Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
G
Học nuôi thỏ

Chào anh Nguyễn Hùng Dũng cùng các bac.
Theo em được biết thì thức ăn của Thỏ chủ yếu là rau xanh các loại cây cỏ,nếu nuôi số lượng đàn lớn mà lại ở TP thì vấn đề này củng khá nan giải.Theo em thấy gầnnhư Thỏ nó ăn cả ngày,lúc nào nhìn vào chuồng cũng thấy nó đang gậm nhấm thức ăn. Vậy anh Dũng cùng các bác xin cho e hỏi;
+Có loại thức ăn công nghiệp nào có thể thay thế thức ăn truyền thống của thỏ là rau xanh,cây cỏ được ko?(trong tương lai)
+Và chất lượng thịt thỏ khi ko dùng rau xanh sẽ ảnh hưởng như thế nào(rau xanh,cây cỏ chủ yếu là chất xơ)
+Và điều quan trọng nữa là khi ko cho thỏ ăn rau xanh,cây cỏ thì những bệnh đường ruột,và sức đề kháng của thỏ ảnh hưởng ra sao?
Em mới vào nghề,tầm nhìn còn hạn chế nên những câu hỏi hơi ngu ngơ có gì mong anh Dũng và các bác đừng cười.
Chúc mọi người sk để cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.
 
Chào anh Nguyễn Hùng Dũng cùng các bac.
Theo em được biết thì thức ăn của Thỏ chủ yếu là rau xanh các loại cây cỏ,nếu nuôi số lượng đàn lớn mà lại ở TP thì vấn đề này củng khá nan giải.Theo em thấy gầnnhư Thỏ nó ăn cả ngày,lúc nào nhìn vào chuồng cũng thấy nó đang gậm nhấm thức ăn. Vậy anh Dũng cùng các bác xin cho e hỏi;
+Có loại thức ăn công nghiệp nào có thể thay thế thức ăn truyền thống của thỏ là rau xanh,cây cỏ được ko?(trong tương lai)
+Và chất lượng thịt thỏ khi ko dùng rau xanh sẽ ảnh hưởng như thế nào(rau xanh,cây cỏ chủ yếu là chất xơ)
+Và điều quan trọng nữa là khi ko cho thỏ ăn rau xanh,cây cỏ thì những bệnh đường ruột,và sức đề kháng của thỏ ảnh hưởng ra sao?
Em mới vào nghề,tầm nhìn còn hạn chế nên những câu hỏi hơi ngu ngơ có gì mong anh Dũng và các bác đừng cười.
Chúc mọi người sk để cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.

Đúng là món ăn truyền thống và quen thuộc của thỏ là rau cỏ củ quả, thỏ ăn như vậy còn có tác dụng khác là mài răng, đồng thời cung cấp chất xơ để giúp tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác.

Tuy nhiên không nhất thiết là nuôi thỏ thì phải cho ăn rau cỏ xanh. Hiện cũng đã có thức ăn viên công nghiệp chế biến dành riêng cho thỏ, trong thành phần các loại thức ăn này có một tỷ lệ chất xơ tương đối cao, phù hợp với nhu cầu của thỏ.

Về chất lượng thịt thỏ giữa nuôi bằng rau xanh và nuôi bằng thức ăn công nghiệp, không biết có gì khác nhau không? Riêng tôi nhận thấy cũng không có gì khác biệt lắm.

Cho thỏ ăn bằng thức ăn công nghiệp, theo quan sát của tôi thì an toàn hơn, nhất là đối với thỏ con sau khi cai sữa, tỷ lệ thỏ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thấp hơn rất nhiều so với khi cho thỏ ăn rau xanh. Điều này rất quan trọng, vì thỏ chết trong giai đoạn này là rất cao và chủ yếu là rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
 
G
Vâng xin cảm ơn anh Dũng.Như vậy về thức ăn thì ta có thể thay thế,tuy nhiên cái gì nó cũng có tỉ lệ thuận và nghịch của nó.Nếu ta áp dụng phương thức cho ăn công nghiệp trong 3 tháng đối với Thỏ thịt thì tất nhiên giá thành nó cũng tăng cao.
Vậy ,theo như kinh nghiệm của anh thì nếu ta nuôi 100 con Thỏ thịt,cho ăn hoàn toàn băng thức ăn công nghiệp,thì sau 3 tháng trừ chi phí thức ăn người chăn nuôi sẽ thu về bao nhiêu?
Chúng ta ko tính đến những vật giá khác như(chuồng trại,thuốc thú y vv...?)
Và nhân đây anh có thể cho em biết lịch tiêm chủng và phòng bệnh thường gặp của thỏ theo từng tháng được ko anh?
Em rất quan tâm tới mô hình này mong anh Dũng và các bác biết giúp đỡ em.
 
Vâng xin cảm ơn anh Dũng.Như vậy về thức ăn thì ta có thể thay thế,tuy nhiên cái gì nó cũng có tỉ lệ thuận và nghịch của nó.Nếu ta áp dụng phương thức cho ăn công nghiệp trong 3 tháng đối với Thỏ thịt thì tất nhiên giá thành nó cũng tăng cao.
Vậy ,theo như kinh nghiệm của anh thì nếu ta nuôi 100 con Thỏ thịt,cho ăn hoàn toàn băng thức ăn công nghiệp,thì sau 3 tháng trừ chi phí thức ăn người chăn nuôi sẽ thu về bao nhiêu?
Chúng ta ko tính đến những vật giá khác như(chuồng trại,thuốc thú y vv...?)
Và nhân đây anh có thể cho em biết lịch tiêm chủng và phòng bệnh thường gặp của thỏ theo từng tháng được ko anh?
Em rất quan tâm tới mô hình này mong anh Dũng và các bác biết giúp đỡ em.

Đọc câu hỏi của bạn lâu rồi, nhưng mấy ngày qua quá bận không trả lời được, thông cảm nhé.
Về câu hỏi của bạn, theo kinh nghiệm của tôi xin có vài ý như thế này:

1. Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho thỏ trong 3 tháng tuổi đầu tiên ( thời gian nuôi thỏ thịt) là 3.2kg Tă/kg thỏ. Tức là khoảng 25.000đ/kg thỏ thịt (7.500đ/kg TĂ). Như vậy với 100 thỏ thịt sau 3 tháng nuôi thì chi phí thức ăn là 250 kg x 25.000đ = 6.250.000đ ( Bình quân 2.5kg/con). Doanh thu bán thỏ thịt : 250kg x 60.000đ/kg = 15.000.000đ.
Trong thực tế, ngoài chi phí thức ăn cho thỏ thịt trực tiếp nuôi, còn phải tính đến chi phí nuôi đàn thỏ bố mẹ để sản xuất ra thỏ thương phẩm. Chi phí này thường dao động ở mức từ 20.000đ - 40.000đ/thỏ con tức khoảng 2.000.000 - 4.000.000đ cho 100 con thỏ. Chi phí nuôi thỏ thịt có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố : năng suất, giá thành thức ăn...Trong đó yếu tố năng suất là rất quan trọng: Năng suất sinh sản của thỏ bố mẹ, tỷ lệ sống của thỏ con, tốc độ sinh trưởng và tăng trọng của thỏ thương phẩm...

2. Hiện nay đã có văc xin phòng bệnh bại huyết thỏ, một căn bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi thỏ. Chích văc xin cho thỏ khi được 2 tháng tuổi, lập lại theo chu kỳ 6 tháng/ lần. Ngoài ra những bệnh khác như : tiêu chảy, ghẻ, chướng hơi sình bụng... Ta có thể chủ động phòng ngừa bằng phương pháp cho ăn đối với thỏ con và các loại thuốc thú y hiện có bán trên thị trường như Anticoc (tiêu chảy do e.coli), ivemectin (ghẻ)...
 
Bà con chăn nuôi thỏ cần chú ý, hiện nay đã vào mùa đông, nhiệt độ ban đêm tương đối thấp, điều này bất lợi với thỏ nuôi sinh sản. Thỏ con mới sinh dễ chết do lạnh, do đó trong thời gian này bà con nên ủ ấm cho thỏ sơ sinh bằng cách hàng ngày sau khi cho thỏ con bú sữa mẹ xong ta tập trung tất cả ổ thỏ vào khu vực sưởi ấm cho thỏ. Dùng bóng đèn tròn loại 100w để sưởi. Đồng thời bổ sung thêm vitamin cho thỏ con.
Đến giai đoạn tập ăn (khoảng 15-16 ngày) và nhiệt độ ban đêm không quá thấp, ta có thể cho thỏ con ở cùng mẹ trong chuồng và không cần sưởi ấm nữa.
 
Ở Mỹ người ta nuôi Thỏ bằmg 100% thức ăn công nghiệp, chứ không
cho ăn cỏ tươi, có lẽ rau cỏ tươi rất phiền nhiều lẽ.
*
Thức ăn công nghiệp cho Thỏ đã được chế biến theo công thức có
đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, và dễ cho Thỏ gặm nhấm. Thức ăn này
cũng có bán lẻ ra ngoài với giá cắt cổ để cho người nuôi Thỏ chơi
chứ không phải chăn nuôi bán thịt. Tôi đã có lần mua, thì nó là
những hạt khô hình trụ to bằng đũa ăn cơm, dài chưa đầy 1 cm, màu
xám xanh như màu cỏ khô tái. Hạt này rất tiện đổ vào máng, vào
chuồng, và cùng tiện cho Thỏ gặm nhấm. Nó có nhiều cỏ nên Thỏ khó
bị táo bón.
*
 
Em có người bạn mới tập tành chăn nuôi thỏ và ngay lứa đầu tiên thỏ mẹ không cho thỏ con bú và hậu quả...

Mong nhận được tư vấn của các Bác.

Xin cám ơn.
 
Em có người bạn mới tập tành chăn nuôi thỏ và ngay lứa đầu tiên thỏ mẹ không cho thỏ con bú và hậu quả...

Mong nhận được tư vấn của các Bác.

Xin cám ơn.

Lứa đầu tiên rất dễ xãy ra trường hợp này. Nguyên nhân thỏ mẹ không cho thỏ con bú có thể do:

- Thỏ mẹ mới đẻ lứa đầu không quen cho thỏ con bú (trường hợp này cũng ít khi xãy ra và thường xãy ra trên những thỏ mẹ không nhổ lông bụng để lót ổ trước khi sinh). Ta bắt thỏ cái nằm yên trong một cái thau hoặc cái rỗ nhỏ rồi tập cho thỏ con bú.

- Thỏ mẹ không có sữa (thường gặp nhất) nên không cho thỏ con bú, trường hợp này có thể do chế độ dinh dưỡng kém trong quá trình thỏ mẹ mang thai và cho con bú, do cá thể thỏ mẹ không tiết sữa...Do đó trong quá trình thỏ mẹ mang thai và sau khi sinh cần chú ý cho thỏ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không để thỏ thiếu nước uống. Nếu do cá thể thỏ mẹ không tiết sữa đủ nuôi con thì sau 2, 3 lần như thế tốt nhất nên loại bỏ. Gặp trường hợp này ta phải gửi thỏ con cho những thỏ mẹ khác sinh cùng thời điểm.

Thỏ con từ khi mới sinh đến 10 ngày tuổi rất dễ chết do những nguyên nhân này, ngoài ra còn một trường hợp nữa làm thỏ con hay chết là thỏ mẹ bị viêm vú dẫn đến tình trạng thỏ con bú sữa mẹ bị rối loạn tiêu hóa và chết.
 
MongAnh cho biết dấu hiệu thỏ mẹ bị viêm vú và cách trị.!!!
Xin cám ơn.

[FONT=times new roman, times, serif]Viêm vú là căn bệnh do vi khuẩn gây ra, là căn bệnh có mức độ lan truyền nhanh. Triệu chứng thường gặp như tuyến vú bị viêm, sốt (trên 40 độ C) sưng to và khi nặng sữa có màu xanh nhạt, thỏ suy yếu, biếng ăn, uống nhiều nước.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Cách phòng tránh và điều trị: Phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, giảm thức ăn đầu vào, vệ sinh và tẩy trùng chuồng trại và thiết bị. Tiêm cơ penicillin 75.000-100.000 đơn vị /hai lần/ngày trong 3-5 ngày. [/FONT]
 
S
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Hôm trước e cùng 2 người bạn rất vui khi được tham quan và trao đổi với anh Dũng trong trang trại của a! Hôm nay đọc cái topic này thì e lại càng được mở mang thêm nhiều kiến thức mà trong vốn của e chưa có! Sẵn tiện đây e cũng có một vài điểm khúc mắc mong anh Dũng và mọi người giúp đỡ e:
1. Vấn đề xử lý nước tiểu của thỏ, theo e biết thì nước tiểu của thỏ rất nặng mùi và khá độc, nếu xử lý bằng cách hứng lại và thải ra ngoài đất thì khá ô nhiễm và cũng là 1 tác nhân gây ra mầm bệnh, nếu thải trực tiếp vào ao hồ thì những vật nuôi trong hồ sẽ bị ảnh hưởng không tốt! Vậy cách xử lý nào là hợp lý, hiệu quả và ít tốn kém nhất???
2. Khu vực trang trại của e là vùng đất nhiễm phèn tương đối khá nặng, e ko biết nước phèn như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thỏ, và giải pháp nào để xử lý vấn đề này!
3. Để bảo vệ trang trại nên e có nuôi khoảng hơn 10 chú cẩu, theo e biết thì thỏ là loài động vật rất thính và rất dễ hoảng sợ, do đó e cũng đang phải suy nghĩ rất nhiều!!!
4. :D nút thanks ở đâu vậy các anh, vì e muốn cảm ơn mọi người về những sự chia sẽ khá tận tình, nhưng tìm hoài không thấy!:D
 
Hôm trước e cùng 2 người bạn rất vui khi được tham quan và trao đổi với anh Dũng trong trang trại của a! Hôm nay đọc cái topic này thì e lại càng được mở mang thêm nhiều kiến thức mà trong vốn của e chưa có! Sẵn tiện đây e cũng có một vài điểm khúc mắc mong anh Dũng và mọi người giúp đỡ e:
1. Vấn đề xử lý nước tiểu của thỏ, theo e biết thì nước tiểu của thỏ rất nặng mùi và khá độc, nếu xử lý bằng cách hứng lại và thải ra ngoài đất thì khá ô nhiễm và cũng là 1 tác nhân gây ra mầm bệnh, nếu thải trực tiếp vào ao hồ thì những vật nuôi trong hồ sẽ bị ảnh hưởng không tốt! Vậy cách xử lý nào là hợp lý, hiệu quả và ít tốn kém nhất???
2. Khu vực trang trại của e là vùng đất nhiễm phèn tương đối khá nặng, e ko biết nước phèn như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thỏ, và giải pháp nào để xử lý vấn đề này!
3. Để bảo vệ trang trại nên e có nuôi khoảng hơn 10 chú cẩu, theo e biết thì thỏ là loài động vật rất thính và rất dễ hoảng sợ, do đó e cũng đang phải suy nghĩ rất nhiều!!!
4. :D nút thanks ở đâu vậy các anh, vì e muốn cảm ơn mọi người về những sự chia sẽ khá tận tình, nhưng tìm hoài không thấy!:D

Em xuống trang trại của anh rồi à?

Vấn đề em hỏi, anh có ý kiến như sau:

- Trong nước tiểu của thỏ đúng là có nồng độ amoniac tương đối cao, tuy nhiên khối lượng mà thỏ thảy ra cũng không lớn. Anh thả trực tiếp xuống ao nuôi cá trê và cá phi cũng không có vấn đề gì. Anh còn sử dụng phân thỏ nuôi trùn quế được mà.

- Nguồn nước nhiễm phèn nặng thì cũng không tốt cho thỏ uống, trong trường hợp này anh nghĩ em nên xây hồ lắng khử phèn rồi hãy đưa vào hệ thống cho thỏ uống.

- Đúng là nuôi thỏ thì không nên nuôi chó. Chỉ sợ nó vật chết thỏ thôi chứ không sợ là thỏ giật mình. Em nuôi 10 con thì còn ít đó, anh nuôi tới 30 con, đủ loại: Thái Lan. Phú Quốc, Bec giê, chó săn…Cũng bởi vì sợ ăn trộm. Trại của anh bao lưới toàn bộ không cho chó vào trong khu vực nuôi thỏ, vậy mà cứ lâu lâu cũng bị chúng nó làm thịt một con. Sáng nay cũng hết một em thỏ xổng ra ngoài và làm mồi cho bọn chó.
 
V
Anh Dũng có thể cho em biết mình có thể nuôi thỏ theo phương phá dã sinh ''chăn thả '' được ko anh ,em đang quan tâm chăn nuôi theo phương pháp nay nhưng chưa thực hiện nên ko biết ưu nhược điểm của hình thức này .vì đặc tính sinh trưởng của con thò cũng rất mơ hồ em chưa năm được .Em cảm ơn anh rất nhiều thanks .
 
Anh Dũng có thể cho em biết mình có thể nuôi thỏ theo phương phá dã sinh ''chăn thả '' được ko anh ,em đang quan tâm chăn nuôi theo phương pháp nay nhưng chưa thực hiện nên ko biết ưu nhược điểm của hình thức này .vì đặc tính sinh trưởng của con thò cũng rất mơ hồ em chưa năm được .Em cảm ơn anh rất nhiều thanks .

Ý tưởng nuôi thỏ thả tự nhiên đã có nhiều người muốn thực hiện, ngay cả bản thân tôi trước đây cũng đã thực hiện rồi.

Ngày trước tôi thả khoảng 20 con thỏ có trọng lượng khoảng 1kg ở ngoài vườn, cho nó tự kiếm ăn những gì có trong vườn (chủ yếu là cỏ tự nhiên). Nuôi kiểu này thú vị lắm, thịt thỏ ăn ngon hơn, chiều chiều ra nhìn chúng nó ăn cỏ cả đàn rất vui. Tuy nhiên có nhưng yếu tố bất lợi đã xãy ra nên tôi không nuôi như vậy nữa.

- Bị chó tấn công, xung quanh khu vực nuôi thỏ là ao cá, những đầu bờ đê chắn bằng tôn xi măng. Vậy mà chó ở hàng xóm khu vực lân cận cũng tìm cách vào được và cắn chết thỏ.

- Bị chết đuối, thỏ đi ăn cỏ quanh mép ao bị trượt chân rơi xuống ao và chết đuối, mặc dù nó cũng biết lội, nhưng dễ chìm khi bị ướt lông.

Nếu muốn nuôi thỏ kiểu thả tự nhiên, theo tôi nên nuôi thõ thịt theo từng đợt, lựa thỏ khoảng 2 tháng tuổi bỏ ra nuôi. Không nên nuôi thỏ sinh sản ngoài tự nhiên. Phải canh chừng chúng bị tấn công bởi chó, mèo...Nên nuôi vào mùa khô. Nuôi kiểu này sẽ không cần cho thỏ ăn, thỏ cũng mau lớn và nặng cân, thịt chắc và ngon. Quán ăn thích mua thỏ này.
 
V
Ý tưởng nuôi thỏ thả tự nhiên đã có nhiều người muốn thực hiện, ngay cả bản thân tôi trước đây cũng đã thực hiện rồi.

Ngày trước tôi thả khoảng 20 con thỏ có trọng lượng khoảng 1kg ở ngoài vườn, cho nó tự kiếm ăn những gì có trong vườn (chủ yếu là cỏ tự nhiên). Nuôi kiểu này thú vị lắm, thịt thỏ ăn ngon hơn, chiều chiều ra nhìn chúng nó ăn cỏ cả đàn rất vui. Tuy nhiên có nhưng yếu tố bất lợi đã xãy ra nên tôi không nuôi như vậy nữa.

- Bị chó tấn công, xung quanh khu vực nuôi thỏ là ao cá, những đầu bờ đê chắn bằng tôn xi măng. Vậy mà chó ở hàng xóm khu vực lân cận cũng tìm cách vào được và cắn chết thỏ.

- Bị chết đuối, thỏ đi ăn cỏ quanh mép ao bị trượt chân rơi xuống ao và chết đuối, mặc dù nó cũng biết lội, nhưng dễ chìm khi bị ướt lông.

Nếu muốn nuôi thỏ kiểu thả tự nhiên, theo tôi nên nuôi thõ thịt theo từng đợt, lựa thỏ khoảng 2 tháng tuổi bỏ ra nuôi. Không nên nuôi thỏ sinh sản ngoài tự nhiên. Phải canh chừng chúng bị tấn công bởi chó, mèo...Nên nuôi vào mùa khô. Nuôi kiểu này sẽ không cần cho thỏ ăn, thỏ cũng mau lớn và nặng cân, thịt chắc và ngon. Quán ăn thích mua thỏ này.

Cảm ơn anh rất nhiều ,đúng là còn quá nhiều điều em vẫn chưa lường trước được .
 
S
Em xuống trang trại của anh rồi à?

Vấn đề em hỏi, anh có ý kiến như sau:

- Trong nước tiểu của thỏ đúng là có nồng độ amoniac tương đối cao, tuy nhiên khối lượng mà thỏ thảy ra cũng không lớn. Anh thả trực tiếp xuống ao nuôi cá trê và cá phi cũng không có vấn đề gì. Anh còn sử dụng phân thỏ nuôi trùn quế được mà.

- Nguồn nước nhiễm phèn nặng thì cũng không tốt cho thỏ uống, trong trường hợp này anh nghĩ em nên xây hồ lắng khử phèn rồi hãy đưa vào hệ thống cho thỏ uống.

- Đúng là nuôi thỏ thì không nên nuôi chó. Chỉ sợ nó vật chết thỏ thôi chứ không sợ là thỏ giật mình. Em nuôi 10 con thì còn ít đó, anh nuôi tới 30 con, đủ loại: Thái Lan. Phú Quốc, Bec giê, chó săn…Cũng bởi vì sợ ăn trộm. Trại của anh bao lưới toàn bộ không cho chó vào trong khu vực nuôi thỏ, vậy mà cứ lâu lâu cũng bị chúng nó làm thịt một con. Sáng nay cũng hết một em thỏ xổng ra ngoài và làm mồi cho bọn chó.
Cám ơn a Dũng rất nhiều! E cùng 2 người bạn đến trại của a vào buổi trưa đó a! Tụi e cũng có mua lại con giống của a, giống thỏ của a rất đẹp! Hôm trước a có đề cập đến vấn đề nuôi giòi, e đang thắc mắc là phân thỏ có nuôi giòi được hay không, vì nếu nuôi được như phân gà và phân bò thì rất tuyệt! Vì đó là một nguồn thực phẩm khá dồi dào cho những vật nuôi khác!
 
Cám ơn a Dũng rất nhiều! E cùng 2 người bạn đến trại của a vào buổi trưa đó a! Tụi e cũng có mua lại con giống của a, giống thỏ của a rất đẹp! Hôm trước a có đề cập đến vấn đề nuôi giòi, e đang thắc mắc là phân thỏ có nuôi giòi được hay không, vì nếu nuôi được như phân gà và phân bò thì rất tuyệt! Vì đó là một nguồn thực phẩm khá dồi dào cho những vật nuôi khác!

Uh, Anh nhớ rồi, cám ơn em.

Vấn đề nuôi dòi, anh nghĩ chắn chắn là được, anh đang nghiên cứu mô hình nuôi sao cho hợp lý nhất. Hiện anh đang nuôi trùn quế bằng phân thỏ, thấy kết quả tốt đó.

Nếu thành công sẽ tính đến những đối tượng nuôi tiếp theo như cá bống tượng, ếch, gà ác...
 
S
Anh Dũng có thể cho em biết mình có thể nuôi thỏ theo phương phá dã sinh ''chăn thả '' được ko anh ,em đang quan tâm chăn nuôi theo phương pháp nay nhưng chưa thực hiện nên ko biết ưu nhược điểm của hình thức này .vì đặc tính sinh trưởng của con thò cũng rất mơ hồ em chưa năm được .Em cảm ơn anh rất nhiều thanks .

Về vấn đề này thì anh Dũng cũng đã nói rất rõ ràng, e cũng xin bổ sung thêm tí ti:
- Nuôi chăn thả thì cần phải có diện tích khá rộng vì không chỉ là đất để thỏ ở mà còn phải có đất để trồng trọt thực phẩm cho thỏ.
- Để tránh bị tình trạng những con vật có thể gây hại đến thỏ thì bạn phải xây tường hoặc chôn lưới, dù là " dã sinh" nhưng phải tạo cho thỏ chỗ trú nắng mưa, gió lùa => chi phí dùng sẽ khá hao tốn!
- Vấn đề quan sát và theo dõi tình trạng của thỏ cũng gặp ít nhiều khó khăn.
- Vấn đề về vệ sinh cũng không hoàn toàn đảm bảo.
E cũng đã từng làm mô hình loại này nhưng không phải dùng cho thỏ nhà, khi đó e muốn lai tạo và chăn nuôi thỏ rừng! Nhưng cái khó khăn là giống thỏ rừng quá khó kiếm, và thỏ rừng rất nhát, nó sẽ cắn lưỡi tự vẫn khi bị bắt!
---------------
---------------
Uh, Anh nhớ rồi, cám ơn em.

Vấn đề nuôi dòi, anh nghĩ chắn chắn là được, anh đang nghiên cứu mô hình nuôi sao cho hợp lý nhất. Hiện anh đang nuôi trùn quế bằng phân thỏ, thấy kết quả tốt đó.

Nếu thành công sẽ tính đến những đối tượng nuôi tiếp theo như cá bống tượng, ếch, gà ác...
Em làm ngành điện công nghiệp, 2 người bạn thì là dân IT, nhưng tụi e lại cùng có đam mê với nghề nông này! Tụi e cũng đang tìm hiểu thêm về những giống vật nuôi khác! Nhưng trước mắt thì tụi e làm theo mô hình VAC, và vật nuôi chủ yếu là thỏ và cá trê lai! Hiện tại thì trang trại của tụi e chưa ổn định, hy vọng rằng có 1 ngày nào đó a xuống tham quan trại của tụi e, và chia sẻ cho tụi e thâm một số kinh nghiệm!
 
Last edited by a moderator:
T
Chào bác Dũng, em ở ngoài bắc đnag có ý định nuôi thỏ, nhưng tìm ko thấy van uống tự động, bác có thể tư vấn cho em địa chỉ, giá cả, bác có thể gửi trong đó ra ngoài hộ em dc ko .thanks
 
Back
Top