Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
V
mình cho ăn rau muống + lá cọ , khoai lang cắt nhỏ+ bột bắp + bánh dầu + thuốc tăng trọng(thỏ thịt) zạy thôi nhưng mà cho ăn khá nhiều còn cám gà + cơm nữa

công thức của bạn thiếu nặng khoáng, canxi. sắt..... thừa tinh bột, béo....
 
C
nghe vụ cho thỏ ăn thuốc tăng trọng em chả dám bày nữa
chết cmn dân :blink:
Khéo mốt như thuốc tăng trọng cho heo, người tiêu dùng giờ cũng sợ chạy làng rồi.....chết dân + chết mình luôn :wacko:
 
H
Em ở hải dương dự định ra tết bắt đầu nuôi thỏ.có bác nào ở hải dương có thể cho e đến tham quan trại và học hỏi chút kinh nghiệm nuôi thỏ đc không ạ?
 
N
Thỏ thịt cuối năm hút hàng, giá 75k-80k/kg.

anh hungdung va moi nguoi cho em hoi: em muon nuoi tho ket hop voi nuoi ca tre thi co the lam be ca tre o duoi chuong tho o tren duoc ko hay phai lam be ca tre ra mot cho khac?
Rat mong nhan duoc tra loi cua anh va moi nguoi
 
A
ACE cho mình hỏi vấn đề này, thỏ vị tiêu chảy chích Apracin và cho uống Novacoc, trộn mem tiêu hóa vào thức ăn. Phải xử lý ntn đối với phân dính tùm lum dưới bụng thỏ dơ hầy. Lấy nước rửa có bị ảnh hưởng j đến sức khỏe thỏ ko ?
 
T
Em ở hải dương dự định ra tết bắt đầu nuôi thỏ.có bác nào ở hải dương có thể cho e đến tham quan trại và học hỏi chút kinh nghiệm nuôi thỏ đc không ạ?
Bạn liên hệ mình đê, không dám tư vấn nhưng cũng có chút trải nghiệm có thể giúp gì đó được bạn. Hiện mình cũng đang nuôi thỏ. Mình mới nuôi được 30 thỏ sinh sản thôi bạn.
Bạn liên hệ với mình theo sđt: 0983921134 or Email nxtruong83@gmail.com
 
C
ACE cho mình hỏi vấn đề này, thỏ vị tiêu chảy chích Apracin và cho uống Novacoc, trộn mem tiêu hóa vào thức ăn. Phải xử lý ntn đối với phân dính tùm lum dưới bụng thỏ dơ hầy. Lấy nước rửa có bị ảnh hưởng j đến sức khỏe thỏ ko ?
Rửa phần lông bết phân thỏ dưới vòi nước bình thường, xong vuốt hoặc giủ nhẹ cho ráo bớt nước không sao cả, tránh làm thỏ ướt lúc trời quá lạnh là ok. Rửa phần lông đó cũng giúp những thỏ khác cùng bầy tránh liếm phải, cũng bị tiêu chảy lây

anh hungdung va moi nguoi cho em hoi: em muon nuoi tho ket hop voi nuoi ca tre thi co the lam be ca tre o duoi chuong tho o tren duoc ko hay phai lam be ca tre ra mot cho khac?
Rat mong nhan duoc tra loi cua anh va moi nguoi
Cách nào cũng dc. nếu làm ao ra 1 chỗ khác sẽ tốt hơn do tránh được hơi ẩm bốc lên trực tiếp, phân thỏ đã qua 1 lần lọc rữa (khi xịt chuồng) cá ăn cũng lành hơn
 
anh hungdung va moi nguoi cho em hoi: em muon nuoi tho ket hop voi nuoi ca tre thi co the lam be ca tre o duoi chuong tho o tren duoc ko hay phai lam be ca tre ra mot cho khac?
Rat mong nhan duoc tra loi cua anh va moi nguoi

Bạn nên làm bè cá bên cạnh rồi làm đường dẫn cho phân thỏ vào bè tránh làm chuồng thỏ ngay phía trên bè cá, vì như thế thỏ rất dễ bị bệnh về hô hấp.
 
H
Bạn liên hệ mình đê, không dám tư vấn nhưng cũng có chút trải nghiệm có thể giúp gì đó được bạn. Hiện mình cũng đang nuôi thỏ. Mình mới nuôi được 30 thỏ sinh sản thôi bạn.
Bạn liên hệ với mình theo sđt: 0983921134 or Email nxtruong83@gmail.com

Hay quá.thanks bác nha.e ở kim thành.bác ở đâu ạ?ra tết trời ấm hơn e mới nuôi.lúc ấy thì e gọi bác nhé.
 
S
a Dũng cho em hỏi,hiện tại trong đàn thỏ nhà e có 2 con có tình trạng như bị hoại tử bàn chân vậy ,e nghĩ chắc không phải là ghẻ đúng không anh bởi vì em đã tiêm ngừa vimectin rồi với lại khi xuất hiện hiện tượng em cũng nghĩ la ghẻ nên tiêm 1 liều và nhắc lại sau 1 tuần nhưng vẫn không giảm,hiện tại vết thương bàn chân đang ăn dần lên lòi cả xương ngón chân,e định tiêm kháng sinh cho nó nhưng không biết loại nào thì đạt hiệu quả vậy anh ,mong nhận được hồi âm a sớm,làm phiền anh.thân
 
H
a Dũng cho em hỏi,hiện tại trong đàn thỏ nhà e có 2 con có tình trạng như bị hoại tử bàn chân vậy ,e nghĩ chắc không phải là ghẻ đúng không anh bởi vì em đã tiêm ngừa vimectin rồi với lại khi xuất hiện hiện tượng em cũng nghĩ la ghẻ nên tiêm 1 liều và nhắc lại sau 1 tuần nhưng vẫn không giảm,hiện tại vết thương bàn chân đang ăn dần lên lòi cả xương ngón chân,e định tiêm kháng sinh cho nó nhưng không biết loại nào thì đạt hiệu quả vậy anh ,mong nhận được hồi âm a sớm,làm phiền anh.thân

gần giống trường hợp của bạn này nhưng của mình ác hơn vì mình để ý thấy. Nhà mình có 3 em roài, ban đầu nó tự vặt lông ăn rồi dần dần nó "tự ăn thịt mình" nhìn kinh dị luôn. trường hợp này giờ thấy ghê ghê. Nghiêm trọng nhất phải kể đến 1 con mẹ ăn luôn bộ phận sinh dục của nó + với vùng da xung quanh.:7^:
 
V
gần giống trường hợp của bạn này nhưng của mình ác hơn vì mình để ý thấy. Nhà mình có 3 em roài, ban đầu nó tự vặt lông ăn rồi dần dần nó "tự ăn thịt mình" nhìn kinh dị luôn. trường hợp này giờ thấy ghê ghê. Nghiêm trọng nhất phải kể đến 1 con mẹ ăn luôn bộ phận sinh dục của nó + với vùng da xung quanh.:7^:
bác có thể chia sẻ cách bác cho ăn được ko bác. em sợ thỏ của bác do chế độ ăn uống hoặc do giao phối đồng huyết lên khi nó bị stress dẫn đến thần kinh bác a
 
S
anh hungdung va moi nguoi cho em hoi: em muon nuoi tho ket hop voi nuoi ca tre thi co the lam be ca tre o duoi chuong tho o tren duoc ko hay phai lam be ca tre ra mot cho khac?
Rat mong nhan duoc tra loi cua anh va moi nguoi
nước tiểu thỏ giàu amoniac lắm, Cá dễ ngộ độc, làm thỏ trên cá dưới thì ao phải bự thật bự
nếu ao nhỏ thì hoặc nhiều cá ít thỏ, hoặc nhiều thỏ ít cá.
Nên làm máng nước tách nước tiểu thỏ dẫn xuống hầm rút. như vậy tránh đươc ô nhiễm
a Dũng cho em hỏi,hiện tại trong đàn thỏ nhà e có 2 con có tình trạng như bị hoại tử bàn chân vậy ,e nghĩ chắc không phải là ghẻ đúng không anh bởi vì em đã tiêm ngừa vimectin rồi với lại khi xuất hiện hiện tượng em cũng nghĩ la ghẻ nên tiêm 1 liều và nhắc lại sau 1 tuần nhưng vẫn không giảm,hiện tại vết thương bàn chân đang ăn dần lên lòi cả xương ngón chân,e định tiêm kháng sinh cho nó nhưng không biết loại nào thì đạt hiệu quả vậy anh ,mong nhận được hồi âm a sớm,làm phiền anh.thân
Pen - step, chích và lấy cồn Bôi vết thương cho thỏ.
trong thời gian này lấy tấm ván kê vào đáy chuồng cho thỏ. tránh việc thỏ đi trên nền chuồng cũ.
Theo mình nghĩ là bị trầy xước, kết hợp với nền chuồng quá bẩn nên thỏ bị nhiễm trùng.
gần giống trường hợp của bạn này nhưng của mình ác hơn vì mình để ý thấy. Nhà mình có 3 em roài, ban đầu nó tự vặt lông ăn rồi dần dần nó "tự ăn thịt mình" nhìn kinh dị luôn. trường hợp này giờ thấy ghê ghê. Nghiêm trọng nhất phải kể đến 1 con mẹ ăn luôn bộ phận sinh dục của nó + với vùng da xung quanh.:7^:

Thỏ thiếu khoáng Đa lượng, Vi lượng, vitamin :mellow:
gặp trường hợp này cho thỏ ăn bổ sung các chất trên với liều lượng gấp đôi hướng dẫn sử dụng trên bao bì - trong 1 tuần
sau đó giảm lại như bình thường
 
V
nước tiểu thỏ giàu amoniac lắm, Cá dễ ngộ độc, làm thỏ trên cá dưới thì ao phải bự thật bự
nếu ao nhỏ thì hoặc nhiều cá ít thỏ, hoặc nhiều thỏ ít cá.
Nên làm máng nước tách nước tiểu thỏ dẫn xuống hầm rút. như vậy tránh đươc ô nhiễm

Pen - step, chích và lấy cồn Bôi vết thương cho thỏ.
trong thời gian này lấy tấm ván kê vào đáy chuồng cho thỏ. tránh việc thỏ đi trên nền chuồng cũ.
Theo mình nghĩ là bị trầy xước, kết hợp với nền chuồng quá bẩn nên thỏ bị nhiễm trùng.


Thỏ thiếu khoáng Đa lượng, Vi lượng, vitamin :mellow:
gặp trường hợp này cho thỏ ăn bổ sung các chất trên với liều lượng gấp đôi hướng dẫn sử dụng trên bao bì - trong 1 tuần
sau đó giảm lại như bình thường

đôi khi đây là trường hợp cho ăn theo 1 dòng chất mà thiếu những vi chất như Fe lên thỏ bị vấn đề nặng. nhưng ko sao. nó mà có biểu hiện như vậy gọi ngay mấy ông bạn làm món tiết canh thỏ có được ko bác boi
 
Back
Top