Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
Em lại làm phiền bác Dung 1 lần nữa được không ạ? Bác có thể nói rõ hơn 1 chút về cách làm chuồng trại ưu việt nhất đối với con thỏ được không? Nhất là cách bố trí máng để thức ăn tinh, máng để thức ăn thô xanh. Em muốn hỏi về kích thước, vị trí? Nếu bác có thể cho em xin một kiểu ảnh chuồng của bác. Cảm ơn bác rất nhiều!
 
K
Xin hỏi ở chổ anh có giống thỏ lai không? Trọng lượng của thỏ sau 90 ngày là bao nhiêu? Chuồng thỏ làm bằng nguyên liệu gì là ổn nhất? Van uống nước tự động giá bao nhiêu 1 cái? mong sự hồi âm sớm của anh. Cám ơn!
 
B
Em ở Phú Yên, muốn nuôi Thỏ từ lâu nhưng trong Tỉnh em chẳng có chổ nào bán Thỏ giống chất lựong cao cả, Các Bác có biết nơi nào bán Thỏ Giống Cali & New Zealand gần Phú yên chỉ giúp em với nha.
 
Em lại làm phiền bác Dung 1 lần nữa được không ạ? Bác có thể nói rõ hơn 1 chút về cách làm chuồng trại ưu việt nhất đối với con thỏ được không? Nhất là cách bố trí máng để thức ăn tinh, máng để thức ăn thô xanh. Em muốn hỏi về kích thước, vị trí? Nếu bác có thể cho em xin một kiểu ảnh chuồng của bác. Cảm ơn bác rất nhiều!

Cách làm chuồng thỏ có nhiều kiểu. Cách hay nhất là làm chuồng đôi, đặt ống uống nước tự động ở giữa, cùng lúc cho cả hai ô chuồng 2 bên uống. Cứ một dãy chuồng đôi là một lối đi.

Về máng đựng thức ăn tinh, tốt nhất nên dùng máng bằng tôn, máng bằng nhựa rất hay bị thỏ cắn ăn nên mau hư hỏng. Hiện nay có máng ăn làm bằng gáo dừa khô cũng rất hay, thỏ không cắn được.

Về máng thức ăn thô xanh, trước đây có mo hình làm máng hình chữ V giữa 2 ô chuồng để chứa rau cỏ cho thỏ ăn, tuy nhiên thiết kế phức tạp, tốn công và tốn nguyên liệu làm chuồng. Ta có thể làm nắp đậy chuồng bằng lưới B40, thức ăn thô xanh đặt trên nắp chuồng, thỏ sẽ kéo xuống ăn dễ dàng, không làm hư rau cỏ vì thỏ giẩm đạp.

Về kích thước:

- Thỏ sinh sản: Rộng 0.4m x Dài 0.5m x Cao 0.3m (1 ô chuồng).

- Thỏ thịt : thiết kế tùy thích, miễn sao phù hợp với kích thước hiện tại của khu vực chăn nuôi. Có thể thiết kế rộng để nuôi cùng lúc nhiều con cũng được.
---------------
Xin hỏi ở chổ anh có giống thỏ lai không? Trọng lượng của thỏ sau 90 ngày là bao nhiêu? Chuồng thỏ làm bằng nguyên liệu gì là ổn nhất? Van uống nước tự động giá bao nhiêu 1 cái? mong sự hồi âm sớm của anh. Cám ơn!

Ở chổ tôi đang nuôi thỏ lai. Trọng lượng TB sau 90 ngày tuổi là 2.3kg - 2.6kg.

Hiện tôi là chuồng bằng lưới B20 ( vách, đáy), và lưới B40 (nắp), khung làm bằng gỗ.
 
Last edited:
T
Cam on bac nhieu. Chuc bac ngay cang thanh cong!
---------------
Bác cho em hỏi thêm về kích thước của ô cho thỏ thò ra ngoài ăn thức ăn tinh và thức ăn thô, khoảng cách cuả ô này tới đáy chuồng là bao nhiêu để tiện cho thỏ ăn và không để chúng chui ra ngoài. Cảm ơn bác
 
Last edited by a moderator:
M
Chú Dũng có thể chỉ cho cháu cách chửa bệnh vẫy ở vành tay thỏ không? Nuôi chơi thôi nên cháu không có nhiều kinh nghiêm về cách chữa trị mấy bệnh này.
Hiện có 1 con thỏ bị vẫy 2 bên vành tay, có cách nào chữa trị đơn giản và hiệu quả không chú, không biết là nó có lây lan hay không nữa.
Mong sớm nhận được hồi âm từ các bật tiền bối đi trước.
 
Chú Dũng có thể chỉ cho cháu cách chửa bệnh vẫy ở vành tay thỏ không? Nuôi chơi thôi nên cháu không có nhiều kinh nghiêm về cách chữa trị mấy bệnh này.
Hiện có 1 con thỏ bị vẫy 2 bên vành tay, có cách nào chữa trị đơn giản và hiệu quả không chú, không biết là nó có lây lan hay không nữa.
Mong sớm nhận được hồi âm từ các bật tiền bối đi trước.

Bạn dùng Ivermectin chich dưới da thỏ. liên tục trong khoảng 3 tuần. Mổi tuần chích một lần
Thân chào.
 
M
Vậy liều lượng thế nào hả chú? chích sao cho phù hợp với trọng lượng của thỏ khoản 2 tháng tuổi? Chú cháu không biết nếu chích quá liều thì sock thuốc, chích ít quá thì lại không tac dụng. Mong chú có thể hướng dẫn cụ thể hơn
 
Cách làm chuồng thỏ có nhiều kiểu. Cách hay nhất là làm chuồng đôi, đặt ống uống nước tự động ở giữa, cùng lúc cho cả hai ô chuồng 2 bên uống. Cứ một dãy chuồng đôi là một lối đi.

Về máng đựng thức ăn tinh, .....

Về máng thức ăn thô xanh, ......

Chào anh Dũng và các bạn !

Mình xin chia sẽ thêm vài kinh nghiệm nuôi thỏ tại khu vực Đà Lạt như sau:

_ 90% là thức ăn thô xanh vì ĐL vốn là vựa rau củ quả của cả nước, tùy mùa bà con cho thỏ ăn các loại đọt cà rốt, củ rốt đèo hàng lỗi, lá bắp sú.... Riêng cải thảo là hạn chế vì loại này chứa nhiều nước, dễ sinh bệnh cho thỏ. Ngoài ra, nếu gia đình nào có điều kiện thì trồng thêm rau lang và giống cỏ VA06 để cải thiện.
_ thức ăn tinh dùng loại cám viên dành cho heo, gà.
_ và riêng khoảng nước uống hầu như ko có 100%, nguồn nước cung cấp cho thỏ sẽ từ thức ăn thô xanh.
_ về chuồng trại thì kích thước và vật liệu tùy khu vực, riêng sàn chuồng sẽ lót bằng vỉ inox cho chắc chắn và chống rỉ sét.

Và vấn đề mình đang quan tâm là so sánh chất lượng thịt theo khu vực nuôi. Với ưu thế về các rau củ quả có sẵn thì mình nghĩ phẩm chất thịt của thỏ nói chung tại Lâm Đồng có thể sẽ đạt hơn các nơi khác.

Mong nhận được ý kiến đóng góp.
 
Vậy liều lượng thế nào hả chú? chích sao cho phù hợp với trọng lượng của thỏ khoản 2 tháng tuổi? Chú cháu không biết nếu chích quá liều thì sock thuốc, chích ít quá thì lại không tac dụng. Mong chú có thể hướng dẫn cụ thể hơn

Dùng Ivermectin 0,25%.
Liều 0.1ml/ 0,7-0,8kg thể trọng. Chích thuốc quá liều thỏ có thể bị co giật và chết.
---------------
Chào anh Dũng và các bạn !

Mình xin chia sẽ thêm vài kinh nghiệm nuôi thỏ tại khu vực Đà Lạt như sau:

_ 90% là thức ăn thô xanh vì ĐL vốn là vựa rau củ quả của cả nước, tùy mùa bà con cho thỏ ăn các loại đọt cà rốt, củ rốt đèo hàng lỗi, lá bắp sú.... Riêng cải thảo là hạn chế vì loại này chứa nhiều nước, dễ sinh bệnh cho thỏ. Ngoài ra, nếu gia đình nào có điều kiện thì trồng thêm rau lang và giống cỏ VA06 để cải thiện.
_ thức ăn tinh dùng loại cám viên dành cho heo, gà.
_ và riêng khoảng nước uống hầu như ko có 100%, nguồn nước cung cấp cho thỏ sẽ từ thức ăn thô xanh.
_ về chuồng trại thì kích thước và vật liệu tùy khu vực, riêng sàn chuồng sẽ lót bằng vỉ inox cho chắc chắn và chống rỉ sét.

Và vấn đề mình đang quan tâm là so sánh chất lượng thịt theo khu vực nuôi. Với ưu thế về các rau củ quả có sẵn thì mình nghĩ phẩm chất thịt của thỏ nói chung tại Lâm Đồng có thể sẽ đạt hơn các nơi khác.

Mong nhận được ý kiến đóng góp.

Thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý cho thỏ theo từng giai đoạn tuổi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu không thỏ sẽ chậm lớn do suy dinh dưỡng hoặc chết do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhất là giai đoạn thỏ từ sau khi cai sữa đến dưới 60 ngày tuổi.

Do đó không thể nói chỉ cho thỏ ăn thô xanh là đủ. Thô xanh chủ yếu cung cấp chất xơ và một ít nước, Nhưng nếu dùng thô xanh hoàn toàn và bù nước cho nhu cầu của thỏ là không hợp lý, những loại rau cỏ chứa nhiều nước sẽ dễ làm cho thỏ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chết.

Phải kết hợp cân đối và đầy đủ giữa cỏ khô, thô xanh, thức ăn tinh và nước uống một cách đầy đủ và hợp lý theo nhu cầu của thỏ mới đạt được năng suất cao và tỉ lệ sống cao.

Đối với nước uống, nếu thiếu thỏ sẽ chậm lớn, tiêu hóa thức ăn kém, thỏ không mập được. Đối với thỏ sinh sản càng quan trọng, nước bù đắp cho thỏ mẹ khi cho con bú, sau khi sinh thỏ mẹ cần rất nhiều nước, nếu thiếu có thể dẫn đến thỏ mẹ ăn con.

Khu vực Lâm Đồng (Đà Lạt) có ưu thế về các loại rau củ có thể tận dụng để nuôi thỏ, về nhiệt độ môi trường cũng mát mẻ phù hợp với đặc tính sinh trưởng của thỏ, đó là một lợi thế. Thỏ nuôi ờ vùng này thường mau lớn, có thể hình mập, thịt nhiều mỡ.
 
Last edited:
T
Về kích thước:

- Thỏ sinh sản: Rộng 0.4m x Dài 0.5m x Cao 0.3m (1 ô chuồng).
.
Kích thước này anh Dũng có chắc không vậy?
Với thỏ đen, xám Việt Nam, thỏ lai hay thỏ Chinchilla, English Spot ... thì còn tạm chấp nhận được chứ với thỏ Pháp hoặc bọn New Zealand White như chỗ em thì "pó tay". Chuồng thỏ chỗ em rộng 50cm (dài 75cm) nó nằm ngang còn thấy chật. Anh Dũng làm chuồng dài 50cm thì anh để ổ đẻ vào chỗ nào?:rolleyes:
 
Last edited by a moderator:
Kích thước này anh Dũng có chắc không vậy?
Với thỏ đen, xám Việt Nam, thỏ lai hay thỏ Chinchilla, English Spot ... thì còn tạm chấp nhận được chứ với thỏ Pháp hoặc bọn New Zealand White như chỗ em thì "pó tay". Chuồng thỏ chỗ em rộng 50cm (dài 75cm) nó nằm ngang còn thấy chật. Anh Dũng làm chuồng dài 50cm thì anh để ổ đẻ vào chỗ nào?:rolleyes:

Anh nuôi thỏ lai từ giống Vina SB 2008, có cả California và New Zealand white nữa.

Trước đây làm chuồng kích thước 0,5m x 0,7m x 0,5m, nhưng bây giờ thu gọn kích thước lại như đã nói.

Ổ đẻ kích thước 0,25m x 0,3m x 0,2m
 
Last edited:
T
Anh nuôi thỏ lai từ giống Vina SB 2008, có cả California và New Zealand white nữa.

Trước đây làm chuồng kích thước 0,5m x 0,7m x 0,5m, nhưng bây giờ thu gọn kích thước lại như đã nói.

Ổ đẻ kích thước 0,25m x 0,3m x 0,2m
Trời! Thật tội nghiệp cho bọn thỏ của anh!:D
Em thử hình dung: một thỏ mẹ NewZealand (khoảng 4kg) cùng đàn con 8 đứa, 25 ngày tuổi (khoảng 400g/đứa) chen chúc nhau trong 0.2 mét vuông (0.4mx0.5m) thì thật là ... chật hơn cá hộp, anh Dũng nhỉ?
Mà lại còn nuôi số lượng lớn nữa chứ! Anh nuôi thì được chứ bà con nông dân mà làm theo anh thì khổ thân. Bọn ghẻ thỏ và cầu trùng tha hồ mà khoái chí::p
 
B
Trời! Thật tội nghiệp cho bọn thỏ của anh!:D
Em thử hình dung: một thỏ mẹ NewZealand (khoảng 4kg) cùng đàn con 8 đứa, 25 ngày tuổi (khoảng 400g/đứa) chen chúc nhau trong 0.2 mét vuông (0.4mx0.5m) thì thật là ... chật hơn cá hộp, anh Dũng nhỉ?
Mà lại còn nuôi số lượng lớn nữa chứ! Anh nuôi thì được chứ bà con nông dân mà làm theo anh thì khổ thân. Bọn ghẻ thỏ và cầu trùng tha hồ mà khoái chí::p

Anh có bán giống ra Phú Yên không vậy?
 
Trời! Thật tội nghiệp cho bọn thỏ của anh!:D
Em thử hình dung: một thỏ mẹ NewZealand (khoảng 4kg) cùng đàn con 8 đứa, 25 ngày tuổi (khoảng 400g/đứa) chen chúc nhau trong 0.2 mét vuông (0.4mx0.5m) thì thật là ... chật hơn cá hộp, anh Dũng nhỉ?
Mà lại còn nuôi số lượng lớn nữa chứ! Anh nuôi thì được chứ bà con nông dân mà làm theo anh thì khổ thân. Bọn ghẻ thỏ và cầu trùng tha hồ mà khoái chí::p

Quy trỉnh nuôi của bạn như thế nào mà cho như thế là chật? Bạn hãy đến trại thỏ của tôi để xem thử có chật không?

Bạn để thỏ con từ sơ sinh đến 25 ngày tuổi chung với thỏ mẹ à? Quy trình của tôi không phải như thế, sau khi sinh, thỏ con mỗi ngày ngày chỉ ở chung với thỏ mẹ 10 phút buổi sáng để bú mà thôi, sau đó thỏ con được đưa ra ngoài trong những khai riêng, đến 15 ngày tuổi ra khu nuôi thỏ con, mỗi ngày vẫn cho mẹ vào bú rồi trả mẹ về vị trí của nó cũng sau 10 - 15 phút. Cái này thì bạn khỏi cần phải đặt câu hỏi với tôi là có chật hay không chật.

Nguyên tắc tiết kiệm diện tích tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho thỏ, nhất là đối với thỏ con. Bạn có thể đến trại thỏ của tôi để chứng minh điều này. Còn muốn thiết kế chuồng lớn như thế nào là tùy mỗi người tính toán sao cho có lợi nhất. Tôi thấy quy trình nuôi của bạn mới thật sự tội nghiệp cho thỏ con và cả thỏ mẹ. Đó mới chính là nguyên nhân làm xuất hiện ghẻ và cầu trùng ở thỏ con vì dùng chung thức ăn của thỏ mẹ. Thỏ mẹ không yên ổn vì lúc nào cũng bị đàn thỏ con tranh bú và ngược lại. Quy trình này là của ngày xưa bạn à.
 
Last edited:
T
:D
Quy trỉnh nuôi của bạn như thế nào mà cho như thế là chật? Bạn hãy đến trại thỏ của tôi để xem thử có chật không?
Xin lổi anh Dũng, em chỉ nói là khổ cho bà con nông dân lỡ làm theo thôi chứ không nói người nuôi chuyên nghiệp như chúng ta:D:5^:Anh khác, em khác mà:D

Bạn để thỏ con từ sơ sinh đến 25 ngày tuổi chung với thỏ mẹ à?
Xin thưa là không! Ngăn thỏ con thiết kế liền kề ngăn chuồng thỏ mẹ, vách ngăn có cửa thông vừa đủ cho đàn thỏ con đi qua.

Nguyên tắc tiết kiệm diện tích tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho thỏ, nhất là đối với thỏ con.
Hoàn toàn đồng ý với anh! Nhưng sao anh lại phải chia làm nhiều khu vực thế? Chắc phải tốn nhiều công bắt thỏ đem đi đem về nhỉ?
Chỗ em mà làm vậy chắc lộn tới bến. Cả một đàn New Zealand trắng toát. Con nào cũng như con nào. Lỡ sổng ra là phải truy tìm mã số, mệt đừ!

Tôi thấy quy trình nuôi của bạn mới thật sự tội nghiệp cho thỏ con và cả thỏ mẹ. Đó mới chính là nguyên nhân làm xuất hiện ghẻ và cầu trùng ở thỏ con vì dùng chung thức ăn của thỏ mẹ. Thỏ mẹ không yên ổn vì lúc nào cũng bị đàn thỏ con tranh bú và ngược lại. Quy trình này là của ngày xưa bạn à.
Chắc anh hiểu sai ý em. Em nuôi thuần New Zealand, và tiêu chí là sản xuất giống.
Em không can thiệp "áp giải" thỏ đi đâu cả. Hoàn toàn tự nhiên! Ngăn đẻ cũng là "nhà riêng của thỏ con". Mỗi ngày thỏ mẹ được phép "vào thăm" thỏ con 2 lần (sáng & tối) vì ngăn giữa có nắp linh động. Thỏ con lớn lên tự đi sang tìm mẹ nó. Lúc đó nó bú tùy thích nên lớn ... tự do. (Tất cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ thơ và trẻ nhỏ mà anh :D)
Thỏ mẹ được "chăm sóc sức khỏe sinh sản" định kỳ, ăn khẩu phần tiêu chuẩn (cám viên Eurofeed T-02 + mía, rau lang, cỏ nonVA06...) lại đẻ thưa nên lâu nay chưa thấy hiện tượng suy giam sinh sản.
Máng ăn thỏ mẹ cao hơn tầm vói của thỏ con. Máng ăn thỏ con ở "nhà riêng" của nó. Thỏ con dùng cám Guyo Thỏ (trong cám có Paciflor kháng e.coli rất hiệu quả!). Thành phần 2 loại khác nhau, không có chuyện ai ăn của ai!:huh::D
Cách ly thỏ con khỏi mẹ chỉ nhằm hạn chế nhiễm cầu trùng, e.coli, ghẻ thỏ ... từ mẹ thôi chứ làm sao hoàn toàn miễn nhiễm được. Thỏ mẹ phải được xử lý "sạch bệnh" trước mỗi kỳ sinh sản. Em vẫn phải dùng thuốc ngừa định kỳ theo quy trình.
Tóm lại, tất cả những gì anh nói về lý thuyết là không sai. Có điều mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Em hy vọng bà con nông dân cũng tĩnh táo để có một quy trình sản xuất phù hợp với riêng mình, vừa ít tốn công mà lại kinh tế!
Mong bà con mình có niềm tin để vươn lên!
---------------
Anh có bán giống ra Phú Yên không vậy?
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Có lẽ chữ ký "chơi ngu" của mình làm bạn hiểu lầm là mình kinh doanh thỏ? Mình sẽ đổi chữ ký ngay. Mình xin lỗi bạn nha.
Mình làm trong trại giống, không phải bộ phận kinh doanh. Mình không được phép kinh doanh:1^:
Mà số lượng thỏ của công ty mình cũng rất hạn chế. Chủ yếu dùng để phát triển nội bộ.
Ở Phú Yên, bạn thử liên hệ bên Khuyến nông Quy Nhơn xem sao. Họ cũng nhập giống New Zealand từ Trung tâm giống Dê & Thỏ Sơn Tây như bên mình. Năm 2008 mình có ghé chỗ họ. Thỏ họ nuôi "sạch" và "đạt" lắm đó bạn.
Có thỏ giống tốt là thành công phân nửa trong nghề nuôi thỏ. Chúc bạn sớm có đàn thỏ giống như ý!:5^:
(Nếu bạn không vừa lòng chỗ đó thì hãy liên lạc với mình, xem mình có giúp bạn được gì không)
 
Last edited by a moderator:
Tôi không hiểu nhiều về quy trình nuôi của bạn, nhưng tôi thắc mắc không biết bạn thiết kế ngăn nuôi thỏ con như thế nào? Cửa mở linh động chỉ để cho thỏ mẹ vào thăm thỏ con 2 lần một ngày? Vậy sau 25 ngày tuổi bạn nuôi thỏ con ở đâu? Diện tích ô thỏ mẹ chỉ để làm mục đích thêm ngăn chứa thỏ con trong thời kỳ sinh sản vậy có tiết kiệm và hợp lý chưa, thiết kế phức tạp, tăng vật tư làm chuồng, tăng diện tích ô chuồng? Vậy có phải là tăng hiệu quả kinh tế? Đó có gọi là đủ diện tích cho thỏ mẹ và thỏ con cùng phát triển mà không chật như cá mòi? Sau khi tách mẹ làm cách nào tháo ô chuồng ra để tăng diện tích sinh hoạt cho thỏ mẹ? Tôi không nghĩ đó được gọi là nuôi chuyên nghiệp?

Sản xuất giống chuyên nghiệp mà sợ lộn thỏ là sao? hệ thống thẻ theo dõi, bảng theo dõi tại trại, đánh dấu tai thỏ...tất cả là một hệ thống quản lý chặt chẻ, nếu còn sợ lộn thì tôi không biết trình độ nuôi thỏ của bạn như thế nào?

Chúng ta không nên cải nhau về những quy trình đã trở thành căn bản như thế này, và bà con nông dân cũng nên biết quy trình này để áp dụng, sao lại gọi là làm khổ cho bà con nông dân?

Bạn viết bài mà có ý châm chọc người khác trong khi chưa biết rõ quy trình nuôi của ai hơn ai? Chắc bạn nghĩ tôi nói không đúng thực tế hay nói xạo chứ gì? Nên câu nói hy vọng bà con nông dân cũng tỉnh táo để có một quy trình sản xuất phù hợp với riêng mình, vừa ít tốn công mà lại kinh tế! Tôi cũng mong bà con nông dân không những tỉnh táo mà còn biết phân tích như thế nào là hiệu quả nhất.
 
T
Tôi không nghĩ đó được gọi là nuôi chuyên nghiệp?

Sản xuất giống chuyên nghiệp mà sợ lộn thỏ là sao?
Em thích đọc Tuổi trẻ cười nên nhiễm luôn cái tật hay cà rỡn, mong anh không phiền và cũng đừng gay gắt. Chuyện nhỏ .... như con thỏ thôi mà anh:D
Chuồng nuôi chỗ em hình dung gần giống chuồng nuôi bồ câu (nuôi công nghiệp) nhưng xếp theo hướng ngang. Dãy rộng 1m, kéo dài trên 6m (tùy diện tích). Trên chiều dài đó cứ cách 50cm làm một vách cố định, tạo nên những ô có diện tích 50cm x 100cm dùng nuôi thỏ mẹ và đàn con. (Với thỏ giống New Zealand thì vậy cũng là ... hơi bị tiết kiệm rồi!:5^:) Như em đã nói, ô này được ngăn linh động (50cm x 75cm) + (50cm x 25cm) bằng một khung có cửa (như chuồng nuôi bồ câu, có thể lấy lên hoặc thả xuống). Tùy mục đích cho thỏ mẹ sang hay cho thỏ con sang mà khoảng trống được chừa trên cánh cửa này. (Nói thêm, chỗ em có nuôi bồ câu:D).
Trong 15 ngày đầu, sáng 6h, chiều 17h ace trực chỉ việc rút cửa lên khoảng 30' rồi thả xuống. Giai đoạn sau thỏ con biết đi rồi thì thay cửa và để yên. Thỏ con hoạt động trên toàn diện tích cho đến khi lẻ mẹ (30 ngày tuổi) chuyển sang nuôi chế độ hậu bị chờ giao giống.
Còn việc sổng thỏ thi thoảng cũng có!:wub:
Mỗi lần như vậy, thay vì được ngồi uống trà nói chuyện thì phải lui cui mở máy tính, lục thẻ theo dõi, ghi nhật ký (sự cố) công việc... có phải "mệt" không?
Thỏ chỗ em có xăm số trên tai. Đôi khi do vết xăm bị nhiễm trùng không ăn mực, nhân viên mới cứ lộn số 3 với số 8, số 4 với số 7 ... rồi lại phải "truy nguyên nguồn gốc". Cái này bọn em gọi là "tai nạn nghề nghiệp", thà đừng để thỏ sổng ra thì hơn. Bớt việc thì việc bớt!;)
 
Last edited by a moderator:
Để phân tích thêm về quy trình nuôi mà bạn cho là hợp lý và hiệu quả, tôi xin hỏi bạn vài điều và cũng là để mọi người cùng học hỏi quy trình nuôi thỏ của bạn:

1. Ngăn ô chỉ để nuôi thỏ con trong 30 ngày tuổi? bạn có thấy rằng chi phí không cần thiết để phục vụ cho 2 ô thỏ mẹ và thỏ con như thế nào không? Van nước tốn 2 cái? tốn 2 lần ống dẫn nước uống, 2 khai đựng thức ăn cho thỏ mẹ và thỏ con, tốn thêm diện tích, tốn thêm vật liệu làm chuồng, thiết kế phức tạp thêm cửa ngăn cho thỏ con chỉ để nuôi 30 ngày tuổi và cuối cùng cũng phải chuyển thỏ con sang chuồng mới?

2. Những ngày nhiệt độ lạnh bạn sưởi ấm cho thỏ con bằng cách nào?

3. Mỗi ngày 2 lần công nhân giở nắp chuồng cho thỏ mẹ sang cho thỏ con bú hoặc thỏ con sang thỏ mẹ bú? nếu nó không qua thì sao? Phải bắt từng con bỏ qua ô thỏ mẹ và ngược lại khi đóng nắp ngăn? Đây là cải tiến hay cải lùi?

4. Ô thỏ được ngăn linh động là như thế nào? 0,5m x 0,25m cho thỏ con, khi thỏ co lớn dần thì dời vách ngăn? Vậy thêm việc hay bớt việc?

5. Sau 30 ngày tuổi cũng phải dời thỏ đi ô chuồng khác, diện tích này để làm gì? dở vách ngăn cho thỏ mẹ nằm thoải mái hơn hay cứ để vậy chờ thỏ mẹ đẻ lứa tiếp theo?

6. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT color=black><FONT size=3><FONT face=
Trích:<o:p></o:p>

<TABLE style="WIDTH: 100%; mso-cellspacing: 0in; mso-padding-alt: 4.5pt 4.5pt 4.5pt 4.5pt" class=MsoNormalTable border=0 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-BOTTOM: #ece9d8 1pt inset; BORDER-LEFT: #ece9d8 1pt inset; PADDING-BOTTOM: 4.5pt; PADDING-LEFT: 4.5pt; PADDING-RIGHT: 4.5pt; BACKGROUND: white; BORDER-TOP: #ece9d8 1pt inset; BORDER-RIGHT: #ece9d8 1pt inset; PADDING-TOP: 4.5pt; mso-border-alt: inset windowtext .75pt">Mỗi lần như vậy, thay vì được ngồi uống trà nói chuyện thì phải lui cui mở máy tính, lục thẻ theo dõi, ghi nhật ký (sự cố) công việc... có phải "mệt" không?<o:p></o:p>


</TD></TR></TBODY></TABLE>
Thẻ theo dõi bạn để trong ngăn tủ hay sao mà phải lục tìm? Thẻ theo dõi nằm ngay tại ô chuồng thỏ sao phải lục? Bạn lưu trên máy tính những dữ liệu nào cho đàn thỏ sinh sản của mình, nhằm phục vụ việc truy tìm thỏ bị xỏng ra ngoài?
<o:p></o:p>
7. Bạn có thể cho mọi người được xem vài hình ảnh về trại thỏ và thiết kế ô chuồng thỏ sinh sản của bạn được không?
 
Back
Top