỏi ngoài thức ăn tinh ra anh có cho thỏ sau cai sữa ăn thêm rau, cỏ không ạ? Anh có thể chia sẻ Khẩu phần ăn của thỏ sau cai sữa của anh để em tham khảo được chứ anh? Email của em: nxtruong83@gmail.com.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của anh.
Chân thành cám ơn anh!

Phải xét nhiều yếu tố.

1. Kết cấu chuồng trại hợp lý chưa? lót đáy chuồng bằng gì? nên lót đáy chuồng bằng lưới kẽm k gỉ, lỗ 1.5cm, đảm bảo thoát phân sạch sẽ, k bị dính phân, chiều cao đáy chuồng tối thiểu 0.7m so với mặt đất, đảm bảo xịt rửa sàn nền k làm ướt chân thỏ.

2. Gia phả, đảm bảo k bị đồng huyết, kể cả thỏ cha và thỏ mẹ. Giai đoạn hậu bị được chăm sóc tốt, khi phối giống đảm bảo thỏ đã đủ tuổi trưởng thành.

3. Giai đoạn thỏ mang thai, phải chăm sóc đúng quy trình, chích ngưà đầy đủ, chế độ cho ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhất là thành phần Protein ( tốt nhất là 16 - 18%) đây là yếu tố rất quan trọng, nếu k đàn thỏ con sinh ra sẽ yếu, thỏ mẹ k đủ sữa nuôi con, dẫn đến chậm lớn còi cọc, mắc nhiều bệnh nhất là tiêu chảy và chết dần.

4. Giai đoạn sau thôi bú, phải cho thỏ ăn thức ăn tinh có độ đạm từ 16-18%, tránh cho ăn thức ăn thô xanh, thỏ càng phát triển nhanh càng ít bị bệnh và chết.

5. Để phòng rối loạn tiêu hóa, nên thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho thỏ con. các quy trình cho uống thuốc phòng cầu trùng, E-coli phải được thực hiện đầy đủ, kèm theo đó là công tác sát trùng chuồng trại thực hiện định kỳ thường xuyên. Thuốc phòng cầu trùng nên dùng Esb3.

Gian đoạn này là giai đoạn chuẩn bị bước vào thời kỳ chết nhiều nhất của thỏ con sau cai sữa (45-55 ngày tuổi) bạn cần chú ý.

Vài ý kiến cung cấp cho bạn.
 
T
Phải xét nhiều yếu tố.

1. Kết cấu chuồng trại hợp lý chưa? lót đáy chuồng bằng gì? nên lót đáy chuồng bằng lưới kẽm k gỉ, lỗ 1.5cm, đảm bảo thoát phân sạch sẽ, k bị dính phân, chiều cao đáy chuồng tối thiểu 0.7m so với mặt đất, đảm bảo xịt rửa sàn nền k làm ướt chân thỏ.

2. Gia phả, đảm bảo k bị đồng huyết, kể cả thỏ cha và thỏ mẹ. Giai đoạn hậu bị được chăm sóc tốt, khi phối giống đảm bảo thỏ đã đủ tuổi trưởng thành.

3. Giai đoạn thỏ mang thai, phải chăm sóc đúng quy trình, chích ngưà đầy đủ, chế độ cho ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhất là thành phần Protein ( tốt nhất là 16 - 18%) đây là yếu tố rất quan trọng, nếu k đàn thỏ con sinh ra sẽ yếu, thỏ mẹ k đủ sữa nuôi con, dẫn đến chậm lớn còi cọc, mắc nhiều bệnh nhất là tiêu chảy và chết dần.

4. Giai đoạn sau thôi bú, phải cho thỏ ăn thức ăn tinh có độ đạm từ 16-18%, tránh cho ăn thức ăn thô xanh, thỏ càng phát triển nhanh càng ít bị bệnh và chết.

5. Để phòng rối loạn tiêu hóa, nên thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho thỏ con. các quy trình cho uống thuốc phòng cầu trùng, E-coli phải được thực hiện đầy đủ, kèm theo đó là công tác sát trùng chuồng trại thực hiện định kỳ thường xuyên. Thuốc phòng cầu trùng nên dùng Esb3.

Gian đoạn này là giai đoạn chuẩn bị bước vào thời kỳ chết nhiều nhất của thỏ con sau cai sữa (45-55 ngày tuổi) bạn cần chú ý.

Vài ý kiến cung cấp cho bạn.
Cám ơn anh nhiều ạ.
Chuồng em nuôi của em cũng được làm bằng lưới 1,5cm chống rỉ tùi anh ạ. Nhưng có lẽ là hơi thấp so với tiêu chuẩn rùi, của em chỉ cao được 0,6m so với nền chuồng nhưng em không dùng vòi phun nước xịt mà em cho nước chảy từ bể chứa nước nên chắc không thể làm thỏ ướt chân được ạ. Em dùng HanEba 30% để phòng cầu trùng vì em đi tìm mãi loại thuốc ESB3 mà không được anh ạ. men vi sinhthì em chưa dùng mà em chỉ cho ăn thêm Lyzins chắc chưa hợp lý anh nhỉ? Anh cho em hỏi mình có thể cho thỏ uống chế phẩm EM thay vì men tiêu hóa được không anh?
Một lần nữa cám ơn anh và chúc anh sức khỏe!
 
Cám ơn anh nhiều ạ.
Chuồng em nuôi của em cũng được làm bằng lưới 1,5cm chống rỉ tùi anh ạ. Nhưng có lẽ là hơi thấp so với tiêu chuẩn rùi, của em chỉ cao được 0,6m so với nền chuồng nhưng em không dùng vòi phun nước xịt mà em cho nước chảy từ bể chứa nước nên chắc không thể làm thỏ ướt chân được ạ. Em dùng HanEba 30% để phòng cầu trùng vì em đi tìm mãi loại thuốc ESB3 mà không được anh ạ. men vi sinhthì em chưa dùng mà em chỉ cho ăn thêm Lyzins chắc chưa hợp lý anh nhỉ? Anh cho em hỏi mình có thể cho thỏ uống chế phẩm EM thay vì men tiêu hóa được không anh?
Một lần nữa cám ơn anh và chúc anh sức khỏe!

Độ cao sàn chuồng 0,6m so với mặt đất là ổn rồi.

Uống chế phẩm EM cũng tốt, bạn chú ý cách cho ăn, chỉ cần cho ăn cám viên đủ độ đạm, đủ lượng là được rồi k cần dư, cho ăn dư thức ăn dễ bị tiêu chảy hơn là ăn thiếu một chút.
 
T
Độ cao sàn chuồng 0,6m so với mặt đất là ổn rồi.

Uống chế phẩm EM cũng tốt, bạn chú ý cách cho ăn, chỉ cần cho ăn cám viên đủ độ đạm, đủ lượng là được rồi k cần dư, cho ăn dư thức ăn dễ bị tiêu chảy hơn là ăn thiếu một chút.
Cám ơn anh!
Em sẽ ghi nhớ những đóng góp bổ ích của anh. Hy vọng em sẽ cải thiện và hoàn thiện được quy trình nuôi tốt hơn.
Chúc anh sức khỏe!
 
H
cho e hoi a chut

Treo chỉ dành cho dê thui, thỏ treo chi mất công. Cứ quăng vào máng ăn cho nó rút ra gặm

Bạn phải nói rõ khúc nào của đaknông nữa, dak nông nó bao la lắm, nếu gần phía bắc ( gần Buôn Ma Thuọt) thì có đầu ra vô tư.


1106022332.jpg

chuồng của em cũng giống thế này, bỏ cỏ vào máng ở giữa, cho thỏ 2 bên tự rút ăn. Nhưng chắc chắn cách nào thì vẫn có cỏ rơi vãi.
Nếu muốn cỏ ko rơi vãi, chỉ có cách bỏ vô máy xay, ép thành hôt/ sơpij rồi cho vô máng thì thỏ may ra chịu ăn hết ^_^

a oi a dung loai luoi gi de lam chuong day a.e cung tim loai luoi sat nhu the nhung ma k thay ban.e cam on
 
Back
Top