Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
a oi a dung loai luoi gi de lam chuong day a.e cung tim loai luoi sat nhu the nhung ma k thay ban.e cam on

Đến mấy chỗ bán chuồng chim, chuồng gà mà hỏi bạn ui.
Mua từng tấm, về tự hàn/ buộc cũng đc.
Nhớ lấy tấm làm đáy phải là loại cọng to và dày hơn tấm khung
 
H
Đến mấy chỗ bán chuồng chim, chuồng gà mà hỏi bạn ui.
Mua từng tấm, về tự hàn/ buộc cũng đc.
Nhớ lấy tấm làm đáy phải là loại cọng to và dày hơn tấm khung

tai e thay thich lam chuong nhu cua a vi khong can phai lam khung a ag.ma cung chang biet ten loai luoi sat day ten la gi de hoi nua.e cam on a
 
S
tai e thay thich lam chuong nhu cua a vi khong can phai lam khung a ag.ma cung chang biet ten loai luoi sat day ten la gi de hoi nua.e cam on a

Mình cũng chịu luôn, mình gọi là lưới bọc kẽm là mấy ông bán hiểu loại nào :lol: có 2 loại, 1 loại cọng lẽm nhỏ, mèm, nuôi gà/bồ câu thì đc. Loại nuôi thỏ phải to và dày hơn vì chúng nó vừa phá vừa nặng
Chuồng này giá trên mình khá mắc. 220k/chuồng với loại chuồng đôi, 250k/chuồng đơn
50 chuồng là đi tong mười mấy triệu :00:
 
9
tai e thay thich lam chuong nhu cua a vi khong can phai lam khung a ag.ma cung chang biet ten loai luoi sat day ten la gi de hoi nua.e cam on a

lưới mà nuôi gà nuôi chim là lưới mắt cáo, lỗ 1cm. Còn nuôi thỏ thì bác nên xài lưới lỗ vuông, lỗ rộng 2cm là vừa, kẽm này pác lên nhảy củng chả sập nưã
 
H
vang a.ngay trc e lam bang go may chu gam thung het ca vj toan go e tan dung dc ma.cam on may a nhe
 
S
Oa oa :1^: Sáng nay có việc đi sớm, trưa mới quay lại trại thỏ.
Thấy 2 con thỏ đẻ ra 13 con. mà tụi nó hok đẻ vô ổ mà đẻ ở ngoài, chết hết rùi :1^:
Oa oa, thỏ ơi :1^:

Tụi nó chết lạnh, thấy bú mẹ no tròn bụng mà chết tội quá :1^:
 
T
Oa oa :1^: Sáng nay có việc đi sớm, trưa mới quay lại trại thỏ.
Thấy 2 con thỏ đẻ ra 13 con. mà tụi nó hok đẻ vô ổ mà đẻ ở ngoài, chết hết rùi :1^:
Oa oa, thỏ ơi :1^:

Tụi nó chết lạnh, thấy bú mẹ no tròn bụng mà chết tội quá :1^:
Chia buồn cùng bác nhé!
Em thì ngồi nhà mong thỏ đẻ mà nó chẳng chịu đẻ cho. Hihi.
Báo với bác tin vui là bầy thỏ của em sau khi áp dụng bí kíp của bác truyền cho: vina cám + bã đậu đã ổn định mấy ngày nay không còn thấy tiêu chảy nữa. Cám ơn sư phụ rất nhìu
Chúc sư phụ khỏe truyền đạo khắp giang hồ !keke
 
S
Chia buồn cùng bác nhé!
Em thì ngồi nhà mong thỏ đẻ mà nó chẳng chịu đẻ cho. Hihi.
Báo với bác tin vui là bầy thỏ của em sau khi áp dụng bí kíp của bác truyền cho: vina cám + bã đậu đã ổn định mấy ngày nay không còn thấy tiêu chảy nữa. Cám ơn sư phụ rất nhìu
Chúc sư phụ khỏe truyền đạo khắp giang hồ !keke

Bác nhớ hấp chín bã đậu nhé. thỏ sinh sản mình phải chăm kĩ kĩ 1 tí. Thỏ thịt cho nó ăn bã đậu sống cũng đc

Hic, rút kinh nghiệm hôm qua, hôm nay 1h đêm mò dậy xem con thỏ kia đẻ đái thế nào thì hok thấy đẻ. sángthwucs dậy thì thấy 8 con lăn lóc ngoài chuồng, chết lạnh 3 con :119: Mấy con thỏ mẹ không biết đẻ này :162: đừng để anh điên máu lên anh thịt hết :162:
Anh dũng & mọi người: có cách nào xử lí việc thỏ con đẻ ngoài ổ đẻ bị chết lạnh hok nhỉ. Mùa này trên em ban đêm lạnh lắm :shiver: Em muốn cho thỏ đẻ tự nhiên, không chích kích đẻ cho thỏ con khỏe mạnh
 
Last edited by a moderator:
T
Anh dũng & mọi người: có cách nào xử lí việc thỏ con đẻ ngoài ổ đẻ bị chết lạnh hok nhỉ. Mùa này trên em ban đêm lạnh lắm :shiver: Em muốn cho thỏ đẻ tự nhiên, không chích kích đẻ cho thỏ con khỏe mạnh[/QUOTE]

Bạn có bỏ lông thỏ vào ổ để làm mồi nhử không, ghi ngày thỏ đẻ rồi bỏ ổ vào trước 1 ngày, mình làm cách này có thấy con nào đẻ ngoài đâu.
Dưới này cũng bắt đầu lạnh, thỏ bỏ ăn rồi bị cảm, hắt hơi ì xèo, chích thỏ mệt luôn.:approve:
 
Hic, rút kinh nghiệm hôm qua, hôm nay 1h đêm mò dậy xem con thỏ kia đẻ đái thế nào thì hok thấy đẻ. sángthwucs dậy thì thấy 8 con lăn lóc ngoài chuồng, chết lạnh 3 con :119: Mấy con thỏ mẹ không biết đẻ này :162: đừng để anh điên máu lên anh thịt hết :162:
Anh dũng & mọi người: có cách nào xử lí việc thỏ con đẻ ngoài ổ đẻ bị chết lạnh hok nhỉ. Mùa này trên em ban đêm lạnh lắm :shiver: Em muốn cho thỏ đẻ tự nhiên, không chích kích đẻ cho thỏ con khỏe mạnh

Không có cách nào cả, cách duy nhất và hay nhất là kích đẻ. Tôi là người đầu tiên cho thỏ đẻ bằng phương pháp chích kích đẻ và từ đó cho đến nay, hơn 4 năm tôi nhận ra rằng:

- Chích kích đẻ cho thỏ mẹ đúng thời điểm, thỏ con đẻ ra khỏe hơn để cho thỏ đẻ tự nhiên vì thỏ con k bị ngộp trong quá trình thỏ mẹ rặng đẻ, đối với nhiều thỏ mẹ không đẻ đúng thời điểm mà đẻ chậm đi một vài ngày do trong môi trường nuôi nhốt thỏ ít vận động nên điều này hay xãy ra, những đàn thỏ này sẽ rất yếu và hầu như sẽ chết trong giai đoạn bú mẹ.

- Chích kích đẻ còn giúp thỏ mẹ khi đẻ không bị mất sức nhiều, một số thỏ mẹ (nhất là thỏ đẻ con so) sau khi sinh xong đã kiệt sức và chết.

- Ngoài ra khi dùng kích đẻ, ngoài tác dụng co bóp tử cung còn có tác dụng co bóp các cơ vú giúp thỏ kích thích tiết sữa nuôi con.

- Điều hay nhất là khi dùng kích đẻ sẽ k bao giờ xãy ra trường hợp như bạn đã bị, tức là thỏ con sẽ tuyệt đối an toàn, k bị đẻ rớt, bị thỏ mẹ ăn, bị lạnh và chết.

Vì những ưu điểm như trên tại sao ta k dùng pp kích đẻ cho thỏ? khi các bạn nuôi quy mô vài trăm thỏ mẹ thì các bạn sẽ thấy tại sao phải dùng pp kích đẻ cho thỏ.
 
S
ok, để bắt đầu từ bây giờ em áp dụng phương pháp này.
chắc đầu tháng em làm 1 chuyến xuống Đồng Nai, đến chỗ bác Dũng để học thêm vấn đề này, xé nhau ,lau thỏ thỏ con .... :063:
 
C
ok, để bắt đầu từ bây giờ em áp dụng phương pháp này.
chắc đầu tháng em làm 1 chuyến xuống Đồng Nai, đến chỗ bác Dũng để học thêm vấn đề này, xé nhau ,lau thỏ thỏ con .... :063:
EM thì không chích kích đẻ trừ khi bất khả kháng (sau này nếu nhiều thỏ chắc cũng buộc phải chích) nhưng từng đỡ đẻ trực tiếp nhiều lần cho cả thỏ, heo, chó... thì thế này:

Dùng giẻ thấm nước, trợn mịn, tốt nhất là khăn mịn lông không quá nhám lau cho thỏ con mới đẻ ra, chú ý chỉ thấm nước không dùng giẻ/khăn vuốt soạt soạt như lau khô cho người được.

Nếu thỏ con chưa được mẹ lột màng nhau thai ra thì mình cẩn thận lột nhanh kẻo thỏ con ngộp. Nhau thai tuy mỏng nhưng khá dai, có thể lột bằng tay hoặc dùng kéo nhọn khoét sẵn lỗ giúp dễ lột hơn nhưng cẩn thận kẻo trúng thỏ con do lúc này vùng da thỏ khá trơn. Sau khi lột màng nhau tiếp tục thấm khô da thỏ.

Dùng pen (kềm dùng trong y tế có thể kẹp và khoá giữ chặt) kẹp vào cuốn rốn thỏ con, cách bụng gần 1cm. lấy kéo đã qua khử trùng (lau bằng cồn/iot) cắt nhau thai rồi xức iot vào vết thương, sau bó đỏ pen ra, cho thỏ con vào rổ ủ ấm.

Đơn giản thế thôi. Thỏ con được mình đỡ đẻ sẽ không chết do ngộp thở (nhiều thỏ mẹ dở không ăn nhau cho con), không bị lạnh chết (đỡ đẻ xong cho ngay vào khu ủ ấm), không bị đẻ ra ngoài ổ...Hơn thế dù thỏ mẹ cắn nhau thai cho thỏ con và liếm vùng vùng vết thương nơi cuốn rốn sẽ giúp ít bị nhiễm trùng nhưng vết thương được xức thuốc sát trùng vẫn tốt hơn, chưa nói nhiều thỏ mẹ vụng cắn nhau cắn lố sang cả bụng thỏ con, làm trầy xước và thường sẽ bị thỏ mẹ ăn thịt luôn do vùng bụng ra máu khá nhiều, thỏ mẹ không phân biệt được máu từ nhau và máu từ bụng con.
 
V
hoi bao tieu san pham

Cho mình hỏi mình vừa kiếm được trại thỏ họ nói bao sản phẩm nhưng không biết là cần hợp đồng gi không hay chỉ nói xuông thôi vỉ trại này cũng mới mở ak
 
C
Cho mình hỏi mình vừa kiếm được trại thỏ họ nói bao sản phẩm nhưng không biết là cần hợp đồng gi không hay chỉ nói xuông thôi vỉ trại này cũng mới mở ak
Thế thì hỏi họ xem họ làm theo hướng hợp đồng giấy hay hợp đồng miệng. Lời khuyên là nên làm hợp đồng giấy!!
 
ok, để bắt đầu từ bây giờ em áp dụng phương pháp này.
chắc đầu tháng em làm 1 chuyến xuống Đồng Nai, đến chỗ bác Dũng để học thêm vấn đề này, xé nhau ,lau thỏ thỏ con .... :063:

Hẹn trước khi xuống, tôi sẽ để lại thỏ đẻ ngày hôm đó để thực hành cho bạn thấy nó đơn giản và thuận tiện như thế nào?
 
S
dze dze, trưa mai 1/11 em xuống SG. dự là trong buổi chiều thì đến chỗ bác Dũng. :wub:
Khi nào đến sân bay em sẽ gọi điện cho bác trước ^_^
 
Last edited by a moderator:
T
Các bác tư vấn giúp em, xem xử lý răng con thỏ này thế nào với? Răng dưới mọc thế này nên hàm trên và hàm dưới bây giờ đều dài lắm.Và con thỏ này cũng nhỏ hơn so với mấy con cùng lứa.Em tính bấm nhưng không biết bấm thế nào hợp lý
Agriviet.Com-P1080167.JPG
 
T
Không có cách nào cả, cách duy nhất và hay nhất là kích đẻ. Tôi là người đầu tiên cho thỏ đẻ bằng phương pháp chích kích đẻ và từ đó cho đến nay, hơn 4 năm tôi nhận ra rằng:

- Chích kích đẻ cho thỏ mẹ đúng thời điểm, thỏ con đẻ ra khỏe hơn để cho thỏ đẻ tự nhiên vì thỏ con k bị ngộp trong quá trình thỏ mẹ rặng đẻ, đối với nhiều thỏ mẹ không đẻ đúng thời điểm mà đẻ chậm đi một vài ngày do trong môi trường nuôi nhốt thỏ ít vận động nên điều này hay xãy ra, những đàn thỏ này sẽ rất yếu và hầu như sẽ chết trong giai đoạn bú mẹ.

- Chích kích đẻ còn giúp thỏ mẹ khi đẻ không bị mất sức nhiều, một số thỏ mẹ (nhất là thỏ đẻ con so) sau khi sinh xong đã kiệt sức và chết.

- Ngoài ra khi dùng kích đẻ, ngoài tác dụng co bóp tử cung còn có tác dụng co bóp các cơ vú giúp thỏ kích thích tiết sữa nuôi con.

- Điều hay nhất là khi dùng kích đẻ sẽ k bao giờ xãy ra trường hợp như bạn đã bị, tức là thỏ con sẽ tuyệt đối an toàn, k bị đẻ rớt, bị thỏ mẹ ăn, bị lạnh và chết.

Vì những ưu điểm như trên tại sao ta k dùng pp kích đẻ cho thỏ? khi các bạn nuôi quy mô vài trăm thỏ mẹ thì các bạn sẽ thấy tại sao phải dùng pp kích đẻ cho thỏ.

a.Dũng cho em hỏi:
- Thuốc chích đẻ loại gì? Liều lượng bao nhiêu?
- Mình nên chích vào ngày 30 hay 31 anh? VD: sáng mình phối giống thì tính 1 ngày hay qua ngày hôm sau mới tính?
Mong anh tư vấn giúp.
Thanks !
 
M
mọi người cho mình hỏi thêm về vấn đề bệnh phổi . mình thấy khó trị nhất là bệnh này . thỏ ủ rủ bỏ ăn trong vài ngày rồi chết , khi mổ ra thì thấy phổi thỏ màu trắng và đã thành nước có mùi hôi . giống như bệnh ung thư phổi . thỏ k biểu hiện gì ngoài bỏ ăn . k thở khò khè . mình đã sữ dụng pen + trep nhưng it hiêu quả . anh em góp ý kien cho mình nhé . lâu lâu là có 1 con k hieu vì sao . chuồng trại lúc nào cũng sach sẽ thoáng mát . có khách đến chơi ngủ lại trại thỏ cũng được . nên loại bỏ nguyên nhân do môi trường , cám ơn anh em
 
Back
Top