Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
X
@nguyenhungdung: Anh Dũng ơi, thế thuốc đó nó tên là ADE luôn hả anh??? Hihihihi

Mời các bác xem video này, ở phút thứ 06 người ta nhổ lông bụng ở thỏ, kỹ thuật này giờ em mới biết à nha :)

[YOUTUBE]_Esk6O8n5HQ[/YOUTUBE]
 


Van nước cho thỏ:

img04691.jpg


img04701.jpg


img04681.jpg


@xitrum_007: ADE hoặc ADE - B. complex
 
Last edited:
Vậy gắn van vào ống bằng cách nào là tốt nhất ạ ?:

1.khoan một lổ vừa đủ lớn rồi nông van vào
2.khoan một lổ vừa đủ lớn hơ nóng phần đầu van và nông van vào
3..
4..
Không biết chú làm cách nào ?

Thân kính.

Cách lắp van:

1. Xác định vị trí lắp van:
Dùng ống nhựa PVC D21, gá vào vị trí cần lắp đặt, dùng bút lông đánh dấu nơi sẽ lắp van trên ống nhựa ( tương ứng với từng ô nuôi thỏ trên dãy chuồng). Sau đó lấy ống nhựa ra chuẩn bị khoan theo vị trí đã đánh dấu ( nhớ rằng tất cả vị trí đã đánh dấu phải trên cùng một đường thẳng, dọc theo chiều dài của ống).

2. Khoan lỗ:
- Dùng mũi khoan cắt vòng tròn 8mm( loại hay dùng để khoan cắt gạch men trong xây dựng).
- Đầu tiên dùng một đoạn ống nhựa PVC D27 dài khoảng 0.1m, chẻ đoạn ống ra làm đôi dọc theo chiều dài đoạn ống, đặt mũi khoan để khoan lỗ định vị.
- Ốp đoạn ống D27 lên thân ống D21 tại những vị trí đã đánh dấu rồi khoan qua lỗ khoan đã định vị (để tránh bị trượt mũi khoan). sau khi khoan xong ta có một hàng lỗ 8mm thẳng hàng trên thân ống D21.

3. Lắp van:
Đặt ron cao su vào lỗ khoan trước cho thật sát, sau đó ấn mạnh van vào lỗ khoan qua ron cao su là hoàn thành lắp van vào ống.

4. Lắp đặt ống:
Đưa ống đã lắp van vào lắp đặt cố định trên dãy chuồng ( không cần dán keo, để có thể tháo ra khi cần thiết). Xoay ống cho vị trí của hàng van nghiêng một góc 45 độ. Như vậy nước sẽ không bị chảy ra do áp lực từ bên trong ống sẽ làm van kín, khi thỏ ngậm miệng vào, đầu van bị đẩy lên và nước sẽ tự động chảy ra.

Ghi chú:
Chỉ dùng ống nhựa D21, vì kích thước này, đuôi van không bị rớt ra, nếu dùng ống có đường kính lớn hơn đuôi van rất dễ bị rớt ra bên trong đường ống khi đầu van bị đẩy lên lúc thỏ uống nước.
 
Rất tỉ mỉ và tận tình!!!

Với cách cho uống như vầy nếu như có một hoặc hai lồng gì đó mà mình cần cho uống riêng ( pha thêm thuốc) chẵn hạn thì mình phải bịt van này lại và có bình chứa nhỏ thay thế,vậy Chú sẽ làm bình thay thế ấy như thế nào ?

1 Dùng chai nước suối đục một lổ ở nắp cho van xe đạp vào vặn chặc ( đã loại bỏ ti ở giữa van), treo ngược chai cho thỏ uống. Thỏ tự mút như em bé mút bình sữa vậy.

2 Dùng máng uống loại cho gà treo lên để không bị giẫm đổ

3 Chú có cách gì hay hơn không ạ .

Thân kính.!
 

Rất tỉ mỉ và tận tình!!!

Với cách cho uống như vầy nếu như có một hoặc hai lồng gì đó mà mình cần cho uống riêng ( pha thêm thuốc) chẵn hạn thì mình phải bịt van này lại và có bình chứa nhỏ thay thế,vậy Chú sẽ làm bình thay thế ấy như thế nào ?

1 Dùng chai nước suối đục một lổ ở nắp cho van xe đạp vào vặn chặc ( đã loại bỏ ti ở giữa van), treo ngược chai cho thỏ uống. Thỏ tự mút như em bé mút bình sữa vậy.

2 Dùng máng uống loại cho gà treo lên để không bị giẫm đổ

3 Chú có cách gì hay hơn không ạ .

Thân kính.!

Nước từ giếng bơm lên bồn 800 lít đặt trên cao (sử dụng rơ-le tự động), từ bồn này đặt ống dẫn đến bình chứa nước 20 lít ở vị trí thấp hơn, từ bình này nối với hệ thống uống nước tự động. Bình thường pha thuốc vào bình này là toàn bộ thỏ sẽ sử dụng.

Đối với thỏ bệnh, sẽ được tách ra và nhốt vào khu vực riêng, ở đây cũng có hệ thống uống nước tương tư như trên nhưng bình chứa là bình 5 lít để pha thuốc.
 
Nước từ giếng bơm lên bồn 800 lít đặt trên cao (sử dụng rơ-le tự động), từ bồn này đặt ống dẫn đến bình chứa nước 20 lít ở vị trí thấp hơn, từ bình này nối với hệ thống uống nước tự động. Bình thường pha thuốc vào bình này là toàn bộ thỏ sẽ sử dụng.

Đối với thỏ bệnh, sẽ được tách ra và nhốt vào khu vực riêng, ở đây cũng có hệ thống uống nước tương tư như trên nhưng bình chứa là bình 5 lít để pha thuốc.

Như vậy thì bình 20 lít và bình 5 lít sẽ đặt vị trí cao hơn ống dẫn bao nhiêu cm để áp lực nước vừa đủ cho thỏ uống được ?

Thân kính.
 
Như vậy thì bình 20 lít và bình 5 lít sẽ đặt vị trí cao hơn ống dẫn bao nhiêu cm để áp lực nước vừa đủ cho thỏ uống được ?

Thân kính.

Với thiết kế góc nghiêng 45 độ của van tự động, chỉ cần bình chứa cao hơn khoảng 1m là sử dụng tốt rồi.
 
T
Chào bac Nguyenhungdung và mọi người em xin mọi người tư vấn giúp tôi nên chọn nuôi loại con giống thỏ nào trong các giống sau đây.

Thỏ <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:place 0
</st1:place>California
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 6-7 con Số lưa/năm: 5-6 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.3 – 3 kg


Thỏ Pháp
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 7-8 con Số lưa/năm: 5.0 -5.5 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.5 – 3 kg

Thỏ Newzealand
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:p><FONT face=
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 5 – 7.0 con Số lưa/năm: 5.0 -7.0 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.3 – 3 kg</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Và lựa chọn kiểu chuồng nào là hợp lý trong các kiểu chuồng sau:</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>KT(2x0,7x0,5)m đối với chuồng nuôi từ 8-10 thỏ từ 6 tuần tuôi đến 4 tháng tuổi</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>KT(0,7x0,7x0,5)m cho chuồng nuôi thỏ bố mẹ.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Hay KT(0,7x0,5x0,35)m nuôi thỏ bố mẹ và cả thỏ thịt.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em. Vì em chưa co nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi con thỏ.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Xin chân thành cảm ơn</o:p>
 
Last edited by a moderator:
Chào bac Nguyenhungdung và mọi người em xin mọi người tư vấn giúp tôi nên chọn nuôi loại con giống thỏ nào trong các giống sau đây.

Thỏ <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:place 0
</st1:place>California
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 6-7 con Số lưa/năm: 5-6 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.3 – 3 kg


Thỏ Pháp
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 7-8 con Số lưa/năm: 5.0 -5.5 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.5 – 3 kg

Thỏ Newzealand
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:p><FONT face=
Khối lượng trưởng thành: 5.5 – 6.0 Kg Số con sơ sinh/lứa: 5 – 7.0 con Số lưa/năm: 5.0 -7.0 lứa Khối lượng giết thịt (3 tháng tuổi ): 2.3 – 3 kg</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Và lựa chọn kiểu chuồng nào là hợp lý trong các kiểu chuồng sau:</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>KT(2x0,7x0,5)m đối với chuồng nuôi từ 8-10 thỏ từ 6 tuần tuôi đến 4 tháng tuổi</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>KT(0,7x0,7x0,5)m cho chuồng nuôi thỏ bố mẹ.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Hay KT(0,7x0,5x0,35)m nuôi thỏ bố mẹ và cả thỏ thịt.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em. Vì em chưa co nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi con thỏ.</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người </o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>Xin chân thành cảm ơn</o:p>

Trước hết tôi xin chỉnh sửa lại bài viết của bạn cho dễ xem, vì như vậy mới phù hợp với quy định của diễn đàn.<o:p></o:p>

Về những vấn đề bạn hỏi, tôi chỉ có vài ý kiến nhỏ thế này thôi:

<o:p></o:p>1.Vấn đề chọn giống là vấn đề quan trọng nhất trong chăn nuôi thỏ, trong các loại giống thỏ mà bạn nêu ra, hiện nay được nhiều người chọn nuôi vì có ưu điểm là lớn con và có sức sinh trưởng nhanh hơn thỏ ta. Do đó bạn có thể chọn nuôi được. Tuy nhiên về khả năng sinh sản cũng như nuôi con có phần kém hơn thỏ ta. Một ưu điểm khác là những giống thỏ trên là thỏ nhập nội trong khoảng thời gian gần đây nên mức độ thoái hóa giống vẫn chưa đến mức độ cảnh báo. Quan trọng là bạn chọn mua thỏ giống ở đâu, cơ sở đó sản xuất giống có tin cậy không?
<o:p></o:p>
2.Những kiểu chuồng mà bạn đưa ra là những kiểu chuồng đơn lẻ dùng để nuôi theo dạng gia đình. Trong chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp thì những kiểu chuồng này không phù hợp. Bạn có thể đọc lại những bài viết trước đây về mô hình chuồng trong topic này.

 
Cách vận chuyển thỏ giống an toàn ? !

Xin Anh cho biết cách vận chuyển thỏ giống sao cho an toàn ? !

Với khoảng cách 150 km có thể cho vào những giỏ nhựa có lổ và chở bằng xe máy được không ?

Xin cám ơn .
 
Xin Anh cho biết cách vận chuyển thỏ giống sao cho an toàn ? !

Với khoảng cách 150 km có thể cho vào những giỏ nhựa có lổ và chở bằng xe máy được không ?

Xin cám ơn .

Với cự ly và cách thức vận chuyển như trên có thể vận chuyển thỏ an toàn . Khi về cho thỏ vào lồng nuôi, không nên cho thỏ ăn liền, nên cho thỏ uống nước đường, hoặc nước có pha vitamin c. Khi thấy thỏ khỏe, hoạt động nhanh nhẹn ta bắt đầu cho thỏ ăn với lượng thức ăn tăng dần.
 
H
Nuôi thỏ thì lượng phân thỏ rất nhiều, sao không thấy ai quan tâm đến phân thỏ dùng làm gì hết trơn vậy? ví dụ như làm phân bón hay nuôi trùn quế để tận dụng hết và tạo thêm lợi nhuận. Vài dòng góp ý nếu không đúng bỏ qua dùm!:wub::huh::)
 
Nuôi thỏ thì lượng phân thỏ rất nhiều, sao không thấy ai quan tâm đến phân thỏ dùng làm gì hết trơn vậy? ví dụ như làm phân bón hay nuôi trùn quế để tận dụng hết và tạo thêm lợi nhuận. Vài dòng góp ý nếu không đúng bỏ qua dùm!:wub::huh::)

Hoàng Dũ nói rất đúng, phân thỏ có thể sử dụng làm phân bón hoặc nuôi trùn quế rất tốt.
 
Hoàng Dũ nói rất đúng, phân thỏ có thể sử dụng làm phân bón hoặc nuôi trùn quế rất tốt.

Anh Dũng có thể cho biết cách nào làm cho chuồng thỏ bớt hoặc hết hôi không ?

1. Nền chuồng tráng xi măng và rải lớp tro trấu hoặc mạc cưa định kỳ quét dọn,xịt nước.
2. Dùng chế phẩm sinh học EM xịt lên nền chuồng . (chi phí hơi cao) !
3. Hoặc cách khác hay hơn !!!
 
Anh Dũng có thể cho biết cách nào làm cho chuồng thỏ bớt hoặc hết hôi không ?

1. Nền chuồng tráng xi măng và rải lớp tro trấu hoặc mạc cưa định kỳ quét dọn,xịt nước.
2. Dùng chế phẩm sinh học EM xịt lên nền chuồng . (chi phí hơi cao) !
3. Hoặc cách khác hay hơn !!!

Nền chuồng nên tráng xi măng, nghiêng về rảnh thoát phân, hằng ngày xịt nước sàn chuồng 1 lần là đã hết hôi. Thật ra lượng phân thỏ thảy ra mỗi ngày cũng không lớn lắm, nên xử lý như vậy là đã tốt rồi.

Ở cuối mỗi rãnh thoát phân, thiết kế lưới thu phân thỏ để sử dụng làm phân bón, nuôi trùn quế.

Phân thỏ có dạng viên tròn, nên với một độ nghiêng thích hợp, độ láng ( phẳng thích hợp) khi xây dựng nền chuồng và rãnh thoát phân sẽ rất dễ dàng khi thao tác xịt rữa nền chuồng và rãnh thoát phân.

Dùng lưới thu phân thỏ ở cuối rãnh thoát phân còn có một ý nghĩa khác là phân thu được sẽ có nồng độ amoniac thấp, phù hợp dùng để nuôi trùn quế.
 


Back
Top