Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
đôi khi đây là trường hợp cho ăn theo 1 dòng chất mà thiếu những vi chất như Fe lên thỏ bị vấn đề nặng. nhưng ko sao. nó mà có biểu hiện như vậy gọi ngay mấy ông bạn làm món tiết canh thỏ có được ko bác boi
ngon ^_^
về bác ơi, em có con thỏ mẹ cứ nhảy vô ổ đái lên đám con, rùi chê con hôi, ko cho bú. chết hết trơn rùi
quả này thịt luôn :7^: tiết canh, tiết canh ^_^
 
H
Khi nào thịt thì hú em tiếng nhé! em khoái tiếc canh thỏ lắm, em chỉ ăn tiếc canh thôi...ko ăn thứ gì khác đâu.
ngon ^_^
về bác ơi, em có con thỏ mẹ cứ nhảy vô ổ đái lên đám con, rùi chê con hôi, ko cho bú. chết hết trơn rùi
quả này thịt luôn :7^: tiết canh, tiết canh ^_^
 
V
ngon ^_^
về bác ơi, em có con thỏ mẹ cứ nhảy vô ổ đái lên đám con, rùi chê con hôi, ko cho bú. chết hết trơn rùi
quả này thịt luôn :7^: tiết canh, tiết canh ^_^
vụ này ngon rồi đây. tiêt canh thỏ và áp chảo luôn cho máu me luôn
 
a Dũng cho em hỏi,hiện tại trong đàn thỏ nhà e có 2 con có tình trạng như bị hoại tử bàn chân vậy ,e nghĩ chắc không phải là ghẻ đúng không anh bởi vì em đã tiêm ngừa vimectin rồi với lại khi xuất hiện hiện tượng em cũng nghĩ la ghẻ nên tiêm 1 liều và nhắc lại sau 1 tuần nhưng vẫn không giảm,hiện tại vết thương bàn chân đang ăn dần lên lòi cả xương ngón chân,e định tiêm kháng sinh cho nó nhưng không biết loại nào thì đạt hiệu quả vậy anh ,mong nhận được hồi âm a sớm,làm phiền anh.thân

Chưa nói về nguyên nhân gây nên vết thương ở bàn chân thỏ, thì khi trị những vết thương ở vùng dễ bị nhiễm trùng như bàn chân thỏ, bạn phải dùng kháng sinh chống viêm như Pen Strep đồng thời tại vết thương nên dùng các loại dung dịch sát trùng vết thương để xử lý, nên dùng Iốt.

Nên xử lý từ 3-5 ngày liên tục.
 
S
Chưa nói về nguyên nhân gây nên vết thương ở bàn chân thỏ, thì khi trị những vết thương ở vùng dễ bị nhiễm trùng như bàn chân thỏ, bạn phải dùng kháng sinh chống viêm như Pen Strep đồng thời tại vết thương nên dùng các loại dung dịch sát trùng vết thương để xử lý, nên dùng Iốt.

Nên xử lý từ 3-5 ngày liên tục.
dạ cảm ơn anh,tình hình là trong 2 còn có 1 con đang thoi thóp rồi,sáng ra em thăm chuồng thì thấy máu me tùm lum chắc là mất máu nhiều quá hay sao đó ,còn 1 con lớn may ra cứu được không biết có của chân không nữa ,haiz :1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^:
em ra ngoài mua thì không có thuốc như anh nói mà họ đưa em thuốc Penicillin V Kali 1.000.000UI liệu có được không anh
 
Last edited by a moderator:
S
dạ cảm ơn anh,tình hình là trong 2 còn có 1 con đang thoi thóp rồi,sáng ra em thăm chuồng thì thấy máu me tùm lum chắc là mất máu nhiều quá hay sao đó ,còn 1 con lớn may ra cứu được không biết có của chân không nữa ,haiz :1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^:
em ra ngoài mua thì không có thuốc như anh nói mà họ đưa em thuốc Penicillin V Kali 1.000.000UI liệu có được không anh
sao lại ko có nhỉ, nói họ là thuốc tiêm Penicilin + Streptomycin dạng bột, về pha với nước muối sinh lí ấy.
còn nếu ko có thì chích đại penicilin tạm đi, nhanh nhanh ko nó die theo con kia luôn :blink:
 
V
sao lại ko có nhỉ, nói họ là thuốc tiêm Penicilin + Streptomycin dạng bột, về pha với nước muối sinh lí ấy.
còn nếu ko có thì chích đại penicilin tạm đi, nhanh nhanh ko nó die theo con kia luôn :blink:

ra hiệu thuốc của người ấy. mua thuốc pelicinin và step loại 500 đv hoặc 1000 đơn vị pha thêm nước cất chích cho nó chia theo liều lượng của người x 2 là ok
 
dạ cảm ơn anh,tình hình là trong 2 còn có 1 con đang thoi thóp rồi,sáng ra em thăm chuồng thì thấy máu me tùm lum chắc là mất máu nhiều quá hay sao đó ,còn 1 con lớn may ra cứu được không biết có của chân không nữa ,haiz :1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^::1^:
em ra ngoài mua thì không có thuốc như anh nói mà họ đưa em thuốc Penicillin V Kali 1.000.000UI liệu có được không anh

Penicillin kali tiêm được.
 
S
a Dũng ơi.
Sáng nay em có 1 con thỏ thịt hơn 1 kg chết. đang đau đầu không biết nguyên nhân
Tối qua vẫn ăn uống bình thường, sáng nay thấy nó nằm, tưởng nó nằm ngủ, em đập dậy cho nó ăn thì thấy cứng queo rùi.
Thấy đáy chuồng có 1 bãi phân chảy thành vũng. Lon cám tối qua cho ăn còn 1/3.
Theo suy đoán của thám tử Boi thì nó bị ngộ độc cấp tính, chết ngay trong đêm. :wacko:

Theo kinh nghiệm của anh Dũng, thỏ trên 1 kg, ăn uống bình thường, tiêu chảy chết liền trong đêm là do nguyên nhân gì ?
Có phải bệnh gì không anh.
Em mổ tử thi thì thấy không có hiện tượng gì ở nội tạng. Gan bình thường, dạ dày còn cỏ, cám. ruột không xuất hiện chấm đỏ hay phình to.
Đang sợ có bệnh nó lây cho cả trại thì Boi "tết này con không về" luôn :wacko:
 
H
a Dũng ơi.
Sáng nay em có 1 con thỏ thịt hơn 1 kg chết. đang đau đầu không biết nguyên nhân
Tối qua vẫn ăn uống bình thường, sáng nay thấy nó nằm, tưởng nó nằm ngủ, em đập dậy cho nó ăn thì thấy cứng queo rùi.
Thấy đáy chuồng có 1 bãi phân chảy thành vũng. Lon cám tối qua cho ăn còn 1/3.
Theo suy đoán của thám tử Boi thì nó bị ngộ độc cấp tính, chết ngay trong đêm. :wacko:

Theo kinh nghiệm của anh Dũng, thỏ trên 1 kg, ăn uống bình thường, tiêu chảy chết liền trong đêm là do nguyên nhân gì ?
Có phải bệnh gì không anh.
Em mổ tử thi thì thấy không có hiện tượng gì ở nội tạng. Gan bình thường, dạ dày còn cỏ, cám. ruột không xuất hiện chấm đỏ hay phình to.
Đang sợ có bệnh nó lây cho cả trại thì Boi "tết này con không về" luôn :wacko:
luc truoc toi cung hay giap truong hop nay . cung cha biet bi gi luon
 
S
luc truoc toi cung hay giap truong hop nay . cung cha biet bi gi luon

Đang băn khoăn giữa tụ huyết trùng và viêm ruột cata

6.6. Bệnh viêm ruột cata:
- Nguyên nhân: Do thức ăn bị ôi, có độc tố hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột, ăn không đúng bữa... có thể kể ra các bệnh cata chính sau đây:
+ Cata chua phân lỏng, màu xám lẫn màng nhày, bọt khí, lòng dạ dày có chất màu trắng, ruột có màu hồng. Điều trị: Xintomixin
+ Cata chua có tích hơi phân ra ít, lỏng, mèm, bụng thỏ căng, ruột tích hơi, chảy máu. Điều trị: Muối tinh khiết 5% tiêm tĩnh mạch, sau đó cho uống Xintominxin
+ Cata kiềm phân màu nâu, thối loãng, dạ dày ruột có lớp màng nhày, thức ăn trong dạ dày khô. Điều trị: Cho uống Tanin 1% hoặc Xintominxin
+ Cata do cám, phân lỏng, vàng, nhầy, chảy mũi, ruột có máu. Điều trị: Biomixin

:blink:
6.1. Bệnh Tụ huyết trùng:

- Nguyên nhân: Do vi trùng Pasteurella multocida gây ra, lây lan nhanh là bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với thỏ
- Triệu chứng: Chết nhanh, thời gian ngắn
+ Dạng siêu cấp tính chỉ chết trong vài giờ
+ Dạng cấp tính con vật có hiện tượng sốt mạnh, mũi chảy nước nhày, ỉa chảy, thở khó, chết sau 2 - 5 ngày.
+ Dạng dưới cấp tính bệnh tiến triển chậm, có nước nhày ở mũi, sưng cơ, có mủ trắng trên cơ thể, nếu kéo dài có thể tử vong.
- Bệnh tích: Phổi có nước mủ, xoang ngực chứa chất nhày vàng, phổi xơ cứng, khí quản xuất huyết, tim gan xám lại, lách sưng to
- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên, tiêm phòng bằng vaccine
- Điều trị: Dùng kháng sinh để tiêm, cho uống, cho ăn: Streptomycine, Teramycine…
[/COLOR]
Mai ra mua Strep tomixin cho tụi nó ăn phát đã, Ngăn ngừa Tụ Huyết Trùng.
Bữa giờ chưa cho nó ăn kháng sinh lần nào :wacko:
 
6.6. Bệnh viêm ruột cata:
- Nguyên nhân: Do thức ăn bị ôi, có độc tố hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột, ăn không đúng bữa... có thể kể ra các bệnh cata chính sau đây:
+ Cata chua phân lỏng, màu xám lẫn màng nhày, bọt khí, lòng dạ dày có chất màu trắng, ruột có màu hồng. Điều trị: Xintomixin
+ Cata chua có tích hơi phân ra ít, lỏng, mèm, bụng thỏ căng, ruột tích hơi, chảy máu. Điều trị: Muối tinh khiết 5% tiêm tĩnh mạch, sau đó cho uống Xintominxin
+ Cata kiềm phân màu nâu, thối loãng, dạ dày ruột có lớp màng nhày, thức ăn trong dạ dày khô. Điều trị: Cho uống Tanin 1% hoặc Xintominxin
+ Cata do cám, phân lỏng, vàng, nhầy, chảy mũi, ruột có máu. Điều trị: Biomixin

===============
Cái này do bị trúng gió độc,nhất là vụ tháng 6 hay bị nhất,tôi cũng đọc được kinh nghiệm của người khác,và chính tôi cũng bị một số con .
 
S

===============
Cái này do bị trúng gió độc,nhất là vụ tháng 6 hay bị nhất,tôi cũng đọc được kinh nghiệm của người khác,và chính tôi cũng bị một số con .

Cách phòng tránh và chữa trị ntn vậy anh Phiện ?
 
Cách phòng tránh và chữa trị ntn vậy anh Phiện ?

==============
Tôi cũng không biết cach chữa,nghe nói xoa dầu nhưng tôi cũng không xoa,gủa tôi bị 6 con thì có 2 con đã nằm thở thoi thóp,thế nhưng sáng hôm sau lại khoẻ trở lại ,còn 4 con chết.Tôi chỉ có phòng bằng cách khi gió to thì đóng bớt cửa lại thôi
 
S
==============
Tôi cũng không biết cach chữa,nghe nói xoa dầu nhưng tôi cũng không xoa,gủa tôi bị 6 con thì có 2 con đã nằm thở thoi thóp,thế nhưng sáng hôm sau lại khoẻ trở lại ,còn 4 con chết.Tôi chỉ có phòng bằng cách khi gió to thì đóng bớt cửa lại thôi

Vậy chắc mai em phải mua tôn về thưng cái trại lại.
gió Ban Mê, ôi thôi, giật đùng đùng
Ngủ trong trại mà em còn muốn trúng gió nói gì thỏ.
 
N
đầu ra của thỏ thế nào các bác ?e ở phía bắc mà chỉ thấy có thái bình họ nuôi nhiều nhưng nói chung cũng ko ăn thua lắm ,xin thỉnh giáo
 
a Dũng ơi.
Sáng nay em có 1 con thỏ thịt hơn 1 kg chết. đang đau đầu không biết nguyên nhân
Tối qua vẫn ăn uống bình thường, sáng nay thấy nó nằm, tưởng nó nằm ngủ, em đập dậy cho nó ăn thì thấy cứng queo rùi.
Thấy đáy chuồng có 1 bãi phân chảy thành vũng. Lon cám tối qua cho ăn còn 1/3.
Theo suy đoán của thám tử Boi thì nó bị ngộ độc cấp tính, chết ngay trong đêm. :wacko:

Theo kinh nghiệm của anh Dũng, thỏ trên 1 kg, ăn uống bình thường, tiêu chảy chết liền trong đêm là do nguyên nhân gì ?
Có phải bệnh gì không anh.
Em mổ tử thi thì thấy không có hiện tượng gì ở nội tạng. Gan bình thường, dạ dày còn cỏ, cám. ruột không xuất hiện chấm đỏ hay phình to.
Đang sợ có bệnh nó lây cho cả trại thì Boi "tết này con không về" luôn :wacko:

Xem k kỹ rồi, ở túi chứa nước tiểu chứa nhiều dịch màu vàng ( gần như 100% thỏ chết dạng này đều có), khi chết dịch này tiết ra.

Những trường hợp này đa phần do thức ăn, thế nhưng để nhận biết trước và phòng tránh là rất khó khăn, trước khi chết, thỏ có biểu hiện co giật, thở gấp và chết rất nhanh.

Để hạn chế nên cho thỏ ăn thức ăn sạch, thỏ ăn rau cỏ thường bị nhiều hơn thỏ ăn thức ăn viên công nghiệp. Về phương pháp điều trị thì hầu như hiện nay chưa có cách nào cấp cứu được.
 
Last edited:
H
Xem k kỹ rồi, ở túi chứa nước tiểu chứa nhiều dịch màu vàng ( gần như 100% thỏ chết dạng này đều có), khi chết dịch này tiết ra.

Những trường hợp này đa phần do thức ăn, thế nhưng để nhận biết trước và phòng tránh là rất khó khăn, trước khi chết, thỏ có biểu hiện co giật, thở gấp và chết rất nhanh.

Để hạn chế nên cho thỏ ăn thức ăn sạch, thỏ ăn rau cỏ thường bị nhiều hơn thỏ ăn thức ăn viên công nghiệp. Về phương pháp điều trị thì hầu như hiện nay chưa có cách nào cấp cứu được.

em thấy thỏ của bác skaterboi bị ngộ độc cấp tính thức ăn.
bác nên xem lại phương thức và cách thức cho ăn.
 
Back
Top