Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
X
Chè khổng lồ chỗ mình không bán. Chỉ để ... tặng thôi!
Bạn ghé chỗ mình đi (thôn Xuân Hòa, xã Phong Nẫm) mình sẽ chặt cho bạn một ít.

Cảm ơn anh. Khi nào rãnh em sẽ call cho anh nhé :wub:
 


tôi là một nông dân chất phác. tôi rất thích cách mà bác nguyenhungdung trình bày. hiện nay tôi mới nuôi 10 con thỏ sinh sản, tôi sẽ phát triển thêm. tôi muốn bán thỏ cho bác Dũng và sẽ mua thêm 1 ít con giống từ trại An Hòa ( khi điều kiện kinh tế cho phép). tôi sẽ không hỏi về giá thu mua, vì nó biến động theo thị trường. khi nào bán thỏ tôi sẽ hỏi. nhưng tôi muốn hỏi : nếu tôi muốn chuyển thỏ bán cho bác Dũng bằng xe đò có được không, cách thức vận chuyển và thanh toán. (tôi hiện ở gò công, tiền giang), mong nhận hồi âm. xin cãm ơn trước !

Cám ơn anh.

Vận chuyển bằng xe đò vẫn được anh à, hiện một số anh em từ Vĩnh Long và Tiền Giang cũng vận chuyển bằng xe đò. Cước phí vận chuyển thì tôi không rõ. Thỏ nhốt trong các khai bằng nhựa hình chữ nhật, kích thước khoảng 0.35m x 0,5m x 0,25m. mỗi khai chứa khoảng 7 con thỏ có trọng lượng khoảng 2,2kg.

Trước khi vận chuyển không cho thỏ ăn no. Không được chất chồng các khai chứa thỏ lên nhau, nếu làm vậy thỏ sẽ chết trong quá trình vận chuyển.

Đây là kinh nghiệm vận chuyển thỏ thịt của một số anh em ở miền tây lên chổ tôi. Xin chia sẻ cùng anh.
 
K
nuoi tho

Cảm ơn anh Dũng rất nhiều.
hiện em đang tìm thông tin nghiên cứu về nuôi thỏ. Đọc được những bài viết của anh, như lượm được bí kíp vậy.
Em đang tính toán sơ bộ về đầu tư. hôm nào em sap xep việc se vao thăm trang trại của anh và nhơ anh chỉ giao thêm.
Kỹ sư ô tô ma chuyển sang nuôi thỏ chắc là phải vất vả lắm anh nhỉ.

Cam on anh

Trần Tôn Đức Kha
 
N
Bác Dũng cho em hỏi là
1/ đầu ra của thỏ hiện giờ như thế nào?
2/Giá hiện tại là bao nhiêu?
3/ điều kiện của người lao động chăn nuôi thỏ là gì?
em đang thuyết trình về vấn đề này nên đi tìm hiểu chút.
 
Bác Dũng cho em hỏi là
1/ đầu ra của thỏ hiện giờ như thế nào?
2/Giá hiện tại là bao nhiêu?
3/ điều kiện của người lao động chăn nuôi thỏ là gì?
em đang thuyết trình về vấn đề này nên đi tìm hiểu chút.

Khoảng vài năm trở lại đây thị trường thịt thỏ đã mở rộng ra rất nhiều, từ chổ nuôi để phục vụ bữa ăn gia đình thì hiện nay thịt thỏ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các quán ăn quán nhậu, nhà hàng, thịt thỏ cũng xuất hiện trong siêu thị, chợ… thỏ được giết thịt và đóng gói. Hiện mỗi ngày siêu thị metro Sài Gòn tiêu thụ vài trăm con thỏ làm sẵn.

Giá thỏ hiện dao động trên dưới 50.000 đồng/ kg tùy khu vực tiêu thụ. Theo nhận xét của cá nhân tôi thì giá tỏ hiện nay là thấp nhất do nhiều nguyên nhân trong đó có thông tin nói rằng thỏ thịt bị đình trệ xuất khẩu sang Nhật do hậu quả của trận động đất và sóng thần vừa qua. Kinh nghiệm hàng năm thì những tháng nữa cuối năm là thỏ có giá nhất.

Điều kiện của người chăn nuôi thỏ hiện nay là gì? Câu này tôi không hiểu rõ lắm. Theo nhận xét của tôi thì muốn nuôi thỏ phải học hỏi kinh nghiệm càng nhiều càng tốt, phải có kiên nhẫn và cũng như mọi vật nuôi khác là phải có diện tích nuôi, chuồng nuôi, có lao động ( nhàn rỗi hoặc thuê ), Về mặt vốn liếng ban đầu thì có thể nói nghề nuôi thỏ có thể bắt đầu đi từ thấp đến cao, vốn ít cũng có thể nuôi được.

Có một điều cũng quan trọng là thỏ không bị tác động bởi dịch bệnh như gà, heo, bò nên cũng tạo được sự an tâm của người nuôi thỏ.

Vài ý kiến đóng góp cùng bạn.
 
T
điều kiện của người lao động chăn nuôi thỏ là gì?
em đang thuyết trình về vấn đề này nên đi tìm hiểu chút.
Chào bạn!
Ngoài những gì anh Dũng đã nói, mình góp thêm chút ý này: để nuôi thỏ, bạn cần có "Lửa".
Khởi sự nuôi thỏ nhiêu khê lắm, không đơn giản đâu. Rất nhiều cơ sở lớn dựng lên rồi ... bỏ cuộc. (Nếu bạn ở Tp.HCM, thử đến An Lộc (Gò Vấp) hoặc rảo một vòng Củ Chi xem sẽ thấy)
Có "lửa" với nghề thì chưa tốt rồi sẽ tốt, chưa hay rồi sẽ hay. Khó khăn rồi cũng qua!
Bẳng không, bạn cũng cần đến lửa! (để ... thui vàng "bọn chúng" nhậu cho rồi...)
 

Last edited by a moderator:
T
@ nuôi con bọ ( chuột lang ) chung với thỏ để tránh chuột phá hoại

- bà con thả vào chuồng một con bọ ,bọ ăn chung thức ăn với thỏ và sống hòa bình với thỏ

. bọ không hề ăn thỏ con mà gặp chuột đâu thì đuổi đấy vì vậy chuột đánh hơi bọ là tránh xa chuồng thỏ không dám bén mảng đến

. có điều lạ là con bọ đâu có to hơn chuột cống ,thế mà mèo thấy nó củng kiêng dè .mèo hễ thấy bọ trong trong chuồng thỏ dù nắp chuồng mở ,mèo cũng đành ngó lơ ,đi thẳng một mạch

- tấn thành đồng nai .sưa tầm tài liệu
 
Last edited by a moderator:
T
Thì cách này trước nay bà con mình vẫn dùng đó bạn.
Các hộ nuôi thỏ ở Quận 12 - Tp.HCM thường dùng xơ dừa (tro dừa) rải dưới đáy chuồng và thả bọ (chuột lang) chạy long nhong khắp trong trại để đuổi chuột.
 
Last edited by a moderator:
MIỀN BẮC có trại thỏ nào bán giống <!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->thỏ California và thỏ New Zealand trắng không?
 
Em thì chưa nuôi thỏ bao giờ, nhưng giải thích theo CƠ CHẾ của bệnh viêm vú trên thỏ mẹ sao khi sinh thì ngoài nguyên nhân do vệ sinh , chăm sóc...thì còn có nguyên nhân do sữa mẹ nhiều quá, dẫn đến SỐT SỮA
 
Em thì chưa nuôi thỏ bao giờ, nhưng giải thích theo CƠ CHẾ của bệnh viêm vú trên thỏ mẹ sao khi sinh thì ngoài nguyên nhân do vệ sinh , chăm sóc...thì còn có nguyên nhân do sữa mẹ nhiều quá, dẫn đến SỐT SỮA

Đúng, trên thỏ mẹ bệnh sốt sữa rất thường xãy ra. Do đó sau khi sinh ta phải tiêm canxi để phòng bệnh này, và biện pháp phòng bệnh này rất hiệu quả.
 
Thỏ có mắc bệnh viêm vú. Nếu giải thích theo cơ chế thì ngoài nguyên nhân do vệ sinh, chăm sóc...Thì còn nguyên nhân do lượng sữa quá nhiều không tiêu thụ hết dẫn đến sốt sữa và cuối cùng là viêm vú. (lượng sữa của thỏ mẹ so với sức bú của 4-8 con thì chẳng thấm vào đâu, nhưng có thể trước và sau khi đẻ, bà con cho thỏ mẹ ĐƯỢC ăn khẩu phần nhiều đạm, béo...lượng sữa đầu nhiều mà bà con có thói quen bắt thỏ con ra rồi quên không cho bú hoặc vì nguyên nhân nào khác thì...dư sữa và...).
Em chưa nuôi thỏ bao giờ, chỉ suy diễn theo CƠ CHẾ. Có gì không đúng mong bà con bỏ quá cho.
 
T
Cũng có thể vì một lý do nào đó mà đàn thỏ con ... không còn. (Cái này thì ... 1001 lý do: thỏ mẹ đái trong ổ làm ướt con, thỏ mẹ phá ổ làm rơi con ra ngoài, thỏ con ngậm chặt vú mẹ bị "lôi" (theo mẹ) ra ngoài, vật liệu làm chuồng nuôi chưa phù hợp, chuồng nuôi cũ rách ... vv... Rất nhiều tiền đề có thể dẫn đến thỏ mẹ ... "mồ côi con" ----> sốt sữa ---->viêm tuyến sữa) Nếu bà con nuôi thỏ chểnh mảng một chút thì chuyện như thế hoàn toàn có thể xảy ra.
 
Last edited by a moderator:
Qua thông tin của một số anh em đang nuôi thỏ ở khu vực các tỉnh miền Tây thì hiện một số nơi đã xuất hiện dịch bệnh xuất huyết truyền nhiễm hay còn gọi là bại huyết trên thỏ. Bệnh này rất nguy hiểm, xảy ra rất nhanh, lây lan rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nguyên nhân là do bà con chăn nuôi thỏ chưa chú ý đúng mức đến công tác tiêm phòng văc xin trên đàn thỏ, để cho dịch bệnh có cơ hội bùng phát và khi đó công tác chữa trị là rất khó khăn.

Tôi xin giới thiệu "Bệnh xuất huyết truyền nhiễm trên thỏ và cách phòng trừ":

Về nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm của bệnh:

Do một loài vi rút có tên khoa học là Oryctolagus cuniculus gây ra với đặc điểm gây xuất huyết toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, thỏ bị bệnh có tỷ lệ chất cao. (50- 100%).

Đường lây lan và cơ chế gây chế gây bệnh:

+ Đường lây lan bệnh:

Bệnh có tính chất lây truyền nhanh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa thỏ khỏe với thỏ bệnh, các chất bài tiết, chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn và các vật dụng nuôi nhốt, quần áo... Ngoài ra, vi rút còn có thể lây truyền qua không khí. Thỏ bệnh trở thành vật mang trùng và có thể đào thải vi rút ra ngoài môi trường trong vòng 4 tuần sau khi khỏi bệnh.

+ Cơ chế sinh bệnh:

Đầu tiên, vi rút xâm nhập và gây tổn thương ở gan, ruột non và các mô lympho. Tiếp theo, từ các cơ quan trên, vi rút xuyên qua thành mạch xâm nhập vào máu. Tại đây chúng làm hình thành nên các cục huyết khối gây bại huyết, xuất huyết và thỏ chết hàng loạt.

Các biểu hiện triệu chứng và bệnh tích:

+ Triệu chứng:

- Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 24 đến 48h. Thỏ non thường cảm nhiễm với bệnh mạnh nhất với đặc điểm là nhiều thỏ con trong đàn chết đột ngột hàng loạt trong vòng 6- 24h mà không thấy triệu chứng (thể quá cấp tính).

- Đối với trường hợp cấp tính, lúc đầu thỏ có biểu hiện sốt cao (40,50C), nhưng thông thường chúng ta khó quan sát thấy thỏ sốt mà chỉ khi con vật có các triệu chứng thì chúng ta mới nhận ra.

- Thỏ bệnh biểu hiện mệt mỏi, ủ rủ, bỏ ăn, ít vận động. Một vài giờ trước khi chết, thỏ bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như: chạy nhảy lồng lộn, co giật, kêu rên khác thường. Đến giai đoạn cuối thỏ thường bị liệt chân, hai chân sau đạp đạp như kiểu "chèo thuyền". Độc tố của vi rút tác động lên não làm cho đầu, cổ của thỏ bệnh bị cong vẹo sang một bên hoặc ngửa ra phía sau. Con vật thường chảy nước bọt, nước rải. Tỉ lệ chết của bệnh thường từ 50- 100%.

- Trường hợp bệnh kéo dài 3- 4 ngày, chúng ta có thể quan sát thấy con vật bị ỉa chảy.

+ Bệnh tích:

Khi thỏ chết, chúng ta mổ khám và quan sát thấy các bệnh tích như sau:

- Tổ chức dưới da bị xuất huyết điểm.

- Gan, thận của thỏ bệnh sưng to, xung huyết, xuất huyết.

- Các cơ quan nội tạng khác như ruột non, dạ dày xung huyết, xuất huyết.

- Khí quản, phổi xung huyết và chứa nhiều dịch nhầy.

Các biện pháp phòng và điều trị bệnh:

+ Điều trị: Đối với bệnh này về nguyên lý là không điều trị được. Tuy nhiên, để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát cho thỏ, chúng ta dùng các thuốc trợ sức trợ lực như: Vitamin C, B.comlex, các kháng sinh như: Enrofloxacin, Gentamycin... tiêm cho con vật.

+ Phòng bệnh:

* Khi có dịch xảy ra:

- Khi phát hiện trong đàn có thỏ ốm chết, trước hết phải nhanh chóng cách ly thỏ ốm và thỏ khỏe. Sau đó tiến hành quét dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

- Phun tiêu độc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lối ra vào bằng các loại thuốc sát trùng như: Biocide, Pacoma, nước vôi 20%... 2- 3lần/tuần và dùng vôi bột rắc vào các lối đi lại, khu vực dưới nền chuồng.

* Khi chưa có dịch xảy ra:

- Thường xuyên cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ thành phần dinh dưỡng, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Thức ăn, nước uống phải luôn luôn tươi mới, tránh nhũn nát, nấm mốc nhằm tăng sức đề kháng cho con vật. Máng ăn, máng uống phải được lau chùi, quét dọn hàng ngày.

- Phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, máng ăn máng uống định kỳ 1lần/tuần.

- Tiêm văc xin định kỳ cho thỏ 2 lần/năm. Đối với những đàn thỏ chưa tiêm lần nào thì tiến hành tiêm lần 1 hai mũi. Mũi 2 cách mũi 1 thời gian 14 ngày để nâng cao khả năng miễn dịch. Các lần tiêm tiếp theo cách nhau 6 tháng./.
 
A
cac bac cuu em voi ,nuoi tho 4 thang roi ma no khonh he len ki nao, cho an thi day du ,chi cho no an cá thoi,cac bac co kinh nghiem cuu gium voi , em nuoi co 20 con thoi , ma hien chu no de chang len ki nao nua chu ,mong cac bac tu van giup em dum , de em nuoi lai tu dau
---------------
mong nhan duoc su giup do cua cac bac
dac biet la bac hungdung
som nhan duoc y kien cua cac b·c tien boi
---------------
em khong go tieng viet duoc mong cac bac thu cho
 
Last edited by a moderator:
P
cần giúp về vấn đề tăng trọng và vỗ béo cho thỏ sắp xuât chuồng.vì nuôi 4 thang mà chỉ được 2kg ( thưc ăn tinh suốt ngày 2 lân sang, chiều) + thêm rau lang vào 20h tôi và sáng sớm. nay em muốn vỗ béo mấy em nó dễ thu hồi vốn ,thưc ăn dạo này mắc quá.ACE nào có bí quyết gì giúp dùm em tí.THANKS
 
Thỏ chậm lớn, không đạt trọng lượng xuất bán sau 4 tháng nuôi?

Xung quanh vấn đề này có nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê những nguyên nhân căn cản:
<FONT color=black><FONT size=3><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
- Do giống thỏ.

<o:p></o:p>
- Do chế độ cho ăn không hợp lý, không đủ lượng và chất.Thức ăn kém phẩm chất hoặc tỷ lệ thành phần dinh dưỡng không phù hợp với thỏ.

- Do bệnh tật.

- Do thiếu nước uống, mật độ nuôi nhốt quá chật chội.

Các bạn thử xem lại thỏ của mình có thể do nguyên nhân nào, từ đó tìm cách thay đổi khắc phục.
<o:p></o:p>
Riêng cách vỗ béo thỏ thì từ giai đoạn 100 đến 120 ngày tuổi, tăng tỷ lệ chất bột đường bao gồm cám, ngô, cơm…thỏ sẽ béo nhanh.
<o:p></o:p>
Nên nhớ rằng thiếu nước uống, nuôi nhốt chật chội thỏ cũng sẽ chậm lớn.
<o:p></o:p>
Nên chọn giống thỏ lai để nuôi vì các loại thỏ này có sức sinh trưởng nhanh hơn thỏ ta.
 


Back
Top